intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Khám dấu hiệu mất nước trên bệnh nhân tiêu chảy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

39
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Khám dấu hiệu mất nước trên bệnh nhân tiêu chảy" giúp người học nêu được định nghĩa của từng dấu hiệu lâm sàng; mô tả được kỹ thuật khám trên lâm sàng. Để nắm chi tiết hơn nội dung kiến thức, mời các bạn cùng tham khảo bài viết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Khám dấu hiệu mất nước trên bệnh nhân tiêu chảy

  1. KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY ThS BS Nguyễn Trọng Trí
  2. Đánh giá Mất nước KHÔNG MẤT NƯỚC CÓ MẤT NƯỚC MẤT NƯỚC NẶNG VẬT VÃ LI BÌ TRI GIÁC TỈNH TÁO KÍCH THÍCH KHÓ ĐÁNH THỨC DẤU MẮT TRŨNG MẮT KHÔNG TRŨNG MẮT TRŨNG MẮT RẤT TRŨNG DẤU HIỆU UỐNG UỐNG ĐƯỢC UỐNG HÁO HỨC KHÔNG UỐNG ĐƯỢC DẤU VÉO DA MẤT NHANH MẤT CHẬM MẤT RẤT CHẬM
  3. Mục tiêu 1. Nêu được định nghĩa của từng dấu hiệu lâm sàng. 2. Mô tả được kỹ thuật khám trên lâm sàng.
  4. Tỉnh táo 1. Định nghĩa: Là một người có khả năng định hướng lực về bản thân, không gian và thời gian. Đối với trẻ nhỏ: Tỉnh là khi trẻ có đáp ứng tỉnh bình thường với các kích thích lời nói hoặc tiếng động. Đáp ứng tỉnh bình thường là gì? 2. Kỹ thuật khám: Trẻ lớn: hỏi để xác định trẻ có định hướng lực được về bản thân, không gian và thời gian không? Trẻ nhỏ: tác động bằng lời nói và tiếng động để xem trẻ có đáp ứng tỉnh bình thường theo lứa tuổi không?
  5. Vật vã kích thích 1. Định nghĩa: Vật vã kích thích là một trẻ quấy khóc mà không thể nín ngay cả khi được mẹ vỗ. Đây là tình trạng Vật vã kích thích do khát. 2. Kỹ thuật khám: Khi thấy một trẻ quấy khóc, kêu bà mẹ bồng đứa trẻ ra xa vỗ, nếu trẻ nín khóc, đó là Vật vã kích thích do sợ. Nếu trẻ vẫn không nín khóc, kêu bà mẹ đưa nước cho trẻ uống, nếu đút nước trẻ nin khóc, ngưng đút trẻ lại quấy khóc đòi uống thì đó là Vật vã kích thích do khát.
  6. Li bì hoặc khó đánh thức 1. Định nghĩa: Li bì khó đánh thức là một trẻ không có đáp ứng tỉnh với những kích thích thông thường. Thế nào là đáp ứng tỉnh bình thường? Kích thích nào là những kích thích thông thường? 2. Kỹ thuật khám: Khi thấy một trẻ đang nằm nhắm mắt, người khám nhờ bà mẹ lay gọi trẻ, nếu trẻ không có đáp ứng tỉnh, người khám sẽ gọi tên trẻ. Trẻ vẫn không có đáp ứng tỉnh: kích thích bằng tiếng động. Trẻ vẫn không có đáp ứng tỉnh: kích thích bằng sờ, lay gọi. Trẻ vẫn không có đáp ứng tỉnh: kích thích bằng cảm giác cù nhột, nếu trẻ vẫn không tỉnh là trẻ li bì khó đánh thức.
  7. Uống được 1. Định nghĩa: Uống được là trẻ có phản xạ nuốt khi đút nước và trẻ không đòi uống thêm khi ngưng đút. 2. Kỹ thuật khám: Nhờ bà mẹ đút vài muỗng nước cho trẻ uống, sau đó ngưng đút , quan sát khả năng uống và phản ứng của trẻ.
  8. Uống háo hức 1. Định nghĩa: Uống háo hức là một trẻ đang khát, trẻ vật vã kích thích đòi uống, khi đút nước trẻ uống rất nhanh, nín khóc, ngưng đút trẻ lại quấy khóc. Trẻ lớn sẽ đòi uống, với chụp ly nước, trẻ nhỏ sẽ quấy khóc và quay nhìn theo hướng ly nước. 2. Kỹ thuật khám: Nhờ bà mẹ đút vài muỗng nước cho trẻ uống, sau đó ngưng đút , quan sát khả năng uống và phản ứng của trẻ. Nếu trẻ ngưng khóc khi uống, khóc khi không cho uống, đó là trẻ uống háo hức.
  9. Không uống được 1. Định nghĩa: Trẻ không uống được là một trẻ mất phản xạ nuốt. Dấu hiệu này chỉ gặp khi trẻ rối loạn tri giác. 2. Kỹ thuật khám: Đặt trẻ ở tư thế an toàn, nằm đầu nghiêng một bên Khi đút nước cho trẻ, trẻ không nuốt nên nước chảy ra khóe miệng.
  10. Dấu hiệu mắt trũng 1. Định nghĩa: Mắt trũng là khi nhãn cầu thụt vào so với hốc mắt. 2. Kỹ thuật khám: Người khám nhìn tiếp tuyến với khuôn mặt trẻ để đánh giá mối tương quan giữa phần nhô ra nhất của nhãn cầu và hốc mắt. Đây là dấu hiệu thực thể do nhân viên y tế khám và quyết định, chỉ hỏi bà mẹ khi triệu chứng lâm sàng không đồng bộ. Sử dụng câu hỏi mở để bà mẹ cung cấp thông tin.
  11. Mắt bình thường
  12. Mắt trũng
  13. Dấu véo da 1. Định nghĩa: Dấu véo da mất nhanh: không có nếp véo da hình thành khi làm dấu véo da. Mất chậm: có nếp véo da hình thành và tồn tại dưới 2 giây khi làm dấu véo da. Mất rất chậm: có nếp véo da hình thành và tồn tại trên 2 giây khi làm dấu véo da.
  14. Nếp véo da 2. Kỹ thuật khám: Tư thế bệnh nhi: lưng nằm trên mặt phẳng cứng, hai tay khép, hai chân gấp nhẹ. Đối với trẻ nhỏ có thể cho mẹ bế trẻ nằm trên đùi mẹ. Vị trí làm dấu véo da: ở da bụng, đường dọc giữa rốn và hông. Người khám dùng lòng ngón cái và cạnh ngón trỏ, tóm cả da và mô dưới da, nhấc lân rồi buông ra.
  15. Đánh giá Mất nước Triệu chứng Phân độ % Xử trí dịch mất Có 2 trong các dấu hiệu sau: MN NẶNG > 10% PHÁC ĐỒ C • Li bì hoặc khó đánh thức (truyền TM) • Mắt trũng • Uống kém hoặc không uống được • Dấu véo da mất rất chậm Có 2 trong các dấu hiệu sau: CÓ MẤT NƯỚC 5 – 10% PHÁC ĐỒ B • Vật vã kích thích (bù nước tại • Mắt trũng cơ sở y tế qua • Uống háo hức đường uống) • Dấu véo da mất chậm Không đủ dấu hiệu để phân loại có KHÔNG MN < 5% PHÁC ĐỒ A mất nước hoặc mất nước nặng (ĐT tại nhà)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2