intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Đồ hoạ kỹ thuật 1: Phần 2 - Trường ĐH Thuỷ Lợi

Chia sẻ: Minh Quan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

23
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Bài giảng Đồ hoạ kỹ thuật 1: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: hình cắt – mặt cắt; biểu diễn vật thể. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Đồ hoạ kỹ thuật 1: Phần 2 - Trường ĐH Thuỷ Lợi

  1. CHƯƠNG 4 HÌNH CẮT – MẶT CẮT Hình cắt - mặt cắt được sử dụng trong tất cả các loại bản vẽ kỹ thuật như xây dựng, cơ khí, , kiến trúc…. Đây là loại hình biểu diễn quan trọng trong việc hình dung và thể hiện các vật thể có cấu tạo bên trong phức tạp nhằm giảm số lượng nét khuất để bản vẽ rõ ràng, dễ hiểu. 4.1. Hình cắt – mặt cắt 4.1.1. Khái niệm hình cắt-mặt cắt Tưởng tượng cắt vật thể bằng một mặt phẳng, bỏ phần vật thể nằm giữa người quan sát và mặt phẳng cắt, sau đó chiếu thẳng góc phần còn lại của vật thể lên mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng cắt (Hình 4.1) thì: + Hình cắt là hình chiếu thẳng góc phần còn lại của vật thể trên mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng cắt (Hình 4.2a). + Mặt cắt là hình chiếu thẳng góc của hình phẳng - giao diện của mặt phẳng cắt với vật thể (Hình 4.2b). Hình 4.1. Phương pháp thiết lập hình cắt-mặt cắt Hình 4.2 Biểu diễn hình cắt-mặt cắt trên bản vẽ 57
  2. Chú ý: Việc cắt vật thể chỉ là tưởng tượng khi thiết lập hình cắt-mặt cắt, do đó vật thể phải được coi là nguyên vẹn khi biểu diễn bằng các hình chiếu khác. Ví dụ trên hình 4.3, hình chiếu bằng phải biểu diễn đầy đủ, không được bỏ không biểu diễn phần vật thể nằm giữa người quan sát và mặt phẳng cắt. 4.1.2. Quy ước đối với hình cắt, mặt cắt 4.1.2.1 Quy ước ký hiệu vị trí mặt phẳng cắt Vị trí mặt phẳng cắt được ký hiệu bằng nét Hình 4.3 Hình chiếu bằng biểu cắt vẽ trùng với hình chiếu suy biến của mặt phẳng diễn không đúng cắt, ngoài ra còn có ký hiệu tên gọi và hướng quan sát hình cắt-mặt cắt sẽ biểu diễn trong bản vẽ. Ví dụ trên hình 4.4, mặt phẳng cắt được biểu diễn bằng nét cắt ở hình chiếu bằng, A-A là tên gọi mặt phẳng cắt, mũi tên ký hiệu hướng quan sát. Quy ước ký hiệu vị trí mặt phẳng cắt theo tiêu chuẩn ISO: - Nét cắt là nét chấm gạch mảnh, tô đậm ở hai đầu và tại các vị trí gãy khúc, phần nét tô đậm không được chạm vào đường biểu diễn của vật thể. - Mũi tên chỉ hướng nhìn vẽ bằng nét liền đậm, vuông góc tại trung điểm của nét tô đậm. - Tên mặt phẳng cắt được viết bằng chữ in hoa theo hướng đọc bản vẽ và đặt bên cạnh mũi tên. Các tên gọi thường dùng cho mặt phẳng cắt như I-I, II-II,…A-A, B-B,… 1-1, 2-2,… và được ghi rõ bằng chữ in hoa cùng với hình cắt-mặt cắt tương ứng Quy ước biểu diễn nét cắt theo tiêu chuẩn ANSI: - Nét cắt là nét chấm chấm gạch hoặc nét đứt có độ đậm 0,6mm. Hai đầu kéo dài ra khỏi đường chu vi của vật thể 6mm, tại hai đầu mút vẽ Hình 4.4 Ký hiệu vị trí, tên gọi mặt hai đoạn thẳng vuông góc với nét cắt kèm theo phẳng cắt và hướng chiếu mũi tên chỉ hướng nhìn. theo tiêu chuẩn ISO - Tên mặt phẳng cắt được viết bằng chữ in hoa theo chiều đọc bản vẽ, đặt bên cạnh mũi tên. Tên gọi hình cắt-mặt cắt được ghi bằng chữ in hoa tương ứng với tên gọi mặt phẳng cắt như I-I,II-II,…A-A, B-B,…1-1,2-2,… 58
  3. Hình 4.5 Ký hiệu vị trí, tên gọi mặt phẳng cắt và hướng chiếu Các trường hợp không cần ký hiệu mặt phẳng cắt + Mặt phẳng cắt trùng với mặt phẳng đối xứng của vật thể đồng thời các hình cắt, mặt cắt đặt theo liên hệ dóng với các hình chiếu thẳng góc tương ứng (Hình 4.6). Hình 4.6 Mặt phẳng cắt trùng với mặt phẳng đối xứng của vật thể + Vật thể có cấu tạovàđơn cácgiản hìnhdạng cắt-mặt cắt đồng thanh đặt theo liên nhất vàhệmặt dóng cắt được đặt theo liên hệ dóng hoặc trục đối xứng của mặt cắt trùng với vị trí mặt phẳng cắt (Hình 4.7). Hình 4.7 Mặt cắt đặt theo liên hệ dóng hoặc trục đối xứng trùng với mặt phẳng cắt thì không cần ký hiệu vị trí, tên gọi mặt phẳng cắt và hướng chiếu 59
  4. Trường hợp không cần ghi chú tên gọi cho mặt phẳng cắt + Đối với mặt cắt vẽ kết hợp ngay trên hình chiếu thẳng góc hoặc đặt ngay trên phần kéo dài của nét cắt thì chỉ cần vẽ mũi tên chỉ hướng nhìn mà không cần ghi chú tên gọi mặt phẳng cắt (Hình 4.8 a,b,c). Hình 4.8 Các trường hợp không cần ghi chú tên gọi mặt phẳng cắt 4.1.2.2 Quy ước về thể hiện các đường nét trên hình cắt-mặt cắt + Hình cắt là hình chiếu thẳng góc phần còn lại của vật thể, do đó các đường nét biểu diễn áp dụng các quy ước của hình chiếu thẳng góc. + Đường bao của mặt cắt khi vẽ độc lập được biểu diễn bằng nét liền đậm. + Trường hợp mặt cắt được vẽ ngay trên hình chiếu thẳng góc thì đường bao của mặt cắt được biểu diễn bằng nét liền mảnh (Hình 4.8a). 4.1.2.3 Quy ước về ký hiệu vật liệu cho hình cắt-mặt cắt Trên hình cắt-mặt cắt, phần giao tuyến giữa mặt phẳng cắt và vật thể được ký hiệu vật liệu theo quy ước. Nếu bản vẽ không yêu cầu ký hiệu vật liệu cụ thể thì phải sử dụng ký hiệu đường gạch mặt cắt. Quy ước biểu diễn đường gạch mặt cắt - Các đường gạch mặt cắt vẽ bằng nét liền mảnh nghiêng 45o so với đường bao quanh hoặc trục đối xứng của mặt cắt, trường hợp mặt cắt có đường bao đặc biệt thì có thể thay đổi góc nghiêng cho phù hợp. - Đường gạch mặt cắt phải song song và cách đều nhau từ 1.5-3 mm hoặc hơn phụ thuộc vào khổ giấy và tỷ lệ vẽ, không vẽ dài quá đường bao hoặc chưa chạm tới đường bao của vùng gạch vật liệu (Hình 4.9). Hình 4.9 Quy ước đường gạch mặt cắt 60
  5. Quy ước gạch mặt cắt trong một số trường hợp đặc biệt - Đường gạch mặt cắt không nên song song hay vuông góc với đường bao ngoài (Hình 4.10a và b), nếu đường bao ngoài nghiêng 45o so với phương ngang thì đường gạch mặt cắt phải nghiêng một góc khác, ví dụ góc 30o (Hình 4.10c). - Nếu trong vùng gạch mặt cắt có ghi chú hay kích thước thì các đường gạch mặt cắt không gạch qua nội dung ghi chú và giá trị kích thước (Hình 4.10e). Hình 4.10 Một số trường hợp cần chú ý khi gạch mặt cắt + Hai chi tiết liền kề nhau thì đường gạch mặt cắt phải theo hai hướng khác nhau hoặc cùng hướng nhưng khoảng cách giữa các đường phải khác nhau. Hai phần của cùng một chi tiết phải cùng một kiểu ký hiệu (Hình 4.1a) + Nếu phần cần gạch mặt cắt quá lớn, cho phép gạch hoặc vẽ ký hiệu vật liệu tượng trưng ở vùng gần đường bao (Hình 4.11b). + Nếu phần cần gạch quá hẹp thì cho phép tô đen như ví dụ hình 4.11c. + Nếu có các mặt cắt hẹp kề nhau và tô đen thì phải để một khe hở không nhỏ hơn 0,7mm giữa các mặt cắt đó (Hình 4.11d). Hình 4.11 Quy ước gạch mặt cắt trong một số trường hợp đặc biệt 61
  6. 4.1.2.4 Quy ước thể hiện nét khuất trong hình cắt + Trường hợp vật thể có cấu tạo đơn giản hoặc trên bản vẽ có hình chiếu thẳng góc tương ứng thì trên hình cắt có thể bỏ nét khuất (Hình 4.12). Hình 4.12 Trường hợp hình cắt không cần biểu diễn các nét khuất + Với vật thể có cấu tạo phức tạp hoặc trên bản vẽ không có hình chiếu thẳng góc tương ứng thì trên hình cắt phải biểu diễn nét khuất (Hình 4.21) Hình 4.13 Biểu diễn nét khuất trên hình cắt khi không có hình chiếu tương ứng 4.1.2.5 Quy ước thể hiện hình cắt – mặt cắt đã được xoay Thông thường, hình cắt-mặt cắt được đặt theo liên hệ dóng và đúng hướng nhìn theo mũi tên chỉ hướng. Trong một số trường hợp, để dễ đọc và thuận lợi cho việc bố trí bản vẽ thì có thể xoay hình cắt-mặt cắt đi một góc nào đó, khi đó yêu cầu phải vẽ mũi tên cong ở phía trên hoặc mũi tên cong kèm góc xoay ở bên cạnh tên gọi hình cắt-mặt cắt để biểu thị hình cắt- mặt cắt đã được xoay (Hình 4.14). Hình 4.14 Biểu diễn mặt cắt đã được xoay 62
  7. 4.1.2.6 Quy ước về kết hợp hình chiếu với hình cắt Để giảm bớt số lượng hình vẽ, có thể kết hợp hình chiếu và hình cắt tương ứng trên cùng một hình biểu diễn thể hiện được cả hình dạng bên ngoài và cấu tạo bên trong của vật thể. - Khi kết hợp hình cắt với hình chiếu, nếu trục đối xứng thẳng đứng thì hình cắt đặt bên phải trục đối xứng, nếu trục đối xứng nằm ngang hình cắt đặt bên dưới trục đối xứng (Hình 4.15a). - Trường hợp hình chiếu có trục đối xứng và không có nét biểu diễn nào trùng với trục đối xứng thì trục đối xứng được dùng làm đường phân cách giữa hình chiếu và hình cắt (Hình 4.15a). - Trường hợp hình chiếu không có trục đối xứng hoặc có một cạnh của vật thể trùng với trục đối xứng thì phải dùng nét lượn sóng làm đường phân cách theo nguyên tắc ưu tiên biểu diễn nét liền đậm – nét thấy(Hình 4.15b,c). - Khi kết hợp hình chiếu với hình cắt, cho phép không vẽ các nét khuất của hình chiếu và hình cắt nếu chúng đã được thể hiện bằng nét thấy tương ứng trên hình cắt và hình chiếu kết hợp còn lại(Hình 4.15d) Hình 4.15 Quy ước vị trí, biểu diễn đường phân cách và không thể hiện nét khuất khi kết hợp giữa hình chiếu và hình cắt 63
  8. 4.1.3 Phân loại hình cắt Hình cắt được phân loại dựa vào số lượng và vị trí mặt phẳng cắt. 4.1.3.1. Hình cắt nhận được từ một mặt phẳng cắt Khi sử dụng một mặt phẳng cắt qua vật thể, ta có các loại hình cắt sau: + Hình cắt toàn phần; + Hình cắt bán phần; + Hình cắt riêng phần (hình cắt cục bộ); - Hình cắt toàn phần: được xây dựng bằng cách dùng một mặt phẳng cắt hoàn toàn qua vật thể. Khi đó, dựa vào vị trí của mặt phẳng cắt để phân loại hình cắt như: hình cắt đứng, hình cắt bằng, hình cắt cạnh, hình cắt nghiêng… + Hình cắt đứng là hình cắt thu được khi dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng (Hình 4.16a – hình cắt A-A). + Hình cắt bằng là hình cắt thu được khi dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu bằng (Hình4.16a – hình cắt B-B). + Hình cắt cạnh là hình cắt thu được khi dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh (Hình4.16a – hình cắt C-C). Thông thường, các hình cắt được đặt theo liên hệ dóng hoặc ở vị trí của các hình chiếu cơ bản tương ứng. Trong một bản vẽ có thể biểu diễn nhiều hình cắt nhiều hình cắt. Trường hợp mặt phẳng cắt là mặt phẳng đối xứng của vật thể và song song song mặt phẳng hình chiếu cơ bản, cho phép không ký hiệu mặt phẳng cắt và không cần ghi tên hình cắt cơ bản tương ứng (Hình 4.16b) Hin ̀ h 4.16 Biểu diễn hình cắt đứng, hình cắt bằng, hình cắt cạnh và một số hình cắt cơ bản 64
  9. + Hình cắt nghiêng: là hình cắt thu được khi mặt phẳng cắt không song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản. Hình cắt nghiêng có thể đặt theo liên hệ dóng với hình chiếu thẳng góc hoặc xoay và đặt tại vị trí hợp lý trong bản vẽ (Hình 4.17). Hình 4.17 Hình cắt nghiêng - Hình cắt bán phần: thường dùng với những vật thể đối xứng, khi đó mặt phẳng cắt không cắt qua hết vật thể mà quy ước chỉ cắt đến vị trí mặt phẳng đối xứng của vật thể. Hình cắt bán phần thường được biểu diễn cùng hình chiếu thẳng góc tương ứng theo quy tắc vẽ kết hợp (Hình 4.18a). - Hình cắt riêng phần (hình cắt cục bộ): được dùng khi chỉ cần thể hiện rõ một phần hay một bộ phận của vật thể, khi đó dùng đường lượn sóng để phân cách hình cắt và hình chiếu, không cần vẽ nét cắt (Hình 4.18b). Hin ̀ h 4.18 Hình cắt bán phần và hình cắt riêng phần 65
  10. 4.1.3.2 Hình cắt nhận được từ nhiều mặt phẳng cắt Khi sử dụng nhiều mặt phẳng cắt qua vật thể, nhận được các loại hình cắt sau: + Hình cắt bậc. + Hình cắt xoay. - Hình cắt bậc: được thiết lập bởi nhiều mặt phẳng cùng song song với một mặt phẳng hình chiếu cơ bản để cắt qua nhiều chi tiết của vật thể để thể hiện rõ đồng thời nhiều chi tiết mà không cần dùng nhiều hình cắt. Trên hình cắt bậc quy ước không thể hiện giao tuyến giữa các mặt phẳng cắt. (Hình 4.19) Hin ̀ h 4.19 Quy ước biểu diễn hình cắt bậc Hình 4.33 Hình cắt bậc - Hình cắ t xoay: đươ ̣c thiết lập bởi nhiều mặt phẳng cắt giao nhau liên tiếp để cắt qua nhiều bộ phận cần thể hiện của vâ ̣t thể . Sau khi cắt, các mặt phẳng cắt cùng các bộ phận bị cắt qua được hình dung quay một góc tới vị trí thẳng hàng, sau đó chiếu lên mặt phẳng hình chiếu song song các mặt phẳng cắt đã xoay thẳng hàng đó. Thông thường, các mặt phẳng cắt được xoay đến vị trí song song một mặt phẳng hình chiếu cơ bản. Quy ước không biểu diễn giao tuyến của các mặt phẳng cắt trên hình cắt xoay (Hình 4.20). Hin ̀ h 4.20 Quy ước biểu diễn hình cắt xoay 66
  11. 4.1.3.2 Phân loại mặt cắt Dựa vào vị trí đặt mặt cắt trên bản vẽ, ta có các loại mặt cắt sau: + Mặt cắt chập; + Mặt cắt rời; - Mặt cắt chập: là mặt cắt được vẽ ngay trên hình chiếu cơ bản tương ứng tại vị trí cắt. Đường bao của mặt cắt chập được vẽ bằng nét liền mảnh. Các đường nét của hình chiếu cơ bản vẫn phải thể hiện đầy đủ (Hình 4.21). Hình 4.21 Mặt cắt chập - Mặt cắt rời: là mặt cắt được vẽ ra bên ngoài hình chiếu cơ bản hoặc vẽ tại chỗ cắt lìa của hình chiếu cơ bản. Nếu mặt cắt rời được đặt sao cho trục của mặt cắt trùng với nét cắt hoặc đặt tại chỗ cắt lìa và theo đúng liên hệ dóng thì không cần ghi chú tên mặt phẳng cắt (Hình 4.22). Hình 4.22 Mặt cắt rời 4.1.4 Phương pháp vẽ hình cắt-mặt cắt 4.1.4.1 Phương pháp chung Các bước dựng hình cắt-mặt cắt trên hình chiếu thẳng góc: Bước 1: Xác định vị trí mặt phẳng cắt và hướng chiếu. Bước 2: Xác định các đoạn giao tuyến suy biến của mặt phẳng cắt với các bề mặt chiếu tương ứng của vật thể. 67
  12. Bước 3: Xác định hình chiếu của các đoạn giao tuyến đó trên hình chiếu thẳng góc liền kề. Bước 4: Xác định giao tuyến của mặt phẳng cắt với các mặt còn lại của vật thể để tạo thành đường bao của mặt cắt, sau đó gạch mặt cắt theo quy ước. Nếu muốn vẽ mặt thì chỉ giữ lại đường bao và các nét gạch mặt cắt. Nếu vẽ hình cắt thì biểu diễn hình chiếu thẳng góc phần còn lại của vật thể theo quy ước. 4.1.4.2 Một số ví dụ Ví dụ 1: Cho hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh của vật thể, vẽ hình cắt A-A và mặt cắt B-B (Hình 4.23). Hin ̀ h 4.23 Ví dụ 1 68
  13. Ví dụ 2: Cho hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của vật thể, vẽ hình cắt đứng (Hình 4.24). Hình 4.24 Ví dụ 2 Ví dụ 3: Cho hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của vật thể, vẽ mặt cắt B-B (Hình 4.25) Hin ̀ h 4.25 Ví dụ 3 69
  14. Ví dụ 4: Cho ba hình chiếu thẳng góc của vật thể, vẽ hình cắt đứng kết hợp hình chiếu đứng, hình cắt cạnh kết hợp hình chiếu cạnh (Hình 4.26). Hin ̀ h 4.26 Ví dụ 4 70
  15. 4.2 Hình cắt trục đo 4.2.1 Khái niệm Hình cắt trục đo là hình chiếu trục đo của phần vật thể còn lại sau khi cắt bỏ một phần vật thể để thể hiện rõ cấu tạo bên trong vật thể đó. 4.2.2 Phân loại hình cắt trục đo - Hình cắt trục đo toàn phần: được thiết lập khi sử dụng một hoặc nhiều mặt phẳng cắt bỏ một nửa vật thể, vì nửa cắt bỏ của vật thể không được biểu diễn trên bản vẽ nên loại hình cắt trục đo này thường áp dụng với mặt phẳng cắt là mặt phẳng đối xứng của vật thể (Hình 4.27a). - Hình cắt trục đo bán phần: được thiết lập khi sử dụng hai mặt phẳng cắt bỏ một góc phần tư vật thể, thông thường các mặt phẳng cắt là các mặt phẳng đối xứng của vật thể (Hình 4.27b). - Hình cắt trục đo riêng phần: được thiết lập khi sử dụng một hay nhiều mặt phẳng cắt bỏ một phần nhỏ của vật thể (Hình 4.27c) Hình 4.27 Phân loại hình cắt trục đo 4.2.3 Quy ước đối với hình cắt trục đo - Quy ước đường nét biểu diễn và ghi kich thước: tương tự các quy ước đối với hình hình chiếu trục đo. - Quy ước gạch mặt cắt: tương tự đối với hình cắt, mặt cắt. Nếu mặt phẳng cắt song song các mặt phẳng hình chiếu cơ bản thì hướng của đường gạch mặt cắt phải song song với cạnh của tam giác vết (Hình 4.28). Hình 4.28 Quy ước gạch mặt cắt trên hình cắt trục đo 71
  16. 4.2.4 Phương pháp xây dựng hình cắt trục đo 4.2.4.1 Phương pháp chung - Phương pháp 1: + Bước 1: Dựng hình chiếu trục đo của vật thể (bằng nét mảnh) + Bước 2: Xác định giao tuyến của mặt phẳng cắt và vật thể. + Bước 3: Bỏ phần vật thể bị cắt bỏ và biểu diễn phần còn lại của vật thể theo quy ước. - Phương pháp 2: + Bước 1: Dựng hình chiếu trục đo của giao tuyến giữa mặt phẳng cắt và vật thể và gạch mặt cắt theo quy ước. + Bước 2: Dựng hình chiếu trục đo của phần vật thể còn lại và biểu diễn theo quy ước. 4.2.4.2 Một số ví dụ Ví dụ 1: Dựng hình cắt trục đo toàn phần của vật thể (Hình 4.29). Hình 4.29 Dựng hình cắt trục đo toàn phần của vật thể 72
  17. Ví dụ 2: Dựng hình cắt trục đo bán phần của vật thể (Hình 4.30) Hình 4.30 Dựng hình cắt trục đo bán phần của vật thể 73
  18. Bài tập 4.1 Cho các hình chiếu thẳng góc của vật thể (Hình 4.31) - Vẽ các hình cắt cơ bản (nếu có) - Vẽ các mặt cắt đứng, mặt cắt bằng, mặt cắt cạnh (SV tự chọn vị trí cắt) - Vẽ hình cắt trục đo toàn phần hoặc bán phần của vật thể. Hình 4.31 Bài tập 1 74
  19. 4.2 Vẽ hình cắt bậc và hình cắt xoay cho các vật thể trong hình 4.32 Hình 4.32 Bài tập 2 4.3. Vẽ hình cắt nghiêng cho các vật thể trong hình 4.33 a) b) Hình 4.33 Bài tập 3 75
  20. 4.4 Biểu diễn hình chiếu kết hợp hình cắt cho các vật thể trong hình 4.34 Hình 4.34 Bài tập 4 76
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2