Bài giảng Hỗ trợ nhân viên Công tác xã hội (Quản lý stress)
lượt xem 47
download
Mục tiêu của bài giảng này là giúp cho các bạn hiểu các khái niệm về sự căng thẳng, yếu tố căng thẳng (stress), hiểu các mức độ/ hình thức căng thẳng, hiểu được các yếu tố gây căng thẳng, nhận ra các phản ứng, các dấu hiệu gây căng thẳng, có chiến lược đề phòng và giải quyết căng thẳng, biết lập kế hoạch quản lý cẳng thẳng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Hỗ trợ nhân viên Công tác xã hội (Quản lý stress)
- Trung tâm Nghiên cứu – Tư vấn CTXH & PTCĐ Trung Dự án “Nâng caotâm Nghiên năng cứu lực cho - Tưviên Nhân vấnXã CTXH hội & CơPTCĐ sở ở TP.HCM” Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở TP.HCM” NĂNG ĐỘNG NHÓM HỖ TRỢ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI (QUẢN LÝ STRESS) Chân thành cảm ơn Tổ chức Dịch vụ Gia đình và Cộng đồng Quốc tế (CFSI) đã hỗ trợ Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở TP.HCM” ấn hành tập tài liệu này.
- [Type Hỗ Trợtext] Nhân Viên CTXH (Quản lý stress) SDRC - CFSI LỜI GIỚI THIỆU Ngày nay, chúng ta thường nghe nói đến stress, một từ, phản ảnh nhận thức và phản ứng của con người trước những tác động của môi trường bên ngoài và bên trong vào đời sống của họ. Stress trở nên phổ biến ở mọi tầng lớp dân cư, bất kể giàu sang hay nghèo khó. Từ đó, đặt ra cho giới nghiên cứu khoa học và những ngành nghề mang tính trợ giúp con người như tâm lý học, tâm thần học, tham vấn, công tác xã hội… trách nhiệm tìm hiểu và đề ra những biện pháp xử lý stress. Đối với nghề Công tác xã hội, theo định nghĩa đã được thông qua của Hiệp hội nhân viên công tác xã hội quốc tế tại Montreral Canada vào tháng 7 năm 2000 (IFSW- International Frderation of Social Worker), nghề công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, trao quyền để người yếu thế có khả năng tự tạo hạnh phúc cho mình. Nguyên tắc làm việc của NVCTXH là dựa trên quyền con người và hệ thống công bằng xã hội, tại nơi người dân sinh sống. Nhân viên công tác xã hội có mối quan hệ hợp tác với đủ các thành phần từ trẻ em đến người cao tuổi, về mọi vấn đề như phúc lợi trẻ em, vấn đề bạo lực, vấn đề khuyết tật về thể chất và tinh thần, phúc lợi cho tuổi già, người bịnh mãn tính, người bịnh ở giai đoạn cuối v.v… Làm việc với những người yếu thế nên luôn phải đối mặt với các vấn đề mà thân chủ của họ đang phải đối phó, họ dễ bị tác động, căng thẳng theo. Công việc mà nhân viên công tác xã hội thường tiếp xúc là những bất trắc khó khăn của thân chủ, việc này tác động không ít đến cảm xúc của NVCTXH. Ngoài ra, họ cũng rất khó tránh khỏi cảm xúc, tình cảm khi đi cùng thân chủ để giúp thân chủ giải quyết vấn đề, mà các vấn đề này thường kéo dài, không thể giải quyết ngay tức thì trong một buổi, một ngày nên buộc họ luôn suy nghĩ tìm giải pháp, công việc luôn đeo đẳng họ suốt ngày, lúc làm việc, khi ở nhà. Choàng gánh công việc, đôi khi công việc quá sức, quá tầm tay của NVCTXH do thiếu nguồn nhân lực, thiếu NVCTXH hoặc chưa đủ chuyên môn, kiến thức, môi trường làm việc chưa thuận lợi, thiếu hợp tác hoặc hợp tác chưa đồng bộ v..v, Nên khi việc hỗ trợ chưa thành công, NVCTXH dễ dẫn đến nản lòng, thất vọng về chính mình, dẫn đến kiệt sức, chán nản, buông xuôi, căng thẳng. Tất cả cả những đặc điểm nghề nghiệp khó khăn và phức tạp như trên, nên người thực hành trong nghề nghiệp này rất dễ bị stress. Hiện chưa có điều tra cụ thể về tỉ lệ NVCTXH bị stress ở Việt Nam, nhưng ý kiến chung đều cho rằng, đây là một nghề rất thách thức và đòi hỏi hao tốn thời gian, sức lực thể chất và tinh thần, một nghề rất có nguy cơ bị rơi vào stress tiêu cực nếu không có cách ứng phó hiệu quả . Do vậy, NVCTXH cần nhận thức đúng về bản thân, cần biết cách giải tỏa căng thẳng, vì nếu NVCTXH không tự chăm sóc bản thân, thì khó lòng hỗ trợ và chăm sóc cho người khác. NVCTXH cần chủ động tiếp nhận các kiến thức để hiểu biết về stress, rèn luyện những kỹ năng để ứng phó với stress, biến những yếu tố tiêu cực thành tích cực, biến điểm hạn chế thành sức mạnh, để từ đó ứng phó đối mặt với stress có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ NVCTXH cung cấp cũng như chất lượng cuộc sống của bản thân Nhân NVCTXH và gia đình họ. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 1
- [Type Hỗ Trợtext] Nhân Viên CTXH (Quản lý stress) SDRC - CFSI MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU.................................................................................................... 1 ĐỀ CƯƠNG ................................................................................................................... 3 I. TÊN CHỦ ĐỀ .............................................................................................. 4 II. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ.......................................................................................... 4 III. MỤC TIÊU GIẢNG DẠY ............................................................................ 4 IV. THỜI GIAN GIẢNG DẠY ........................................................................... 4 V. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ ................................................................................... 4 VI. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ................................................................... 6 VII. YÊU CẦU HỌC TẬP ................................................................................... 6 VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 6 TÀI LIỆU PHÁT ........................................................................................................... 7 Bài 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ STRESS .............................................................. 8 I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ STRESS ............................................................. 8 II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ......................................................... 10 III. CÁC YẾU TỐ GÂY NÊN STRESS ........................................................... 12 IV. CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT STRESS ................................................... 13 V. ẢNH HƯỞNG CỦA STRESS .................................................................... 15 Bài 2: STRESS VÀ NHÂN VIÊN CTXH ............................................................... 18 I. ĐẶC ĐIỂM NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI.................................................. 18 II. STRESS CỦA NHÂN VIÊN CTXH TẠI MỘT SỐ NƯỚC ........................ 18 Bài 3: CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ VỚI STRESS ...................................................... 23 I. KHÁI NIỆM CHUNG: ................................................................................. 23 II. TỰ NHẬN THỨC CỦA NHÂN VIÊN CTXH ............................................. 23 III. MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ ............................................................ 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 39 Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 2
- [Type Hỗ Trợtext] Nhân Viên CTXH (Quản lý stress) SDRC - CFSI ĐỀ CƯƠNG Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 3
- [Type text] Đề cương – Hỗ Trợ Nhân Viên CTXH (Quản lý sự căng thẳng) SDRC - CFSI I. TÊN CHỦ ĐỀ: “HỖ TRỢ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI” (Quản lý Stress) II. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ Từ đặc điểm khó khăn và phức tạp của nghề công tác xã hội (CTXH) dẫn đến người thực hành trong nghề này rất dễ bị căng thẳng. Nên chủ đề quản lý căng thẳng nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng, để NVCTXH biết ứng phó với căng thẳng, biết tự chăm sóc bản thân, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, vì nếu, NVCTXH không tự chăm sóc bản thân, thì khó lòng hỗ trợ và chăm sóc cho người khác. III. MỤC TIÊU GIẢNG DẠY Sau khi kết thúc việc học tập chủ đề này trong 2 ngày, người học có thể: - Về kiến thức: Hiểu các khái niệm về sự căng thẳng, yếu tố căng thẳng (stress). Hiểu các mức độ/ hình thức căng thẳng. Hiểu được các yếu tố gây căng thẳng Nhận ra các phản ứng, các dấu hiệu gây căng thẳng Có chiến lược đề phòng và giải quyết căng thẳng Biết lập kế hoạch quản lý cẳng thẳng. - Về kỹ năng: Nhận diện, suy luận, phán đoán, biết cách phản ứng đối với căng thẳng, giảm tác động do cẳng thẳng, có ảnh hưởng đối với bản thân, gia đình và môi trường xã hội. - Về thái độ: Vận dụng các kiến thức được trang bị để có cách ứng phó căng thẳng phù hợp, giúp cho bản thân giải tỏa căng thẳng tâm lý, cho gia đình và công việc đang đảm trách. IV. THỜI GIAN GIẢNG DẠY: 2 ngày V. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ Bài 1: Tổng quan về stress 1. Khái niệm về Stress - nhìn dưới góc độ - Sinh học - Môi trường - Nhận thức và hành vi - Hệ thống 2. Giới thiệu một số khái niệm liên quan - Căng thẳng - Trầm cảm - Cạn kiệt - Chấn thương thứ cấp (secondary traumatic stress) - Rối loạn do căng thẳng sau chấn thương (Post traumatic stress disorder- PTSD) 3. Căng thẳng/yếu tố gây căng thẳng (stress/stressor) Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 4
- [Type text] Đề cương – Hỗ Trợ Nhân Viên CTXH (Quản lý sự căng thẳng) SDRC - CFSI 4. Các dấu hiệu nhận biết về căng thẳng 5. Các ảnh hưởng của stress - Ảnh hưởng đến bản thân - Ảnh hưởng đến gia đình - Ảnh hưởng đến công việc, lao động học tập Bài 2: Stress và NVCTXH 1. Đặc điểm ngành công tác xã hội 2. Giới thiệu nôi dung và tính chất công việc khó khăn phức tạp - Bị áp lực công việc - Quá tải - Thân chủ gồm nhiều thành phần - Không đủ thời gian - Kỳ vọng đặt vào thân chủ - Áp lực do tìm giải pháp - Quá khả năng của NVCTXH - Thiếu thông cảm chia sẻ từ gia đình 3. Môi trường tác nghiệp của nhân viên công tác xã hội - Vai trò trách nhiệm chưa rõ ràng - Thiếu kinh nghiệm - Thiếu hệ thống giám sát, an sinh XH chưa đồng bộ - Thiếu hỗ trợ liên ngành - Thiếu tài nguyên - Nhiều nguy hiểm - Thủ tục hành chánh - Điều kiện nơi làm việc - Lây stress từ thân chủ - Stress của NVCTXH lây sang cho thân chủ Bài 3: Stress và chiến lược ứng phó 1. Khái niệm chung về ứng phó - Stress và qui trình ứng phó với stress: qui trình ABC. - Khái niệm chung về: Ứng phó, Chiến lược, Lợi ích của ứng phó. 2. Tự nhận thức của NVCTXH (theo Shebib Bob 2003) - Hiểu biết bản thân - Chấp nhận bản thân với những đặc điểm trên - Nhận biết tổn thương của bản thân và tìm cách ứng phó - Biết được khi nào đồng hóa/ thấu cảm với thân chủ - Biết được những gì có thể và không thể làm. 3. Các chiến lược ứng phó với căng thẳng - Chiến lược đối phó với thời gian theo Stephen R. Covey (1989) Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 5
- [Type text] Đề cương – Hỗ Trợ Nhân Viên CTXH (Quản lý sự căng thẳng) SDRC - CFSI - Chiến lược đối với mối tương quan Mạng lưới hỗ trợ xã hội Xây dựng mạng lưới hỗ trợ xã hội - Chiến lược đối phó theo tình huống - Chiến lược đối với yếu tố suy diễn - Chiến lược đối với nghị lực bản thân Bài 4: Lập kế hoạch cá nhân 1. Xác nhận tình trạng căng thẳng hiện có 2. Yếu tố gây căng thẳng 3. Chiến lược giải quyết VI. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Giáo dục chủ động: động não, thảo luận nhóm, sắm vai VII. YÊU CẦU HỌC TẬP Liên tục, đầy đủ VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] CaregiverStress.com [2] Geoff Brennan. The handbook of community mental health nursing, Chapter 19: Working with family II, phsychosocial intervention, Phsychosocial intervention. [3] Hans Seley (1974).Stress without Distress. Philadelphia: J. B. Lippincott Co., [4] Michael Ong (2011). Tài liệu Hội Thảo “Quản lý Stress trong công tác xã hội”. WWO [5] Jacobson, E (1974). Progressive Relaxation. Chicago: University of Chicago Press. [6] Jonathan Smith. (2002). Stress Management – A Comprehensive Handbook of Techniques and Strategies. NY: Springer. [7] Perlita G. Vicente. STRESS MANAGEMENTSEMINAR [8] NASW (2008). Stress at Work: How Do Social Workers cope? [9] Shebib Bob (2003). Choices. N.Y: Allyn & Bacon [10] Stephen Covey (1989). The Seven Habits of Highly Effective People [11] Các website http://helpguide.org/mental/stress_management_relief_coping.htm http://dictionary.reference.com/browse/cope http://en.wikipedia.org/wiki/Strategy http://www.canyons.edu/committees/leap/team1/15tips/tip13.asp http://www.mayoclinic.com/health/social-support/SR00033 http://www.helpguide.org/mental/stress_management_relief_coping.htm http://www.managingpressure.com/stress/personal_resilience/ Managing Stress with Nutrition: Dietary Advice for Chronic Stress | Suite101.com http://www.suite101.com/content/nutrition-for-stress-a34656#ixzz1NQcbkTpV http://www.users.cba.siu.edu http://www.managingpressure.com/stress/personal_resilience/ http://www.lidera.ca Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 6
- [Type Hỗ Trợtext] Nhân Viên CTXH (Quản lý sự căng thẳng) SDRC - CFSI TÀI LIỆU PHÁT Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 7
- T[Type text]- Hỗ Trợ Nhân viên CTXH (Quản lý sự căng thẳng) Tài liệu phát SDRC - CFSI Bài 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ STRESS I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CĂNG THẲNG 1. Từ góc độ sinh học - Theo Cannon (1927), stress được hiểu là phản ứng “cài đặt sẵn” của cơ thể trước những nhân tố gây hại nhằm huy động sức mạnh của cơ thể để ứng phó. Ông mô tả phản ứng đối với nhân tố gây hại (sự đe dọa) là phản ứng “chống hoặc chạy” (fight or flight). Cannon là nhà nghiên cứu đầu tiên mô tả một cách khái quát một phản ứng đối với sự đe dọa mà ông gọi là phản ứng “chống hoặc chạy” (fight or flight). - Stress - Một đáp ứng sinh học Cannon cho rằng khi một sinh vật đương đầu với một sự đe dọa cho sự sống còn của mình, thì các biến đổi sinh lý sẽ xảy ra theo một mô hình đã được “cài đặt” sẵn. Có sự gia tăng nhịp tim, huyết áp và hô hấp. Máu được phân bố đến các cơ bắp. Quá trình tiêu hóa bị ngưng lại. Những thay đổi này nhằm chuẩn bị cho cơ thể sinh vật ấy thực hiện được những hành động mạnh mẽ nhằm đáp ứng với sự đe dọa: hoặc chống trả, hoặc “cao chạy xa bay”. - Sự khuấy động ấy là một khả năng hoạt hóa đã được cài đặt sẵn bên trong cơ thể sinh vật, tạo nên cơ may sống còn của nó dưới những trường hợp, hoàn cảnh bị đe dọa. Tất cả chúng ta đều từng trải qua sự kích hoạt này. Ngay sau khi thoát khỏi một tai nạn gần kề, bạn thấy ngay tim đập thình thịch, cảm giác nôn nao và lòng bàn tay ẩm mồ hôi. - Những thay đổi này nhằm chuẩn bị cho cơ thể sinh vật ấy thực hiện được những hành động mạnh mẽ nhằm đáp ứng với sự đe dọa: hoặc chống trả, hoặc “cao chạy xa bay”. Sự khuấy động này là một khả năng hoạt hóa đã được cài đặt sẵn bên trong cơ thể sinh vật, tạo nên cơ may sống còn của nó trong trường hợp bị đe dọa nguy hiểm. Tất cả chúng ta đều từng trải qua sự kích hoạt này ngay sau khi thoát khỏi một tai nạn gần kề: tim đập mạnh, thở hổn hển, lạnh buốt tay chân… 2. Từ góc độ môi trường Holroyd, (1979) định nghĩa Stress như đòi hỏi cá nhân phải thử thách những tiềm năng và đáp ứng không bình thường với một sự kiện từ môi trường. Theo quan điểm này, sự kiện gây nên stress xuất phát xảy ra trong môi trường hơn là bên trong cá nhân. 3. Từ góc độ nhận thức - hành vi - Lazarus (1966); Lazarus, Folkman, (1984): xem stress là một quá trình tương tác giữa con người và môi trường, trong đó cá nhân xem xét sự kiện trong môi trường có tính đe dọa và có hại. Vì vậy, họ cố gắng sử dụng các tiềm năng của mình để thích ứng. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 8
- T[Type text]- Hỗ Trợ Nhân viên CTXH (Quản lý sự căng thẳng) Tài liệu phát SDRC - CFSI - Trong quan niệm này, stress không chỉ từ các sự kiện của môi trường mà cả trong nhận thức - hành vi của cá nhân. Những đáp ứng mang tính nhận thức - hành vi của cá nhân nhằm điều hòa hai yếu tố môi trường và đáp ứng. Cách nhìn này, nhấn mạnh vào khía cạnh nhận thức - hành vi (thuộc về tâm lý) và đã bổ sung thêm những thiếu sót của các mô hình stress “sinh học” và stress “môi trường” đề cập ở trên. 4. Stress dưới góc độ hệ thống Một cách tiếp cận stress mang tính tổng thể khi họ cho rằng, stress liên quan đến nhiều thông số như sinh lý, nhận thức - cảm xúc, hành vi và môi trường. Quan điểm này cho rằng, nhiều yếu tố gây nên stress và có nhiều cách thức đáp ứng của con người với tình huống gây stress, chúng đều có ý nghĩa cả về sinh lý, tâm lý xã hội của cá nhân (nhận thức, cảm xúc, hành vi). Ví dụ minh họa: Chị Ng. Th. H là cán bộ tham vấn tại trung tâm tư vấn X, hiện chị 50 tuổi, chị đang gặp rất nhiều khó khăn khi có nhiều ca rất phức tạp, trong khi đó, ở gia đình chồng chị lại hay rầy la về sự về muộn hay vắng mặt của chị ở nhà. Từ đó, anh cũng hay về muộn và vắng mặt trong những bữa cơm. Cứ vậy, chị trở nên căng thẳng và có những phản ứng như sau: - Về sinh học như: Mất ngủ Kém ăn Không có hứng thú trong quan hệ vợ chồng - Nhận thức: Cho rằng chồng ích kỷ Cho rằng chồng, con không thông cảm Cho rằng chồng gia trưởng… Cho rằng mình đã ngu ngốc chọn việc đầy khó khăn - Cảm xúc,hành vi: Buồn, chán Hay cáu gắt với nhân viên Hay mắng con Hành vi giận dỗi chồng (không nói chuyện, không giao tiếp…) Khi giao tiếp với thân chủ không tỏ ra vui vẻ, mặt hay cau có… - Những sự kiện gây nên sự căng thẳng của chị đó là: Công việc bề bộn chưa giải quyết được Gia đình có những phản ứng không thông cảm chia sẻ với chị Chị cũng vào độ tuổi đang có thay đổi hooc-môn ở tuổi tiền mãn kinh - Những sự kiện đó đã gây nên trạng thái tâm lý bức xúc, nhận thức sai lệch về chồng hay con, có hành vi phản ứng mang tính tiêu cực với người xung quanh (chồng, con, thậm chí với thân chủ…). Những phản ứng đó cũng có thể khác ở người NVCTXH, chị Ng. Th. B. có những suy nghĩ khác. Cũng có thể các sự kiện đó gây cho chị B và có những phản ứng sinh học: Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 9
- T[Type text]- Hỗ Trợ Nhân viên CTXH (Quản lý sự căng thẳng) Tài liệu phát SDRC - CFSI Mất ngủ Chán ăn - Nhưng nhận thức của chị lại là: Mình đi vắng nhiều, chồng con không có bữa ăn ngon Mình hay về muộn, mọi người phải chờ cơm mình. - Hành vi phản ứng: Cố gắng dọn dẹp công việc không quá gấp sang một bên, hoặc giao quyền cho người khác giải quyết (sử dụng kỹ năng ủy quyền…) Thứ bảy hay ngày chủ nhật tạo bữa ăn ngon cho gia đình… Rõ ràng, cùng một sự kiện, lúc đầu có những phản ứng sinh học giống nhau, nhưng mỗi người có cách suy nghĩ khác, và có những hành vi khác. Điều này cho thấy, stress không chỉ là những ứng phó sinh học đơn thuần liên quan tới sự kiện trong môi trường, mà nó gắn chặt với nhận thức, từ đó có những cảm xúc và hành vi đối phó khác nhau ở mỗi cá nhân khác nhau. II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1. Căng thẳng Đây là một khái niệm cũng thường thấy trong nhiều tài liệu. Nó được sử dụng một cách hoán đổi với từ stress. Thực chất từ stress xuất phát từ tiếng nước ngoài. Tại Việt Nam người ta dùng là stress hay căng thẳng. Căng thẳng là tình huống có các yếu tố gây lên trạng thái này ở họ như tình huống nhiều công việc, môi trường ồn ào gây tâm lý căng thẳng, áp lực gia đình lớn khiến họ cảm thấy bức xúc, khó chịu… và từ đó, họ cũng có những phản ứng về sinh lý, tâm lý nhằm đối phó với các tình huống gây căng thẳng đó. - Chúng ta có thể bị căng thẳng trong gia đình, công việc, hoặc con cái. Nếu không xử lý đúng cách, nó có thể gây rối với tâm trí và sức khỏe của chúng ta. - Khi bị stress, hay căng thẳng chúng ta có cảm giác lo âu, bức bối. Ví dụ, NVCTXH là người thường xuyên tiếp xúc với những thân chủ có vấn đề, họ luôn có cảm giác một gánh nặng khi vừa phải đặt mình vào vai trò vị trí của thân chủ để thể hiện thấu hiểu, vừa phải đầu tư thời gian nhằm làm tốt công việc chuyên môn, những bất đồng trong quan điểm khi làm công tác biện hộ cho quyền lợi của thân chủ (ví dụ một trẻ em có HIV cần được tới trường…), cùng với trách nhiệm công việc chăm sóc con cái, gia đình… Khiến họ luôn trong tình trạng lo lắng về trách nhiệm công việc cơ quan, về trách nhiệm với gia đình. - Đôi khi, con người có quá nhiều nghĩa vụ cần phải thực hiện, mà vượt quá khả năng của mình, khi đó xuất hiện những lo lắng mà họ không kiểm soát được. Những yêu cầu từ công việc, từ gia đình, từ thân chủ khiến cho NVCTXH trở nên bị quá tải, cảm thấy mình không thể điều tiết được công việc. Mối quan hệ và từ đó họ trở nên bị stress, cảm giác căng thẳng trong cuộc sống. - Không đạt được những giá trị cho cuộc sống của riêng cá nhân cũng là một trong những lý do gây ra căng thẳng ở cá nhân. Ví dụ, những mâu thuẫn trong giá trị của cá nhân, giá trị nghề nghiệp của CTXH cũng dễ làm cho NVCTXH trở nên căng thẳng trong cuộc sống… Nói chung: Căng thẳng liên quan đến cả hai yếu tố bên ngoài và nội lực. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 10
- T[Type text]- Hỗ Trợ Nhân viên CTXH (Quản lý sự căng thẳng) Tài liệu phát SDRC - CFSI - Các yếu tố bên ngoài bao gồm: Sinh học môi trường vật lý của bạn Công việc của bạn, mối quan hệ với những người khác, gia đình của bạn, và tất cả các tình huống, những thách thức, khó khăn Nội lực của bạn - Yếu tố nội lực: xác định khả năng đáp ứng và đối phó của cơ thể với các yếu tố gây căng thẳng bên ngoài. Các yếu tố nội lực ảnh hưởng đến khả năng xử lý căng thẳng của bạn, bao gồm, tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe tổng thể và mức độ tập thể dục, cảm xúc tốt. Khả năng của bạn để kiểm soát căng thẳng thông qua các kỹ thuật thư giãn, số lượng của giấc ngủ và nghỉ ngơi bạn nhận được hoặc các chiến lược khác. 2. Trầm cảm Trầm cảm: trong tiếng Anh là depression. Theo tổ chức Y tế thế giới, trầm cảm là sự rối nhiễu tâm lý phổ biến đi cùng với cảm xúc bị trầm uất, mất hứng thú hay niềm vui, cảm giác tội lỗi hay thấp kém, kém ăn, kém ngủ, kém năng lượng, kém khả năng tập trung. Những dấu hiệu này có thể là tạm thời hay trở nên lâu dài, mãn tính. Trường hợp xấu nhất trầm cảm có thể dẫn đến tự sát. Trầm cảm có thể tìm thấy ở mọi lứa tuổi và mọi giới, mọi thành phần. Khi con người ở trạng thái bị stress quá lâu, họ duy trì những phản ứng tiêu cực và nếu không có can thiệp họ dễ mắc chứng trầm cảm. 3. Cạn kiệt - Cạn kiệt là một khái niệm tâm lý học chỉ cảm giác kéo dài sự quá sức, sự mất hết hứng thú, và nó được liệt kê vào như là những vấn đề liên quan tới khó khăn của cá nhân trong quản lý hay điều tiết cuộc sống của cá nhân. - Đây là quá trình mà stress tích luỹ từ từ, cá nhân luôn cố gắng để ứng phó với các yếu tố gây stress đến khi họ bị kiệt sức, hết năng lượng cả về thể chất và tinh thần. Các dấu hiệu có thể là: trầm cảm, hoài nghi, chán chường, mất đam mê (Maslach, 1982). - Maslach và đồng nghiệp (1970) đã đưa ra công cụ đo luờng ảnh hưởng của sự cạn kiệt ở 3 khía cạnh: Sự kiệt quệ (exhaustion); Sự hoài nghi/yếm thế (cynicism), Và kém hiệu quả (inefficacy). 4. Chấn thương thứ cấp (STS) - Những cảm xúc và hành vi ứng phó với biến cố đau buồn của con người được nhớ lại, hồi tưởng lại khi họ gặp trường hợp tương tự (nghe thấy, nhìn thấy về những biến cố đó). Đây là một cảm xúc rất tự nhiên của con người, mỗi khi họ gặp hay có cơ hội nghe lại về biến cố đó, họ sẽ có cảm giác căng thẳng, họ sẽ nhớ lại những biến cố, những hình ảnh về biến cố luôn lặp đi lặp lại trong họ. - Với NVCTXH khi giúp đỡ những thân chủ, những người có vấn đề tương tự như vấn đề hay sự kiện mà NVCTXH đã trải qua, thì họ luôn có cảm giác đau buồn, hình ảnh đau khổ được hồi tưởng lại. Những trạng thái này có thể không mang tính bùng phát, mà nó cứ dai dẳng tích lũy lại, khiến cho đến một Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 11
- T[Type text]- Hỗ Trợ Nhân viên CTXH (Quản lý sự căng thẳng) Tài liệu phát SDRC - CFSI lúc nào đó NVCTXH cảm thấy khó khăn vượt qua nó. Lúc đầu, họ né tránh bằng cách tránh những cảm xúc hay nói chuyện về nó, tránh những tình huống làm gợi lại sự cố đó. Cũng có trường hợp lại quên đi những gì được xem là quan trọng liên quan tới biến cố hoặc mất hứng thú, khả năng tập trung, trở nên lãnh cảm, tách biệt, tránh giao tiếp với mọi người. Những người có triệu chứng stress sau chấn thương thứ cấp này còn có các biểu hiện như mất ngủ, mất tập trung, giận dữ… 5. Chứng Rối Loạn Do Căng Thẳng Sau Chấn Thương (PTSD: Post-Traumatic Stress Disorder) - Chứng rối loạn do căng thẳng sau chấn thương (PTSD) liên quan tới các rối loạn về cảm xúc, hành vi và tâm lý đôi khi có thể phát sinh sau khi gặp phải một biến cố gây chấn động nặng. Ví dụ, các biến cố gây chấn động bao gồm, hãm hiếp hoặc lạm dụng tình dục, hành hung, chứng kiến cảnh giết người, hoặc bị thương tích nghiêm trọng, hoặc gặp sự tàn phá trên diện rộng do thiên tai hoặc chiến tranh. Những người là nạn nhân hoặc đã chứng kiến những biến cố gây chấn thương nặng nề như vậy sẽ có nguy cơ mắc bệnh PTSD. - Không phải tất cả mọi người đã gặp hoặc chứng kiến một biến cố gây chấn thương sẽ mắc bệnh PTSD. Một số người phục hồi mà không cần chữa trị, còn những người khác có thể không phát triển PTSD cho tới nhiều năm sau khi xảy ra biến cố đó. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị, bệnh có thể làm ảnh hưởng xấu tới công việc, học tập và giao tiếp xã hội của người đó. III. CÁC YẾU TỐ GÂY NÊN STRESS Người ta có thể xem xét nguyên nhân của stress từ các góc độ sau đây: - Yếu tố từ môi trường tự nhiên: thiên tai, thời tiết, tiếng ồn, giao thông, bụi, và sự ô nhiễm. - Yếu tố từ môi trường xã hội Vấn đề quan hệ trong gia đình: con cái lấy vợ chồng, mâu thuẫn trong gia đình, nuôi dạy con, mất mát của người thân, tài chính trong gia đình… Quan hệ xã hội (ngoài gia đình, bạn bè, đồng nghiệp) - Yếu tố từ công việc: vấn đề liên quan tới ngành nghề, công việc, áp lực thời gian công việc, quan hệ cấp trên - dưới, môi trường làm việc không phù hợp, không nghề nghiệp… - Yếu tố từ bản thân cá nhân chủ thể: Thể chất: Thay đổi cơ thể (tuổi về hưu, tuổi tiền mãn kinh, dậy thì…), không đủ chất dinh dưỡng, ốm đau, bệnh tật… Đặc điểm cá nhân: Tính cách cá nhân, cách suy nghĩ hay giải thích những điều đã hoặc sẽ xảy ra. Thường đó là những suy nghĩ tiêu cực. Ví dụ: nếu trượt đại học thì tương lai thật mù mịt; nếu không hoàn thành công việc thì sẽ bị sa thải… Hoặc cũng có người nhìn nhận các yếu tố nguồn gốc của stress như sau: - Stress liên quan tới yếu tố thời gian: Nó được xem như sự căng thẳng xuất phát từ tình huống mâu thuẫn giữa thời gian quá ít, mà khối lượng công việc, con người Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 12
- T[Type text]- Hỗ Trợ Nhân viên CTXH (Quản lý sự căng thẳng) Tài liệu phát SDRC - CFSI cần phải làm quá nhiều. Điều này, khiến cho họ trở nên cảm thấy rối bời và mệt mỏi. Ví dụ : NVCTXH do tính chất công việc liên tục, phức tạp, có nhiều ca, mỗi ca lại có rất nhiều công việc liên quan cần giải quyết, trong khi đó họ lại có thời gian rất hạn chế. Nhiều khi NVCTXH phải làm quá thời gian theo quy định nhưng công việc vẫn chưa giải quyết hết. Tình trạng này khiến cho NVCTXH trở nên mệt mỏi kéo dài. - Stress liên quan tới yếu tố tương quan: mâu thuẫn trong tương tác giữa các cá nhân. Đây là loại stress tạo bởi từ những tương tác xã hội của con người. Ví dụ như, những căng thẳng trong mâu thuẫn gia đình, vợ chồng, con cái, trong công sở lãnh đạo với nhân viên, nhân viên với nhân viên. Trong quá trình làm việc mâu thuẫn có thể phát sinh từ những giao tiếp giữa người thực thi nhiệm vụ với người có nhu cầu trợ giúp. Ví dụ NVCTXH có thể gặp những khó khăn trong tương tác làm việc với những thân chủ khó tính. - Stress liên quan tới yếu tố tình huống: đây là loại stress tạo bởi những vấn đề nảy sinh từ điều kiện làm việc, ví dụ như, văn phòng làm việc không có không gian và vị trí địa lý không phù hợp làm ảnh hưởng tới quá trình làm việc, văn phòng tham vấn lại quá chật chội không có không gian riêng để làm việc kín đáo với thân chủ khiến cho những nguyên tắc nghề nghiệp bị vi phạm. Điều này tạo nên sự ức chế về tâm lý và chức năng nghề nghiệp của NVCTXH. Sự thay đổi nhiều lần nơi làm việc, phải di chuyển nhiều cũng là yếu tố tạo nên sự mệt mỏi căng thẳng với người làm việc, nhất là với NVCTXH. Họ luôn phải đi lại như vãng gia, thăm và trao đổi với các đối tác. - Stress liên quan tới yếu tố suy diễn (anticipatory): Đây là một yếu tố mang tính rất chủ quan, chính vì vậy có người dễ bị stress, có người khó bị stress trong cùng một hoàn cảnh. - Stress liên quan tới nghị lực cá nhân: Kinh nghiệm cá nhân và sự kiên định của cá nhân cũng tác động rất lớn tới khả năng, mức độ bị stress của cá nhân. Yếu tố này cũng mang tính chủ quan và giải thích tại sao sự khác biệt về khả năng ứng phó với stress khác nhau ở những người khác nhau. IV. CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT STRESS 1. Các biểu hiện cơ thể - Mệt mỏi, cảm thấy suy kiệt về sức lực (kiệt sức). - Run chân tay - Ra mồ hôi - Nhức đầu do căng thẳng - Đau nửa đầu kéo dài - Đau cột sống dai dẳng - Đánh trống ngực, đau vùng trước tim, tăng huyết áp - Thở ngắn hơi - Hay đau bụng, thậm chí tiêu chảy, táo bón - Đau bàng quang với nước tiểu trong, hay mót tiểu - Hay có cảm giác chán ăn, xuất hiện các triệu chứng về dạ dày. - Sút cân, rụng tóc - Luôn cảm thấy mệt mỏi - Đau đầu, đau lưng, đau nhức khắp cơ thể. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 13
- T[Type text]- Hỗ Trợ Nhân viên CTXH (Quản lý sự căng thẳng) Tài liệu phát SDRC - CFSI 2. Rối loạn về tinh thần - Cảm xúc Tinh thần không thoải mái Cảm thấy bồi hồi Cảm giác bất an Cảm xúc lẫn lộn Không có hứng thú với những sở thích và các hoạt động thường ngày Thường xuyên cảm thấy buồn phiền vì những điều nhỏ nhặt nhất Không muốn làm việc gì, có tâm trạng buông xuôi Âu lo thường xuyên Tỏ ra luôn sợ hãi Ủ rũ Mất hứng thú với cuộc sống vợ chồng Cảm giác tuyệt vọng Cảm thấy tâm trạng trống rỗng, thấy cuộc sống không còn ý nghĩa và giá trị. - Trí nhớ, tư duy Chậm chạp, lẫn lộn Hay quên Có khó khăn khi suy nghĩ vấn đề cách lôgíc Khó thu nạp thông tin Hay nhớ lại những sự kiện gây khó khăn Khó tập trung vào công việc Khó đưa ra quyết định ngay cả quyết định đơn giản Luôn cảm thấy tự ti, tự trách mình, mất niềm tin vào tương lai Đa nghi, nghĩ rằng mình mắc bệnh nặng mặc dù đã đi kiểm tra sức khỏe. - Hành vi Luôn cảm thấy bồn chồn, khó ngồi yên một chỗ, hoặc ngược lại đờ đẫn Hay kêu ca phàn nàn Dễ có hành vi tức giận Không muốn ra ngoài giao tiếp Không nuốn tiếp xúc gặp gỡ (ngay cả người thân) Hay có hành vi/lời nói chống đối, hoặc tự ti Vệ sinh thân thể kém, trang phục luộm thuộm Hay sử dụng rượu bia, chất kích thích Không quan tâm sinh hoạt văn nghệ thể thao Hành vi tự làm tổn thương Đôi khi kích động đập phá đồ đạc, hành hung người khác Hành vi và lời nói không nhất quán Các rối loạn hành vi này làm cho người bị stress dễ có hành vi lạm dụng rượu, sử dụng hoặc nghiện thuốc lá cũng như các chất gây nghiện khác. Sử dụng rượu và các chất gây nghiện lúc đầu làm giảm lo âu và trầm cảm, nhưng về sau bản thân chúng Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 14
- T[Type text]- Hỗ Trợ Nhân viên CTXH (Quản lý sự căng thẳng) Tài liệu phát SDRC - CFSI lại là các chất gây lo âu và đối tượng bắt buộc phải tăng lượng sử dụng, do đó ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ xã hội. V. ẢNH HƯỞNG CỦA STRESS 1. Ảnh hưởng tích cực - Tăng cường hoạt động của cơ bắp, con tim và não giúp ta thêm năng lượng, và sự tập trung cao độ để hoàn thành tốt công việc, có lợi cho hệ miễn dịch. Stress có thể giúp cơ thể trở nên mạnh mẽ, sôi nổi và thậm chí là khỏe mạnh hơn, từ đó giúp tăng cường hoạt động cơ bắp, trái tim, não giúp tăng thêm năng lượng, tăng sự tập trung để hoàn thành tốt công việc được giao. - Dấu hiệu của stress có thể là những cảnh báo nhằm tránh nguy hiểm đang rình rập bởi stress giúp con người tỉnh táo hơn và cảnh giác hơn. - Stress rèn luyện khả năng bền bỉ, tăng cường ý chí nghị lực của cá nhân. Stress cũng giúp tăng cường sự sáng tạo của cá nhân. Trong tình huống căng thẳng những thách thức sẽ giúp cho chúng ta suy nghĩ, tập trung, sẵn sàng đối phó vượt qua thách thức để thành công. - Tăng cường khả năng đối phó với các sự kiện, thay đổi trong môi trường sống: Stress và lo âu ở mức độ vừa phải có thể giúp bạn có thêm năng lượng, sự tập trung và động lực để phấn đấu. Nhiều nghiên cứu cho thấy, con người cảm thấy hạnh phúc nhất khi họ hiểu rõ cảm xúc của bản thân và đối mặt với nó, vượt qua nó. - Tăng cường khả năng thích nghi của cá nhân với môi trường sống khác nhau. Kiểm soát thành công stress do sự thay đổi môi trường là cách tốt nhất để xây dựng sự tự tin trong công việc, cũng như trong bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống. Khả năng thích nghi của cá nhân càng được tăng cường thì giúp cho cá nhân càng có nhiều kĩ năng đối phó khi gặp các sự thay đổi. Đây là cơ hội cho sự thăng tiến và phát triển. 2. Ảnh hưởng tiêu cực - Các chuyên gia đã cho thấy, mắt xích giữa stress và những tác động không tốt lên cơ thể con người. Cơ thể trải qua ba giai đoạn phản ứng khi gặp stress. Đầu tiên, "hệ thống báo nguy" hoạt động khi cơ thể chuẩn bị "chống lại hoặc lẩn trốn". Kế tiếp, cơ thể sẽ tạo sức đề kháng chống lại stress theo từng giai đoạn, nó bị ép buộc phải theo kịp những đòi hỏi mà stress tạo ra, kéo theo là thiếu ngủ. Tình trạng này kéo dài và cơ thể sẽ chạm đến mức thứ ba, đó là kiệt sức. Tất cả tự thích nghi với stress nhưng chỉ tại một thời điểm nào đó, cơ thể sẽ bảo rằng, đã đến lúc phải cắt bớt hoặc nó sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể. Mức độ ảnh hưởng tiêu cực phụ thuộc vào bản tính cá nhân của mỗi người. - Stress có thể ảnh hưởng đến bản thân họ về mặt thể chất, tinh thần/cảm xúc, đến các quan hệ xã hội, cũng như công việc, lao động học tập của họ. Có thể được phân tích chi tiết sau đây: a. Ảnh hưởng tới bản thân - Về thể chất: tăng nguy cơ các bệnh liên quan tới cơ thể Tăng nguy cơ bị các bệnh như huyết áp, tim mạch, tiểu đường… Tóc: Một người bị stress lên đến cao độ, tóc sẽ rụng và có nguy cơ hói đầu Não bộ: stress gây nên các bệnh liên quan đến thần kinh như mất ngủ, đau đầu, thay đổi tính cách, lo lắng, khó chịu và trầm cảm. Sự căng thẳng thần kinh là hậu quả khi mà trán, mặt, cổ, da đầu và hai cơ vai căng thẳng đến Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 15
- T[Type text]- Hỗ Trợ Nhân viên CTXH (Quản lý sự căng thẳng) Tài liệu phát SDRC - CFSI mức không thể chùng xuống được. Mất ngủ thường xuyên do stress gây ra là nguyên nhân khiến não trở nên kém linh hoạt, minh mẫn, thậm chí có nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng. Răng, miệng: ung nhọt nổi ở miệng và hiện tượng miệng khô đắng là do stress gây ra. Khi tinh thần suy sụp, căng thẳng, hoạt động của hệ miễn dịch trở nên kém hiệu quả, nguy cơ nổi mụn nhiệt (còn gọi là đẹn) ở vòm miệng, nướu, lợi, lưỡi… sẽ rất cao. Cơ bắp: những cơn đau bất chợt ở cổ và vai, nhức cơ và đau thắt lưng cùng với những cơn co thắt cơ bắp và co giật thần kinh là hậu quả của stress. Tim: các bệnh về tim mạch và tăng huyết áp thường được cho là các bệnh liên quan đến stress. Khi bị stress, cơ thể thường giải phóng một lượng lớn hormone cortisol, góp phần làm xuất hiện bệnh cao huyết áp, béo phì và tiểu đường. Ngoài ra, stress còn là nguyên nhân khiến tinh thần ủ rũ, lười vận động. Phổi: stress ở mức độ cao ảnh hưởng trầm trọng đến tình trạng hen suyễn. Ngoài chất cortisol, stress còn kích thích tuyến thượng thận giải phóng hormone adrenaline. Khi lượng hormone này tăng cao có tác động làm cho hơi thở trở nên gấp gáp, không sâu. Điều này giải thích tại sao các nhà tâm lý khuyên mọi người nên giữ bình tĩnh mỗi khi gặp căng thẳng, hay lo âu bằng cách cố gắng hít thở thật sâu và đều đặn. Mắt: dễ dàng nhận thấy mệt mỏi, căng thẳng luôn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng mất ngủ. Khi mất ngủ, bên cạnh một số biểu hiện thường thấy như thần sắc kém tươi tỉnh, cơ thể suy nhược… thì tình trạng mắt mệt mỏi, thâm quầng hoặc sưng đỏ cũng rất dễ xảy ra. Mất ngủ lâu ngày, thậm chí còn có thể làm giảm thị lực cũng như gây thêm nhiều căn bệnh nguy hiểm khác về mắt. Bộ máy tiêu hóa: stress có thể làm cho nặng thêm hoặc gây ra những bệnh đường tiêu hóa như viêm dạ dày, đau bao tử, viêm loét tá tràng, viêm loét thành ruột kết. Khi bị stress, những loại hormone có tác dụng tăng cường lưu lượng máu đến các cơ trên cơ thể sẽ thuyên giảm rõ rệt, hậu quả là sức vận động cũng như sự co bóp của chúng bị giới hạn hoặc yếu đi, trong đó có dạ dày, dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng. Cơ quan sinh sản: stress ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản gây ra những xáo trộn chu kỳ kinh nguyệt và nhiễm trùng âm đạo ở nữ. Đối với nam giới, stress có thể tạo nên bệnh liệt dương và xuất tinh sớm, giảm khả năng tình dục, khó có thai… Da: một trong những tác hại chính của stress đối với da là kích thích các tuyến nhờn hoạt động mạnh, khiến da trở nên kém mịn màng, nhanh lão hóa và dễ nổi mụn, có khi còn làm xuất hiện các bệnh nguy hiểm khác như chàm bội nhiễm (bệnh eczema),… Vết thương trên da cũng lành chậm hơn khi bị stress. Có trường hợp stress làm cho phát ban: da đỏ, hoặc gây ra ngứa. Việc cau mày, nhăn mặt thường xuyên sẽ làm hình thành các vết nhăn nhưng mọi người thường không để ý đến điều này. Suy yếu miễn dịch: ảnh hưởng của stress cũng thể hiện rất rõ trên sức khỏe, stress trầm trọng và kéo dài có thể làm tổn hại hệ miễn dịch và các chức năng sinh lý khác, làm suy yếu khả năng của cơ thể nhằm chống lại bệnh tật cũng như sự xâm nhập của vi rút. Ngoài ra, stress mãn tính còn có thể làm nặng thêm các bệnh lý cơ thể hoặc tâm thần sẵn có. Stress gây tổn hại cho bạch cầu (kháng thể chống lại những virus có hại xâm nhập), khả năng miễn dịch giảm dần. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 16
- T[Type text]- Hỗ Trợ Nhân viên CTXH (Quản lý sự căng thẳng) Tài liệu phát SDRC - CFSI - Về tinh thần/cảm xúc Gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày: ảnh hưởng stress làm cho con người không còn chủ động trong hoạt động hằng ngày. Những nề nếp trong cuộc sống được thực hiện ổn định trước đây, sau khi bị stress bị xáo trộn rất là nhiều, thậm chí có trường hợp bỏ mặc tới đâu hay tới đó. Cảm xúc buồn rầu, chán nản không muốn làm việc: khi con người bị mắc một chứng bệnh, ví dụ bệnh đau bao tử, bệnh tác động lên hệ sống thần kinh làm cho chán nản, không có hưng phấn để làm việc. Stress cũng tác động như vậy thậm chí còn tác động mạnh hơn, gây ra cảm xúc buồn rầu, chán nản, không muốn tham gia vào bất kì hoạt động nào kể cả công ăn việc làm ổn định. Trí nhớ và sự tập trung kém: Sau một thời gian, stress sẽ làm cho sự tập trung giảm dần. Một phần não bộ chịu trách nhiệm về bộ nhớ cũng già cỗi nhanh chóng khi chịu đựng stress quá lâu. Tăng nguy cơ tự sát: Khi bị stress nặng, bản thân con người không còn tự chủ mình nữa, một số người suy nghĩ vu vơ trong đó có quyết định tìm đến cái chết để không còn phải đối phó sự tác động nghiệt ngã của stress. b. Ảnh hưởng về quan hệ xã hội - Chất lượng tư duy kém khi bị stress. Nếu không có biện pháp chế ngự kịp thời, stress sẽ từng bước làm giảm khả năng tư duy, trí nhớ, khả năng tự kiểm soát, phán đoán… của người bệnh. - Khi bị stress kéo dài con người có thể dễ mất đi niềm tin trong cuộc sống, mất nghị lực và ý chí vươn lên. - Ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày: với người bình thường việc giao tiếp trong đời sống hằng ngày là rất quan trọng và là một nhu cầu không thể thiếu trong quan hệ cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm, và cá nhân với xã hội. Khi gặp stress, đặc biệt là stress gây tác động lớn đến thể chất và tinh thần thì con người không muốn giao tiếp với ai, thậm chí có trường hợp là chỉ muốn sống một mình, vì vậy lại làm cho họ trở nên stress trầm trọng hơn. c. Ảnh hưởng tới công việc, lao động học tập - Hạn chế tốc độ và chất lượng công việc: Những tác động tiêu cực về thể chất, tinh thần/cảm xúc của stress làm cho con người giảm sự năng động, sự tích cực trong công việc, thậm chí có trường hợp không còn ý chí để làm bất cứ những hoạt động, những công việc nào, ngay cả những hoạt động, công việc phục vụ cho chính bản thân họ. - Quan hệ công việc bị giảm chất lượng (quan hệ với đồng nghiệp và với khách hàng…). Khi bị stress, do tác động về thể chất và tinh thần, người bị stress bị hạn chế nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong quan hệ với người thân, với bạn bè, với đồng nghiệp, với khách hàng. Những trường hợp nặng, người bị stress thậm chí tự thu mình sống một mình và không muốn quan hệ với bất cứ ai. - Khả năng ra quyết định hạn chế: Khả năng suy xét để đưa ra quyết định giải quyết các vấn đề bị suy giảm, thiếu chính xác và không nhanh chóng. Khi bị stress thì cá nhân có thể gặp khó khăn đưa ra một quyết định dù là đơn giản. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 17
- T[Type text]- Hỗ Trợ Nhân viên CTXH (Quản lý sự căng thẳng) Tài liệu phát SDRC - CFSI Bài 2: STRESS VÀ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI I. ĐẶC ĐIỂM NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI Nghề CTXH là một nghề mới ở nước ta, do đó chưa được xã hội biết đến nhiều. Tuy nhiên, nó có nền móng khoa học, có sứ mạng, quan điểm, giá trị, có nguyên tắc làm việc, phương pháp làm việc, tiến trình giải quyết vấn đề, … và áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, để giải quyết các vấn đề xã hội. Nhóm đối tượng của nghề CTXH là khá đa dạng như những người dễ bị tổn thương, những người nghèo, những người đứng bên lề xã hội… Người thực thi nghề CTXH phải tuân thủ Quy điều đạo đức nghề nghiệp và các nguyên tắc chuyên môn. NVCTXH là những người trong các nghề giúp đỡ. Đây là một trong những đặc điểm nổi bật của nghề CTXH. Do tính chất đặc điểm của nghề CTXH nên NVCTXH làm việc với nhiều thân chủ có rất nhiều vấn đề khác nhau. Quá trình tiếp cận làm việc với thân chủ khiến NVCTXH gặp phải những căng thẳng trong công việc, cộng thêm những yếu tố khác tác động nên NVCTXH dễ bị stress. Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu cụ thể nhưng nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra vấn đề này. II. STRESS CỦA NHÂN VIÊN CTXH TẠI MỘT SỐ NƯỚC 1. Hoa Kỳ Martin & Schinke (1989) đã khảo sát 200 nhân viên làm việc với gia đình và trẻ em và chuyên viên tâm lý lâm sàng của 7 trung tâm dịch vụ xã hội trong khu vực đô thị New York. Qua khảo sát thấy rằng, 57% nhóm chuyên viên tâm lý lâm sàng và 71% nhân viên làm việc với gia đình/ trẻ em xác định rằng, họ bị gần như kiệt sức hoặc là kiệt sức nghiêm trọng. Năm 2008, Hiệp hội NVCTXH Mỹ tiến hành nghiên cứu 3.653 hội viên về lĩnh vực hoạt động của họ có liên quan gì đến stress hay không. Kết quả nghiên cứu cho thấy, NVCTXH làm việc ở các lĩnh vực hoạt động như sức khỏe tâm thần, sức khỏe, an sinh nhi đồng gặp stress ở những mức độ khác nhau. (xem bảng sau)1 Lý do bị stress Lĩnh vực hoạt động Tỷ lệ bị stress (%) Thiếu thời gian Sức khỏe tâm thần 35 Sức khỏe 15 An sinh trẻ em và Gia đình 12 Công việc nặng nhọc Sức khỏe tâm thần 30 Sức khỏe 15 An sinh trẻ em và Gia đình 14 1 Trích dẫn từ bài giảng của Michael Ong tại hội thảo Quản lý stress, ULSA 2, 17-19/5/2011 Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 18
- T[Type text]- Hỗ Trợ Nhân viên CTXH (Quản lý sự căng thẳng) Tài liệu phát SDRC - CFSI Lý do bị stress Lĩnh vực hoạt động Tỷ lệ bị stress (%) Lương bổng không cân Sức khỏe tâm thần 37 xứng Sức khỏe 16 An sinh trẻ em và Gia đình 9 Đền bù không thỏa đáng Sức khỏe tâm thần 44 Sức khỏe 11 An sinh trẻ em và Gia đình 10 Thân chủ khó Sức khỏe tâm thần 40 khăn/thách thức Sức khỏe 13 An sinh trẻ em và Gia đình 11 2. Việt Nam Chưa có cuộc khảo sát chính thức về stress trong giới NVCTXH, tuy nhiên, khi gặp gỡ ở các buổi họp mặt hay hội thảo mọi người đều cho rằng áp lực công việc quá lớn. Trong một cuộc phỏng vấn nhanh nhóm NVCTXH (12 người)2 thuộc Câu lạc bộ CTXH chuyên nghiệp TP. Hồ Chí Minh gần đây (10/6/2011) thì cả 12 người đều cho rằng mình bị stress (ở các cấp độ khác nhau). a. Nội dung tính chất công việc rất khó khăn và phức tạp - Bị áp lực công việc: Công việc của NVCTXH chủ yếu là giải quyết vấn đề cho thân chủ, như đã đề cập ở trên nghề CTXH là nghề giúp đỡ (helping profession). Lý tưởng, trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp giúp NVCTXH thực hiện chu toàn công việc của mình nhưng cũng tạo áp lực lên họ khá lớn. - Công việc quá tải: NVCTXH thường triển khai công việc chuyên môn theo các phương pháp và tiến trình quy định của nghề. Mỗi thân chủ có vấn đề và hoàn cảnh khác nhau cho nên NVCTXH phải áp dụng các nguyên tắc, kỹ năng phù hợp. Số lượng thân chủ mà NVCTXH được phân công có khi vượt khả năng theo dõi giúp đỡ của họ khiến họ lâm vào tình trạng quá tải. - Không đủ thời gian: NVCTXH, nhất là nhân viên quản lý ca (case managers) có khi được phân công quản lý nhiều thân chủ cùng một thời điểm nên bị áp lực về mặt thời gian. Họ không đủ thời gian để giải quyết hết mọi việc cho thân chủ nên lo lắng cao độ (bị thân chủ kêu ca phàn nàn, bị cấp trên khiển trách…) trong khi họ còn nhiệm vụ với gia đình con cái. - Đối tượng (thân chủ) thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau: NVCTXH làm việc trong hệ thống an sinh xã hội (bao gồm lĩnh vực công và tư); diện tiếp xúc rộng bao gồm trường học, bệnh viện, tòa án, gia đình và trẻ em, nghiện ngập, tội phạm, mại dâm, sức khỏe tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS, 2 Nhóm này gồm các anh chị nòng cốt của CLB trong hội thảo 10/6/2011ở ĐH Mở TPHCM như : Nguyễn Thị Hải, Trần Thị Nên, Trần Thị Nhiễu, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Trần Thị Ái Mỹ, Trương Thị Dừa, Lê Thị Mỹ Hiền, Trần Công Bình, Lê Chí An ... Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn Tư tưởng - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Phần 2)
10 p | 2801 | 786
-
Bài giảng môn Tư tưởng - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI
9 p | 1387 | 461
-
Bài giảng Bài 3: Công tác quản lý đảng viên
113 p | 630 | 73
-
Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 13.1 - Trần Văn Kham
33 p | 399 | 73
-
Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật: Bài 12.1 - Trần Văn Kham
14 p | 150 | 38
-
Bài giảng Kỹ năng biện hộ
36 p | 274 | 33
-
Bài giảng Tâm lý trẻ em có hoàn cảnh khó khăn - ThS. Nguyễn Ngọc Lâm
25 p | 169 | 27
-
Phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống thư viện trường phổ thông
10 p | 129 | 13
-
Bài giảng chuyên đề 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, nhân văn, văn hoá
46 p | 101 | 12
-
Bài giảng Hướng dẫn kỹ năng khai thác thông tin và sử dụng thư viện mở
34 p | 15 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn