intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Đánh giá tác động môi trường: Phần 2 - TS. Nguyễn Trung Hải

Chia sẻ: Behodethuonglam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

45
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Bài giảng Đánh giá tác động môi trường: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường đối với các loại dự án phát triển cụ thể. Hướng dẫn cách nhận diện các tác động môi trường tiềm ẩn cho ba loại dự án phát triển bao gồm các dự án thủy điện, các dự án công nghiệp và các dự án quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Đánh giá tác động môi trường: Phần 2 - TS. Nguyễn Trung Hải

  1. Chƣơng 4 HƢỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN Chương này giúp xác định những vấn đề môi trường chính đối với từng nhóm dự án cụ thể có khả năng xảy ra trong đánh giá tác động môi trường. Trong thực tế, các dự án khác nhau sẽ có tác động môi trường khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, quy mô và vị trí của dự án. Trong khuôn khổ của chương này, chúng tôi chỉ tóm lược báo cáo đánh giá tác động môi trường của 3 nhóm dự án trong đó những vấn đề môi trường liên quan đến ngành học Quản lý đất đai (quy hoạch sử dụng đất, đô thị hóa, nông nghiệp và phát triển nông thôn), cụ thể như sau: (i) Dự án thủy điện; (ii) Dự án công nghiệp và (iii) Dự án phát triển đô thị và khu dân cư. Bên cạnh đó, chương này còn cung cấp 5 phụ lục liên quan đến các dự án bắt buộc phải viết báo cáo ĐTM theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP và cấu trúc chung của một báo cáo ĐTM theo Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT. 4.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN 4.1.1. Khái quát chung về các dự án thủy điện Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mƣa nhiều, địa hình trải dài từ Bắc vào Nam với khoảng 3.260 km bờ biển cùng với sự thay đổi cao độ từ hơn 3.100 m cho đến độ cao mặt biển đã tạo ra nguồn thế năng to lớn và là tiềm năng rất lớn để xây dựng thủy điện. Theo số liệu từ Bộ Công thƣơng, hiện nay nƣớc ta có 385 công trình thủy điện đang vận hành. Các hồ chứa thủy điện hiện nay có tổng dung tích khoảng 56 tỷ m3, chiếm khoảng 86% tổng dung tích của các hồ chứa trong cả nƣớc. Ngoài việc phục vụ phát điện, hồ chứa thủy điện còn góp phần quan trọng vào việc cắt/giảm/làm chậm lũ trong mùa mƣa; bổ sung nguồn nƣớc phục vụ sản xuất, sinh hoạt và các mục đích khác cho vùng hạ du trong mùa cạn. Nhiều nghiên cứu đánh giá đã chỉ ra rằng, Việt Nam có thể khai thác đƣợc nguồn công suất thủy điện vào khoảng 25.000 - 26.000 MW, tƣơng ứng với khoảng 90 -100 tỷ kWh điện năng. Tuy nhiên, trên thực tế, tiềm năng về công suất thủy điện có thể khai thác còn nhiều hơn. Theo kinh nghiệm khai thác thủy điện trên thế giới, công suất thủy điện ở Việt Nam có thể khai thác trong tƣơng lai bằng từ 30.000 - 38.000 MW và điện năng có thể khai thác đƣợc 100 - 110 tỷ kWh. Tính đến năm 2018, cả nƣớc có 818 dự án thủy điện ( ATĐ) với tổng công suất lắp đặt 23.182 MW. Trong đó, đã đƣa vào khai thác sử dụng 385 ATĐ với tổng công suất lắp đặt 18.564 MW, đang xây dựng 143 ATĐ với tổng công suất lắp đặt 1.848 MW và đang nghiên cứu đầu tƣ 290 ATĐ với tổng công suất lắp đặt 2.770 MW. 118
  2. Trong nội dung giáo trình này, chúng tôi xin trình bày tóm tắt về dự án thủy điện A Lin, huyện A Lƣới, tỉnh Thừa Thiên Huế với công suất 42 MW, khởi công xây dựng năm 2016 và đi vào hoạt động vào tháng 01/2019. 4.1.2. Tổng quan về dự án A Lin Công trình thủy điện A Lin nằm trên suối A Linh thuộc địa phận xã Hồng Trung, Hồng Vân, huyện A Lƣới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà máy xả nƣớc vào sông Rào Trăng nhánh cấp 1 của sông Bồ thuộc địa phận huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Việc đầu tƣ xây dựng công trình thủy điện A Lin nhằm thực hiện chủ trƣơng khai thác tiềm năng thủy điện phong phú của tỉnh. Công trình này giúp chủ động về nguồn năng lƣợng, tăng độ an toàn và bổ sung nguồn năng lƣợng điện thiếu hụt của tỉnh Thừa Thiên Huế so với tình trạng thiếu hụt nhƣ hiện nay; đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh tiến tốc độ phát triển kinh tế xã hội cũng nhƣ lƣới điện Quốc gia, đặc biệt khu vực miền Trung. Ngoài ra, công trình thủy điện này là phù hợp và hài hòa với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và quy hoạch phát triển năng lƣợng của Bộ Công thƣơng. Quá trình xây dựng dự án sẽ góp phần tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động địa phƣơng, cải thiện thiện thu nhập và nâng cao đời sống kinh tế cho ngƣời dân vùng dự án. Bên cạnh đó, diện tích mặt hồ của công trình thủy điện sẽ tạo điều kiện cải thiện môi trƣờng, phát triển nuôi trồng thủy sản và bƣớc đầu làm cơ sở phát triển du lịch của vùng. Tổng mức đầu tƣ xây dựng: 1.522,491 tỷ đồng. Chi phí cho công trình bảo vệ môi trƣờng của dự án là 1,51 tỷ đồng và chi phí quan trắc giám sát môi trƣờng trong giai đoạn thi công là 1,57 tỷ đồng. 4.1.3. Phân tích, đánh giá tác động lên môi trƣờng tự nhiên và kinh tế - xã hội a. Môi trường địa chất, địa mạo Trong quá trình xây dựng cần có các hoạt động nổ mìn để khai thác vật liệu xây dựng và tạo diện tích lòng hồ gây động đất kích thích và xói lở; thay đổi chế độ dòng chảy của sông dẫn đến thay đổi địa hình và hệ thống cảnh quan. b. Môi trường đất Môi trƣờng đất bị ảnh hƣởng trực tiếp do thay đổi cơ cấu sử dụng đất. Cụ thể là, diện tích đất tự nhiên giảm do việc chuyển từ diện tích tự nhiên sang diện tích xây dựng lòng hồ và một phần diện tích bị thay đổi tạm thời để làm nơi ở, kho và bãi tập kết nguyên vật liệu xây dựng. Ngoài diện tích đất bị thu hẹp, chất lƣợng đất cũng bị suy giảm do các hoạt động xây dựng dự án. c. Môi trường nước Môi trƣờng bị tác động đáng kể khi xây dựng đập thủy điện chính là môi trƣờng nƣớc. Các tác động đối với môi trƣờng nƣớc có thể đƣợc liệt kê nhƣ bên dƣới. 119
  3. * Ảnh hưởng đến chế độ thủy văn Chế độ thủy văn thay đổi căn bản từ dạng sông, suối sang dạng hồ chứa. Điều này gây ra sự không ổn định của dòng chảy sau nhà máy, giảm chất lƣợng nƣớc trong hồ chứa và hạ du giai đoạn đầu của quá trình tích nƣớc. * Ảnh hưởng đến chất lượng nước - Trong quá trình thi công, một lƣợng đất đá đƣợc đổ vào các sông suối để chặn dòng; các hoạt động về khai thác đất, đá, cát khi đào tầng phủ; các trạm sản xuất vật liệu, trạm trộn bê tông; các công tác đào móng, đào mƣơng thi công các đập... Các quá trình này khi gặp trời mƣa sẽ gây ô nhiễm nguồn nƣớc do một lƣợng bùn cát chảy tràn xuống sông làm tăng độ đục của nƣớc sông. Ngoài ra, quá trình thi công nhà máy tạo ra chất thải rắn góp phần tăng hàm lƣợng chất rắn lơ lửng, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm kim loại nặng. Bên cạnh đó, do quá trình thi công còn sử dụng thuốc nổ để khai thác đá, mở rộng lòng sông tại tuyến đập chính, hoặc để làm móng và xây dựng nhà máy... nên các hóa chất từ thuốc nổ sẽ lan truyền đến dòng nƣớc, ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng nƣớc sông trong thời gian thi công. Một lƣợng vật liệu rất lớn phục vụ cho nhu cầu hoạt động của các phƣơng tiện cơ giới, máy móc trong quá trình xây dựng đập thủy điện,... nếu không đƣợc bảo quản cẩn thận có thể gây ra sự cố tràn dầu. o đó, cần có biện pháp thu gom kịp thời. Trong quá trình thi công, chất lƣợng nƣớc cũng bị ảnh hƣởng bởi nƣớc thải sinh hoạt hàng ngày từ một lƣợng lớn công nhân xây dựng công trình (khoảng 1.300 công nhân). Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm nƣớc sông đáng kể. Lƣợng nƣớc thải phát sinh từ một công nhân đƣợc tính theo công thức sau: Q = (q x N)/1.000 (m3/ngày đêm) Trong đó: Q: Lƣợng nƣớc thải phát sinh trong ngày (m3/ngày đêm). q: Tiêu chuẩn thải của một ngƣời ngày đêm. Theo TCX VN 33/2006 định mức tiêu chuẩn cấp cho 1 ngƣời ở khu vực nông thôn trong một ngày đêm. N: Số ngƣời phát thải (ngƣời). Bảng 4.1. Khối lƣợng các chất thải ra hàng ngày của mỗi ngƣời Thông số Khối lƣợng (g) BOD5 45 - 54 COD 72 - 120 SS 70 - 145 Amoniac 2,4 - 4,8 Dầu mỡ 10 - 30 Tổng nitơ 6 - 12 Tổng phospho 0,8 - 4 120
  4. Theo hệ số đánh giá ô nhiễm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khối lƣợng các chất ô nhiễm mà mỗi ngƣời thải ra hàng ngày và nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc thải sinh hoạt đƣợc thể hiện trong Bảng 4.1 và Bảng 4.2 tƣơng ứng. Bảng 4.2. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc thải sinh hoạt (mg/l) Khối lƣợng TCVN 5945-1995 TT Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l) (kg/ngày) (giới hạn B) 1 BOD5 64,35 990 50 2 COD 124,8 1920 100 3 SS 139,75 2150 100 4 Dầu mỡ 26 400 10 5 Tổng nitơ 11,7 180 60 6 Tổng phospho 9 48 6 7 Amoniac 3,12 72 10 (Nguồn Báo cáo ĐTM thủy điện A Lin B1) - Trong giai đoạn đầu của quá trình vận hành nhà máy thủy điện, nguồn nƣớc đƣợc tích trữ lại ở các hồ chứa. Sự phân hủy các chất hữu cơ từ động thực vật lòng hồ sẽ tạo ra những khí độc nhƣ hydro sunfide (H2S), methane (CH4),... hòa tan trong nƣớc hồ. Ngoài ra, hoạt động của các vi sinh vật gây nhiễm khuẩn nƣớc hồ, làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc khi xả ra hạ lƣu. d. Môi trường không khí, tiếng ồn - Trong giai đoạn thi công, ô nhiễm không khí tăng lên do bụi và khí thải từ việc phá đá, vận chuyển đất đá và vật liệu xây dựng, quá trình thi công công trình. Trong thời kỳ thi công cao điểm, trên công trƣờng sử dụng khoảng 120 xe và máy móc vận chuyển, làm việc 2 ca/ngày, vận chuyển 10 vòng/ca. Nhƣ vậy, trong mỗi ngày hoạt động, lƣợng khí thải ra môi trƣờng xung quanh trong bán kính 4 km một lƣợng chất thải nhƣ sau: + Bụi: 0,009 (kg/10 km) x 120 x 2 (ca) x 10 (vòng) = 21,6 kg/10 km đƣờng dài. + SO2: 0,0415 (kg/10 km) x 120 x 2 (ca) x 10 (vòng) = 99,6 kg/10 km đƣờng dài. + NO2: 0,144 (kg/10 km) x 120 x 2 (ca) x 10 (vòng) = 345,6 kg/10 km đƣờng dài. + CO: 0,029 (kg/10 km) x 120 x 2 (ca) x 10 (vòng) = 69,6 kg/10 km đƣờng dài. + VOC: 0,008 (kg/10 km) x 120 x 2 (ca) x 10 (vòng) = 19,2 kg/10 km đƣờng dài. Nồng độ các chất ô nhiễm do xe thải ra đƣợc thể hiện trong Bảng 4.3. 121
  5. Bảng 4.3. Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải (mg/l) TT Các chất ô nhiễm Nồng độ TCVN 5937-1995 1 Bụi khí độc hại 0,0033 2,0 2 CO 0,0107 30,0 3 NO2 0,0533 5,0 4 VOC 0,0030 300,0 5 SO2 0,0154 0,5 (Nguồn: Báo cáo ĐTM thủy điện A Lin B1) e. Môi trường sinh thái Việc xây dựng nhà máy thủy điện tác động rất lớn đến môi trƣờng sinh thái, gây mất cân bằng hệ sinh thái nƣớc ngọt, cụ thể là: - Đối với thực vật: Trong quá trình xây dựng và thi công khu vực đập chính, đập phụ, đập tràn, cửa lấy nƣớc, nhà máy, đƣờng thi công, khu vực lán trại, khu vực làm việc,... và sau khi tích nƣớc, một số loài thứ sinh và cây trồng phân bố ở lòng hồ có thể bị mất đi. Do đó, có nguy cơ phá hủy và làm mất các loài thực vật. - Đối với động vật: Trong quá trình xây dựng sẽ tạo ra những xáo trộn lớn đối với môi trƣờng sống của động vật hoang dã trong khu vực dự án. Việc sử dụng cơ giới suốt ngày đêm, nổ mìn khai thác vật liệu xây dựng, một lƣợng lớn công nhân tập trung vào khu vực sẽ làm cho các loài thú hoặc bị bắt hoặc di chuyển ra khỏi khu vực. Điều này dẫn đến thay đổi đời sống hoang dã và gây tổn hại loài động vật thuỷ sinh. - Ảnh hƣởng đến sinh thái nƣớc: Trong quá trình xây dựng, hệ sinh thái nƣớc bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Đặc biệt là thi công các đập, một lƣợng đất đá rất lớn đổ vào sông để ngăn dòng chảy đã gây ảnh hƣởng trực tiếp đến các loài thủy sinh khu vực hạ du. Quá trình xây dựng làm tăng quá mức lƣợng bùn cát trong sông làm cho nƣớc bị đục ảnh hƣởng đến khả năng tìm kiếm thức ăn của cá, đồng thời lƣợng oxy hòa tan giảm sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy và gây chết cho cá. Bên cạnh đó, việc di chuyển của các loài cá ở dƣới đập sẽ bị cắt đứt với các dòng nƣớc ở trên đập, những loài cá ƣa sinh sản ở dòng nƣớc chảy sẽ không còn nữa. Đồng thời, do hồ chứa đƣợc lƣu thông với thƣợng nguồn nên các loài thủy sinh chủ yếu tập trung ở phía trên đập. f. Môi trường kinh tế - xã hội Môi trƣờng kinh tế - xã hội sẽ bị ảnh hƣởng từ công trình thủy điện đƣợc xây dựng với các thay đổi cả tích cực và tiêu cực nhƣ sau: - Việc tập trung một lƣợng lớn công nhân làm tăng nhu cầu sinh hoạt, dịch vụ, giải trí, chăm sóc y tế và an ninh trật tự. 122
  6. - Hoạt động của các công trình thủy điện làm thay đổi đời sống của ngƣời dân bản địa liên quan đến việc sử dụng nguồn nƣớc. - Tăng dân nhập cƣ vào khu vực công trình sẽ tăng hoạt động khai thác gỗ bất hợp pháp. - Thay đổi cơ cấu sử dụng đất do chuyển đất rừng tự nhiên và đất canh tác thành đất xây dựng hồ chứa thủy điện. Nếu những vùng bị thu hồi có chứa các mỏ tài nguyên khoáng sản trong lòng đất thì quá trình làm hồ chứa này đã làm mất mát tài nguyên trong khu vực đó, đồng thời làm cản trở việc khai thác tài nguyên. - Thay đổi cơ cấu nghề nghiệp của ngƣời dân: Từ hoạt động nông nghiệp, trồng rừng chuyển sang nghề nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản. 4.1.4. Đánh giá chung về các tác động của dự án a. Tác động tích cực của dự án - Bổ sung nguồn điện quốc gia: Trong tình hình nhu cầu điện sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng, nếu các dự án thủy điện ở tỉnh Thừa Thiên Huế hoàn thành theo quy hoạch, sẽ đóng góp đáng kể nguồn điện cho quốc gia với tổng điện lƣợng bình quân năm 177,42 triệu KWh. - Điều tiết nƣớc các hồ chứa: Các hồ thủy điện bậc thang có tổng dung tích khoảng hơn 1 tỷ m3, nhƣng dung tích phòng lũ chỉ khoảng 50 triệu m3. Vì vậy, các hồ thủy điện này chủ yếu giảm lũ đối với những cơn lũ đầu mùa. Khi vào mùa mƣa (tháng 10, 11), hầu hết các hồ đã đầy nên hiệu quả giảm lũ là rất nhỏ. - Phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống nhân dân: Việc xây dựng công trình thủy điện sẽ tạo điều kiện cải thiện cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế và các công trình phúc lợi đối với dân cƣ khu vực ven hồ; tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phƣơng trong quá trình thi công và vận hành nhà máy; các loại hình kinh tế nhƣ dịch vụ nhà hàng, kinh doanh tạp hóa, nuôi trồng thủy sản trong lòng hồ phát triển mạnh,… dẫn đến một bộ phận ngƣời dân ở địa phƣơng cải thiện đời sống và gia tăng thu nhập. b. Tác động tiêu cực của dự án - Các khu tái định cƣ quy hoạch chƣa hợp lý nhƣ bố trí tái định cƣ vào các khu vực rừng phòng hộ, không bố trí đủ đất sản xuất cho ngƣời dân tái định cƣ. ên cạnh việc phải mất rừng để xây dựng các khu tái định cƣ, ngƣời dân phải chuyển đến nơi ở mới thiếu đất sản xuất, đất đai xấu hơn, sản xuất không ổn định, xây dựng chuồng trại chăn nuôi,… dẫn đến đất rừng bị lấn chiếm. - Tại một số dự án thủy điện, việc xây dựng nhà tái định cƣ chất lƣợng không đảm bảo, không phù hợp với phong tục, tập quán của ngƣời dân địa phƣơng nên ngƣời dân 123
  7. ít sử dụng nhà mà phải khai thác gỗ, xây dựng lại nhà cửa mới để ở, gây lãng phí và mất rừng rất nhiều. - Công tác phối hợp giữa chủ đầu tƣ với các ban, ngành có chức năng trong việc lập quy hoạch, bố trí đất sản xuất cho ngƣời dân mất đất để xây dựng công trình chƣa chặt chẽ và hợp lý. - Phần lớn ngƣời bị thu hồi đất có trình độ học vấn thấp, hoặc đã lớn tuổi nên việc đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp gặp nhiều khó khăn; kể cả việc tuyển dụng vào làm tại các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn do trình độ lao động không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp; Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm còn nhiều nan giải, thiếu tính đa dạng, chƣa phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phƣơng và tập quán của ngƣời dân. - Tính công khai, dân chủ trong tổ chức thực hiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tài định cƣ tại một số địa phƣơng chƣa đảm bảo theo quy định. Chƣa tổ chức đƣợc nhiều cuộc đối thoại trực tiếp với cộng đồng trong vùng dự án để kịp thời xử lý những vƣớng mắc, giải quyết tâm tƣ và bức xúc của nhân dân trong vùng thực hiện dự án. 4.1.5. Các biện pháp giảm nhẹ tác động a. Môi trường địa chất, địa mạo Tiến hành khảo sát địa hình, quan trắc cấu tạo địa chất ở giai đoạn tiền thi công một cách tỉ mỉ, kỹ càng. Đồng thời, việc nổ mìn trong giai đoạn thi công cũng đƣợc quản lý chặt chẽ về khối lƣợng thuốc nổ, số lƣợng và vị trí điểm đặt mìn. b. Môi trường đất - Với việc mất diện tích đất rừng tự nhiên, cần quy hoạch cẩn thận các vùng đất chiếm dụng tạm thời phục vụ xây dựng một cách hợp lý để giảm thiểu các tác động đến môi trƣờng. Lập kế hoạch di dời các loài động vật sống trong khu vực lòng hồ đến nơi ở mới (khu vực lân cận, hoặc khu bảo tồn). Còn với các thực vật sống trong khu vực đó sẽ đƣợc điều tra, khảo sát nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên gỗ và bảo vệ thực vật vùng ven hồ chứa. Với khu vực chứa mỏ tài nguyên thì cần tập trung khai thác mỏ trƣớc khi cho tích nƣớc. - Với nguy cơ xói mòn, sạt lở đất, việc khai thác đất đá để xây dựng cần quy hoạch cẩn thận. Các hoạt động mở đƣờng cần có biện pháp gia cố, tăng độ ổn định sƣờn dốc đối với hệ thống đƣờng sá mở trên địa hình này, đặc biệt là đƣờng gần sông. c. Môi trường nước - Trong quá trình thi công, cần có các biện pháp giảm thiểu để hạn chế đến mức thấp nhất về lƣợng bùn cát chảy vào sông. Các biện pháp cần thiết đó là hạn chế việc đào bới đất, cần có các rãnh thoát nƣớc hoặc cấp thoát ra các bể lọc lắng và xử lý trƣớc 124
  8. khi xả ra sông. Cần phải có khu vực dành riêng cho việc dự trữ nhiên liệu an toàn và đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ và quan trắc thƣờng xuyên trong quá trình thi công, cũng nhƣ trong quá trình nhà máy đi vào hoạt động. Cần xử lý tốt nƣớc thải sinh hoạt từ hoạt động của công nhân xây dựng đập thủy điện, đảm bảo vệ sinh; có hệ thống thu gom nƣớc thải và rác thải tập trung và đƣợc xử lý trƣớc khi xả ra môi trƣờng. Tuyên truyền vận động nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trƣờng cho công nhân và cộng đồng sống ở vùng dự án. Hạn chế những ngƣời không có phận sự vào các khu vực công trình, kết hợp với chính quyền địa phƣơng hạn chế những ngƣời dân các nơi đến để buôn bán hoặc cƣ trú trong khu vực công trình. - Khi hồ chứa đi vào vận hành, cần thu dọn lòng hồ sạch trƣớc khi tích nƣớc. Sau khi tích nƣớc cần thả cá vào hồ vừa làm sạch thêm môi trƣờng nƣớc vừa tăng giá trị kinh tế. Đồng thời, cần có biện pháp thu gom rác định kì nhất là tại các tuyến đập chính, đập phụ và đập tràn. Ngoài ra, còn có sự phân tầng nƣớc hồ với sự chênh lệch nhiệt độ từ 1 - 5oC. Sự phân tầng sẽ làm thay đổi quá trình trao đổi nhiệt và khí. Hậu quả là khi hồ đầy nƣớc, ở tầng sâu ôxy sẽ bị khử nhƣng ngƣợc lại chất dinh dƣỡng sẽ giàu hơn và nhiệt độ thấp hơn ở tầng mặt, ở chỗ nƣớc nông và thƣợng lƣu ôxy sẽ giàu hơn. d. Môi trường không khí Sau khi hoàn thành dự án diện tích mặt nƣớc đƣợc tăng lên đáng kể, điều này có tác động tích cực đến: Biên độ nhiệt ngày - đêm, tăng độ ẩm không khí vùng ven hồ, tăng độ ẩm đất ven hồ - tạo điều kiện thuận lợi để hệ sinh thái ven hồ phát triển. e. Môi trường sinh thái - Đối với thực vật: + Chọn phƣơng án ít bất lợi nhất cho môi trƣờng. + Bảo vệ rừng, ngăn chặn việc đốt phá rừng làm đất ở và canh tác, chặt cây trong khu vực công trình và rừng đầu nguồn. + Giáo dục công nhân và cộng đồng có ý thức bảo vệ rừng. + Phục hồi những khu vực đã bị mất, phủ xanh đất trống đồi trọc. - Đối với động vật: + Có các điều khoản ràng buộc trong hồ sơ mời thầu về công tác quản lý công nhân xây dựng trong việc bảo vệ thú rừng, cấm săn bắn thú, nổ mìn bắt cá và chặt cây cối bừa bãi. 125
  9. + Quy định về tiêu chuẩn bảo vệ môi trƣờng đối với các thiết bị máy móc sử dụng trong quá trình thi công, hạn chế tiếng ồn và xả bụi khói, đáp ứng tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam. + Lập các hành lang an toàn cho thú di chuyển đến khu vực an toàn hoặc đến khu bảo tồn. + Kết hợp với chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ các ngành liên quan nhƣ kiểm lâm, công an, bộ đội biên phòng nhằm mục đích bảo vệ rừng và thú rừng. - Ảnh hƣởng đến sinh thái nƣớc: Ngoài việc khai thác cá tự nhiên từ hồ, chúng ta có thể nuôi cá theo các hình thức: Nuôi cá lồng, nuôi cá trong các eo vịnh, thả cá giống vào hồ để bổ sung đàn cá tự nhiên đặc biệt vào những năm đầu vận hành đập thủy điện. f. Môi trường kinh tế - xã hội - Để khắc phục tình trạng tiêu cực, ban quản lý dự án kết hợp với chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ các ban ngành liên quan cần sớm có những biện pháp cụ thể về việc kiểm soát dân cƣ tự do. - Cần phòng ngừa hữu hiệu để giảm thiểu khả năng gây bệnh trong cộng đồng dân cƣ và trong công nhân xây dựng. Phải tuyên truyền vận động mọi ngƣời phải giữ gìn vệ sinh nơi ở, sử dụng nƣớc sạch, tiêm chủng phòng ngừa các loại bệnh có thể phát sinh, diệt trừ muỗi và các côn trùng gây bệnh,... phải có trạm xá đầy đủ bác sỹ, y tá, thuốc chữa bệnh và các thiết bị điều trị, xe cứu thƣơng để giúp đỡ những bệnh nhân hoặc khi bị tai nạn nghề nghiệp tại công trƣờng. - Thực hiện tốt công tác đền bù hiệu quả và thực hiện tái định cƣ, tăng cƣờng cơ sở hạ tầng. 4.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG DỰ ÁN CÔNG NGHIỆP 4.2.1. Khái quát chung các dự án công nghiệp Kinh tế nƣớc ta trong những năm gần đây đã đạt đƣợc những bƣớc phát triển đáng khích lệ. Năm 2019, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 7,02% và là năm thứ hai liên tiếp tăng trƣởng kinh tế đạt trên 7% kể từ năm 2011. Kinh tế vĩ mô phát triển ổn định, lạm phát đƣợc kiểm soát tốt. Công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ thị trƣờng đóng vai trò động lực phát triển kinh tế đất nƣớc. Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa vƣợt mốc 500 tỷ US vào năm 2019. Tăng trƣởng kinh tế dần dịch chuyển theo chiều sâu, tỷ lệ đóng góp của công nghiệp vào tăng trƣởng G P năm 2019 đạt 46,11%, bình quân giai đoạn 2016 - 2019 đạt 44,46%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,58% của giai 126
  10. đoạn 2011 - 2015. Cơ cấu kinh tế năm 2019 tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,0% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,5%; khu vực dịch vụ chiếm 41,6%. Môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh tiếp tục đƣợc cải thiện thu hút nhiều doanh nghiệp thành lập mới và đầu tƣ nƣớc ngoài. Theo số liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ), tính đến tháng 12/2019, cả nƣớc có 758.610 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó thành lập mới 138.139 doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực đầu tƣ để quyết định thực hiện ĐTM đầy đủ hay không. Trong phần này, chúng tôi xin trình bày vắn tắt một số nội dung chính của một báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng của nhà máy sản xuất các sản phẩm thiết bị điện, dụng cụ sử dụng điện. 4.2.2. Mô tả dự án nhà máy sản xuất Tên chủ dự án: Công ty TNHH sản xuất Hyosung Công ty TNHH sản xuất Hyosung đƣợc Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ số 472043001255 chứng nhận lần đầu ngày 30/06/2015. Công ty TNHH sản xuất Hyosung đã triển khai đầu tƣ dự án “Nhà máy sản xuất các sản phẩm thiết bị điện, công cụ dụng cụ sử dụng điện, công suất 2.000.000 sản phẩm/năm”. Nhà máy đƣợc tại đƣờng số 2, KCN Nhơn Trạch III - giai đoạn 2, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Đây là dự án đầu tƣ bắt buộc phải tiến hành ĐTM. Tổng diện tích đất thực hiện dự án là 50.000 m2. Khối lƣợng, quy hoạch sử dụng đất của dự án đƣợc trình bày chi tiết trong Bảng 4.4. Tổng vốn đầu tƣ dự án là 317,7 tỷ đồng. Dự án dự kiến sử dụng khoảng 630 lao động làm việc tại công ty. Bảng 4.4. Bảng cơ cấu sử dụng đất của dự án TT Hạng mục Diện tích (m2) Tỷ lệ (%) 1 Diện tích xây dựng giai đoạn 1 15.783 31,57 2 Diện tích đƣờng 8.942 17,88 3 Diện tích cây xanh 10.000 20 4 Diện tích dự trữ giai đoạn 2 15.275 30,55 Tổng cộng 50.000 100 127
  11. Bảng 4.5. Bảng tóm tắt thông tin các giai đoạn thực hiện dự án Các giai Các yếu tố môi Các hoạt Tiến độ Công nghệ/cách thức đoạn của trƣờng có khả động thực hiện thực hiện dự án năng phát sinh - ố trí hợp lý tuyến đƣờng - ụi. vận chuyển. - Khí thải. - Che chắn vật liệu trong quá - Tiếng ồn. trình vận chuyển. Hoạt động - Tai nạn giao thông. - Tiền hành kiểm tra, bảo vận chuyển dƣỡng thƣờng xuyên các - Giảm chất lƣợng nguyên vật phƣơng tiện vận tải, các máy tuyến đƣờng. liệu xây dựng móc thiết bị kỹ thuật thi công. - Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các phƣơng tiện vận chuyển, không chở quá tải. - Quản lý chất thải và vệ sinh - Chất thải rắn tại công trƣờng. - Nƣớc thải Sinh hoạt của 9 tháng thi Xây dựng - Lắp đặt nhà vệ sinh lƣu động. công nhân công xây dựng - Thu gom, phân loại và hợp đồng xử lý chất thải rắn sinh hoạt đúng quy định. - Tiến hành kiểm tra, bảo - ụi dƣỡng thƣờng xuyên các - Tiếng ồn phƣơng tiện vận tải, các máy - Chất thải rắn xây móc thiết bị thi công. Thi công xây dựng. - ố trí khu vực lƣu trữ xà dựng cơ sở hạ bần và hợp đồng với đơn vị có tầng… chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định. - Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân. - Trang bị hệ thống làm mát, - Nhiệt thừa Trong suốt bố trí hợp lý các quạt hút, hệ - Tiếng ồn Hoạt động quá trình thống máy lạnh công nghiệp. - Nƣớc mƣa Vận hành sản xuất của hoạt động dự - Trang bị đầy đủ các phƣơng - Nƣớc thải sinh hoạt dự án án tiện bảo hộ lao động cho công nhân theo quy định. 128
  12. - Xây dựng hệ thống thoát nƣớc mƣa, nƣớc thải. Hoạt động - Thu gom, phân loại và lƣu - Mùi hôi và khí phát sinh chất trữ đúng theo quy định. thải từ quá trình thải rắn thông - Ký hợp đồng với các đơn vị phân hủy chất thải. thƣờng, chất có chức năng, thu gom, xử lý thải nguy hại theo quy định - ê tông hóa đƣờng giao - ụi và khí thải thông nội bộ. của các phƣơng tiện Hoạt động vận - Các phƣơng tiện vận chuyển vận chuyển. chuyển hàng đƣợc phủ kín. - Tai nạn giao thông. hóa và chất - Vệ sinh đƣờng giao thông thải ra vào dự trong khuôn viên nhà máy. án - Phun nƣớc sân bãi vào mùa nắng. - Trồng cây xanh. Hoạt động sinh - Xây dựng bể tự hoại, lắp đặt - Chất thải rắn hoạt của công đƣờng ống thu gom nƣớc thải - Nƣớc thải sinh hoạt. nhân viên làm sinh hoạt. - Vệ sinh nhà xƣởng việc cho dự - Tổ chức nấu ăn tại căn tin án của nhà máy. - Các biện pháp phòng ngừa - Sự cố cháy nổ. và ứng phó sự cố cháy nổ, sự - Sự cố tắc nghẽn Khắc phục sự cố hóa chất…. hệ thống thu gom cố môi trƣờng - Vệ sinh hệ thống thoát nƣớc nƣớc mƣa, nƣớc thải mƣa, nƣớc thải gây ngập úng cục bộ. 4.2.3. Phân tích, đánh giá tác động lên môi trƣờng a. Phân tích, đánh giá tác động trong giai đoạn thi công dự án Bảng 4.6. Những hoạt động chính gây tác động đến môi trƣờng trong giai đoạn xây dựng STT Hoạt động Các nguồn gây tác động môi trƣờng I Nguồn gây tác động đến môi trường không khí 1.1 Xây dựng cơ sở hạ tầng (hệ thống - Bụi đất, cát từ quá trình thi công xây dựng. đƣờng sá, hệ thống thoát nƣớc mƣa, - Tiếng ồn từ các phƣơng tiện thi công xây nƣớc thải…) dựng. 129
  13. Khối lƣợng thi công; khối lƣợng lắp đặt máy móc, thiết bị 1.2 Vận chuyển nguyên vật liệu, đất đá, vật - Bụi đất, cát từ quá trình vận chuyển liệu xây dựng, thiết bị phục vụ dự án nguyên vật liệu, đất đá, vật liệu xây dựng. - Tiếng ồn, bụi và khí thải (CO2, NOx, SOx…) từ hoạt động của các loại phƣơng tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, thiết bị phục vụ cho công trƣờng. 1.3 Hoạt động dự trữ, bảo quản nhiên, - Các loại bụi, đất cát, xi măng... nguyên vật liệu phục vụ công trình 1.4 Sinh hoạt của công nhân tại công trƣờng - Tác động đến môi trƣờng không khí do mùi hôi từ quá trình phân hủy chất thải rắn. II Nguồn gây tác động đến môi trường nước 2.1 Sinh hoạt của công nhân tại công trƣờng - Nƣớc thải sinh hoạt với các thông số ô nhiễm ( O 5, COD, nitơ tổng, phospho tổng, amoni, coliform…). 2.2 Xây dựng cơ sở hạ tầng (hệ thống - Nƣớc thải xây dựng có các thông số ô đƣờng sá, hệ thống thoát nƣớc mƣa, nhiễm (TSS, dẫu mỡ, kim loại nặng…). nƣớc thải…) 2.3 Nƣớc mƣa chảy tràn qua khu vực thi - Nƣớc mƣa kéo theo dầu mỡ, rác thải gây ô công nhiễm nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm. - Gây ứ đọng, ngập úng, sình lầy. III Nguồn gây tác động đến môi trường đất 3.1 Sinh hoạt của công nhân trên công trƣờng - Chất thải rắn sinh hoạt gồm: bao bì, giấy, túi nylon, thực phẩm dƣ thừa... 3.2 Xây dựng cơ sở hạ tầng (hệ thống - Các loại chất thải xây dựng nhƣ: xà bần, đƣờng sá, hệ thống thoát nƣớc mƣa, đá, gạch vỡ, sắt vụn… nƣớc thải…) - Xói mòn, bồi lắng nguồn tiếp nhận (rạch Bà Ký, sông Thị Vải). IV Môi trường kinh tế - xã hội 4.1 Tập trung công nhân trong giai đoạn thi - Ảnh hƣởng đến an ninh trật tự và đời sống công ngƣời dân địa phƣơng. 4.2 Thi công công trình - Tai nạn lao động. 130
  14. Các hoạt động và nguồn tác động chính trong giai đoạn xây dựng cơ bản đƣợc liệt kê theo ba nhóm môi trƣờng ảnh hƣởng: không khí, nƣớc, và đất nhƣ trong ảng 4.6. * Tác động đến môi trường không khí và tiếng ồn - Tác động môi trƣờng không khí, tiếng ồn do hoạt động vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu, thiết bị, quá trình thi công xây dựng. - Bụi và khí thải nhƣ CO2, SOx, NOx,… sinh ra trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu đất cát, gạch,… gây ô nhiễm môi trƣờng không khí tại khu vực thực hiện dự án và khu vực xung quanh. - Gây mùi và khí độc từ quá trình hàn, cắt kim loại, sơn công trình. - Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ các phƣơng tiện vận chuyển và máy thi công nhƣ: máy đầm, máy cắt sắt, máy trộn bê-tông… - Bức xạ nhiệt từ các quá trình thi công có gia nhiệt (đốt nóng chảy bitum để trải nhựa đƣờng). - Ô nhiễm do bụi và khí thải từ quá trình vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng và phƣơng tiện giao thông. Trong quá trình thi công xây dựng, bụi phát sinh do quá trình vận chuyển và bốc dỡ nguyên nhiên vật liệu. Tác động của bụi từ các nguồn này không lớn, do phần lớn các tuyến đƣờng giao thông đều là đƣờng nhựa. Trong quá trình vận chuyển, chủ dự án yêu cầu các đơn vị thi công che chắn, phủ bạt không để vật liệu rơi vãi trên đƣờng. Vì vậy bụi chỉ ảnh hƣởng cục bộ tại nơi bốc dỡ và khu vực dự án. Ngoài ra, sự tham gia chủ yếu của các phƣơng tiện giao thông vận chuyển đất, đá, nguyên nhiên vật liệu, thiết bị, máy móc và hoạt động của các thiết bị máy móc thi công xây dựng, gây ô nhiễm nguồn khí thải do sử dụng các loại nhiện liệu đốt cháy (xăng, dầu diesel…) tác động trực tiếp đến sức khỏe của công nhân thi công và môi trƣờng không khí xung quanh. - Ô nhiễm tiếng ồn, độ rung từ hoạt động của các phƣơng tiện vận tải, máy móc, thiết bị thi công xây dựng. Mọi hoạt động của con ngƣời, thiết bị trên công trƣờng sẽ phát sinh ra tiếng ồn. Mức độ lan truyền tiếng ồn phụ thuộc vào mức âm và khoảng cách từ vị trí gây ra đến môi trƣờng tiếp nhận. Tiếng ồn làm ảnh hƣởng đến sức khỏe của công nhân trong công trƣờng xây dựng và dân cƣ khu vực xung quanh. - Sự cố đổ, rò rỉ xăng, dầu trong quá trình lƣu chứa, làm phát tán các chất hữu cơ bay hơi nhƣ hydrocacbon, làm thay đổi chất lƣợng không khí khu vực xung quanh. - Sự cố cháy, nổ kho chứa nhiên liệu cũng làm tác động mạnh đến chất lƣợng không khí khu vực xung quanh. 131
  15. * Tác động đến môi trường nước - Quá trình thi công xây dựng nƣớc đƣợc sử dụng trong khâu làm vữa, rửa đá xây dựng, đúc bê tông, nƣớc thải từ rửa xe, các phƣơng tiện máy móc và công cụ xây dựng, lƣợng nƣớc này phát sinh ít. Thành phần ô nhiễm chính trong nƣớc thải thi công xây dựng chủ yếu là đất cát, thuộc loại ít độc hại, dễ lắng, tích tụ ngay trên các tuyến cống thoát nƣớc thi công tạm thời. Vì vậy, chủ đầu tƣ yêu cầu các đơn vị thi công thƣờng xuyên nạo vét kênh thoát nƣớc, không để xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ. - Lƣợng nhiên liệu khu vực kho chứa là nguyên nhân tiềm tàng gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc do rò rỉ, thấm xuống đất gây ô nhiễm nƣớc ngầm tầng nông. - Nƣớc mƣa chảy tràn kéo theo dầu mỡ rò rỉ, tràn đổ làm ô nhiễm chất lƣợng nƣớc mặt khu vực xung quanh kho. - Nguồn nƣớc thải sinh hoạt và chất thải rắn của công nhân tại khu vực dự án là nguyên nhân chính ảnh hƣởng đến nguồn nƣớc. Lƣu lƣợng nƣớc thải sinh hoạt đƣợc tính toán trên cơ sở định mức nƣớc thải và số lƣợng công nhân. Theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 33:2006 (TCXDVN 33:2006) của Bộ Xây dựng, tiêu chuẩn nƣớc cho nhu cầu sinh hoạt định mức nƣớc cấp sinh hoạt là 80 - 270 lít/ngƣời/ngày. Theo Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về việc thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải định mức phát sinh nƣớc thải sinh hoạt tính bằng 100% lƣợng nƣớc cấp sử dụng. Tổng số lƣợng cán bộ và công nhân thi công xây dựng dự án khoảng 60 ngƣời/ngày. Tổng lƣu lƣợng nƣớc thải sinh hoạt phát sinh sẽ là khoảng 7,2 m3/ngày đêm. - Ô nhiễm do nƣớc mƣa chảy tràn trên khu vực dự án, nƣớc mƣa gây ứ đọng, ngập úng và sình lầy cục bộ trên khu đất dự án. Nƣớc mƣa cuốn theo rác thải, cặn dầu mỡ, bụi, đất đá,… xuống kênh rạch và chảy ra sông Thị Vải làm tăng độ đục, tăng khả năng ô nhiễm nguồn nƣớc mặt, tăng khả năng bồi lắng. Thành phần ô nhiễm trong nƣớc mƣa không cao, tuy nhiên lƣợng nƣớc mƣa này nếu không đƣợc khơi thông sẽ gây ngập úng trong khu vực dự án gây ảnh hƣởng đến hoạt động xây dựng và sinh hoạt của công nhân. Nƣớc ngập úng làm tăng khả năng ô nhiễm nguồn nƣớc và là môi trƣờng phát triển các loại ký sinh gây bệnh. * Tác động đến môi trường đất - Lƣợng dầu mỡ rò rỉ tại khu vực kho chứa nhiên liệu làm tăng hàm lƣợng các chất hữu cơ khó phân hủy trong đất, làm giảm chất lƣợng đất tại khu vực xung quanh. Tuy nhiên, phạm vi tác động không lớn, diện tích khu vực chịu tác động hẹp nên mức độ ảnh hƣởng không đáng kể. 132
  16. - Chất thải rắn sinh ra do các hoạt động sinh hoạt của công nhân làm việc bao gồm túi nilon, giấy, vỏ lon, chai, thực phẩm dƣ thừa. Theo ƣớc tính, mỗi công nhân làm việc tại khu vực dự án trung bình thải ra khoảng 0,5 kg rác thải sinh hoạt mỗi ngày. Chất thải sinh hoạt này nhìn chung là những loại chứa nhiều chất hữu cơ, dễ phân hủy (trừ bao bì, nylon). Nếu ƣớc tính số lƣợng công nhân thi công xây dựng dự án trung bình khoảng 60 lƣợt ngƣời/ngày, thì tổng khối lƣợng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày ƣớc tính đƣợc là 30 kg/ngày. Mặc dù, khối lƣợng rác thải rắn sinh hoạt không nhiều nhƣng nếu không có biện pháp thu gom và xử lý sẽ gây tích tụ trong thời gian xây dựng, gây tác động đến chất lƣợng không khí, gây mất mỹ quan. Ngoài ra, các chất thải rắn sẽ làm tăng lƣợng các chất rửa trôi từ bề mặt gây nhiễm bẩn môi trƣờng nƣớc khi mƣa xuống, rác có thể bị cuốn trôi theo dòng nƣớc, gây tắc nghẽn hố ga, cống thoát nƣớc khu vực, tác động đến nguồn nƣớc mặt: Tăng độ đục nguồn nƣớc, gây cản trở dòng chảy, gây bồi lắng kênh rạch, sông tiếp nhận. * Tác động đến sức khỏe cộng đồng - Tiếng ồn do phƣơng tiện xe vận chuyển gây ảnh hƣởng đến đời sống ngƣời dân ven theo tuyến đƣờng. - ụi do phƣơng tiện giao thông làm tăng hàm lƣợng bụi trong không khí ảnh hƣởng sức khỏe ngƣời dân. - Các chất gây ô nhiễm trong khí thải động cơ (SOx, CO2, NOx…) làm giảm chất lƣợng môi trƣờng không khí khu vực dân cƣ xung quanh. - Sự cố xảy ra do tai nạn giao thông, cháy nổ nhiên liệu gây tác động mạnh đến đời sống ngƣời dân khu vực. - Nguồn nƣớc thải của công nhân tại công trƣờng có các chỉ số các chất ô nhiễm: BOD5, chất rắn lơ lửng, các vi khuẩn gây bệnh E. coli sẽ gây ô nhiễm nguồn nƣớc mặt khu vực lân cận và tác động đến nguồn nƣớc sinh hoạt của ngƣời dân xung quanh nên tăng nguy cơ nhiễm các bệnh về đƣờng ruột. Quá trình phân hủy của rác thải tạo điều kiện môi trƣờng phát triển cho các vi khuẩn gây bệnh, đồng thời nơi tập trung rác thải cũng là nơi sinh sống của các loài vật chủ mang mầm bệnh (ruồi, muỗi, gián, chuột), làm tăng nguy cơ lây truyền những bệnh về da, mắt, hô hấp, tiêu hóa. Các khí sinh ra trong quá trình phân hủy nƣớc thải, chất thải rắn sinh hoạt gây nên mùi hôi, thối (H2S, NH4) gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng không khí khu vực dự án và khu vực lân cận. 133
  17. b. Phân tích, đánh giá tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án Khi dự án đi vào vận hành, các hoạt động và nguồn gây tác động chính đến môi trƣờng đƣợc trình bày ở Bảng 4.7. Bảng 4.7. Những hoạt động chính gây tác động đến môi trƣờng khi dự án đi vào vận hành STT Hoạt động Nguồn gây tác động I Tác động đến môi trường không khí 1.1 Từ quá trình đúc khuôn nhựa, cắt kim - Mùi hôi. loại, hàn các bo mạch. - Nhiệt thừa. Từ quá trình phun sơn sản phẩm. - Bụi. Khí thải của máy phát điện dự phòng. - Hơi sơn. 1.2 Hoạt động của các phƣơng tiện vận - Bụi và khí thải từ hoạt động của các chuyển, đi lại phƣơng tiện vận chuyển, đi lại. 1.3 Sự phân hủy chất thải tại hố ga, khu vệ - Mùi hôi. sinh, khu vực chứa chất thải rắn. II Tác động đến môi trường nước 2.1 Từ hoạt động vệ sinh, rửa tay chân của - Nƣớc thải sinh hoạt: khu vệ sinh, rửa tay, công nhân. khu nhà ăn. - Các chất thải rắn nếu không đƣợc thu gom, xử lý sẽ làm tăng lƣợng các chất rửa trôi từ bề mặt gây nhiễm bẩn môi trƣờng nƣớc. 2.2 Mƣa trên khu vực dự án - Nƣớc mƣa chảy tràn. III Tác động đến môi trường đất 3.1 Sinh hoạt của công nhân nhà máy - Rác thải sinh hoạt: bao bì, giấy, túi nylon, thực phẩm dƣ thừa… 3.2 Chất thải rắn công nghiệp không nguy - Phế liệu nhóm kim loại, nhóm nhựa. hại - Bao bì, carton, thùng chứa nguyên vật liệu… - Bùn thải từ bể xử lý tự hoại. 3.3 Chất thải nguy hại - óng đèn huỳnh quang. - Dầu nhớt. - Bao bì chứa chất thải nguy hại. 134
  18. - Giẻ lau, găng tay nhiễm thành phần nguy hại. IV Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội 4.1 Tập trung lƣợng lớn công nhân tham gia Ảnh hƣởng đến an ninh trật tự và đời sống sản xuất trong các nhà máy ngƣời dân địa phƣơng, nhu cầu vui chơi giải trí. 4.2 Hoạt động sản xuất Tai nạn lao động. * Tác động đến môi trường không khí và tiếng ồn - Tác động do bụi, hơi khí phát sinh từ hoạt động đúc vỏ nhựa sản phẩm, cắt kim loại. Trong công đoạn đúc vỏ nhựa sản phẩm, nhựa từ dạng hạt rắn sẽ đƣợc nóng chảy ở nhiệt độ 210oC trong bộ phận nung của máy ép đúc, sau đó nhựa này đƣợc đẩy vào khuôn đúc. Quá trình nấu nóng chảy nguyên liệu nhựa sẽ làm phát sinh khí thải có chứa sinh bụi, NOx, SO2, CO,… tiếp xúc lâu ngày có thể gây ngộ độc, ảnh hƣởng đến tuyến nội tiết, rối loạn các chức năng tiêu hóa và có thể gây ung thƣ. Công đoạn này cũng phát sinh tiếng ồn. Đối với công đoạn cắt kim loại tạo hình các mác sản phẩm gắn vào sản phẩm: nguyên liệu thép sẽ đƣa qua máy cắt Plasma để cắt, sau đó đƣa vào khuôn mẫu để dập tạo khuôn. Công đoạn này chủ yếu phát sinh các bụi mạt kim loại. - Tác động do hơi sơn từ quá trình phun sơn. Trong thành phần sơn nƣớc đã pha sẵn một lƣợng dung môi hữu cơ gồm ethylbenzene chiếm 14,5% và xylene chiếm 19,2%. Vì vậy, trong quá trình sơn sẽ phát sinh một lƣợng chất hữu cơ dễ bay hơi cùng với bụi sơn. - Tác động của khí thải phát sinh từ hoạt động của các phƣơng tiện giao thông vận tải. Trong quá trình hoạt động hàng ngày, khu vực dự án sẽ có các hoạt động giao thông vận tải chuyên chở công nhân đi làm, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa ra vào nhà máy. Các loại xe giao thông (xe máy, xe chuyên chở công nhân, xe dịch vụ, xe của khách vãng lai…) và các loại xe vận tải chở nguyên nhiên vật liệu và hàng hóa sẽ sinh ra khí thải bao gồm: bụi, SOx, NOx, CO,… gây ô nhiễm môi trƣờng không khí. Tải lƣợng các chất ô nhiễm chứa trong khí thải giao thông vận tải phụ thuộc vào số lƣợng xe lƣu thông, chất lƣợng nhiên liệu sử dụng, tình trạng kỹ thuật của phƣơng tiện giao thông và chất lƣợng đƣờng giao thông. - Ô nhiễm về tiếng ồn. Các nguồn phát sinh tiếng ồn chính của dự án chủ yếu phát sinh từ quá trình vận hành máy móc, thiết bị nhƣ: Máy đúc nhựa, máy đóng kim loại,... nếu không có biện 135
  19. pháp khống chế sẽ gây cộng hƣởng, tăng mức độ ồn, ảnh hƣởng trực tiếp đến công nhân vận hành. Ngoài ra, tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của các phƣơng tiện vận tải ra vào nhà máy và hoạt động của máy phát điện dự phòng khi xảy ra sự cố cúp điện đột xuất. - Ô nhiễm nhiệt. Nhiệt độ làm ảnh hƣởng đến độ bốc hơi, phát tán bụi, khí thải nên tác động đến khả năng trao đổi khí của cơ thể con ngƣời, ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất lao động của công nhân làm việc trong nhà máy, cũng nhƣ các điều kiện vi khí hậu của khu vực. Vì vậy, chủ đầu tƣ cần có các biện pháp giảm nhiệt độ trong khu vực sản xuất của dự án. - Ô nhiễm khí thải từ các hoạt động khác. Các hoạt động sản xuất khác nhƣ: vận hành máy móc, thiết bị, hoạt động thu gom, tồn trữ, vận chuyển rác thải cũng sinh ra khí nhƣ: NH3, H2S, CH4, mùi xăng dầu rò rỉ,… gây ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, các loại khí phát sinh này không xảy ra thƣờng xuyên, không lớn. * Tác động đến môi trường nước - Nƣớc thải sinh hoạt. Nƣớc thải sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên làm việc tại Nhà máy bao gồm: Nƣớc thải vệ sinh chân tay sau quá trình làm việc, nƣớc thải nhà vệ sinh, nƣớc thải từ nhà ăn tập thể. Đặc trƣng của loại nƣớc thải này có nhiều chất rắn lơ lửng, nồng độ chất hữu cơ cao. Nếu không đƣợc tập trung và xử lý thì cũng sẽ tác động đến nguồn nƣớc bề mặt. Ngoài ra, khi tích tụ lâu ngày, các chất hữu cơ này sẽ bị phân huỷ gây ra mùi. - Nƣớc mƣa chảy tràn. Nƣớc mƣa cuốn theo rác thải, cặn dầu mỡ, bụi, đất đá,… xuống hệ thống thoát nƣớc mƣa của nhà máy làm tăng độ đục, tăng khả năng ô nhiễm nguồn nƣớc mặt, tăng khả năng bồi lắng. Thành phần ô nhiễm trong nƣớc mƣa không cao, tuy nhiên lƣợng nƣớc mƣa này nếu không đƣợc khơi thông sẽ gây ngập úng, ảnh hƣởng đến hoạt động xây dựng và sinh hoạt của công nhân. Nƣớc ngập úng làm tăng khả năng ô nhiễm nguồn nƣớc và là môi trƣờng phát triển các loại ký sinh gây bệnh. * Tác động đến môi trường đất - Chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên trong nhà máy, với số lƣợng công nhân khi dự án đi vào hoạt động khoảng 630 ngƣời, ƣớc tính 136
  20. trung bình mỗi ngƣời mỗi ngày thải ra khoảng 0,3 - 0,5 kg, khối lƣợng chất thải phát sinh ƣớc tính khoảng 189 - 315 kg/ngày. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu: thực phẩm, giấy, nhựa, bao bì... Khi đi vào hoạt động, công ty sẽ ký hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt theo quy định, tránh tình trạng gây ô nhiễm môi trƣờng và làm mất mỹ quan. - Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại: Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại của nhà máy phát sinh bao gồm các loại sau: + Nhựa phế chiếm 1% tổng sản lƣợng đầu vào: 40.000 x 1% = 400 kg/tháng. + Thép phế liệu: 15.000 kg x 1% = 150 kg/tháng. + Các linh kiện điện tử, dây điện,… khoảng 320 kg/tháng. + Thùng giấy carton, giấy vụn văn phòng khoảng 50 kg/tháng. - Chất thải nguy hại: Do tính chất nguy hại nên lƣợng chất thải này sẽ đƣợc thu gom và hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý theo đúng quy định. * Tác động đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Khi nhà máy đi vào hoạt động ổn định và lâu dài sẽ có những tác động tích cực và tiêu cực đối với kinh tế - xã hội trong khu vực nhƣ sau: - Các tác động tích cực: ự án sẽ cung cấp các sản phẩm thiết bị điện, công cụ, dụng cụ sử dụng điện cho thị trƣờng tiêu dùng trong nƣớc, đồng thời góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ra thị trƣờng nƣớc ngoài. ự án tạo ra nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nƣớc, chƣa kể các khoản thu thuế xuất nhập khẩu hàng hóa, thiết bị và tạo công ăn việc làm ổn định cho các lao động tại địa phƣơng. - Các tác động tiêu cực: Cùng với những lợi ích tăng trƣởng kinh tế - xã hội, thì dự án sẽ gây ra một số ảnh hƣởng tiêu cực nhƣ ảnh hƣởng đến hoạt động giao thông, an ninh xã hội, sinh hoạt, văn hoá ngƣời dân trong vùng. 4.2.4. Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động a. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động của dự án trong giai đoạn xây dựng * Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường không khí - Trong thời gian thi công xây dựng để tránh ảnh hƣởng của việc thi công xây dựng các công trình của dự án đến các khu vực xung quanh, chủ dựa án sẽ áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, máy móc thiết bị thi công hiện đại (máy đào, máy xúc, máy trộn vữa, máy lu, máy đầm, cần cẩu…) trong quá trình thi công. 137
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2