intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế thương mại: Bài 3 - ThS. Nguyễn Thanh Phong

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

49
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Kinh tế thương mại - Bài 3: Tổ chức kinh doanh hàng hóa theo cơ chế thị trường" cung cấp cho người học kiến thức về tổ chức thương mại giữa các doanh nghiệp; loại hình kinh doanh hàng hóa; nội dung kinh doanh hàng hóa; quản trị các yếu tố trong kinh doanh hàng hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế thương mại: Bài 3 - ThS. Nguyễn Thanh Phong

  1. BÀI 3 TỔ CHỨC KINH DOANH HÀNG HÓA THEO CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG Giảng viên: ThS. Nguyễn Thanh Phong Trường Đại học Kinh tế quốc dân v1.0014109216 1
  2. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Quan hệ thương mại gián tiếp “Hôm 31/5 vừa qua, Honda SH Mode đã chính thức được ra mắt tại Đà Nẵng. Giá bán lẻ đề xuất của Honda SH Mode là 49,99 triệu đồng. Thế nhưng, tại các đại lý chính hãng ở Hà Nội, Honda SH Mode được bán với giá cao hơn mức đề xuất từ 3 – 5 triệu đồng”. Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=622268#ixzz3A9ovRRR1 doc tin tuc www.xaluan.com 1. Trách nhiệm của nhà sản xuất khi người tiêu dùng Việt Nam phải bỏ thêm tiền để mua xe máy Honda là gì? 2. Tại sao Công ty Honda Việt Nam không thiết lập quan hệ thương mại để bán trực tiếp xe máy cho người tiêu dùng Việt Nam? v1.0014109216 2
  3. MỤC TIÊU • Mục thứ nhất của bài đề cập đến tổ chức quan hệ thương mại giữa các doanh nghiệp. • Mục thứ hai nghiên cứu vấn đề kinh doanh và mục tiêu của kinh doanh hàng hóa. • Mục thứ ba về nội dung kinh doanh hàng hóa. • Mục cuối cùng, về quản trị các yếu tố trong kinh doanh hàng hóa. v1.0014109216 3
  4. NỘI DUNG Tổ chức thương mại giữa các doanh nghiệp Loại hình kinh doanh hàng hóa Nội dung kinh doanh hàng hóa Quản trị các yếu tố trong kinh doanh hàng hóa v1.0014109216 4
  5. 1. TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. Tính tất yếu của quan hệ thương mại giữa các doanh nghiệp 1.2. Hệ thống các quan hệ thương mại 1.3. Quan hệ thương mại trực tiếp và gián tiếp 1.4. Tổ chức các mối quan hệ thương mại v1.0014109216 5
  6. 1.1. TÍNH TẤT YẾU CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP • Cơ sở của việc hình thành quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp là sự phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội định ra sự cần thiết phải trao đổi sản phẩm giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh với nhau. • Quan hệ kinh tế trong thương mại là tổng thể những mối quan hệ lẫn nhau về kinh tế, tổ chức và luật pháp phát sinh giữa các doanh nghiệp trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ. Theo nghĩa rộng, quan hệ kinh tế trong thương mại thực chất là hệ thống các quan hệ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp về sự vận động của hàng hóa, dịch vụ trong những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định. v1.0014109216 6
  7. 1.2. HỆ THỐNG CÁC QUAN HỆ THƯƠNG MẠI • Toàn bộ các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa các doanh nghiệp trong quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ tạo thành một hệ thống các quan hệ thương mại trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật và phân công lao động xã hội, các hình thức quan hệ kinh tế trong thương mại được hình thành và phát triển ở nhiều mức độ khác nhau. v1.0014109216 7
  8. 1.2. HỆ THỐNG CÁC QUAN HỆ THƯƠNG MẠI • Hệ thống các mối quan hệ thương mại trên luôn luôn thay đổi và phát triển theo hướng ngày càng trở nên phức tạp và hoàn thiện hơn. Xu hướng các mối quan hệ kinh tế trong thương mại ngày càng trở nên phức tạp là do:  Thứ nhất, quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng lớn làm cho quá trình mua bán hàng hóa ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp hơn.  Thứ hai, mở rộng danh mục sản phẩm sản xuất, kinh doanh, ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm mới trong nền kinh tế.  Thứ ba, gia tăng số lượng các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế làm cho sự trao đổi sản phẩm mở rộng hơn và sâu sắc hơn.  Thứ tư, sự phát triển sản xuất kinh doanh trên những vùng mới làm cho thay đổi sơ đồ ghép giữa các doanh nghiệp vốn đã hình thành từ trước đây.  Thứ năm, chuyên môn hoá sản xuất phát triển. v1.0014109216 8
  9. 1.3. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP 1.3.1. Quan hệ thương mại trực tiếp. 1.3.2. Quan hệ thương mại gián tiếp. v1.0014109216 9
  10. 1.3.1. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI TRỰC TIẾP • Quan hệ thương mại trực tiếp là quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ mà trong đó các vấn đề cơ bản về kinh tế, tổ chức và luật pháp được thoả thuận trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng. v1.0014109216 10
  11. 1.3.1. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI TRỰC TIẾP (tiếp theo) • Ưu điểm:  Thứ nhất, người sản xuất có điều kiện để bảo đảm cho quá trình sản xuất tiến hành được nhịp nhàng và giảm thời gian ngừng sản xuất do thiếu vật tư hàng hóa hoặc vật tư hàng hóa mua về chậm.  Thứ hai, nâng cao chất lượng hàng hóa mua bán, cải tiến công nghệ sản xuất ở các doanh nghiệp nhờ có nguyên vật liệu, thiết bị và bán thành phẩm với chất lượng cao.  Thứ ba, hình thành hợp lý lực lượng dự trữ sản xuất ở các hộ tiêu dùng, giảm được dự trữ và cải tiến cơ cấu dự trữ.  Thứ tư, giảm được chi phí lưu thông hàng hóa nhờ giảm bớt các khâu trung gian về bốc xếp, bảo quản, sử dung hợp lý phương tiên vận tải, bao bì.  Thứ năm, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm nhờ đó mà nâng cao được sức cạnh tranh của doanh nghiệp.  Thứ sáu, thiết lập các mối quan hệ thương mại trực tiếp ổn định và lâu dài cho phép tạo được thị trường tiêu thụ ổn định cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. v1.0014109216 11
  12. 1.3.1. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI TRỰC TIẾP (tiếp theo) • Nhược điểm: Nếu đối với mỗi loại vật tư hàng hóa đều xây dựng quan hệ thương mại trực tiếp cả, thì người sản xuất phải quan hệ với rất nhiều đơn vị tiêu dùng, phải lo đặt phương tiện vận tải, tốn nhiều công sức vào tiêu thụ, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất, đặc biệt là thường dẫn đến tăng dự trữ sản xuất gây nên ứ đọng vốn kinh doanh. Về phía đơn vị tiêu dùng, cũng không phải trong mọi trường hợp quan hệ thương mại trực tiếp đều có lợi cả, nhất là đối với những đơn vị tiêu dùng có nhu cầu ít và hay biến động. v1.0014109216 12
  13. 1.3.1. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI TRỰC TIẾP (tiếp theo) • Điều kiện áp dụng:  Khi các doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với nhau về công nghệ sản xuất sản phẩm cuối cùng.  Khi thiết bị, máy móc những chi tiết, bộ phận máy, vật liệu sản xuất theo đơn đặt hàng đặc biệt, cần có sự thỏa thuận trực tiếp về những tính năng kỹ thuật của các sản phẩm giữa những người sản xuất.  Khi cung cấp nguyên vật liệu chính cho sản xuất lớn, hàng loạt lớn theo danh mục ổn định và với số lượng đủ để thực hiện có hiệu quả hình thức mua bán thẳng. v1.0014109216 13
  14. 1.3.2. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIÁN TIẾP • Quan hệ thương mại gián tiếp là quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng phải qua một hoặc một số khâu trung gian. v1.0014109216 14
  15. 1.3.2. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIÁN TIẾP • Ưu điểm:  Thứ nhất, nó cho phép đơn vị tiêu dùng mua bán với số lượng vừa đủ cho tiêu dùng sản xuất, vào bất kỳ thời điểm nào khi phát sinh nhu cầu cho sản xuất nhờ đó đơn vị tiêu dùng sử dụng có hiệu quả hơn đồng vốn của mình, giảm được các chi phí kho tàng, bảo quản hàng hóa ở doanh nghiệp.  Thứ hai, bảo đảm đồng bộ vật tư hàng hóa cho sản xuất kinh doanh. Quan hệ kinh tế qua tổ chức kinh doanh thương mại cho phép đơn vị tiêu dùng mua bán một lúc được nhiều loại hàng hóa khác nhau, với số lượng và thời gian phù hợp với yêu cầu của sản xuất.  Thứ ba, cho phép thực hiện các hoạt động dịch vụ thương mại tốt hơn. • Nhược điểm:  Phát sinh thêm chi phí trong quá trình lưu chuyển hàng hóa.  Thời gian lưu chuyển hàng hóa kéo dài. • Điều kiện áp dụng: Đối với những đơn vị tiêu dùng có nhu cầu ít và hay biến động. v1.0014109216 15
  16. 1.4. TỔ CHỨC CÁC MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI 1.4.1. Đơn hàng. 1.4.2. Tổ chức các mối quan hệ thương mại. v1.0014109216 16
  17. 1.4.1. ĐƠN HÀNG • Lập đơn hàng là một trong những công việc khởi đầu của tổ chức hợp lý các mối quan hệ kinh tế. Quá trình lên đơn hàng được coi là việc xác định nhu cầu về tất cả các quy cách, chủng loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết, số lượng đặt mua từng quy cách, chủng loại và thời hạn nhận hàng. • Lập đơn hàng là giai đoạn công tác hết sức quan trọng trong quá trình kế hoạch hoá thương mại và tổ chức các mối quan hệ kinh tế. Bất cứ một sai sót nào trong công tác lập đơn hàng cũng có thể dẫn đến việc đặt mua những hàng hóa mà hoạt động tiêu dùng, sản xuất không cần hoặc không đúng với yêu cầu. Với tầm quan trọng đó, các doanh nghiệp cần phải làm tốt công tác lập đơn hàng. • Muốn lập đơn hàng được chính xác, cần dựa vào nhiệm vụ sản xuất sản phẩm theo mặt hàng cụ thể, mức tiêu dùng vật tư cụ thể, định mức dự trữ sản xuất, lượng vật tư tồn kho thực tế và mức các sản phẩm dở dang… Phương pháp chủ yếu được sử dụng để tính toán là phương pháp trực tiếp. v1.0014109216 17
  18. 1.4.2. TỔ CHỨC CÁC MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI • Tổ chức các mối quan hệ thương mại là quá trình ghép mối các doanh nghiệp với nhau trong mua bán hàng hóa, dịch vụ. Theo nghĩa rộng hơn, tổ chức các mối quan hệ thương mại thực chất là quá trình thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại. • Nhiệm vụ chủ yếu của quá trình ghép mối là:  Phối hợp có hiệu quả các loại phương tiện trong vận chuyển hàng hóa và phân phối hợp lý luồng hàng giữa các loại phương tiện đó.  Bảo đảm tổng quãng đường vận chuyển ngắn nhất cho mỗi loại phương tiện vận tải.  Bảo đảm giá thành vận chuyển và các chi phí liên quan khác nhỏ nhất, nâng cao được khả năng cạnh tranh trong mua bán hàng hóa.  Không ngừng mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế trực tiếp, dài hạn giữa các doanh nghiệp nhằm tạo thị trường tiêu thụ ổn định. v1.0014109216 18
  19. 1.4.2. TỔ CHỨC CÁC MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI • Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, trong thương mại, người ta thường sử dụng nhiều phương pháp ghép khác nhau:  Phương pháp so sánh chênh lệch khoảng cách;  Phương pháp phân tích sơ đồ;  Phương pháp toán học và kỹ thuật công nghệ thông tin. v1.0014109216 19
  20. 2. LOẠI HÌNH KINH DOANH HÀNG HÓA 2.1. Khái niệm và mục tiêu của kinh doanh hàng hóa 2.2. Các loại hình kinh doanh hàng hóa trong thực tế v1.0014109216 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2