Bài giảng Khởi sự kinh doanh: Bài 4 - ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
lượt xem 13
download
"Bài giảng Khởi sự kinh doanh - Bài 4: Lập kế hoạch kinh doanh" giúp người học dễ dàng mô tả về kế hoạch kinh doanh; giải thích tại sao cần phải lập bản kế hoạch kinh doanh; xác định được các loại bản kế hoạch kinh doanh; giải thích các kỹ năng cần có trong quá trình lập bản kế hoạch kinh doanh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Khởi sự kinh doanh: Bài 4 - ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
- BÀI 4 LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Phương Lan Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015102203 1
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Lập kế hoạch kinh doanh Ông Hoàng đang dự định mở một Công ty cung cấp dịch vụ cho khách hàng kinh nghiệm khi đi du lịch. Dịch vụ cung cấp của công ty nhằm giúp khách hàng cuốn hút cả tâm trí lẫn tinh thần, đồng thời nâng cao hiểu biết về các nền văn hóa thông qua âm nhạc. Cả hai tour du lịch nội địa và quốc tế có kèm dịch vụ âm nhạc đầy đủ sẽ được giới thiệu cho các cá nhân và tập thể có nhu cầu trong các thị trường đặc biệt. Sản phẩm của công ty bao gồm du lịch trọn gói từ các thành phố của việt Nam đến các địa điểm nổi tiếng có nền âm nhạc dân gian đặc sắc. Khả năng thành công của Công ty là khá cao. Vì xu hướng hiện tại trong du lịch là thám hiểm. Tuy nhiên thành công chỉ có thể đạt được khi công ty có một kế hoạch tiếp thị hợp lý và chu đáo. Mùa có nhiều khách du lịch nhất của Công ty thường là từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, khoảng thời gian còn lại sẽ được dùng cho công việc tiếp thị và chuẩn bị cho mùa du lịch năm tới. Công ty hiện đang tìm kiếm nguồn vốn đầu tư tổng cộng là 500 triệu đồng nhằm mua sắm trang thiết bị, cấp vốn cho chiến dịch tiếp thị, cung cấp tiền cho các hoạt động đặt chỗ trong khách sạn và đặt chỗ máy bay của công ty, và đồng thời nhằm duy trì lượng tiền mặt dự trữ để đảm bảo có nguồn vốn lưu chuyển thỏa đáng, nhằm mở rộng công ty thành một nhà điều hành du lịch toàn quốc. v1.0015102203 2
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG 1. Theo bạn, công ty có nên lập bản kế hoạch kinh doanh không? Có lợi ích gì trong việc lập kinh doanh này không? 2. Nếu có, trước tiên nên lập bản kế hoạch gì? v1.0015102203 3
- MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau: • Mô tả về kế hoạch kinh doanh. • Giải thích tại sao cần phải lập bản kế hoạch kinh doanh. • Xác định được các loại bản kế hoạch kinh doanh. • Giải thích các kỹ năng cần có trong quá trình lập bản kế hoạch kinh doanh v1.0015102203 4
- NỘI DUNG Khái lược về kế hoạch kinh doanh Kỹ năng soạn thảo kế hoạch kinh doanh v1.0015102203 5
- 1. KHÁI LƯỢC VỀ KẾ HOẠCH KINH DOANH 1.1. Khái niệm về kế hoạch kinh doanh 1.2. Vai trò và cách phân loại 1.3. Kết cấu của bản kế hoạch kinh doanh v1.0015102203 6
- 1.1. KHÁI NIỆM VỀ KẾ HOẠCH KINH DOANH • Là một văn bản trình bày ý tưởng kinh doanh và cách thức hiện thực hóa ý tưởng đó. • Thông qua bản kế hoạch kinh doanh: Trình bày chi tiết mô hình kinh doanh có khả năng khai thác tốt nhất cơ hội. Trình bày triển vọng phát triển doanh nghiệp thể hiện qua các số liệu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh doanh dự tính cho những năm đầu hoạt động. • Thời điểm lập: Chuẩn bị khởi sự một doanh nghiệp mới. v1.0015102203 7
- 1.2. VAI TRÒ VÀ CÁCH PHÂN LOẠI • Vai trò của việc lập kế hoạch kinh doanh: Lập kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần tiến hành cho dù quy mô của doanh nghiệp ở mức độ nào, được thể hiện thông qua các mục tiêu cơ bản: Trình bày về cơ hội kinh doanh tiềm năng một cách hiệu quả nhất. Trình bày công việc kinh doanh dự tính khởi sự. Định hình tầm nhìn ban đầu cho doanh nghiệp. v1.0015102203 8
- 1.2. VAI TRÒ VÀ CÁCH PHÂN LOẠI • Cách phân loại bản kế hoạch kinh doanh: Bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh có độ dài điển hình trong khoảng từ 25 đến 40 trang giấy. Mục đích: Huy động vốn từ những người góp vốn cổ phần hoặc những người cho vay. Bản kế hoạch tác nghiệp có độ dài điển hình khoảng 80 trang. Mục đích: Hướng dẫn quá trình chuẩn bị khai trương. Trình bày triển vọng về doanh nghiệp mới thành lập. Bản kế hoạch tóm tắt có độ dài không quá 10 trang giấy. Mục đích: Gửi đến các nhà đầu tư tiềm năng. v1.0015102203 9
- 1.3. KẾT CẤU BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH (tiếp theo) • Không có kết cấu “chuẩn mực” cho một bản kế hoạch kinh doanh. • Nội dung của một bản kế hoạch kinh doanh: Luận chứng về cơ hội kinh doanh. Các công việc cần tiến hành và cân đối nguồn lực cần thiết. Thông tin về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn của nhóm đồng sáng lập. Các tài liệu hỗ trợ, bổ sung. v1.0015102203 10
- 1.3. KẾT CẤU BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH (tiếp theo) • Kết cấu điển hình của một bản kế hoạch kinh doanh: Cấu trúc thứ nhất: 1. Trang bìa ngoài. 2. Mục lục. 3. Tóm tắt. 4. Kế hoạch về tổ chức doanh nghiệp. 5. Kế hoạch marketing. 6. Kế hoạch tài chính. 7. Các phụ lục (nếu có). v1.0015102203 11
- 1.3. KẾT CẤU BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH (tiếp theo) Cấu trúc thứ hai: 1. Trang bìa ngoài. 2. Mục lục. 3. Tóm tắt. 4. Phân tích ngành, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. 5. Mô tả doanh nghiệp và sản phẩm. 6. Kế hoạch marketing. 7. Kế hoạch sản xuất 8. Kế hoạch phát triển doanh nghiệp. 9. Nhóm đồng sáng lập. 10. Những rủi ro cơ bản. 11. Kế hoạch tài chính. 12. Các phụ lục (nếu có). v1.0015102203 12
- 2. KỸ NĂNG CẦN THIẾT KHI SOẠN THẢO BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH 2.1. Một số kỹ năng soạn thảo kế hoạch kinh doanh 2.2. Lưu ý khi soạn thảo kế hoạch kinh doanh 2.3. Nguyên nhân thất bại trong xây dựng kế hoạch kinh doanh v1.0015102203 13
- 2.1. MỘT SỐ KỸ NĂNG SOẠN THẢO KẾ HOẠCH KINH DOANH • Viết một bản tóm tắt ngắn (dưới 5 trang) về ý tưởng kinh doanh và tầm nhìn của bạn. Viết phần mô tả sản phẩm/dịch vụ trước. Viết các phần chính. • Hãy viết phần tóm tắt cuối cùng. • Kế hoạch kinh doanh không phải là bất biến. • Trong quá trình soạn thảo bạn nên sử dụng kết hợp phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. v1.0015102203 14
- 2.2. LƯU Ý KHI SOẠN THẢO KẾ HOẠCH KINH DOANH • Lưu ý về nội dung: Luôn luôn để ý đến tính lôgic, tính toàn cục của bản kế hoạch kinh doanh. Sử dụng thuật ngữ và từ ngữ chuyên môn một cách hợp lý và chính xác. Mức độ chi tiết của bản kế hoạch cần dựa vào mục đích soạn thảo và đối tượng nhận bản kế hoạch. v1.0015102203 15
- 2.2. LƯU Ý KHI SOẠN THẢO KẾ HOẠCH KINH DOANH • Lưu ý về hình thức trình bày: Trình bày rõ ràng, tên đề mục một cách hợp lý. Soát lỗi chính tả và văn phạm. Sử dụng biểu bảng, hình vẽ, sơ đồ, đồ thị nhằm tăng tính sinh động cho bản kế hoạch. Bạn có thể viết kế hoạch kinh doanh theo bất kỳ kết cấu cụ thể nào với sự sắp xếp thứ tự khác nhau các phần/mục trong kế hoạch. v1.0015102203 16
- 2.3. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI TRONG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH • Thiếu sự đầu tư vào việc lập kế hoạch • Lẫn lộn giữa các nghiên cứu về kế hoạch với các kế hoạch. • Thiếu việc xây dựng và triển khai những chiến lược đúng đắn. • Thiếu mục đích và mục tiêu có ý nghĩa. • Xu thế đánh giá thấp những tiền đề quan trọng cho việc lập kế hoạch. • Thiếu việc xét đến phạm vi của các kế hoạch. v1.0015102203 17
- 2.3. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI TRONG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH • Không coi việc lập kế hoạch và ra quyết định như một quá trình hợp lý. • Quá tin vào kinh nghiệm. • Không sử dụng nguyên tắc hạn chế yếu tố. • Thiếu sự hỗ trợ của ban quản trị cấp cao. • Thiếu việc giao phó quyền hạn rõ ràng. • Thiếu biện pháp kiểm soát thích hợp và thiếu thông tin. • Sức ì, không chịu thay đổi. v1.0015102203 18
- WEBSITE HƯỚNG DẪN SOẠN THẢO KẾ HỌACH KINH DOANH 1. www. Bplan.com 2. www.pasware.com 3. www.brs-inc.com 4. www.jian.com 5. www. morebusiness.com 6. www.vcci.com.vn 7. www.businessedge.com.vn 8. Kinhdoanh.com v1.0015102203 19
- GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Ông A nên lập bản kế hoạch kinh doanh. 2. Để có thể huy động vốn cho Công ty sắp khai trương, trước tiên ông A nên lập bản kế hoạch tóm tắt. v1.0015102203 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh 1 - TS. Nguyễn Thị Phương Linh
83 p | 410 | 44
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng
36 p | 148 | 40
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh – Bài 4: Lập kế hoạch kinh doanh
15 p | 125 | 40
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh: Phần 2 - ĐH Phạm Văn Đồng
51 p | 117 | 28
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh - Chương 3: Ý tưởng kinh doanh
34 p | 78 | 25
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh: Phần 2
61 p | 65 | 23
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh: Phần 1
46 p | 54 | 22
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh thương mại điện tử: Phần 2
68 p | 61 | 20
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh thương mại điện tử: Phần 1
51 p | 51 | 18
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh – Bài 3: Hình thành ý tưởng kinh doanh
17 p | 91 | 17
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh – Bài 1: Khái lược về khởi sự kinh doanh
13 p | 68 | 15
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh - Chương 2: Đánh giá sự phù hợp của bản thân với lựa chọn khởi sự kinh doanh
11 p | 47 | 15
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh - Bài 3: Hình thành ý tưởng kinh doanh (TS. Ngô Thị Việt Nga)
30 p | 93 | 14
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh - Chương 5: Khởi sự cơ sở kinh doanh
21 p | 39 | 14
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh - Chương 1: Nhận thức về kinh doanh và khởi sự kinh doanh
28 p | 49 | 14
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh – Bài 2: Phương thức khởi sự kinh doanh
15 p | 78 | 12
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh - Trường ĐH Thương Mại
28 p | 35 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn