intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Địa lý cảnh quan: Chương 1 - PGS.TS. Hà Quang Hải

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Lựu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

292
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Địa lý cảnh quan: Chương 1 gồm các nội dung: một số quan điểm về cảnh quan, các dạng địa hình khu vực trong một tổng thể, các khái niệm liên quan,... Đây là tài liệu học tập và giảng dạy dành cho sinh viên và giảng viên ngành Địa lý.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Địa lý cảnh quan: Chương 1 - PGS.TS. Hà Quang Hải

  1. Môn học Địa lý cảnh quan (Landscape) • Phụ trách: PGS.TS. Hà Quang Hải • Bộ môn: Khoa học Môi trường, Khoa Môi trường, trường ĐHKHTN, Đại học Quốc gia-TP.HCM gia- • Email: hqhai@hcmuns.edu.vn
  2. GIỚI THIỆU • Mọi hoạt động kinh tế, sản xuất của xã hội loài người đều được tiến hành trên bề mặt ngư được trái đất, nơi có cả thạch quyển, khí quyển, nơ thủy quyển và sinh quyển. quyển. • Các quyển này tiếp xúc với nhau, tác động tương tác với nhau trong một hệ thống ương chung gọi là môi trường địa lý. trư
  3. • Sự tác động tương tác này tạo ra sự phân tương hoá những lãnh thổ tự nhiên khác nhau được được gọi là những tổng thể lãnh thổ tự nhiên. nhiên. • Trong phạm vi quan sát thông thường, thư những lãnh thổ tự nhiên đó thường được thư được gọi một cách thông dụng là cảnh quan (tiếng Đức - Landschaft, tiếng Anh Landscape).
  4. • Cảnh quan có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc qui hoạch và phát triển kinh tế cho từng khu vực (nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư ngư nghiệp, đô thị...) • Tìm hiểu cảnh quan để phục vụ cho qui hoạch lãnh thổ phải dựa trên các luận cứ khoa học đúng đắn, toàn diện, chính xác, xác, nghĩa là dựa vào các luận cứ khoa học để trên những lãnh thổ nào đú có thể qui hoạch các đề án phát triển sao cho có hiệu quả về mặt kinh tế và bảo vệ môi trường bền vững trư
  5. • Khoa học cảnh quan là khoa học địa lý tổng hợp mang tính liên ngành (multidisciplinary) đòi hỏi các nghiên cứu theo các qui mô khác nhau (toàn cầu đến các điểm địa lý) với việc áp dụng đồng bộ các phương pháp cả truyền thồng và hiện phương đại.
  6. 1.1 Một số quan điểm về cảnh quan • 1.1 Nhận thức về vỏ cảnh quan và cảnh quan • 1.1.1 Lớp vỏ cảnh quan • Khái niệm • X.V Kanexnik dựa vào hai dấu hiệu cơ bản để xác định vỏ cảnh quan: • 1) nền Vỏ cảnh quan là bề mặt vật lý của Trái đất, vỏ cảnh quan xuất hiện đồng thời với vỏ Trái đất và cũng được xem là lớp vỏ địa lý. • 2) Vỏ cảnh quan bị chi phối bởi các nguồn lực nội sinh và ngoại sinh và vì vậy chúng có sự phân dị theo lãnh thổ, chúng xuất hiện trên mặt đất thành các cảnh – các tổng thể tự nhiên (còn gọi là địa tổng thể).
  7. Ranh giới trên Đa số các nhà nghiên cứu vạch ranh giới trên của Vỏ cảnh quan đi theo đường đỉnh của tầng đối lưu (Ermolaev 1967), nghĩa là lớp phân chia ranh giới giữa tầng đối lưu và tầng bình lưu, bởi vì lên đến giới hạn đó còn có tác dụng nhiệt của mặt đất tới các quá trình khí quyển như: • Sự tác động qua lại giữa quyển đá và quyển nước gây nên sự phân bố nhiệt độ, các dòng thăng của không khí và toàn bộ hoàn lưu của các khối khí. • Trạng thái chứa hơi nước và tuần hoàn khí ẩm • Sự tồn tại của các hạt rắn (bụi, muối).
  8. Ranh giới dưới Ranh giới dưới của Vỏ cảnh quan còn có một số ý kiến khác nhau, trong giáo trình này chúng tôi sử dụng khái niệm ranh giới dưới của Vỏ cảnh quan trùng với mặt đáy của vỏ Trái đất: • Dưới các dẫy núi trên đất nổi ranh giới này phân bố ở độ sâu 60-80km 60- • Dưới các vùng trũng đại dương là 5- 5- 8km.
  9. • Nguồn gốc phát sinh D.L Armand (1975) cho rằng Vỏ cảnh quan là một á hệ của Trái đất mà vật chất trong nó do ba trạng thái rắn, lỏng và khí hợp thành. Nghĩa là Vỏ cảnh quan đã xuất hiện trước khi có sinh quyển và chỉ gồm ba thành phần: thạch quyển, thủy quyển và khí quyển. Trái đất có tuổi 4.55 tỉ năm, các đại dương lớn và các lục địa nhỏ đã tồn tại cách nay 3.9 tỉ năm
  10. 1.1.2 Cảnh quan Khái niệm của các nhà địa lý Liên Xô 1) V.V Docursaev V.V Docursaev đề xướng học thuyết về cảnh quan vào cuối thế kỷ 19 (1882-1898). Từ (1882- những nghiên cứu thổ nhưỡng, ông đã đi tới những quan niệm về tổng hợp thể địa lý: “Nghiên cứu toàn bộ thiên nhiên thống nhất toàn vẹn không chia cắt, không tách rời chúng ra thành từng phần”,
  11. V.V Docursaev cũng là người đầu tiên thực hiện nguyên tắc tổng hợp nghiên cứu các điều kiện tự nhiên ở các địa phương cụ thể, khởi xướng học thuyết về đới tự nhiên. Ông và những người kế tục đề xuất cơ sở đánh giá đất đai nông nghiệp một cách khoa học, đồng thời đề ra biện pháp trồng trọt, cải tạo, tổ chức hợp lý lãnh thổ.
  12. 2) L.X Berg (1913) Cảnh quan là một miền, trong đó đặc điểm địa hình, khí hậu, thực vật và lớp phủ thổ nhưỡng hợp nhất với nhau như thành một thể toàn vẹn, cân đối và lặp lại một cách điển hình trong phạm vi đới ấy trên trái đất. Năm 1947 L. X Berg đã đặt nền móng cho nghiên cứu cảnh quan ở Liên Xô: “Cảnh quan là tập hợp các đối tượng và hiện tượng mà tư tư trong đó các đặc tính của địa hình, khí hậu, thủy văn, lớp vă phủ thổ nhưỡng – thực vật, giới động vật và ở một chừng như mực nhất định, của cả kết quả tác động của con người, đã người, hình thành một thể thống nhất hoàn chỉnh, được lặp lại được một cách điển hình trên một đới nhất định nào đó của trái đất”. ất”.
  13. 3) N.A Xontxev N.A Xontxev (1962) xem cảnh quan là tổng hợp thể tự nhiên với định nghĩa: “Cảnh quan là một tổng hợp thể tự nhiên đồng nhất về mặt phát sinh, có một nền địa chất đồng sinh, nhất, một kiểu địa hình, một khí hậu giống nhau và bao gồm một tập hợp các cảnh dạng chính và phụ quan hệ với nhau về mặt động lực và lặp lại một cách có qui luật trong không gian, tập hợp này chỉ thuộc riêng cho cảnh quan đó”.
  14. 4) G. Ixatsenko G. Ixatsenko (1965) đưa ra khái niệm về tính địa đới và phi địa đới trong cảnh quan, bổ sung định nghĩa cho cảnh quan đồng bằng và miền núi. • Đối với đồng bằng “Cảnh quan là một bộ phận được tách ra trong quá trình phát sinh của một miền, của một đới địa lý và nói chung của bất kỳ một đơn vị lãnh thổ nào lớn hơn, có đặc điểm là đồng nhất cả về mặt địa đới cũng như phi địa đới và có một cấu trúc riêng và cấu tạo hình thái riêng”.
  15. • Đối với miền núi: “cảnh quan là một bộ phận của tầng cảnh quan, trong phạm vi quan, một hệ thống đai cao riêng (địa phương), đồng nhất về phương diện cấu trúc, nham thạch và địa mạo”. • Năm 1991 trong cuốn sách “ Cảnh quan và phân vùng địa lý tự nhiên” quan điểm về cảnh quan đã được ông làm sáng tỏ hơn. Ông coi cảnh quan là một địa hệ, là một tổng thể lãnh thổ tự nhiên của cấp lãnh thổ địa phương.
  16. D.L Armand D.L Armand đại diện cho quan điểm coi cảnh quan là một danh từ chung cho tất cả tổng thể lãnh thổ tự nhiên từ nhỏ đến lớn (cả cỡ hành tinh là lớp vỏ cảnh quan). Định nghĩa cảnh quan cũng là định nghĩa của tổng thể tự nhiên. Năm 1975 ông viết: “Tổng thể lãnh thổ tự nhiên (hay cảnh quan – địa tổng thể) là phần lãnh thổ hay khu vực được phân chia một cách ước lệ bằng các ranh giới thẳng đứng theo nguyên tắc đồng nhất tương đối và ranh giới nằm ngang theo nguyên tắc mất dần ảnh hưởng của nhân tố mà theo đó tổng thể trên được định ra”.
  17. Như Như vậy, cảnh quan là từ đồng nghĩa với tổng thể lãnh thổ (hoặc khu vực) tự nhiên. Từ “cảnh quan” không những có thể dùng cho bất kỳ một đơn đơn vị phân loại nào, ví dụ nói: cảnh quan khoảng trống giữa rừng, cảnh quan bán đảo Cà Mau, cảnh quan núi lửa, mà còn dùng theo ý nghĩa chung, giống như khái niệm “đất đai”, “khí như “đ hậu” v.v., ”
  18. • Hình 1.1 Địa hệ (I) và tổng thể lãnh thổ tự nhiên (II) của khối núi. • 1. Giới hạn của địa hệ và địa tổng thể; 2. bốc hơi; 3. chuyển ẩm trong địa hệ; 4. giáng thủy; 5. dòng chảy sông trong địa hệ; 6. vận chuyển ẩm từ tổng thể đồng bằng A vào tổng thể núi B; 7. chuyển dòng chảy nước và dòng chảy rắn theo sông từ tổng thể núi B vào tổng thể đồng bằng C.
  19. Khái niệm của các nhà địa lý Việt Nam Nghiên cứu cảnh quan của Việt Nam phải kể đển các công trình của Vũ Tự Lập với các công trình xuất bản năm 1976, 1999. Vũ Tự Lập (1976) trong công trình “Cảnh quan miền Bằc Việt Nam) đã định nghĩa cảnh địa lý (cảnh quan) như sau:
  20. • “Cảnh địa lý là một địa tổng thể, được phân hóa ra trong phạm vi một phân đới ngang ở đồng bằng và một đai cao miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thủy văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng, đại tổ hợp thực vật và bao gồm một tập hợp có qui luật của những dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc ngang đồng nhất”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2