intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Địa chất công trình: Chương 2.2 - Dr.-Ing. Nguyễn Quang Tuấn

Chia sẻ: Ganuongmuoixa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

40
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Địa chất công trình: Chương 2.2 Trượt lở mái dốc cung cấp cho người học những kiến thức như: Định nghĩa và các khái niệm; Các nguyên nhân gây trượt lở; Các yếu tố ảnh hưởng trượt lở; Phân loại trượt lở mái dốc; Các giải pháp phòng chống. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Địa chất công trình: Chương 2.2 - Dr.-Ing. Nguyễn Quang Tuấn

  1. Trường Đại học Thủy lợi Bộ môn Địa kỹ thuật Bài giảng môn học Địa chất công trình Chương 2 CÁC HIỆN TƯỢNG ĐỊA CHẤT NGOẠI SINH Giảng viên: Dr.-Ing. Nguyễn Quang Tuấn 1
  2. BÀI 2. TRƯỢT LỞ MÁI DỐC
  3. Nội dung: 1. Định nghĩa và các khái niệm 2. Các nguyên nhân gây trượt lở 3. Các yếu tố ảnh hưởng trượt lở 4. Phân loại trượt lở mái dốc 5. Các giải pháp phòng chống
  4. 1. Định nghĩa và các khái niệm Trượt lở đất là sự dịch chuyển của đất đá ở trên các sườn dốc xuống chân dốc do tác dụng trực tiếp của trọng lực. Trượt lở có thể xảy ra ở mái dốc tự nhiên và nhân tạo, với tốc độ dịch chuyển và quy mô khác nhau: • Tốc độ dịch chuyển có thể từ vài milimet/ngày tới hàng chục mét/giờ • Quy mô nhỏ khối trượt lở có thể chỉ vài m3 quy mô lớn khối trượt đến hàng triệu m3 đất đá. Trượt lở đất thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trợt đất xảy ra khi cân bằng giữa các yếu tố gây trượt và chống trượt, khi lực gây trượt vượt quá lực chống trượt.
  5. Vách trượt Khe nứt đổ rời Đặc trưng trượt dạng cung tròn Khối trượt Mặt trượt Sống đất trượt
  6. Một số khái niệm liên quan tới trượt đất:  Khối đất trượt; nền trượt  Mặt trượt, vách trượt  Khe nứt đổ rời  Đỉnh trượt, chân trượt  Sống đất trượt Mặt cắt dọc khu trượt dạng cung tròn điển hình và các yếu tố của của trượt mái dốc
  7. 2. Các nguyên nhân gây trượt lở Ngoài nguyên nhân chính là trọng lực, trượt lở đất thường phát sinh và phát triển do nhiều nguyên nhân khác nhau: • Do áp lực nước trong đất đá ở bên trong sườn dốc (cả áp lực nước tĩnh và áp lực thủy động do dòng thấm trong đất đá) • Do mưa, làm nước ngầm trong đất đá dâng cao, vừa làm tăng trọng lượng bản thân đất đá trên sườn dốcDo đất đá bị giảm độ bền bởi quá trình phong hoặc do nước ngầm, nước mưa làm đất đá bị tẩm ướt • Do sườn dốc tự nhiên bị cắt xén, làm mất cân bằng mái dốc: – Nước chảy xói chân dốc – Con người đào cắt chân dốc • Do chất tải trên mái dốc: – Do xây dựng hoặc đổ thải trên mái dốc • Do ảnh hưởng của chấn động bởi động đất, hoạt động nổ mìn
  8. Mưa lớn
  9. Ảnh hưởng của nước dưới đất bên trong mái dốc
  10. Do đào cắt xén chân dốc
  11. Nguyên nhân gây trượt
  12. Do xói mòn chân dốc
  13. Nguyên nhân gây trượt Mái dốc do đào cắt Mái dốc tự nhiên Bờ dốc đắp
  14. Động đất
  15. Do cấu trúc địa chất bất lợi
  16. Do thế nằm đất đá bất lợi
  17. Động đất
  18. Núi lửa 21
  19. 3. Các yếu tố ảnh hưởng trượt lở • Điều kiện địa hình, địa mạo: độ nghiêng sườn dốc ảnh hưởng đến khả năng trượt lở, độ dốc càng lớn thì khả năng trượt lở đất càng cao. • Điều kiện cấu trúc địa chất: tính chất của đất đá ở sườn dốc quyết định khả năng chống trượt. Thế nằm các lớp đất đá, mức độ nứt nẻ của đá có thể gây ra khả năng trượt theo các mặt yếu. • Điều kiện khí hậu: lượng mưa là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất khả năng trượt. Do khí hậu ảnh hưởng tới quá trình phong hóa, lượng mưa lớn làm tăng trọng lượng của đất đá đồng thời làm suy giảm độ bền của đất đá. • Thực vật trên sườn dốc cũng có vai trò bảo vệ sườn dốc. Thảm thực vật có thể làm giảm nước mưa ngấm vào mái dốc, rễ cây có thể góp phần gia cố mái dốc… • Các hoạt động của con người: thường là yếu tố thúc đẩy hiện tượng trượt mái dốc, ví dụ như việc đào cắt mái dốc, xây dựng công trình trên sườn dốc hoặc đỉnh dốc….
  20. 4. Phân loại trượt lở mái dốc 1. Đá rơi 2. Đá đổ 3. Trượt nêm (đá sụt) 4. Trượt phẳng (trượt đá, trượt đất trên nền đá) 5. Trượt xoay (thường xảy ra ở mái dốc đất và đá phong hóa nứt nẻ mạnh) 6. Trượt chảy (đất) 7. Trượt hỗn hợp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2