intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài 39: Quá trình tái bản, phiên mã và dịch mã (II, III)

Chia sẻ: Nguyễn Thi Nhung Nhung | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:24

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài 39: Quá trình tái bản, phiên mã và dịch mã (II, III) trình bày về khái niệm của quá trình phiên mã (tổng hợp RNA); phiên mã ở sinh vật; sinh vật nhân thực; quá trình tổng hợp phân tử RNA từ gene;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài 39: Quá trình tái bản, phiên mã và dịch mã (II, III)

  1. BÀI 39. QUÁ TRÌNH TÁI BẢN, PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ 2. QUÁ TRÌNH PHIÊN MÃ (tổng hợp RNA) Tế bào chất Nhân tế bào
  2. Xem video và cho biết quá trình phiên mã là gì? https://youtu.be/gG7uCskUOrA?list=PLG-vHA_brvqWy0OufC69wH6flkJ0cFEkW a
  3. + Phiên mã là quá trình tổng hợp phân tử RNA từ gene. Đây là quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ DNA sang RNA.
  4. Quan sát hình ảnh em hãy mô tả diễn biến từng bước của quá trình phiên mã?
  5. RNA polymerase + Bước 1: RNA polymerase bám vào vị trí khởi đầu phiên mã trên DNA , thực hiện cắt đứt liên kết hydrogen tạo bóng phiên mã với hai mạch đơn tách nhau ra.
  6. + Bước 2: RNA polymerase lắp ghép các nucleotide tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung .(A-U; G-C) với mạch khuôn trên phân tử DNA sợi kép để tạo phân tử RNA mạch đơn. Phân tử RNA mới tổng hợp được tách dần ra khỏi mạch kép cho đến khi kết thúc quá trình phiên mã.
  7. + Bước 3: Quá trình phiên mã kết thúc khi RNA polymerase gặp trình tự tín hiệu kết thúc trên DNA.
  8. Lưu ý: - Ở tế bào nhân sơ, mRNA sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein. - Ở tế bào nhân thực mRNA được cắt bỏ các đoạn Intron và nối các đoạn Exon lại với nhau thành mRNA trưởng thành. Tế bào chất Nhân tế bào
  9. HOẠT ĐỘNG NHÓM PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Mạch bổ sung (mạch mã) Mạch khuôn Câu 1. Quan sát Hình 39.3 SGK và đọc thông tin trong bài, hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Sản phẩm của quá trình phiên mã là gì? Sản phẩm của quá trình phiên mã là các phân tử RNA. b) Trình tự sắp xếp của các nucleotide của phân tử mRNA giống trình tự sắp xếp của mạch khuôn hay mạch mã? Trình tự sắp xếp của các nucleotide của phân tử mRNA giống trình tự sắp xếp của mạch mã (mạch bổ sung) nhưng thay thế T thành U.
  10. + Enzyme RNA polymerase thực hiện phiên mã DNA để tạo phân tử RNA bằng cách……………………?……………………………….. gắn các nucleotide vào chuỗi mới tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của gene.
  11. HOẠT ĐỘNG NHÓM CẶP ĐÔI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 2. Một gene có trình tự các nucleotide phần đầu như sau: 5’-GCTGACCGGAAATTGGC-3’ 3’-CGACTGGCCTTTAACCG-5’ 5’-GCUGACCGGAAAUUGGC-3’. Hãy xác định trình tự nucleotide của phân tử mRNA được sinh ra từ gene trên, biết rằng chiều phiên mã là chiều từ trái sang phải. Giải thích: Quá trình phiên mã được diễn ra dựa trên mạch khuôn của gene (mạch 3’ → 5’) theo nguyên tắc bổ sung (Agene liên kết với Utự do, Tgene liên kết với Atự do, Ggene liên kết với Ctự do và Cgene liên kết với Gtự do)
  12. Tổ hợp 3 nucleotide liên tiếp trên mRNA quy định thông tin di truyền mã hóa 1 amino acid được gọi là bộ ba mã hóa. Em hãy viết kí hiệu các bộ ba mã hóa bằng cách hoàn thành phiếu học tập số 3 , đọc tên các amino acid tương ứng được mã hóa, chú ý; Bộ ba kết thúc: UAA, UAG, UGA. Bộ ba mở đầu: AUG. bộ ba mã hóa
  13. BÀI 39. QUÁ TRÌNH TÁI BẢN, PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ 3. MÃ DI TRUYỀN
  14. Xem video và đọc tên 20 loại amino acid thông dụng 1. Lysine (Lys) 11.Aspartate (Asp) 2. Histidine (His) 12.Glutamate (Glu) 3. Threonine (Thr) 13.Arginine (Arg) 4. Methionin (Met) 14.Alanine (Ala) 5. Valine (Val) 15.Proline (Pro) 6. Leucine (Leu) 16.Cysteine (Cys) 7. Isoleucine (Ile) 17.Asparagine (Asn) 8. Phenylalanine (Phe) 18.Serine (Ser) 9. Tryptophan (Trp) 19.Glycine (Gly) 10.Glutamine (Gln) 20.Tyrosine (Tyr) https://qdvts.edu.vn/20-loai-axit-amin-cua-protein/
  15. HOẠT ĐỘNG NHÓM PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3. BẢNG MÃ DI TRUYỀN HS thực hiện ở nhà, báo cáo U C A G U C Leucine U UUA A G U C C A G U C A A G U C G A G
  16. BẢNG MÃ DI TRUYỀN U C A G UUU UCU UAU Tyr UGU Cys U Phe UUC UCC UAC UGC C U Ser UUA UCA UAA Kết UGA Kết th A Leu UUG UCG UAG thúc UGG Trp G CUU CCU CAU CGU U His CUC CCC CAC CGC C C Leu Pro Arg CUA CCA CAA CGA A Gln CUG CCG CAG CGG G AUU ACU AAU AGU U ILe Asn Ser AUC ACC AAC AGC C A Thr AUA ACA AAA AGA A Mở Lys Arg AUG ACG AAG AGG G đầu GUU GCU GAU GGU U Asp GUC GCC GAC GGC C G Val Ala Gly GUA GCA GAA GGA A Glu G GUG GCG GAG GGG
  17. HOẠT ĐỘNG NHÓM PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Câu 4. Quan sát Bảng 39.1 SGK và đọc thông tin trong bài, hãy cho biết: a) Mã di truyền là gì? b) Liệt kê các amino acid được mã hóa bởi nhiều hơn một bộ ba. c) Hãy tìm đặc điểm chung của các bộ ba cùng mã hóa cho một loại amino acid. a) Mã di truyền là thông tin về trình tự amino acid được mã hóa dưới dạng trình tự các nucleotide trên mRNA. b) Các amino acid được mã hóa bởi nhiều hơn một bộ ba là: Phe, Leu, Ile, Val, Ser, Pro, Thr, Ala, Tyr, His, Gln, Asn, Lys, Asp, Glu, Cys, Arg, Ser, Gly. c) Đặc điểm chung của các bộ ba cùng mã hóa cho một loại amino acid là có cùng nucleotide đầu tiên và nucleotide thứ 2 trong mã bộ ba.
  18. + Mã di truyền là thông tin về trình tự các amino acid được mã hoá dưới dạng trình tự các nucleotide trên mRNA. Tổ hợp 3 nucleotide liên tiếp quy định thông tin di truyền mã hoá một amino acid được gọi là bộ ba mã hoá.
  19. Giải thích vì sao mã di truyền là mã bộ ba? 1. Lý luận giải thích mã di truyền là mã bộ ba - Có 4 loại nuclêôtit cấu tạo nên phân tử DNA (A, T, G, C) nhưng có trên 20 loại axit amin (aa) tạo nên phân tử prôtêin, do đó: - Nếu 1 nuclêôtit xác định 1 aa thì có 41 = 4 tổ hợp, chưa đủ mã hóa 20 aa. - Nếu 2 nuclêôtit xác định 1 aa thì có 42 = 16 tổ hợp, chưa đủ mã hóa 20 aa. - Nếu 4 nuclêôtit xác định 1 aa thì có 44 = 256 tổ hợp, quá nhiều để mã hóa 20 aa. - Vậy 3 nuclêôtit xác định 1 aa thì có 43 = 64 tổ hợp, là đủ mã hóa 20 aa. → Do đó mã di truyền là mã bộ ba sẽ là hợp lý nhất.
  20. 2. Thực nghiệm - Năm 1966, các nhà khoa học đã xác định được 61 bộ ba mã hóa cho 20 loại amino acid . - Có 3 bộ ba không mã hóa amino acid nào mà làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã (UAA, UAG, UGA), 1 bộ 3 vừa làm nhiệm vụ mở đầu, vừa làm nhiệm vụ mã hóa amino acid (AUG).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1