Bài giảng Kinh tế du lịch: Chương 3 - ThS. Hà Minh Phước
lượt xem 42
download
Bài giảng Kinh tế du lịch: Chương 3 Tính thời vụ trong du lịch, trình bày các nội dung sau: Khái niệm, các đặc điểm của tính thời vụ trong du lịch, các nhân tố tác động tới tính thời vụ trong du lịch, một số phương hướng và biện pháp làm giảm tác động bất lợi của tính thời vụ trong du lịch.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế du lịch: Chương 3 - ThS. Hà Minh Phước
- Chương 3. TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH 3.1. Khái niệm. 3.1.1. Khái niệm thời vụ du lịch. 3.1.2. Khái niệm tính thời vụ trong du lịch. 3.2. Các đặc điểm của tính thời vụ trong du lịch. 3.3. Các nhân tố tác động tới tính thời vụ trong du lịch. 3.3.1. Nhân tố mang tính tự nhiên. 3.3.2. Nhân tố mang tính kinh tế – xã hội. 3.3.3. Nhân tố mang tính tổ chức – kỹ thuật. 3.3.4. Các nhân tố khác.. 3.4. Một số phương hướng và biện pháp làm giảm tác động bất lợi của tính thời vụ trong du lịch. 3.4.1. Phương hướng. 3.4.2. Biện pháp.
- 3.1. Khái niệm. Du lịch là ngành kinh doanh dịch vụ là chủ yếu (hoạt động kinh doanh ở đây chủ yếu là phục vụ chứ không phải là sản xuất). Do tác động của nhiều nhân tố khác nhau mà hoạt động du lịch mang tính thời vụ. Tính thời vụ đó đã gây những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh du lịch. Nghiên cứu tính thời vụ của du lịch luôn là một trong những vấn đề trọng tâm của các nhà khoa học và các nhà kinh doanh thuộc lĩnh vực này.
- 3.1. Khái niệm. khi đó các nhà khoa học và các tổ chức nghiên cứu du lịch tự đặt cho mình nhiệm vụ làm giảm bớt những tác động có hại của một vài nhân tố và tăng cường các biện pháp hạn chế những dao động thời vụ trong hoạt động kinh doanh của các trung tâm du lịch.
- 3.1. Khái niệm. Nhiều tác giả có chung quan điểm về tính thời vụ du lịch như sau: Tính thời vụ du lịch là sự dao động lặp đi, lặp lại đối với cung và cầu của các dịch vụ và hàng hoá du lịch, xảy ra dưới tác động của các nhân tố nhất định. Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kỳ kinh doanh, mà tại đó có sự tập trung cao nhất của cung và cầu du lịch.
- Bảng 3.1. Chỉ số ngày khách tính cho từng tháng Hải Quảng Nha Vũng Tháng Việt Nam Hà Nội Huế TP HCM Phòng Ninh Trang Tàu Tháng 1 232.5 253.4 134.1 110.6 279.8 110.4 110.3 249.3 Tháng 2 238.8 247.1 137.1 119.1 274.7 118.2 121.9 306.4 Tháng 3 206.2 229.6 134.1 103.4 232.8 164.7 99.6 237.2 Tháng 4 70.4 62.9 109.9 61.2 60.1 115.0 72.0 43.4 Tháng 5 24.4 8.7 73.5 28.5 4.8 75.2 54.3 2.0 Tháng 6 22.6 6.4 74.6 114.8 2.3 62.2 88.3 1.5 Tháng 7 21.5 6.2 61.1 169.5 1.5 61.7 142.4 0.5 Tháng 8 21.8 9.2 78.0 160.8 1.1 74.9 139.7 0.8 Tháng 9 31.9 12.9 88.7 148.0 3.3 90.4 136.7 1.0 Tháng 10 21.8 20.3 76.4 61.6 5.6 89.9 70.0 0.6 Tháng 11 92.9 105.3 104.1 29.0 91.7 117.3 66.6 64.1 Tháng 202.9 211.0 128.2 93.4 241.3 120.0 95.9 245.8 12
- 3.2. Các đặc điểm của thời vụ du lịch Tính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các vùng có hoạt động du lịch. Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch, tuỳ thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở đó Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối với các thể loại du lịch khác nhau Cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau theo thời gian của chu kỳ kinh doanh
- 3.2. Các đặc điểm của thời vụ du lịch Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào mức độ phát triển và kinh nghiêm kinh doanh du lịch của các quốc gia du lịch, điểm du lịch và các nhà kinh doanh du lịch Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào cơ cấu của khách đến vùng du lịch Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào số lượng các cơ sở lưu trú chính
- Một vài đặc điểm về tính thời vụ du lịch của Việt Nam Việt Nam là một nước có tài nguyên du lịch thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh du lịch quanh năm. Sự đa dạng về khí hậu. Nước Việt Nam hình chữ S trải theo chiều Bắc Nam. Do vậy, chỉ có ở miền Bắc và miền Trung còn có mùa đông, ở miền Nam khí hậu quanh năm nóng ấm, bờ biển dài thuận lợi cho kinh doanh du lịch nghỉ biển cả năm. Sự phong phú về tài nguyên nhân văn ở khắp mọi miền đất nước. Do đó, tính thời vụ có thể được hạn chế và có điều kiện giảm cường độ của thời vụ du lịch.
- Một vài đặc điểm về tính thời vụ du lịch của Việt Nam Trong giai đoạn hiện nay đối tượng khách du lịch tại Việt Nam có động cơ và mục đích rất khác nhau Khách du lịch nội địa đi du lịch chủ yếu là để nghỉ biển, nghỉ dưỡng và (đi tham quan) lễ hội, họ đi du lịch chủ yếu vào các tháng hè và các tháng đầu năm. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hiện nay chủ yếu với mục đích kết hợp kinh doanh (thăm dò thị trường, ký kết hợp đồng), sau đó với mục đích tham quan, tìm hiểu (động cơ xã hội) và họ đến Việt Nam chủ yếu vào từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm. Luồng khách du lịch nội địa lớn hơn luồng khách du lịch quốc tế rất nhiều.
- 3.3. Các nhân tố tác động tới thời vụ trong du lịch Tính thời vụ trong du lịch tồn tại bởi tác động của tập hợp nhiều nhân tố đa dạng (về bản chất và hướng ảnh hưởng). Đó là các nhân tố tự nhiên, nhân tố kinh tế xã hội, nhân tố tổ chức, kỹ thuật, nhân tố tâm lý, v.v...
- 3.3 Các nhân tố tác động tới thời vụ trong du lịch Các nhân tố quyết định đến tính thời vụ trong kinh doanh du lịch Nhân tố kinh Nhân tố tổ Nhân tố tự Các nhân tố tế xã hội chức kỹ nhiên khác thuật Cầu du lịch Cung du lịch Độ dài của thời vụ du lịch
- 3.3. Các nhân tố tác động tới thời vụ trong du lịch Một số các nhân tố có ảnh hưởng chủ yếu đến cung, một số đến cầu, một số khác đến cả hai bộ phận cấu thành của thị trường du lịch. Tính thời vụ trong du lịch đã gây ra rất nhiều khó khăn cho việc kinh doanh đạt hiệu quả của ngành du lịch. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả trong kinh doanh du lịch cần nghiên cứu sâu và tỷ mỷ những nhân tố quyết định tính thời vụ trong du lịch không chỉ trong phạm vi một đất nước mà cả ở những vùng riêng biệt với những điều kiện kinh doanh cụ thể. Nhiệm vụ đặt ra khi nghiên cứu là:
- 3.3. Các nhân tố tác động tới thời vụ trong du lịch Chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng quyết định đến tính thời vụ. Định ra hướng tác động của từng nhân tố lên cung, lên cầu hoặc lên cả cung và cầu trong du lịch. Xác định mức độ tác động của từng nhân tố và ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố.
- 3.3.1. Nhân tố mang tính tự nhiên Trong các nhân tố mang tính tự nhiên, khí hậu là nhân tố chủ yếu quyết định đến tính thời vụ trong kinh doanh du lịch. Thông thường, khí hậu tác động lên cả cung và cầu trong du lịch. Tuy nhiên, ở từng vùng khí hậu cụ thể thì mức độ tác động có khác nhau (ví dụ ở vùng khí hậu hàn đới thì nhân tố này tác động lên cả cung và cầu du lịch, song ở vùng khí hậu nhiệt đới thì nhân tố này lại chỉ tác động chủ yếu lên cầu du lịch). Đối với các thể loại du lịch nghỉ biển, nghỉ núi, du lịch thể thao núi thì: Hướng ảnh hưởng: Khí hậu hoặc tài nguyên du lịch dẫn đến cầu du lịch.
- 3.3.1. Nhân tố mang tính tự Mức độ nhiên ảnh hưởng đối với các thể loại du lịch như du lịch nghỉ biển, du lịch nghỉ núi, du lịch thể thao núi mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu là rất lớn. Đối với du lịch nghỉ biển, các thành phần của khí hậu như cường độ ánh nắng, độ ẩm, độ mạnh và hướng của gió, nhiệt độ, cộng với một số đặc điểm khác của biển và bờ biển như: độ sâu của bờ biển, kích thước của bãi tắm v.v... quyết định mức độ tiện nghi phù hợp với việc tắm và phơi của khách, từ đó dẫn đến việc xác định giới hạn của thời vụ du lịch. Tuy nhiên, giới hạn đó có thể mở rộng ra hoặc thu hẹp lại tuỳ thuộc vào đòi hỏi của khách du lịch và tiêu chuẩn của họ khi sử dụng tài nguyên du lịch. Thí dụ: Đối với khách du lịch Bắc Âu, nhiệt độ nước biển từ 1516°C là phù hợp để tắm hoặc mùa du lịch có thể kéo dài hơn.
- 3.3.2. Nhân tố mang tính kinh tế xã hội Nhân tố về sự phân bổ quỹ thời gian nhàn rỗi của các nhóm dân cư: Việc phân bố thời gian sử dụng phép năm của các công nhân viên chức cũng ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịch Một nguyên nhân nữa cũng gây nên sự tập trung cao của cầu du lịch vào thời vụ chính là do việc sử dụng thời gian nghỉ phép đại trà. Một số tầng lớp dân cư như giáo viên, sinh viên chỉ có thể đi du lịch vào kỳ nghỉ của các trường học (thường là vào các kỳ nghỉ hè, nghỉ đông) và nông dân thường chỉ đi nghỉ vào những tháng không bận rộn với công việc đồng áng.
- 3.3.2. Nhân tố mang tính kinh tế xã hội Phong tục, tập quán: (đi du lịch biển phải vào mùa hè). Ở Việt Nam, tác động của nhân tố phong tục lên tính thời vụ du lịch thật là mạnh mẽ và rõ ràng. Theo phong tục thì những tháng đầu năm là những tháng hội hè, lễ bái. Vào khoảng thời gian tháng 2, tháng 3 âm lịch là hội của hầu hết các đình, chùa, các đền và các vùng nổi tiếng bất kể đến thời tiết ẩm ướt và mưa dầm: Chùa Hương, Chùa Thầy, Chùa Tây Phương, Đền Hùng, Hội Lim v.v...
- 3.3.2. Nhân tố mang tính kinh tế xã hội Điều kiện về tài nguyên du lịch: Điều kiện về tài nguyên du lịch chỉ có thể phát triển thể loại du lịch nào sẽ gây ảnh hưởng đến thời vụ du lịch của điểm du lịch tương ứng. Đây là nhân tố tác động mạnh lên cả cung và cầu du lịch. Ví dụ: Nếu một điểm du lịch chỉ có điều kiện phát triển du lịch nghỉ biển thì thời vụ du lịch tại đó sẽ ngắn hơn một điểm du lịch khác có điều kiện phát triển du lịch nghỉ biển kết hợp với chữa bệnh hoặc một điểm du lịch khác có điều kiện phát triển du lịch văn hoá.
- 3.3.3. Nhân tố mang tính tổ chức - kỹ thuật Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch. Chất lượng và cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là nhân tố ảnh hưởng đến độ dài của thời vụ du lịch. Ví dụ: Cơ sở lưu trú chính thì thường có thời gian kinh doanh dài hơn cơ sở lưu trú phụ. Khách sạn có hội trường lớn, có bể bơi kín, có các trung tâm chữa bệnh, nơi vui chơi giải trí có thời vụ kinh doanh dài hơn.
- 3.3.4. Các nhân tố khác Nhân tố mang tính tâm lý (nhân tố về mốt và sự bắt chước). Một số người muốn đi nghỉ ở một vùng, một đất nước du lịch nào đó mà họ không hề biết đến các điều kiện cụ thể về ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Khi đó họ chọn thời gian đi nghỉ theo các khách du lịch có kinh nghiệm hoặc những nhân vật nổi tiếng. Các nhân tố đặc biệt: Một số khách sạn phục vụ chính là đối tượng khách công vụ thì thời vụ của các khách sạn này phụ thuộc lớn vào thời gian họp tổng kết của các doanh nghiệp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị khu du lịch
108 p | 587 | 94
-
Bài giảng Kinh tế du lịch: Chương 3 - ThS. Phạm Thị Thu Phương
31 p | 433 | 92
-
Bài giảng Kinh tế du lịch: Chương 1 - ThS. Phạm Thị Thu Phương
46 p | 524 | 77
-
Bài giảng Kinh tế du lịch: Chương 7 - ThS. Phạm Thị Thu Phương
10 p | 536 | 73
-
Bài giảng Kinh tế du lịch: Chương 4 - ThS. Phạm Thị Thu Phương
22 p | 299 | 60
-
Bài giảng Kinh tế du lịch: Chương 6 - ThS. Hà Minh Phước
26 p | 599 | 60
-
Bài giảng Kinh tế du lịch: Chương 2 - ThS. Phạm Thị Thu Phương
14 p | 297 | 57
-
Bài giảng Kinh tế du lịch: Chương 5 - ThS. Phạm Thị Thu Phương
12 p | 256 | 51
-
Bài giảng Kinh tế du lịch: Chương 4 - ThS. Hà Minh Phước
25 p | 238 | 45
-
Bài giảng Du lịch có trách nhiệm: Bài 1
48 p | 172 | 39
-
Bài giảng Kinh tế du lịch: Chương 1 - ThS. Hà Minh Phước
71 p | 233 | 37
-
Bài giảng Du lịch có trách nhiệm: Bài 16
149 p | 150 | 35
-
Bài giảng Kinh tế du lịch: Chương 2 - ThS. Hà Minh Phước
13 p | 256 | 34
-
Bài giảng Kinh tế du lịch: Chương 5 - ThS. Hà Minh Phước
11 p | 218 | 33
-
Bài giảng Du lịch có trách nhiệm: Bài 13
79 p | 164 | 31
-
Bài giảng Du lịch có trách nhiệm: Bài 15
156 p | 117 | 26
-
Bài giảng Tổng quan du lịch - Chương 4: Các tác động của du lịch
15 p | 44 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn