intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Giám sát dịch tễ học bệnh truyền nhiễm - PGS. TS. Đoàn Huy Hậu

Chia sẻ: Dsfcf Dsfcf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

448
lượt xem
83
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Giám sát dịch tễ học bệnh truyền nhiễm trình bày về định nghĩa giám sát dịch tễ học, mục đích của giám sát nhằm lập kế hoạch và đưa ra các biện pháp phòng chống bệnh kịp thời và hiệu quả, sơ đồ hệ thống giám sát các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Giám sát dịch tễ học bệnh truyền nhiễm - PGS. TS. Đoàn Huy Hậu

  1. GIÁM SÁT DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM 1
  2. ĐỊNH NGHĨA GIÁM SÁT DỊCH TỄ HỌC Là sự thu thập, phân tích, giải thích và phổ biến số liệu giám sát một cách liên tục có hệ thống 2
  3. MỤC ĐÍCH GIÁM SÁT Mục đích chung: Lập kế hoạch và đưa ra các biện pháp phòng chống bệnh kịp thời và hiệu quả 3
  4. MỤC ĐÍCH GIÁM SÁT Mục đích cụ thể: 1. Phát hiện dịch sớm. 2. Thông báo dịch nhanh và triển khai các biện pháp chống dịch kịp thời. 3. Xác định được sự phân bố của bệnh theo từng vùng địa lý, cơ cấu của bệnh trong cộng đồng. 4. Đánh giá được tính nghiêm trọng của mỗi bệnh qua tần số mắc và chết. 4
  5. MỤC ĐÍCH GIÁM SÁT Mục đích cụ thể: 5. Phát hiện được quy luật phát sinh, chu kỳ bùng nổ dịch. 6. Dự báo mô hình xuất hiện dịch trong tương lai, chủ động lập kế hoạch phòng chống. 7. Lựa chọn bệnh ưu tiên trong công tác phòng chống trong từng thời kỳ. 5
  6. MỤC ĐÍCH GIÁM SÁT Mục đích cụ thể: 8. Đánh giá hiệu quả của những biện pháp phòng chống bệnh. 9. Xác định những thay đổi về tác nhân, vật chủ, khối cảm nhiễm để đánh giá khả năng tiềm tàng xảy ra bệnh trong tương lai. 10. Tìm hiểu lịch sử tự nhiên, lâm sàng và dịch tễ học của bệnh (ai có nguy cơ, bệnh xảy ra khi nào, ở đâu). 6
  7. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG GIÁM SÁT CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM Ở VIỆT NAM BỘ Y TẾ CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ BỆNH VIỆN TUYẾN /PASTEUR KHU VỰC TRUNG ƯƠNG TTYTDP TỈNH BỆNH VIỆN TỈNH TTYTDP HUYỆN BV HUYỆN, PHÒNG KHÁM TƯ CÁC TRẠM Y TẾ XÃ 7
  8. QUÁ TRÌNH GIÁM SÁT – Thu thập – Phân tích – Giải thích – Phổ biến 8
  9. THU THẬP SỐ LIỆU Thu thập số liệu là một khâu quan trọng nhất, chỉ khi nào thu thập số liệu đầy đủ, chính xác thì việc phân tích số liệu mới có giá trị khoa học. 9
  10. THU THẬP SỐ LIỆU Số liệu có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: 1. Từ hệ thống giám sát thường xuyên 2. Từ điều tra từng ca bệnh 3. Từ thông báo dịch 4. Từ điều tra dịch trên thực địa 5. Từ phòng thí nghiệm 6. Từ giám sát điểm 7. Từ các điều tra đặc biệt 10
  11. THU THẬP SỐ LIỆU 8. Số liệu về ổ chứa động vật, vectơ: – Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở động vật đối với những bệnh truyền từ động vật sang người (như dại, cúm A H5N1...) – Sự xuất hiện tác nhân gây bệnh ở động vật nuôi và hoang dã (như điều tra loài gậm nhấm đối với bệnh dịch hạch, điều tra quần thể lợn đối với bệnh viêm não Nhật Bản….) – Sự thay đổi về số lượng và phân bố của những ổ chứa động vật và vectơ truyền bệnh (chỉ số muỗi trong bệnh sốt xuất huyết, bọ chét trong bệnh dịch hạch...) 11
  12. THU THẬP SỐ LIỆU 9. Số liệu dân số 10.Số liệu về môi trường: – Số liệu về môi trường sử dụng để phát hiện ô nhiễm nước, sữa và thực phẩm... – Phát hiện những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc tồn tại ổ chứa bệnh ở động vật hoặc vectơ truyền bệnh. Ví dụ, phế thải (lốp xe hỏng, ống bơ, mảnh chum vại vỡ....) là nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue. 12
  13. PHÂN TÍCH Chỉ có quá trình tập hợp phân tích số liệu giám sát một cách đầy đủ và liên tục mới cho phép biết được mô hình bệnh tật cụ thể, sự thay đổi trong lưu hành bệnh và khả năng xảy ra bệnh. 13
  14. PHÂN TÍCH Phân tích số liệu giám sát theo – Thời gian – Địa điểm – Con người 14
  15. Phân tích số liệu theo thời gian • Mục đích của việc phân tích số liệu theo thời gian là để phát hiện sự thay đổi mắc và chết theo thời gian. • Qua theo dõi xu hướng theo thời gian có thể thấy quy luật thay đổi, và có thể đưa ra dự báo. • Số liệu phân tích theo thời gian thường được trình bày trên đồ thị dây hoặc đồ thị cột. • Những sự kiện đã xảy ra và có thể ảnh hưởng tới bệnh. Ví dụ như bão, lũ lụt, chiến dịch tiêm chủng hoặc những sự kiện xã hội quan trọng. Điều này có thể giúp giải thích tại sao tỷ lệ mắc mới tăng hoặc giảm trong một giai đoạn thời gian nào đó. 15
  16. Phân tích số liệu theo thời gian Bệnh tiêu chảy tại xã Quang Minh, 1-31/7/2002 Hội làng 16
  17. Phân tích số liệu theo thời gian • Xu hướng bệnh giảm dần hay tăng dần hay tăng đột ngột • Xu hướng bệnh theo chu kỳ (sởi, rubella, thủy đậu...) • Phân bố bệnh theo mùa: viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, cúm .v.v. 17
  18. H× h 1: TØl Ö M ¾c sè t d e n g u e t o µ n q u è c , 1997-2006 n 350 300 250 M¾c/100.000 200 150 100 50 0 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 18
  19. h × h 3: TØl Ö m¾c c ó m, mi Òn b¾c v µ mi Òn n a m, 1997-2006 n 3500 3000 2500 Mắc/100.000 2000 Miền Bắc Miền Nam 1500 1000 500 0 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 19
  20. Phân tích số liệu theo địa điểm • Cho biết thông tin về nơi bệnh xảy ra • Xác định vùng nguy cơ cao • Sử dụng bản đồ chấm hoặc bản đồ vùng 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2