Bài giảng Kế toán quốc tế - Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế
lượt xem 4
download
"Bài giảng Kế toán quốc tế - Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế" được biên soạn với mục tiêu tìm hiểu các kiến thức về sự hình thành và phát triển của các vấn đề kế toán mang tính quốc tế; nhu cầu tất yếu khách quan đối với kế toán quốc tế; quá trình hình thành và phát triển của kế toán quốc tế; kết cấu cơ bản của chuẩn mực kế toán quốc tế và các phương hướng vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kế toán quốc tế - Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế
- Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUỐC TẾ Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: Giáo trình: Kế toán quốc tế – Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Bài học này giới thiệu các vấn đề chung về môn học kế toán quốc tế. Mục tiêu Nắm bắt được các kiến thức cơ bản về sự hình thành và phát triển của các vấn đề kế toán mang tính quốc tế. Nhận thức được nhu cầu tất yếu khách quan đối với kế toán quốc tế. Hiểu được quá trình hình thành và phát triển của kế toán quốc tế. Nắm bắt được sự cần thiết và quá trình hình thành, phát triển của các tổ chức nghề nghiệp về kế toán, các cơ quan ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế. Hiểu được sự hình thành và vai trò của các chuẩn mực kế toán quốc tế. Nắm bắt được kết cấu cơ bản của chuẩn mực kế toán quốc tế và các phương hướng vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế. TXKTKE03_Bai1_v1.0014112227 1
- Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế Tình huống dẫn nhập Vấn đề báo cáo tài chính hợp nhất của PepsiCo Inc Năm 2004, Pepsico Inc chính thức đầu tư và hoạt động tại Việt Nam. Pepsico Inc là một công ty đa quốc gia, có hoạt động tại rất nhiều nước trên thế giới. Trong quá trình kinh doanh tại Việt Nam, Pepsi Vietnam phải tuân thủ các quy định về chế độ kế toán của Việt Nam. Báo cáo tài chính hợp nhất của Pepsico Inc sẽ được lập như thế nào trong bối cảnh các công ty con tại các quốc gia trên thế giới áp dụng các chế độ kế toán tài chính khác nhau? 2 TXKTKE03_Bai1_v1.0014112227
- Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế 1.1. Nhu cầu tất yếu khách quan cho sự hình thành của kế toán quốc tế Kế toán đã ra đời và phát triển từ rất lâu trong lịch sử, cùng với sự tồn tại và phát triển của quá trình lao động và sản xuất ra của cải vật chất của con người. Kế toán thường được hiểu là quá trình đo lường, phản ánh, cung cấp và trao đổi thông tin về các hoạt động kinh tế và được coi như “ngôn ngữ của kinh doanh”. Sự phát triển của khoa học kế toán cũng gắn liền với sự phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội. Sản xuất càng phát triển thì nhu cầu đặt ra đối với kế toán càng cao. Xuất phát từ những cách ghi chép, phản ánh và truyền đạt thông tin một cách thô sơ đơn giản, đến nay, kế toán đã trở thành một môn khoa học với đối tượng nghiên cứu độc lập và các phương pháp nghiên cứu hoàn chỉnh. Vai trò của thông tin kế toán cũng ngày càng trở nên quan trọng khi phạm vi và đối tượng sử dụng thông tin kế toán không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh doanh, với các doanh nhân, mà còn là mọi mặt của đời sống xã hội, liên quan đến mọi cá nhân trong xã hội. Sự phát triển của khoa học kế toán ngày càng mạnh mẽ, gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự gia tăng các liên kết kinh tế trong từng khu vực và trên thế giới, sự mở rộng phạm vi, quy mô, tính chất, hoạt động của các doanh nghiệp. Theo các quy luật phát triển tất yếu của kinh tế thị trường, sự tích luỹ tư bản trong các doanh nghiệp và sự liên kết hình thành giữa các doanh nghiệp là không thể thiếu trong nền kinh tế mỗi quốc gia cũng như kinh tế thế giới. Quy mô doanh nghiệp phát triển ngày càng lớn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp cũng phức tạp hơn, từ chỗ chỉ là một thực thể kinh doanh đơn lẻ, ngày nay, một công ty có thể là sự kết hợp của rất nhiều công ty khác, phạm vi hoạt động cũng vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia. Bên cạnh sự phát triển của các doanh nghiệp, sự ra đời và phát triển của các liên kết kinh tế, xã hội, an ninh… trong từng khu vực trên thế giới cũng như xu thế toàn cầu hoá cũng có những ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của khoa học kế toán. Mỗi quốc gia không thể đặt mình ngoài các xu thế tất yếu khách quan này. Trong quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế, các hoạt động kinh tế (đối tượng trực tiếp của kế toán) ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, không chỉ bị chi phối bởi các quy định, thể chế của một quốc gia mà còn bị điều chỉnh bởi luật pháp và các thông lệ quốc tế, điều này đòi hỏi kế toán phải có sự phát triển tương ứng. Cũng theo đó, phạm vi áp dụng kế toán không chỉ giới hạn trong một doanh nghiệp ở một quốc gia, đối tượng sử dụng thông tin kế toán và phạm vi hành nghề kế toán cũng được mở rộng, vượt ra khỏi biên giới của mỗi quốc gia riêng lẻ. Tất cả những vấn đề kể trên đặt ra một nhu cầu tất yếu khách quan về sự hội nhập về kế toán, kiểm toán giữa các quốc gia, trong các liên kết khu vực và thế giới. Sự hình thành và phát triển của Kế toán Quốc tế cũng xuất phát từ nhu cầu hội nhập này. 1.2. Sự hình thành và phát triển của kế toán quốc tế Với các điều kiện tiền đề và nhu cầu khách quan kể trên, kế toán quốc tế đã được hình thành và phát triển. Tuy nhiên, để việc phát triển kế toán quốc tế trở thành hiện thực, TXKTKE03_Bai1_v1.0014112227 3
- Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế cần kể đến sự phát triển nội tại của chính khoa học kế toán, mà nổi bật là sự ra đời của kế toán kép (double-entry accounting system). Hệ thống kế toán kép được tác giả Luca Pacioli (Italia) trình bày lần đầu tiên vào năm 1494, xuất phát từ toán học. Quy định nguyên tắc ghi chép một nghiệp vụ kinh tế phát sinh lên ít nhất 2 tài khoản kế toán với số tiền bằng nhau, cách ghi này tạo ra sự cân bằng trong hệ thống và cho phép kiểm tra, đối chiếu số liệu hiệu quả. Cấu thành của nguyên tắc kế toán kép bao gồm: tài khoản kế toán, quan hệ giữa các đối tượng liên quan trong nghiệp vụ kinh tế và các quy ước ghi chép. Chỉ sau đó một thời gian ngắn, những ưu việt của ghi sổ kép về khả năng ghi chép, theo dõi, kiểm soát nghiệp vụ và cung cấp thông tin đã làm cho nguyên tắc ghi sổ kép được phổ biến trên toàn thế giới, bắt đầu từ các nước có nền kinh tế thị trường, có nền thương mại phát triển. Sự phổ biến này tạo ra một nền tảng chung cho công tác kế toán ở các nước khác nhau trên thế giới. Kế toán quốc tế ra đời trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá, phục vụ trực tiếp cho việc hình thành các liên kết kinh tế, hợp tác kinh tế, quá trình đầu tư… với vai trò chính: Tạo ra sự thống nhất về cách thức sử dụng các thông tin kế toán, tài chính giữa các quốc gia và các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài các đơn vị kế toán. Thể hiện sự kết hợp giữa các quy định về kinh tế, tài chính… của một quốc gia với các thông lệ, quy định và luật pháp quốc tế. Thống nhất phương pháp lập và trình bày các báo cáo tài chính cơ bản, hình thành hệ thống khái niệm chung, áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia khác nhau, từ đó tạo ra hệ thống chuẩn mực nghề nghiệp được áp dụng rộng rãi cho thực hành công tác kế toán. Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế là sản phẩm trực tiếp và quan trọng nhất trong sự ra đời và phát triển của kế toán quốc tế. Góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế giữa các quốc gia khác nhau trong nền kinh tế toàn cầu. Quốc tế hoá quá trình đào tạo lao động kế toán của mỗi quốc gia, trong sự phát triển của kế toán quốc tế và hội nhập kế toán, lao động kế toán được đào tạo không chỉ cần đáp ứng những tiêu chuẩn của từng quốc gia riêng lẻ mà còn phải có khả năng hội nhập cao. Điều này cũng góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch của lao động kế toán giữa các quốc gia. 1.3. Đối tượng và nội dung của kế toán quốc tế Có nhiều quan điểm về đối tượng và nội dung của kế toán quốc tế, thay đổi theo từng thời kỳ phát triển của môn học này. Quan điểm thứ nhất cho rằng kế toán quốc tế nghiên cứu những vấn đề có yếu tố nước ngoài liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Quan điểm này chỉ đề cập đến kế toán tài chính, chưa đề cập đến những vấn đề khác như kế toán quản trị hay kiểm toán. 4 TXKTKE03_Bai1_v1.0014112227
- Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế Quan điểm thứ hai, nội dung của kế toán quốc tế tập trung vào nghiên cứu các vấn đề về kế toán của các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, ngày nay, nội dung của kế toán quốc tế được hiểu rộng hơn, bao gồm các lĩnh vực nghiên cứu sau đây: Nghiên cứu về kế toán của 1 quốc gia nhất định trong các điều kiện, hoàn cảnh có yếu tố nước ngoài. Nghiên cứu về việc một số quốc gia khác nhau sử dụng một hệ thống kế toán tương tự nhau. Nghiên cứu so sánh hệ thống kế toán của các quốc gia khác nhau. Nghiên cứu sự phát triển của kế toán dưới góc độ quốc tế, bao gồm cả xem xét nguyên nhân của sự khác nhau trong kế toán của các quốc gia. Phân loại kế toán. Nghiên cứu mục đích, quy trình, việc áp dụng và triển vọng của kế toán của các quốc gia. Nghiên cứu mục đích, quy trình, việc áp dụng và triển vọng của kế toán của các quốc gia. Các vấn đề kế toán của các công ty đa quốc gia. Nghiên cứu các công ty liên quan đến thị trường ngoại hối. So sánh các đối tượng sử dụng thông tin kế toán giữa các quốc gia. 1.4. Chuẩn mực kế toán quốc tế 1.4.1. Sự ra đời của các chuẩn mực kế toán quốc tế Các chuẩn mực kế toán quốc tế ra đời với mục tiêu tạo “ngôn ngữ chung” cho việc thực hành kế toán, sử dụng thông tin kế toán trong các quốc gia khác nhau. Việc thực hành kế toán và sử dụng thông tin kế toán ở các quốc gia khác nhau luôn mang tính đa dạng vốn có của kế toán và gắn với đặc thù của nền kinh tế xã hội của từng quốc gia. Trong giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế của từng quốc gia phát triển tương đối độc lập với nhau, các liên kết kinh tế chưa hình thành hoặc không đáng kể thì hệ thống thông tin kế toán của mỗi đơn vị kế toán nói riêng và mỗi quốc gia nói chung thể hiện đầy đủ nhất tính đa dạng đó. Tuy nhiên, xu thế hội nhập về kinh tế và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã tạo ra nhu cầu tất yếu của việc quốc tế hoá hoạt động kế toán và kiểm toán. Sự di chuyển và quốc tế hoá các nguồn lực kinh tế của từng quốc gia, doanh nghiệp đã đòi hỏi kế toán và kiểm toán phải đi trước một bước, kế toán của các nước phải có chung một mục tiêu, đối tượng phục vụ và chung một “ngôn ngữ giao tiếp”. Chuẩn mực kế toán quốc tế được hình thành chính để đáp ứng nhu cầu này. Chuẩn mực kế toán quốc tế là những quy định và hướng dẫn về các nguyên tắc, phương pháp kế toán có tính khuôn mẫu, nền tảng chung cho các quốc gia trong việc ghi chép và trình bày hệ thống báo cáo tài chính. Cho đến nay, hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế đã được thiết lập bao gồm: hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS TXKTKE03_Bai1_v1.0014112227 5
- Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế International Accounting Standards) cho khu vực tư nhân (private sector), hệ thốngchuẩn mực kế toán công quốc tế (International Public Sector Accounting Standards – IPSAS), hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính (IFRS – International Financial Reporting Standards)… Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế được chấp nhận rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và trở thành ngôn ngữ kế toán chung cho các nước có nền kinh tế thị trường phát triển và đang phát triển. 1.4.2. Quy trình xây dựng các chuẩn mực kế toán quốc tế Cơ quan ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế Các chuẩn mực kế toán quốc tế được ban hành bởi Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB – International Accounting Standards Board), mà tiền thân là Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC – International Accounting Standards Commitee). Sự hình thành IASC xuất phát từ đề nghị của ba nước Anh và xứ Wales, Hoa Kỳ và Canada về việc thành lập một Nhóm nghiên cứu quốc tế về kế toán bao gồm các thành viên là Viện kế toán viên công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW – Institute of Chartered Accountants of England and Wales), Viện kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA – American Institute of Certified Public Accountants), Viện kế toán viên công chứng Canada (CICA – Canadian Institute of Chartered Accountants). Năm 1967, nhóm nghiên cứu quốc tế về kế toán (AISG – Accountants International Study Group) được thành lập và bắt đầu ban hành một số tài liệu về các vấn đề kế toán quan trọng. Các tài liệu này là cơ sở quan trọng để xây dựng nên các chuẩn mực kế toán quốc tế khi IASC chính thức thành lập vào tháng 6 năm 1973. Các nước sáng lập ra tổ chức này bao gồm: Australia, Canada, Đức, Nhật bản, Hoa Kỳ, Anh, Ireland, Pháp, Mexico và Hà Lan. Các tổ chức nghề nghiệp kế toán của các nước này cũng đồng thời tham gia trong Ban điều hành IASC vào thời điểm thành lập. Cho đến nay, tham gia tổ chức này đã có nhiều quốc gia tham gia với tư cách thành viên và trên 100 quốc gia trên thế giới áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế. Từ năm 1973 đến năm 2000, IASC đã cho ra đời nhiều chuẩn mực kế toán quốc tế và được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 2001, Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB – International Accounting Standards Board) được ra đời thay thế cho Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế. Từ năm 2001 đến nay, cơ quan này đã sửa đổi, bổ sung một số chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và đưa ra kiến nghị thay thế một số IAS bằng các chuẩn mực quốc tế về trình bày báo cáo tài chính (IFRS), đồng thời ban hành một số IFRS cho một số vấn đề chưa được đề cập đến trong IAS. Quy trình ban hành chuẩn mực Các chuẩn mực kế toán quốc tế trong từng lĩnh vực được nghiên cứu, xây dựng và ban hành theo những quy trình riêng biệt, tuy nhiên, về cơ bản, quy trình này bao gồm các bước chủ yếu sau: 6 TXKTKE03_Bai1_v1.0014112227
- Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế o Ghi nhận các vấn đề kế toán phát sinh trong quá trình thực hành kế toán ở các doanh nghiệp, các vấn đề này phải đạt một mức độ phổ biến nhất định. o Nghiên cứu các chuẩn mực quốc gia và các vấn đề thực tế về vấn đề đã được ghi nhận. o Tham khảo quan điểm của Uỷ ban tư vấn chuẩn mực (SAC – Standards Advisory Council) và thiết lập dự án xây dựng chuẩn mực trong kế hoạch làm việc năm của IASB. o IASB đưa ra các tài liệu về vấn đề đã ghi nhận để lấy y kiến. o Tiếp nhận và xem xét các đóng góp về tài liệu đã ban hành. o Ban hành dự thảo (Exposure Draft) về vấn đề đã xem xét sau khi được đa số phiếu tán thành. o Lấy y kiến về nội dung đã trình bày trong bản Dự thảo. o Trưng cầu ý kiến về bản Dự thảo sau khi đã vận dụng thí điểm vào thực tế hoạt động kinh doanh. o Sửa đổi Dự thảo và thông qua Chuẩn mực sau khi được đa số phiếu tán thành theo quy định của Hội đồng. o Công bố chuẩn mực trên các phương tiện thông tin để áp dụng rộng rãi vào thực tế. 1.4.3. Kết cấu cơ bản của một chuẩn mực kế toán quốc tế Một chuẩn mực kế toán quốc tế thường có kết cấu bao gồm các phần chủ yếu như sau: Phần 1: Mục đích áp dụng chuẩn mực. Phần 2: Phạm vi áp dụng chuẩn mực. Phần 3: Thống nhất các thuật ngữ cơ bản sẽ dùng trong chuẩn mực và dùng cho các vấn đề liên quan mà chuẩn mực đó đề cập đến. Phần 4: Nội dung chính của chuẩn mực, đề cập đến những vấn đề chuẩn mực cần giải quyết, nguyên tắc xử lí về kế toán, tài chính đối với vấn đề đó. Phần 5: Cách thức công bố, trình bày báo cáo tài chính đối với vấn đề mà chuẩn mực điều chỉnh. 1.4.4. Phương hướng vận dụng chuẩn mực kế toán Phương hướng 1: Vận dụng nguyên vẹn hệ thống chuẩn mực quốc tế vào quốc gia, loại bỏ những chuẩn mực nào không phù hợp với thực tế, không sửa đổi các chuẩn mực được áp dụng, xây dựng các chuẩn mực riêng cho các vấn đề không thể áp dụng chuẩn mực quốc tế. Phương hướng 2: Vận dụng nguyên vẹn chuẩn mực quốc tế nhưng có chú thích, bổ sung cho từng chuẩn mực cho phù hợp với thực tế. TXKTKE03_Bai1_v1.0014112227 7
- Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế Phương hướng 3: Vận dụng có chọn lọc một số nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế, có sửa đổi, bổ sung một số nội dung cho tương thích với điều kiện kinh tế tài chính của quốc gia. Phương hướng 4: Không vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế mà tự ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia riêng. 1.5. Giới thiệu các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS – International Accounting Standards) Tính từ khi thành lập đến nay, IASB đã ban hành 41 chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), hiện nay, chỉ còn 34 chuẩn mực là có hiệu lực áp dụng. Danh sách các chuẩn mực kế toán quốc tế Tên Ban STT Nội dung tóm tắt Ghi chú chuẩn mực hành Quy định và hướng dẫn các yêu cầu tối thiểu và nguyên tắc chung về nội dung và các Trình bày khái niệm trong báo cáo tài chính, quy định IAS 1 các báo cáo 2007 cấu trúc và cơ sở trình bày của báo cáo tài tài chính chính với mục đích đảm bảo tính so sánh với báo cáo tài chính của đơn vị khác. Quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho vào chi Hàng tồn IAS 2 phí, ghi giảm giá hàng tồn kho cho phù hợp 2005 kho với giá trị thuần có thể thực hiện được, và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho. Hợp nhất Không còn hiệu lực, IAS 3 báo cáo tài bị thay thế bằng chính IAS 27, IAS 28. Kế toán khấu IAS 4 Hủy bỏ năm 1999. hao Thông tin Không còn hiệu lực, công bố IAS 5 bị thay thế bằng trên báo cáo IAS 1. tài chính Điều chỉnh Không còn hiệu lực, của kế toán IAS 6 bị thay thế bằng với biến IAS 15. động giá cả Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận Báo cáo hợp thành của Báo cáo tài chính. Các luồng IAS 7 lưu chuyển tiền được phân loại và trình bày theo các 1992 tiền tệ loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. Thay đổi Hướng dẫn lựa chọn và áp dụng các chính chính sách sách kế toán, những thay đổi trong ước tính IAS 8 2003 kế toán, ước kế toán và sửa chữa sai sót của các kỳ kế tính kế toán toán trước. Kế toán hoạt Không còn hiệu lực, động Nghiên IAS 9 bị thay thế bằng cứu và IAS 38. Phát triển 8 TXKTKE03_Bai1_v1.0014112227
- Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế Tên Ban STT Nội dung tóm tắt Ghi chú chuẩn mực hành Yêu cầu tất cả những sự kiện sau ngày kết thúc kỳ kế toán phải được công bố trên báo cáo tài chính. Sự kiện cần điều chỉnh là sự kiện cung cấp những bằng chứng bổ sung Các sự kiện về những điều kiện hiện hữu tại thời điểm phát sinh lập báo cáo tài chính. IAS 10 sau ngày kết 2003 Sự kiện không điều chỉnh chỉ báo những thúc kỳ kế điều kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo tài toán năm chính điểm lập báo cáo tài chính. Sự kiện không điều chỉnh chỉ báo những điều kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo tài chính. Hướng dẫn cách hạch toán doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng trong kỳ kế toán. Doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng được ghi nhận tương ứng với Hợp đồng phần công việc đã hoàn thành khi kết quả IAS 11 1993 xây dựng thực hiện hợp đồng có thể ước tính một cách đáng tin cậy; nếu không, doanh thu chỉ được ghi nhận tương đương với chi phí của hợp đồng đã phát sinh mà việc được hoàn trả là tương đối chắc chắn. Hướng dẫn nguyên tắc kế toán các khoản Thuế thu IAS 12 liên quan tới thuế trong kỳ hiện tại và 1996 nhập tương lai. Trình bày Tài Không còn hiệu lực, sản ngắn IAS 13 bị thay hạn và Nợ thế bằng IAS 1. ngắn hạn Báo cáo Bị thay thế bằng IAS 14 bộ phận IFRS 8. Thông tin phản ánh IAS 15 ảnh hưởng Hủy bỏ năm 2003. của biến động giá Hướng dẫn kế toán cho hầu hết các loại Máy móc, máy móc, thiết bị, nhà xưởng; được xác IAS 16 thiết bị, định giá trị ban đầu theo nguyên giá. Giá trị 2003 nhà xưởng khấu hao được phân bổ hệ thống trong toàn bộ vòng đời sử dụng. Hướng dẫn cho bên nhận thuê và bên cho thuê những chế độ kế toán phù hợp, nội dung công bố cho các loại giao dịch cho thuê. Hai loại hợp đồng cho thuê bao gồm Tài sản thuê tài chính (bên cho thuê có sự chuyển IAS 17 2003 cho thuê giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê), thuê hoạt động (bên cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoảng thời gian nhất định). TXKTKE03_Bai1_v1.0014112227 9
- Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế Tên Ban STT Nội dung tóm tắt Ghi chú chuẩn mực hành Hướng dẫn những quy định kế toán khi xác Sẽ bị thay thế bằng định doanh thu có được từ bán hàng, cung IAS 18 Doanh thu 1993 IFRS 15 vào cấp dịch vụ, cho thuê tài sản, tiền bản quyền 1/1/2017. và cổ tức. Quy định các nguyên tắc ghi nhận, tính toán và trình bày về khoản lợi ích cho công nhân viên, bao gồm lợi ích ngắn hạn (tiền công, Phúc lợi tiền thưởng…), lợi ích sau khi hết thời gian IAS 19 cho người 2011 làm việc (lương hưu…), các khoản lợi lao động ích dài hạn khác (nghỉ việc dài hạn…), lợi ích được hưởng khi chấm dứt hợp đồng lao động. Hướng dẫn kế toán cho các khoản trợ cấp Kế toán các chính phủ và các hình thức trợ giúp chính khoản trợ phủ khác. Các khoản trợ cấp của chính phủ cấp của cần được ghi nhận là thu nhập theo phương IAS 20 chính phủ pháp hệ thống theo các kỳ để khớp với các 1983 và công bố chi phí liên quan cho việc đền bù. Khoản trợ về trợ cấp cấp liên quan tới tài sản được trình bày như chính phủ khoản thu nhập hoãn lại hoặc giảm trừ giá trị tài trợ vào giá trị còn lại của tài sản. Quy định kế toán các giao dịch ngoại tệ và ảnh hưởng tài chính của những thay đổi tỷ giá trong báo cáo tài chính. Chuẩn mực đưa Ảnh hưởng ra các yếu tố mà một doanh nghiệp cần phải do thay đổi IAS 21 xem xét khi xác định đồng tiền hạch toán 2003 tỷ giá hối trong việc lập báo cáo tài chính. Khi ghi đoái nhận và tính toán các giao dịch ngoại tệ sử dụng tỷ giá giao ngay áp dụng vào ngày giao dịch. Bị thay thế bởi Hợp nhất IAS 22 1998 IFRS 3 tháng kinh doanh 3/2004. Quy định chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư, xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản Chi phí IAS 23 đó (được vốn hóa) khi có đủ các điều kiện 2007 đi vay quy định trong chuẩn mực. Các chi phí đi vay khác được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phát sinh. Quy định về việc công bố thông tin về các Công bố mối quan hệ, các giao dịch và số dư với bên IAS 24 về các bên 2009 liên quan. Chuẩn mực đưa ra khái niệm các liên quan bên liên quan và các giao dịch với từng loại. Kế toán Bị thay thế bởi IAS IAS 25 các khoản 39, IAS 40 năm đầu tư 2001. Chuẩn mực đặt ra các yêu cầu báo cáo cho Kế toán và quỹ hưu trí với mức đóng góp được xác báo cáo theo định trước và quỹ hưu trí với mức phúc lợi IAS 26 1987 các quỹ lợi được xác định trước, bao gồm báo cáo về ích hưu trí tài sản hưu trí ròng và trình bày giá trị hiện tại ước tính của các khoản phúc lợi đã được 10 TXKTKE03_Bai1_v1.0014112227
- Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế Tên Ban STT Nội dung tóm tắt Ghi chú chuẩn mực hành công bố. Đồng thời quy định rõ yêu cầu của việc xác định giá trị của các khoản phúc lợi được xác định trước và việc sử dụng giá trị hợp lý đối với các khoản đầu tư của quỹ. Hướng dẫn quy tắc kế toán và trình bày cho Báo cáo các báo cáo tài chính riêng lẻ được thực IAS 27 tài chính 2011 hiện bởi công ty mẹ, hoặc công ty liên kết, riêng lẻ liên doanh. Hướng dẫn áp dụng (với những ngoại lệ nhất định) phương pháp vốn chủ sở hữu cho các khoản đầu tư vào các đơn vị liên kết (phương pháp vốn chủ sở hữu là phương pháp kế toán mà khoản đầu tư được ghi nhận Đầu tư vào ban đầu theo giá gốc, sau đó được điều chỉnh IAS 28 các đơn vị 2011 theo những thay đổi của phần sở hữu của nhà liên kết đầu tư trong tài sản thuần của bên nhận đầu tư). Chuẩn mực đưa ra khái niệm “ảnh hưởng quan trọng” đo lường bằng quyền tham gia vào các quyết định tài chính và hoạt động của đơn vị đầu tư. Báo cáo tài Các báo cáo của một doanh nghiệp – báo chính trong cáo theo đồng tiền của nước trong nền kinh IAS 29 các nền tế siêu lạm phát cần được khẳng định lại 1989 kinh tế siêu (hay điều chỉnh số lượng) theo đơn vị tính lạm phát toán tại ngày lập bảng tổng kết tài sản. Nội dung công bố trong báo cáo tài chính của các Bị thay thế bằng IAS 30 ngân hàng IFRS 7 năm 2007. và các tổ chức tín dụng tương tự Quyền lợi Bị thay thế bằng trong các IAS 31 IFRS 11, IFRS 12 công ty năm 2013. liên doanh Quy định các yêu cầu kế toán về việc trình bày các công cụ tài chính, đặc biệt là việc Công cụ phân chia các công cụ tài chính thành: tài IAS 32 tài chính 2003 sản tài chính, nợ tài chính, công cụ vốn. trình bày Chuẩn mực cũng đưa ra những quy định về phân chia lãi, cổ tức, lỗ và lợi nhuận. Chuẩn mực xác định cách tính thu nhập trên một cổ phiếu cơ bản và thu nhập trên một cổ phiếu pha loãng. EPS cơ bản tính bằng Thu nhập cách chia lợi nhuận ròng hoặc lỗ trong kỳ IAS 33 trên một 2003 của các cổ đông thường cho số bình quân cổ phiếu gia quyền của cổ phiếu thường, trong khi EPS pha loãng tính tới các chứng khoán có khả năng chuyển đổi thành cổ phần thường. TXKTKE03_Bai1_v1.0014112227 11
- Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế Tên Ban STT Nội dung tóm tắt Ghi chú chuẩn mực hành Báo cáo Quy định nội dung tối thiểu và các nguyên IAS 34 tài chính tắc ghi nhận tính toán được trình bày trong 1998 tạm thời báo cáo tài chính tạm thời. Hoạt động Bị thay thế bằng IAS 35 bị ngừng IFRS 5 năm 2005. Quy định những nguyên tắc mà một doanh nghiệp áp dụng để đảm bảo tài sản không bị định giá quá cao, tức là số kết chuyển vượt Giảm giá trị IAS 36 quá số sẽ được thu hồi qua việc sử dụng 2004 tài sản hoặc bán; khi doanh nghiệp kế toán cho những khoản lỗ do giảm giá tài sản đã xác định; khi công bố những tài sản bị giảm giá. Chuẩn mực đưa ra những điều kiện cần thực hiện để kế toán các khoản dự phòng, tài sản bất thường và nợ bất thường (là Các khoản nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các dự phòng, sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ bất IAS 37 nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng 1998 thường và hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một tài sản bất hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong thường tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát). Khoản dự phòng là khoản nợ có giá trị và thời gian không chắc chắn. Hướng dẫn nguyên tắc kế toán cho tài sản cố định vô hình, bao gồm: điều kiện ghi Tài sản cố IAS 38 nhận tài sản, xác định giá trị kết chuyển, xác 2004 định vô hình định và hạch toán lỗ do giảm giá, các yêu cầu về công bố. Chuẩn mực đưa ra yêu cầu cho việc ghi Các công cụ nhận và xác định các tài sản tài chính, nợ Sẽ bị thay thế bởi tài chính: IAS 39 tài chính và hợp đồng mua bán phi tài 2003 IFRS 9 tháng ghi nhận và chính. Chứng khoán phái sinh và các công 1/2018. xác định cụ bảo đảm được quy định đặc biệt. Quy định bất động sản đầu tư được ghi nhận theo mô hình giá trị hợp lý hoặc mô hình gía gốc. Theo mô hình giá trị hợp lý, Bất động sản IAS 40 bất động sản đầu tư được ghi nhận ban đầu 2003 đầu tư theo giá trị hợp lý. Sau ghi nhận ban đầu, sự biến động giá trị hợp lý được ghi nhận vào thu nhập hoặc chi phí trên báo cáo lãi, lỗ. Quy định tài sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý. Sau ghi nhận ban đầu, tài sản IAS 41 Nông nghiệp sinh học được ghi nhận theo giá trị hợp lý 2001 trừ chi phí ước tính để bán khi thu hoạch. Giá trị hợp lý thay đổi được ghi nhận vào thu nhập hoặc chi phí trên báo cáo lãi lỗ. 12 TXKTKE03_Bai1_v1.0014112227
- Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế Danh sách các chuẩn mực quốc tế về trình bày báo cáo tài chính Stt Tên chuẩn mực Nội dung tóm tắt Hiệu lực IFRS 1 đưa ra những thủ tục mà thực thể kinh doanh phải tuân thủ khi lần đầu tiên áp dụng các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế làm cơ sở cho việc chuẩn bị các báo cáo tài chính của đơn vị. IFRS 1: Mục tiêu của chuẩn mực này là nhằm đảm bảo các báo Lần đầu tiên áp cáo tài chính áp dụng IFRS đầu tiên của đơn vị chứa 1 dụng Chuẩn mực 1/7/2009 đựng thông tin chất lượng cao mà minh bạch với người Báo cáo Tài chính sử dụng và có thể so sánh được qua các giai đoạn Quốc tế được trình bày; Cung cấp điểm khởi đầu thích hợp cho công việc kế toán phù hợp với các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế; và Có thể được triển khai ở mức chi phí không vượt quá những lợi ích đạt được. Mục tiêu của chuẩn mực này là nhằm định rõ báo cáo tài chính của một đơn vị khi tiến hành thanh toán dựa trên cơ sở cổ phiếu. Đặc biệt, các ảnh hưởng của những nghiệp vụ thanh toán dựa trên cơ sở cổ phiếu phải được phản ánh trên lợi nhuận hoặc lỗ của đơn vị, IFRS 2: bao gồm cả các chi phí liên quan đến các nghiệp vụ 2 Thanh toán trên cơ 1/1/2005 cấp cổ phiếu tùy chọn cho người lao động. sở cổ phiếu IFRS yêu cầu đơn vị phải ghi nhận các nghiệp vụ thanh toán dựa trên cơ sở cổ phiếu trên báo cáo tài chính, bao gồm cả các nghiệp vụ thanh toán với người lao động hoặc các tổ chức khác bằng tiền, các tài sản khác, hoặc các công cụ vốn. Mục tiêu của chuẩn mực này là nhằm tăng cường sự liên quan, độ tin cậy và khả năng so sánh được của thông tin về hợp nhất kinh doanh và các ảnh hưởng của nó trên báo cáo tài chính của đơn vị. Việc đó được thực hiện bằng cách thiết lập các nguyên tắc và yêu cầu để bên thâu tóm: Nhận biết và đánh giá trên báo cáo tài chính của IFRS 3: mình các tài sản thâu tóm có thể xác định được, các 3 Hợp nhất công nợ được thừa nhận và bất kỳ các lợi ích không 1/7/2009 kinh doanh kiểm soát nào ở bên bị thâu tóm; Nhận biết và đánh giá các mối quan hệ với khách hàng đạt được khi hợp nhất kinh doanh hoặc tăng từ việc mua bán thương lượng; Xác định thông tin nào được tiết lộ để người sử dụng báo cáo tài chính có thể đánh giá được bản chất và những hiệu ứng tài chính của việc hợp nhất kinh doanh. Mục tiêu của chuẩn mực này là nhằm chỉ rõ báo cáo tài chính cho các hợp đồng bảo hiểm thực hiện bởi các đơn vị ban hành loại hợp đồng này (được định nghĩa trong IFRS là công ty bảo hiểm) cho tới khi giai đoạn IFRS 4: hai của kế hoạch về hợp đồng bảo hiểm được hoàn 4 Hợp đồng bảo thành. Cụ thể, chuẩn mực này yêu cầu: 1/1/2005 hiểm Những cải thiện hạn chế về kế toán bởi công ty bảo hiểm đối với hợp đồng bảo hiểm Công bố các đặc điểm và giải thích các số liệu trên báo cáo tài chính của công ty bảo hiểm phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm và giúp người sử dụng các báo TXKTKE03_Bai1_v1.0014112227 13
- Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế Stt Tên chuẩn mực Nội dung tóm tắt Hiệu lực cáo tài chính trên nắm được số liệu, thời gian và sự không chắc chắn của các dòng tiền trong tương lai từ hợp đồng bảo hiểm. Mục tiêu của chuẩn mực này nhằm chỉ rõ việc kế toán đối với tài sản nắm giữ để bán, trình bày và công bố thông tin về việc ngưng hoạt động. Cụ thể, chuẩn mực này yêu cầu: Các tài sản đáp ứng các tiêu chí để được phân loại là giữ để bán được định giá ở mức thấp hơn giữa IFRS 5: giá trị còn lại và giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán hàng, Tài sản dài hạn và việc tính khấu hao của các tài sản này được 5 nắm giữ để bán và dừng lại; 1/1/2005 Hoạt động không Tài sản được phân loại là giữ để bán và tài sản, nợ liên tục phải trả bao gồm trong nhóm công bố được phân loại là giữ để bán được trình bày riêng rẽ trong báo cáo tài chính; Các ảnh hưởng của việc ngừng hoạt động phải được trình bày riêng rẽ trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Chuẩn mực này xác định việc lập báo cáo tài chính cho thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản. Các chi phí thăm dò và khai thác là các chi phí phát IFRS 6: sinh liên quan tới việc thăm dò và khai thác tài nguyên Thăm dò và đánh 6 khoáng sản trước khi tính khả thi về mặt kỹ thuật và 1/1/2006 giá tài nguyên năng lực thương mại của việc chiết xuất khoáng sản khoáng sản được chứng minh. Tài sản thăm dò và đánh giá là các chi phí thăm dò và đánh giá được ghi nhận là tài sản tuân theo chính sách kế toán của đơn vị. Chuẩn mực này yêu cầu các đơn vị phải công bố rộng rãi báo cáo tài chính của mình nhằm cho phép người sử dụng có thể đánh giá: IFRS 7: Tầm quan trọng của các công cụ tài chính đối với vị 7 Công cụ tài chính thế và hoạt động tài chính của đơn vị; 1/1/2007 – Trình bày Tính chất và mức độ rủi ro phát sinh từ các công cụ tài chính mà đơn vị có thể phải gánh chịu trong kỳ và cuối kỳ báo cáo tài chính, và phương thức quản lý những rủi ro này. Chuẩn mực này chỉ ra thông tin về các bộ phận kinh doanh của đơn vị cần phải được báo cáo trên báo cáo tài chính thường niên và yêu cầu đơn vị phải báo cáo những thông tin chọn lọc về bộ phận kinh doanh trên báo cáo tài chính sơ bộ. Chuẩn mực này yêu cầu đơn vị báo cáo các thông tin tài chính và mô tả về bộ phận kinh doanh của mình và IFRS 8: quyết định phân bổ các nguồn lực cho bộ phận kinh 8 Bộ phận 1/1/2009 doanh như thế nào. kinh doanh Chuẩn mực này yêu cầu đơn vị báo cáo việc tính toán lỗ hay lãi của bộ phận kinh doanh và các tài sản của bộ phận. Chuẩn mực cũng yêu cầu đơn vị báo cáo thông tin về thu nhập từ sản phẩm hoặc dịch vụ, về quốc gia mà đơn vị thu được lợi nhuận và nắm giữ tài sản, và về các khách hàng chính cho dù những thông tin này có 14 TXKTKE03_Bai1_v1.0014112227
- Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế Stt Tên chuẩn mực Nội dung tóm tắt Hiệu lực được sử dụng để ra quyết định hay không. Chuẩn mực cũng yêu cầu đơn vị đưa ra thông tin mô tả về cách thức xác định bộ phận kinh doanh, các sản phẩm và dịch vụ của bộ phận, sự khác biệt giữa đơn vị đo lường sử dụng trong việc báo cáo thông tin bộ phận và đơn vị đo lường sử dụng trong báo cáo tài chính của đơn vị, và những thay đổi về đơn vị đo lường của số liệu bộ phận từ kỳ này qua kỳ khác. Chuẩn mực này bao gồm các yêu cầu trong việc ghi IFRS 9: nhận và đo lường các tài sản tài chính, công nợ tài 9 1/1/2015 Công cụ tài chính chính và một số các hợp đồng mua hoặc bán các vật thể phi tài chính. Chuẩn mực này thiết lập các nguyên tắc để trình bày và chuẩn bị báo cáo tài chính hợp nhất khi đơn vị kiểm soát 1 hay nhiều đơn vị khác. Theo đó, chuẩn mực này: Yêu cầu đơn vị (công ty mẹ) kiểm soát một hay nhiều đơn vị khác (công ty con) trình bày báo cáo tài chính hợp nhất; IFRS 10: Xác định nguyên tắc kiểm soát, và thiết lập quyền 10 Báo cáo tài chính 1/1/2013 kiểm soát là cơ sở cho việc hợp nhất; hợp nhất Đưa ra các yêu cầu kế toán về việc chuẩn bị báo cáo tài chính hợp nhất. Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một nhóm mà tài sản, công nợ, vốn chủ sở hữu, thu nhập, chi phí và dòng tiền của công ty mẹ và công ty con được trình bày như một thực thể kinh doanh. Chuẩn mực này nhằm thiết lập các nguyên tắc trình bày báo cáo tài chính của những đơn vị có lợi ích trong các thỏa thuận được kiểm soát chung (thỏa thuận chung). Chuẩn mực này yêu cầu các bên xác định loại hình thỏa thuận chung bằng cách đánh giá quyền và IFRS 11: nghĩa vụ phát sinh từ thỏa thuận. Chuẩn mực này đòi 11 1/1/2013 Thỏa thuận chung hỏi phải có một đơn vị điều hành chung để ghi nhận và đo lường các tài sản, công nợ (và ghi nhận các khoản doanh thu, chi phí liên quan) liên quan tới lợi ích của đơn vị trong thỏa thuận đó tuân theo các chuẩn mực báo cáo tài chính liên quan, áp dụng cho từng tài sản, công nợ, doanh thu và chi phí. Chuẩn mực này đòi hỏi đơn vị công bố những thông tin IFRS 12: cho phép người sử dụng báo cáo có thể đánh giá: Tính Trình bày về các 12 chất và rủi ro gắn liền với lợi ích ở đơn vị khác; và ảnh 1/1/2013 lợi ích ở những hưởng của những lợi ích đó đối với vị thế tài chính, đơn vị khác hoạt động tài chính và dòng tiền. Chuẩn mực này: IFRS 13: Định nghĩa giá trị hợp lý; 13 Đo lường giá trị Đưa ra khung đo lường giá trị hợp lý; 1/1/2013 hợp lý Đòi hỏi thông tin được công bố về việc đo lường giá trị hợp lý. Chuẩn mực này chỉ ra những yêu cầu cần thiết về báo IFRS 14: cáo tài chính cho “cân đối tài khoản hoãn lại điều chỉnh” 14 Tài khoản hoãn lại 1/1/2016 phát sinh khi đơn vị cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ điều chỉnh cho khách hàng ở mức giá dễ bị điều chỉnh. TXKTKE03_Bai1_v1.0014112227 15
- Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế Stt Tên chuẩn mực Nội dung tóm tắt Hiệu lực Chuẩn mực này chỉ ra thời điểm và phương thức ghi nhận doanh thu của một đơn vị áp dụng IFRS cũng IFRS 15: như yêu cầu các đơn vị này cung cấp cho người sử Thu nhập từ 15 dụng báo cáo tài chính nhiều thông tin công bố liên 1/1/2017 hợp đồng với quan hơn. Chuẩn mực này cung cấp mô hình 5 bước khách hàng duy nhất dựa trên cơ sở các nguyên tắc được áp dụng cho tất cả các hợp đồng với khách hàng. Chuẩn mực này là một chuẩn mực riêng rẽ được xây IFRSs for SMEs: dựng nhằm áp dụng cho các báo cáo tài chính phục vụ Chuẩn mực báo mục đích chung và các báo cáo tài chính khác của các 16 cáo tài chính quốc công ty có quy mô nhỏ và vừa. Các quy định về chuẩn 9/7/2009 tế cho các doanh bị và trình bày các báo cáo tài chính, các nguyên tắc và nghiệp nhỏ và vừa chính sách kế toán của các công ty có quy mô nhỏ và vừa được xác định trong chuẩn mực này. Các chuẩn mực quốc tế về trình bày báo cáo tài chính được ra đời từ năm 2001, nhằm đưa ra quy định để điều chỉnh một số vấn đề chưa được đề cập đến trong các chuẩn mực kế toán quốc tế hoặc thay thế hoàn toàn một số chuẩn mực kế toán quốc tế. Như vậy, cho đến thời điểm này, tuân thủ các hướng dẫn của Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế, IFRS và IAS chính thức cùng tồn tại song song, ngoài ra, còn có một số loại văn bản khác hướng dẫn thực hành nghề nghiệp kế toán của IASB. 16 TXKTKE03_Bai1_v1.0014112227
- Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế Tóm lược cuối bài Kế toán quốc tế là môn học nghiên cứu về các vấn đề về kế toán mang tính quốc tế. Kế toán quốc tế hình thành xuất phát từ nhu cầu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động của các công ty đa quốc gia, các liên kết kinh tế quốc tế. Cơ sở hình thành kế toán quốc tế: sự phát triển và phổ biến của kế toán kép, sự phát triển của thương mại quốc tế, nhu cầu thống nhất cách thức lập, đọc và trình bày báo cáo tài chính. Các tổ chức quốc tế về kế toán được hình thành. Chuẩn mực kế toán quốc tế được xây dựng nhằm thống nhất cách lập, đọc và trình bày báo cáo tài chính. Các quốc gia có thể vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế theo nhiều phương hướng khác nhau. Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế bao gồm chuẩn mực trong các lĩnh vực: kế toán doanh nghiệp, kế toán công… TXKTKE03_Bai1_v1.0014112227 17
- Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế Câu hỏi ôn tập 1. Kế toán quốc tế nghiên cứu những vấn đề gì? 2. Tại sao cần có sự hình thành kế toán quốc tế? 3. Vai trò của kế toán quốc tế? 4. Chuẩn mực kế toán quốc tế là gì và vai trò của chuẩn mực kế toán quốc tế? 5. Trình bày quy trình ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế? 6. Tính chất pháp lý của chuẩn mực kế toán quốc tế? 7. Kết cấu cơ bản của chuẩn mực kế toán quốc tế? 8. Các chuẩn mực kế toán quốc tế có thể được vận dụng như thế nào vào các quốc gia? 18 TXKTKE03_Bai1_v1.0014112227
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kế toán quốc tế - Bùi Văn Vịnh
240 p | 385 | 99
-
Bài giảng Kế toán quốc tế - ĐH Thương Mại
0 p | 403 | 36
-
Bài giảng Kế toán quốc tế - Chương 3: Chuẩn mực chung về trình bày báo cáo tài chính quốc tế
21 p | 40 | 8
-
Bài giảng Kế toán quốc tế - Chương 4: Chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính quốc tế về tài sản
52 p | 35 | 7
-
Bài giảng Kế toán quốc tế - Chương 2: Khái quát về hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)
32 p | 44 | 7
-
Bài giảng Kế toán quốc tế - Chương 1: Tổng quan về kế toán quốc tế (Năm 2022)
18 p | 27 | 6
-
Bài giảng Kế toán quốc tế: Chương 1 - TS. Nguyễn Thị Kim Tuyến
19 p | 8 | 5
-
Bài giảng Kế toán quốc tế - Chương 6: Chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính quốc tế về nguồn vốn và các trường hợp đặc biệt
34 p | 19 | 5
-
Bài giảng Kế toán quốc tế - Chương 5: Chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính quốc tế về chi phí, doanh thu
27 p | 28 | 5
-
Bài giảng Kế toán quốc tế - ĐH Ngân hàng TP.HCM
17 p | 60 | 4
-
Bài giảng Kế toán quốc tế (2019)
17 p | 79 | 4
-
Bài giảng Kế toán quốc tế - Chương 2: Khái quát về hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) (Năm 2022)
31 p | 23 | 4
-
Bài giảng Kế toán quốc tế - Chương 1: Tổng quan về kế toán quốc tế
18 p | 26 | 4
-
Bài giảng Kế toán quốc tế - Chương 4: Chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính quốc tế về tài sản (Năm 2022)
51 p | 12 | 3
-
Bài giảng Kế toán quốc tế - Chương 5: Chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính quốc tế về chi phí, doanh thu (Năm 2022)
27 p | 12 | 3
-
Bài giảng Kế toán quốc tế - Chương 6: Chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính quốc tế về nguồn vốn và các trường hợp đặc biệt (Năm 2022)
34 p | 12 | 3
-
Bài giảng Kế toán quốc tế - Bài 1: Tổng quan về kế toán công
9 p | 56 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn