Bài giảng Giao thoa văn hóa - Bài 2: “Quyền lực” (P), “khoảng cách” (D), “độ áp đặt” (R) và “lịch sự” trong giao tiếp
lượt xem 5
download
Bài giảng Giao thoa văn hóa - Bài 2: “Quyền lực” (P), “khoảng cách” (D), “độ áp đặt” (R) và “lịch sự” trong giao tiếp. Bài này có nội dung trình bày về: quyền lực quan hệ; khoảng cách xã hội; mức độ áp đặt (ranking of imposition); giao tiếp nội văn hóa (Việt); giao tiếp giao văn hóa (Việt - Mĩ);... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Giao thoa văn hóa - Bài 2: “Quyền lực” (P), “khoảng cách” (D), “độ áp đặt” (R) và “lịch sự” trong giao tiếp
- 8/4/2020 - Lưu ý: những khái quát trên đây không phải lúc nào cũng đúng. Việc nghiên cứu các trường hợp cụ thể (case-study) với các hành động lời nói hay các hành động, sự kiện và tình huống giao tiếp cụ thể có khả năng dẫn đến các kết quả khác với những khai quát trên Bài 2 “QUYỀN LỰC ” (P), “KHOẢNG CÁCH” (D), “ĐỘ ÁP ĐẶT ” (R) VÀ “LỊCH SỰ” TRONG GIAO TIẾP 10
- 8/4/2020 Một số quan điểm Brown và Levinson (1987): Nhìn chung các nghiên cứu hình như đã ủng hộ quan điểm là có 3 nhân tố xã hội học đóng vai trò quyết định mức độ lịch sự mà người nói (S) sẽ sử dụng với người nghe (H): Đó là quyền lực quan hệ (P) của người nghe đối với người nói, khoảng cách xã hội (D) giữa người nói và người nghe, và mức độ áp đặt (R) của người sử dụng hành động đe dọa thể diện. Rosaldo: Nhân tố P thay đổi một cách đáng kể giữa xã hội bình đẳng và xã hội có tôn ti nên các bình diện P, D, R có lẽ quá đơn giản để có thể …nắm bắt được những phức tạp của các cách thức trong đó các thành viên của các nền văn hóa khác nhau đánh giá về bản chất của các quan hệ xã hội và các hành vi ứng xử giữa người với người. (Rosaldo, 1982:230) 11
- 8/4/2020 Về cơ bản: … đối với so sánh giao văn hóa, ba nhân tố này (quyền lực, khoảng cách và mức độ áp đặt) trong sự kết hợp với các bình diện văn hóa đặc thù của tính tôn ti, khoảng cách xã hội và mức độ áp đặt có lẽ đã hoàn tất được một công việc khá đầy đủ là đoán được các đánh giá về sự lịch sự . (Brown và Levinson, 1987:17) 1. quyền lực quan hệ “quyềnlực quan hệ” giữa hai đối tác giao tiếp sẽ ảnh hưởng tới cách thức mà họ trò chuyện với nhau Giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp Sử dụng hình thức quan hệ xưng hô cho phù hợp Viện đến các dấu hiệu từ vựng-tình thái Sử dụng các yếu tố thuộc ngôn ngữ thân thể Các yếu tố cận ngôn và ngoại ngôn … 12
- 8/4/2020 Nếu hai đối tác là “những người đồng quyền” (power – equals) Với cùng một đề tài giao tiếp, trong cùng một khung cảnh giao tiếp Sẽ sử dụng các chiến lược và thủ thuật giao tiếp khác với khi họ trò chuyện với những người có quyền lực cao hơn hay thấp hơn VD: Khi đến văn phòng của đối thể giao tiếp là bạn của chủ thể giao tiếp (CTGT)để vay tiền hoàn thiện căn nhà đang xây, CTGT có thể nói: - Thành này, mình xây nhà. Phần thô xong rồi. Định hoàn thiện luôn một thể, nhưng lại kẹt tiền quá. Cậu cho mình vay khoảng 20 triệu được không? Nhưng nếu đến văn phòng của sếp, người vốn có q hệ rất tốt với CTGT, với cùng một mục đích, CTGT cần phải viện đến cách nói gián tiếp hơn, nhiều yếu tố bao (surroundings) hơn và tính ướm thử (tentativeness) của đề nghị cũng cao hơn. VD: Anh ạ, đợt này em xây nhà bận quá. Đúng là “làm ruộng thì ra, làm nhà thì tốn” thật. Anh biết không, lúc đầu dự trù khoảng 230 triệu là thoải mái. Thế mà mới xong phần thô đã mất đến hơn 160 triệu rồi. Em còn có 70 triệu, mà theo dự đoán phải mất khoảng 90 triệu nứa mới hoàn thiện được. Em ngại quá, nhưng chẳng biết nhờ vả ai. Em qua hỏi xem anh có thể cho em vay khoảng 20 triệu, được không ạ? Em sẽ xin gửi anh tiền vào đầu quí tới, anh ạ. 13
- 8/4/2020 Nhưng nếu CTGT là sếp mà người anh ta cần vay là nhân viên thì anh ta có thể nói Toàn này, tớ đang xây nhà nhưng còn thiếu ít tiền. Cho tớ vay được khoảng 20 triệu nhé. II. Khoảng cách xã hội “Khoảng cách xã hội” giữa các đối tác giao tiếp cũng tạo ra sự khác biệt trong cách thức sử dụng cách chiến lược và thủ thuật giao tiếp. Thông thường, khoảng cách xã hội càng nhỏ thì các chiến lược lịch sử ( cả dương tính và âm tính ) càng ít được sử dụng, và cách nói chuyện trực tiếp càng hay được viện tới. 14
- 8/4/2020 Ngược lại, khi khoảng cách xã hội lớn, người ta thường đưa vào các phát ngôn của mình ‘những yếu tố đền bù’ (redresses), hoặc thuộc lịch sử dương tính hoặc thuộc lịch sử âm tính, nhằm làm giảm thiểu tính đe dọa thể hiện của phát ngôn. Với áp lực của khoảng cách xã hội, người ta cũng có thể viện đến các cách thức diễn đạt gián tiếp khác nhau với cùng một một mục đích là làm giảm thiểu tính đe dọa thể diện. 1. Gián tiếp ước lệ 2. Gián tiếp ước lệ + Gián tiếp ước lệ 3. Gián tiếp ước lệ + Gián tiếp phi ước lệ 4. Gián tiếp ước lệ + Trực tiếp 5. Gián tiếp phi ước lệ 6. Gián tiếp phi ước lệ + Gián tiếp phi ước lệ 7. Gián tiếp phi ước lệ + Gián tiếp ước lệ 8. Gián tiếp ước lệ + Trực tiếp 15
- 8/4/2020 Áp lực về khoảng cách xã hội Đề nghị ai đó mở cửa: Đề nghị bạn thân mở cửa, CTGT có thể nói như sau mà ko ngại vi phạm các nguyên tắc của thể diện (face) và xâm hại các nhu cầu thể diện: - Mở cửa ra, mày (công khai, ko có đền bù) - Cửa giả gì mà cứ đóng im ỉm. Nóng bỏ mẹ. ( ko công khai, ko có y tố đền bù) Nhưng khi đề nghị một người quen sơ ( khoảng cách xã hội lớn ) mở cửa ra, chủ thể giao tiếp lại cần phải nói: - Có lẽ mình mở cửa ra cho nó thoảng nhỉ ( Lịch sự dương tính (LSAT) + các dấu hiệu hạ ngôn va thỉnh đồng) - Anh làm ơn mở giúp tôi cái cửa. Tay tôi bẩn quá ( LSAT + các nhã hiệu và dấu hiệu ăng cường) - Phòng có vẻ hơi bí anh nhỉ ( Gián tiếp phi ước lệ + các dấu hiệu uyển thanh và thỉnh đồng) 16
- 8/4/2020 III. Mức độ áp đặt (ranking of imposition) Thiên về nội dung giao tiếp ( interaction-oriented) Xem xét các quan hệ của các đối tác giao tiếp + ảnh hưởng của chúng đến q trình giao tiếp + tìm hiểu những khía cạnh của bản thân q trình giao tiếp Mức độ áp đặt : mức độ áp đặt của hành động ngôn trung lên đối thể giao tiếp nhằm đạt tới đích ngôn trung Đóng v trò quan trọng trong việc q định các chiến lược và thủ thuật giao tiếp sao cho phù hợp với các thành tố giao tiếp và phép lịch sự K niệm “mức độ áp đặt” liên quan mật thiết đến K niệm “hành động đe dọa thể diện (FTA – face-threatening act) của phát ngôn và k niệm “tính có lợi “ ( beneficiality) của hoặc CTGT hoặc ĐTGT 17
- 8/4/2020 Ví dụ: Nhờ 1 người bạn cùng lớp chép bài: CTGT có thể viện tới c lược giao tiếp vòng ( đi từ lí do đến đề nghị) + các y tố đền bù ( phiền cậu, hộ mình …) + các hình thứ xưng hô q hệ ngang loại 1 ( mình-cậu) + các dấu hiệu tình thái ( hòa hợp: cậu biết đấy, tang cường: quá, uyển thanh : có lẽ, thỉnh đồng: nhé) - Nở này, mai là ngày giỗ đầu bà nội mình, mà cậu biết đấy, mình bận quá nên chưa chuẩn bị được gì cả. Có lẽ mai mình định nghỉ học để đi chợ mua đồ cúng. Mình phiền cậu chép bài hộ mình nhé? Tuy nhiên , nếu vẫn là một lời đề nghị nhưng “tính có lợi” lại thuộc về ĐTGT thì CTGT hoàn toàn có thể nói thẳng và viện đến hoặc không cần viện đến các yếu tố đền bù hay các dấu hiệu từ vựng-tình thái mang tính đền bù. Thậm chí: có thể biến lời đề nghị thành một mệnh lệnh mà không sợ tạo ra một TFA quá mạnh và vi phạm “tính lịch sự” 18
- 8/4/2020 Mức đọ đe dọa thể hiện hành động ngôn trung này, được sự trợ gúp của các yếu tố nội ngôn (này, hả), cận ngôn (cường độ và cao độ âm thanh) và ngoại ngôn (sắc mặt giận dữ), rõ ràng là rất cao. Hoặc khi khen bạn cùng lớp: tính đe dọa thể diện thấp và mức độ áp đặt của phát ngôn Ko có hoặc ko hiển lộ, CTGT hoàn toàn có thể khen trực tiếp và ko sử dụng yếu tố đền bù Những nền văn hóa coi trọng tính cộng đồng thường đề cao sự quan tâm (concern) lẫn nhau giữa các thành viến trọng cộng đồng. Do vậy, việc bày tỏ sự quan tâm của mình đối với những chuyện riêng tư (privacy) của người khác được coi là hành vi lịch sự. 19
- 8/4/2020 Trong khi đó, những nền văn hóa thiên hướng cá nhân lại thường đề cao việc tôn trọng tính riêng tư của các thành viên trong cộng đồng. Do đó việc thánh xâm phạm vào lãnh địa cá nhân của người khác được hiểu là một biểu hiện của lịch sự. Chính những diễn giải (interpretations) khác nhau về lịch sự của các nền văn hóa khác nhau là nguồn gốc của các xung đột văn hóa tiềm năng giăng bẫy các thành viên của các nền văn hóa khác khi tham gia vào các hoạt động giao tiếp văn hóa. A. Giao tiếp nội văn hóa (Việt) 1. Nói với bố: - Bọn mình đi ăn sáng đi bố [Lịch sự dương tính – sử dụng ‘ dấu hiệu nhận diện đồng nhóm` (in-group indentity marker): bọn mình] - Cách này trong cộng đồng VH Việt có tôn ti khó đc chấp nhận 20
- 8/4/2020 2. Nói với bạn thân: - Tớ thực sự không muốn phiền cậu, nhưng vì tớ đang phải làm nghiên cứu về phép lịch sự trong hành vi giao tiếp ở các nhóm tuổi khác nhau nên tớ phải hỏi cậu câu này: Năm nay em trai cậu bao nhiêu tuổi rồi nhỉ? [Lịch sự âm tính – nêu rõ lý do phải xâm phạm vào chuyện riêng tư của người khác] - Cách sử dụng âm tính này ko phù hợp vì cả P và D đều tishc cực ( cả CTGT và ĐTGT là đồng niên, đồng quyền) 3. Nói với con (đề nghị con rửa lại mấy cái bát): - Bố biết con rất bận, nhưng con có nghĩ là ‘nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm’ không con? [Lịch sự âm tính – tránh áp đặt, đưa ra gợi ý nhẹ nhàng (mild hint) theo kiểu ướm thử (tentativeness)] - Cách đề nghị kiểu lịch sự âm tính này là khó có thể chấp nhận đc trong cộng đồng người Việt bởi tính tôn ti và tính gia trưởng 21
- 8/4/2020 B. Giao tiếp văn hóa (Việt-Mĩ) 1. Một người Việt nói với một người Mĩ trong lần gặp gỡ đầu tiên: - You’ve got a well-paid job, haven’t you? You’re sure to be the bread-winner of your family. (Anh làm việc này chắc lượng lậu cũng khá lắm nhỉ? Vợ con chắc là được nhờ.) [Lịch sự dương tính – tỏ ra quan tâm đến đối tác giao tiếp] - Câu hỏi trên ko phù hợp trong 1 cộng đồng đề cao tính riêng tư và tính cá nhân 2. Một người Mĩ nói với một đồng nghiệp người Việt: - It is expected that you perform your work better. (Người ta mong rằng anh làm việc tốt hơn.) [Lịch sự âm tính – sử dụng nhuận ngữ bị động trung tính: It is expected that] - Trong cộng đồng văn hóa Việt, lời khuyên trên khó có thể đc tiếp nhận một cách tích cực, thậm chí có thể là một lời khiển trách “lạnh lùng” 22
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI GIẢNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN - TS. NGUYỄN VĂN LỊCH - 3
23 p | 164 | 41
-
Hướng dẫn thi Kinh tế chính trị Mác -Lênin
21 p | 171 | 37
-
Văn hóa, giao thoa văn hóa và giảng dạy ngoại ngữ
18 p | 214 | 19
-
Bàn về một hướng nghiên cứu giảng dạy kỹ năng nghe hiểu cho sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN
10 p | 224 | 12
-
Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến giảng dạy và học tiếng Anh pháp lý qua góc độ giao thoa văn hóa
8 p | 12 | 4
-
Lễ cưới của người Cơ Lao xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
7 p | 13 | 4
-
Bài giảng Giao thoa văn hóa - Bài 1: Lịch sự trong giao tiếp
10 p | 34 | 4
-
Cross-Cultural Communication 2 - Vietnam education is exam oriented
6 p | 92 | 4
-
Bài giảng Giao thoa văn hóa - Bài 3: Các chiến lược lịch sự dương tính trong giao tiếp
30 p | 41 | 3
-
Bài giảng Giao thoa văn hóa - Bài 4: Các chiến lược lịch sự âm tính trong giao tiếp
43 p | 34 | 3
-
Bài giảng Tương tác, giao thoa khuynh hướng như một hiện tượng Văn học
13 p | 68 | 3
-
Đề xuất phương pháp dạy học theo dự án trong giảng dạy môn Giao thoa văn hoá tại Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Mở Hà Nội
13 p | 9 | 3
-
Ứng dụng phương pháp dạy học dự án trong giảng dạy môn giao thoa văn hóa cho sinh viên năm thứ ba ngành Ngôn ngữ Anh Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
9 p | 13 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn