TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br />
KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN<br />
*************<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
<br />
ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG 3<br />
<br />
Biên soạn: ThS. Trương Thị Thu Hường<br />
<br />
Tháng 5 / 2017<br />
<br />
0<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
Địa lí tự nhiên đại cương 3 – Đây là học phần bắt buộc của sinh viên Cao đẳng<br />
sư phạm, gồm 3TC (45 tiết).<br />
Cấu trúc học phần này gồm 3 phần tương ứng với 3 chương.<br />
Chương 1: Phần thổ nhưỡng quyển<br />
Chương 2: Sinh quyển<br />
Chương 3: Lớp vỏ cảnh quan và các quy luật địa lí của Trái Đất<br />
Nội dung trình bày các vấn đề sau:<br />
- Các khái niệm cơ bản về thổ nhưỡng quyển, sinh quyển và lớp vỏ cảnh quan<br />
Trái Đất.<br />
- Các nhân tố hình thành, đặc tính của thổ nhưỡng quyển và sinh quyển.<br />
- Cấu trúc thành phần và chức năng của sinh quyển.<br />
- Các quy luật phân hóa và sự phân bố các kiểu thổ nhưỡng, các kiểu hệ sinh<br />
thái chính trên thế giới.<br />
- Sự hình thành lớp vỏ cảnh quan trên Trái Đất. Sự xuất hiện loài người. Vị trí<br />
và vai trò của con người trong sinh quyển và vỏ cảnh quan.<br />
- Các chủng tộc người và sự phân bố các chủng tộc người trên thế giới.<br />
- Các quy luật địa lí chung của Trái Đất.<br />
- Sự phân bố các đới cảnh quan trên địa cầu.<br />
- Mối quan hệ giữa con người với môi trường địa lí. Việc sử dụng tài nguyên<br />
thiên nhiên và mức độ biến đổi môi trường tự nhiên do tác động của con người.<br />
Đối với phần thổ nhưỡng và sinh quyển có nhiều khái niệm và nội dung kiến<br />
trức có phần trừu tượng nên tác giả đã cố gắng tham khảo những tài liệu khác nhau,<br />
đồng thời đưa được khá nhiều tranh ảnh để giúp sinh viên đọc dễ tiếp thu hơn.<br />
Tài liệu phục vụ học tập này chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót.<br />
Mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của các bạn sinh viên và thầy, cô<br />
để có cơ hội phục vụ tốt hơn cho học tập của sinh viên.<br />
Xin chân thành cảm ơn.<br />
Tác giả<br />
<br />
1<br />
<br />
Mục Lục<br />
Chương I: Thổ nhưỡng quyển<br />
1.1. Khái niệm về thổ nhưỡng và lớp vỏ thổ nhưỡng ………………………4<br />
1.2. Quá trình phong hóa và sự hình thành đất ……………………………..4<br />
1.3. Thành phần và các đặc tính lí, hóa của đất……………………………17<br />
1.4. Một số đặc tính của đất …………………………………………….....21<br />
1.5. Một số tính chất cơ bản và cơ lí của đất…………………....................25<br />
1.6. Các quy luật phân bố và sự phân bố đất trên thế giới…………….…..27<br />
Chương II: Sinh Quyển………………………………………………….42<br />
2.1. Khái niệm về sinh quyển, phạm vi, thành phần vật chất, đặc tính và vai trò<br />
của sinh quyển…………………………………………………………………..42<br />
2.2. Các nhân tố sinh thái và sự thích nghi của sinh vật…………………..44<br />
2.3. Quần xã sinh vật và hệ sinh thái ……………………………………..55<br />
2.5. Loài người trên Trái đất………………………………………………71<br />
2.6. Một số vấn đề sử dụng và bảo vệ tính đa dạng trên thế giới………....74<br />
Chương III: Lớp vỏ cảnh quan và các quy luật địa lí của Trái đất…..78<br />
3.1. Lớp vỏ cảnh quan của Trái đất………………………………………..77<br />
3.2. Các quy luật địa lí chung của Trái đất …..............................................81<br />
3.3. Các đới cảnh quan trên bề mặt Trái đất ………………………….…..92<br />
3.4. Con người và môi trường địa lí ……………………………………..107<br />
<br />
2<br />
<br />
DANH MỤC VIẾT TẮT<br />
ĐTH<br />
<br />
:<br />
<br />
Địa Trung Hải<br />
<br />
TBD<br />
<br />
:<br />
<br />
Thái Bình Dương<br />
<br />
NBC<br />
<br />
:<br />
<br />
Nam Bán Cầu<br />
<br />
CQ<br />
<br />
:<br />
<br />
Cảnh quan<br />
<br />
MTĐL<br />
<br />
:<br />
<br />
Môi trường địa lí<br />
<br />
MT<br />
<br />
:<br />
<br />
Môi trường<br />
<br />
MQH<br />
<br />
:<br />
<br />
Mối quan hệ<br />
<br />
XH<br />
<br />
:<br />
<br />
Xã hội<br />
<br />
VCQ<br />
<br />
:<br />
<br />
Vỏ cảnh quan<br />
<br />
TNTN<br />
<br />
:<br />
<br />
Tài nguyên thiên nhiên<br />
<br />
3<br />
<br />
Chương I<br />
<br />
THỔ NHƯỠNG QUYỂN<br />
Mục tiêu:<br />
<br />
- Giúp sinh viên hiểu rõ đất không những là thành phần vật chất quan trọng của<br />
lớp vỏ địa lí mà còn là “tấm gương” biểu hiện rõ nhất những tác động của tự nhiên,<br />
đồng thời còn là một tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa lớn lao đối với hoạt động sản<br />
xuất nông nghiệp của con người cũng như mọi hoạt động khác của xã hội.<br />
1.1. Khái niệm về thổ nhưỡng và lớp vỏ thổ nhưỡng<br />
1.1.1. Khái niệm thổ nhưỡng<br />
V.R.Viliam (1863- 1930) “Đất là lớp tơi xốp ở bề mặt lục địa, có khả năng cho<br />
thu hoạch thực vật. Độ phì là một tính chất hết sức quan trọng của đất, là đặc trưng<br />
cơ bản của đất”.<br />
Vậy độ phì nhiêu là gì?<br />
“Độ phì nhiêu của đất là khả năng đất cung cấp cho thực vật: nước, các chất<br />
dinh dưỡng và các yếu tố khác (như nhiệt, khí…) để chúng sinh trưởng và phát<br />
triển”.<br />
Độ phì nhiêu của đất gồm các loại: độ phì tự nhiên, độ phì hữu hiệu, độ phì tiềm<br />
tàng, độ phì nhân tạo và độ phì kinh tế.<br />
1.1.2. Lớp vỏ thổ nhưỡng<br />
Lớp vỏ thổ nhưỡng (còn được gọi là thổ nhưỡng quyển) là lớp vỏ chứa vật chất<br />
tơi xốp (đất) nằm ở bề mặt lục địa, tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển và sinh<br />
quyển.<br />
<br />
4<br />
<br />