intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kỹ thuật chế tạo 2: Chương 27

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kỹ thuật chế tạo 2 - Chương 27 Chất lượng bề mặt gia công, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: khái niệm về chất lượng bề mặt gia công; ảnh hưởng của chất lượng bề mặt đến kỹ năng LV của chi tiết máy. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kỹ thuật chế tạo 2: Chương 27

  1. CHƯƠNG 27- CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT GIA CÔNG §1- KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT G CÔNG a. Độ nhẵn bóng bề mặt - Tính chất hình học của bề mặt gia công được đánh giá bắng: + Độ nhấp nhô tế vi + Độ sóng bề mặt * Độ nhấp nhô tế vi (độ nhám): là cơ sở để đánh giá độ nhẵn bóng bề mặt trong phạm vi chiều dài chuẩn rất ngắn l/h=(0-50) * Độ sóng bề mặt: là chu kỳ không bằng phẳng của bề mặt gia công được quan sát trong phạm vi lớn hơn độ nhám bề mặt L/H=(50-1000) 1
  2. CHƯƠNG 27- CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT GIA CÔNG §1- KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT G CÔNG b. Tính chất cơ lý của bề mặt gia công Tính chất cơ lý của bề mặt CTM được biểu thị bằng + Độ cứng bề mặt + Sự biến đổi về cấu trúc mạng tinh thể lớp bề mặt + Độ lớn và dấu của ứng suất trong lớp bề mặt + Chiều sâu lớp biến cứng bề mặt … 2
  3. CHƯƠNG 27- CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT GIA CÔNG §2- ẢH CỦA CL BỀ MẶT ĐẾN K NĂNG LV CỦA CTM 1. Ảnh đến tính chống mòn của chi tiết a. Ảnh hưởng của độ nhám bề mặt - Giai đoạn đầu các bề mặt chi tiết chỉ tiếp xúc với nhau tại các đỉnh nhấp nhô, do đó diện tích tiếp xúc thực tế nhỏ hơn nhiều so với diện tích tính toán. - Tại các đỉnh tiếp xúc, áp suất tiếp xúc rất lớn, vượt quá giới hạn chảy và giới hạn bền của vật liệu, làm cho các điểm tiếp xúc bị nén đàn hồi và làm biến dạng dẻo các nhấp nhô. 3
  4. CHƯƠNG 27- CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT GIA CÔNG §2- ẢH CỦA CL BỀ MẶT ĐẾN K NĂNG LV CỦA CTM 1. Ảnh đến tính chống mòn của chi tiết a. Ảnh hưởng của độ nhám bề mặt - Khi hai bề mặt có chuyển động tương đối với nhau sẽ xảy ra hiện tượng trượt dẻo các đỉnh nhấp nhô làm cho các đỉnh này bị mài mòn nhanh nên khe hở tăng nhanh. - Khi thiết kế hai bề mặt ma sát với nhau, phải chọn độ nhám bề mặt tối ưu để giảm độ mòn của chúng đến mức nhỏ nhất, tùy theo điều kiện làm việc cụ thể của chúng 4
  5. CHƯƠNG 27- CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT GIA CÔNG §2- ẢH CỦA CL BỀ MẶT ĐẾN K NĂNG LV CỦA CTM 1. Ảnh đến tính chống mòn của chi tiết b. Ảnh hưởng của của lớp biến cứng bề mặt - Lớp biến cứng bề mặt của chi tiết có tác dụng nâng cao tính lâu mòn. - Biến cứng bề mặt có tác dụng hạn chế khuyết tán oxy trong không khí vào bề mặt chi tiết máy để tạo thành các oxýt sắt FeO, Fe2O3, Fe3O4 là các oxýt có tác dụng ăn mòn kim loại - Hiện tượng biến cứng bề mặt chi tiết máy còn hạn chế quá trình biến dạng dẻo toàn phần của chi tiết. 5
  6. CHƯƠNG 27- CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT GIA CÔNG §2- ẢH CỦA CL BỀ MẶT ĐẾN K NĂNG LV CỦA CTM 1. Ảnh đến tính chống mòn của chi tiết c. Ảnh hưởng của ứng suất dư - Ứng suất dư của lớp kim loại không ảnh hưởng đáng kể đến tính chống mài mòn của chi tiết máy trong điều kiện ma sát bình thường 6
  7. CHƯƠNG 27- CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT GIA CÔNG §2- ẢH CỦA CL BỀ MẶT ĐẾN K NĂNG LV CỦA CTM 2. Ảnh đến độ bền mỏi của chi tiết a. Ảnh hưởng của độ nhám bề mặt - Các chi tiết chịu tải trọng chu kỳ thay đổi dấu. Tại các nhấp nhô tế vi có ứng suất tập trung lớn, có khi trị số này vượt quá giới hạn mỏi gây ra các vết nứt tế vi ở đáy các nhấp nhô gây ra phá hỏng chi tiết máy - Nên các chi tiết chịu tải trọng va đập nên có độ nhám bề mặt thấp 7
  8. CHƯƠNG 27- CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT GIA CÔNG §2- ẢH CỦA CL BỀ MẶT ĐẾN K NĂNG LV CỦA CTM 2. Ảnh đến độ bền mỏi của chi tiết b. Ảnh hưởng của lớp biến cứng bề mặt - Bề mặt bị biến cứng có thể làm tăng độ bền mỏi 20% - Chi tiết máy làm việc ở nhiệt độ cao làm cho quá trình khuyếch tán các phần tử kim loại trong lớp bề mặt sẽ tăng lên làm giảm độ bền mỏi của chi tiết c. Ảnh hưởng của ứng suất dư - Ứng suất dư nén trên lớp bề mặt có tác dụng nâng cao độ bền mỏi - Ứng suất dư kéo lại làm giảm độ bền mỏi. - Nếu chi tiết làm việc ở nhiệt độ cao ảnh hưởng đến ứng suất dư làm độ bền mỏi giảm 8
  9. CHƯƠNG 27- CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT GIA CÔNG §2- ẢH CỦA CL BỀ MẶT ĐẾN K NĂNG LV CỦA CTM 3. Ảnh hưởng đến tính chống ăn mòn hóa học của lớp bề mặt chi tiết a. Ảnh hưởng của độ nhấp nhô tế vi - Các chỗ lõm trên bề mặt là nơi chứa các tạp chất như: muối, axít…Các tạp chất này có tác dụng ăn mòn hóa học kim loại. - Bề mặt chi tiết máy cành ít nhám thì cành ít bị ăn mòn hóa học 9
  10. CHƯƠNG 27- CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT GIA CÔNG §2- ẢH CỦA CL BỀ MẶT ĐẾN K NĂNG LV CỦA CTM 3. Ảnh hưởng đến tính chống ăn mòn hóa học của lớp bề mặt chi tiết b. Ảnh hưởng của lớp biến cứng bế mặt - Các mạng lưới nguyên tử bị lệch với mức độ khác nhau trong các hạt tinh thể làm tăng quá trình ăn mòn 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2