intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Lí luận dạy học - TS. Ngô Thu Dung

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Hiếu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Lí luận dạy học cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Nhập môn về dạy học và lý luận dạy học; Quá trình dạy học; Nguyên tắc dạy học; Nội dung dạy học; Các hình thức tổ chức dạy học; Giới thiệu xu thế đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá việc đổi mới phương pháp dạy học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Lí luận dạy học - TS. Ngô Thu Dung

  1. T p bài gi ng Lí lu n d y h c TS. Ngô Thu Dung Trư ng Đ i h c Giáo d c, ĐHQG Hà N i 3
  2. M CL C Chương một: Nhập môn về dạy học và lý luận dạy học 1.1. Sự ra đời của lý luận dạy học ............................................................. 10 1.1.1. Lý luận dạy học là khoa học về trí dục và dạy học ............................. 10 1.1.2. Sự ra đời của lý luận dạy học .............................................................. 11 1.1.3. Hiện tượng dạy học và sự phát triển của nó trong lịch sử xã hội loài người ....................................................................................... 13 1.1.3.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của hiện tượng dạy học trong lịch sử xã hội loài người ...................................................................... 13 1.1.3.2. Dạy học là gì?................................................................................... 15 1. 2. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của Lý luận dạy học ...................................................................................................... 16 1.2.1. Đối tượng nghiên cứu của lý luận dạy học ......................................... 17 1.2.2. Nhiệm vụ của lý luận dạy học............................................................ 17 1.2.3. Phương pháp nghiên cứu của lý luận dạy học .................................... 18 1.2.4. Các khái niệm cơ bản của lý luận dạy học .......................................... 19 1.3. Lý luận dạy học là một chuyên ngành nghiên cứu của khoa học sư phạm.................................................................................... 20 1.3.1. Lý luận dạy học là một bộ phận của Giáo dục học ............................. 20 1.3.2. Mối quan hệ giữa Lý luận dạy học với một số khoa học trong khoa học sư phạm................................................................................... 22 1.3.2.1. Mối liên hệ giữa Lý luận dạy học với một số ngành khoa học cơ sở ................................................................................................................ . 22 1.3.2.2. Mối liên hệ giữa Lý luận dạy học với một số khoa học liên ngành. 22 1.3.2.3. Mối liên hệ giữa Lý luận dạy học với một số khoa học chuyên ngành trong Giáo dục học................................................................... 23 1.4. Xu hướng phát triển của lý luận dạy học hiện nay và một số lý thuyết dạy học mới ....................................................................................... 23 4
  3. 1.4.1. Xu hướng phát triển của lý luận dạy học hiện nay ............................... 23 1.4.2. Một số lý thuyết dạy học mới ............................................................... 24 1.4.2.1. Lý thuyết tình huống và quan điểm về tam giác dạy học của J. Vial 25 a) Sự hình thành lý thuyết tình huống ................................................... 25 b) Nội dung của lý thuyết tình huống ................................................... 25 c) Một số điều cần lưu ý khi ứng dụng lý thuyết tình huống trong dạy học .................................................................................................. 28 1.4.2.2. Lý thuyết kiến tạo và hệ phương pháp dạy học của nó ..................... 29 a) Sự hình thành lý thuyết kiến tạo ..................................................... 29 b) Nội dung của lý thuyết kiến tạo ...................................................... 29 c) Nhận xét về vai trò của lý thuyết kiến tạo trong dạy học hiện nay 34 1.4.2.3. Lý thuyết sư phạm tương tác.............................................................. 35 a) Cơ sở xây dựng lý thuyết ................................................................ 35 b) Nội dung của lý thuyết sư phạm tương tác ..................................... 36 c) Ý nghĩa và triển vọng ứng dụng lý thuyết sư phạm tương tác trong dạy học ở Việt Nam hiện nay ................................................... 38 1.5. Bộ môn LLDH và vai trò của nó trong đào tạo nghề sư phạm.......... 39 1.5.1. Phân biệt Lý kuận dạy học với tư cách là một khoa học và Lý luận dạy học với tư cách là một môn học ........................................................ 39 1.5.2. Vai trò của bộ môn Lý luận dạy học trong đào tạo nghề sư phạm ....... 40 Hướng dẫn học tập chương 1.......................................................................... 41 Chương I1: Quá trình d y h c ................................................................. 43 2.1. Một số phương pháp tiếp cận nghiên cứu dạy học ............................. 43 2.2. Bản chất của dạy học ............................................................................. 44 2.2.1. Dạy học tồn tại như một hệ thống - các yếu tố cơ bản của dạy học ........................................................................................ 44 2.2.2. Dạy học tồn tại dưới dạng hoạt động Dạy học gồm hai hoạt động là dạy 5
  4. và học có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau …………………… 46 2.2.2.1. Chức năng của hoạt động dạy và hoạt động học ............................... 46 2.2.2.2. Cấu trúc của hoạt động dạy và hoạt động học ................................... 47 2.2.3. Dạy học tồn tại dưới dạng quá trình, đó là quá trình dạy học ………..48 2.2.3.1. Cấu trúc của quá trình dạy học........................................................... 48 2.2.3.2. Tính thống nhất hai mặt của quá trình dạy học................................. 49 2.2.3.3. Chu trình dạy học (lô gic vận động và các khâu của quá trình dạy học) ................................................................................................. 49 2.2.3.4. Động lực của sự phát triển của quá trình dạy học.............................. 50 2.3. Nhiệm vụ dạy học .................................................................................. 52 2.3.1. Nhiệm vụ giúp người học lĩnh hội một hệ thống kiến thức .................. 52 2.3.2. Nhiệm vụ phát triển trí tuệ cho người học ............................................ 53 2.3.3. Nhiệm vụ hình thành các giá trị sống và giáo dục các phNm chất nhân cách của người học ................................................................................ 56 2.4. Một số quy luật cơ bản của dạy học ..................................................... 59 2.4.1. Một số mối liên hệ cơ bản trong hệ thống dạy học ............................... 60 2.4.2. Một số quy luật cơ bản của dạy học.................................................... .61 2.4.2.1. Quy luật về sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học .................................................................................................. 61 2.4.2.2. Quy luật về sự thống nhất biện chứng giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy và học ........................................................ 62 2.4.2.3. Quy luật về tính quy định của xã hội đối với dạy học ....................... 63 2.4.2.4. Quy luật về sự thống nhất biện chứng giữa dạy học và giáo dục nhân cách người học ........................................................................ 64 2.4.2.5. Quy luật về sự thống nhất biện chứng giữa dạy học với sự phát triển trí tuệ người học ......................................................................... 65 Hướng dẫn học tập chương 2.......................................................................... 67 Chương 3: Nguyên t c d y h c ............................................................... 69 6
  5. 3.1. Khái niệm chung về nguyên tắc dạy học.............................................. 69 3.1.1. Khái niệm nguyên tắc dạy học .............................................................. 69 3.1.2. Sự phát triển của nguyên tắc dạy học trong lịch sử .............................. 70 3.1.3. Căn cứ xây dựng nguyên tắc dạy học ................................................... 72 3.2. Hệ thống các nguyên tắc dạy học.......................................................... 72 3.2.1. Nguyên tắc dạy học phải đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục ........................................................................ 72 3.2.2. Nguyên tắc dạy học phải đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy với hoạt động học ............................................................. 74 3.2.3. Nguyên tắc dạy học phải đảm bảo sự thống nhất giữa dạy lý thuyết với dạy thực hành ..................................................................................... 75 3.2.4. Nguyên tắc dạy học phải đảm bảo sự thống nhất giữa dạy cho tập thể và dạy cho cá nhân .................................................................................. 76 3.2.5. Nguyên tắc dạy học phải đảm bảo phát huy tính tích cực học tập, tính chủ động, sáng tạo ở học sinh ........................................................... 77 3.3. Kết luận chung........................................................................................ 78 Hướng dẫn học tập chương 3.......................................................................... 78 Chương 4: N i dung d y h c .................................................................. 80 4.1. Khái niệm chung về nội dung dạy học ................................................. 80 4.1.1. Khái niệm và một số cách tiếp cận xây dựng cấu trúc nội dung dạy học truyền thống và hiện đại ............................................................. 80 4.1.1.1. Khái niệm về nội dung ....................................................................... 81 4.1.1.2. Một số phương pháp tiếp cận cơ bản xây dựng cấu trúc nội dung học vấn phổ thông .......................................................................................... 85 4.1.2. Quy trình thiết kế nội dung .................................................................. 88 4.2. Một số hình thức thể hiện cơ bản của nội dung học và dạy 7
  6. (kế hoạch, chương trình, tài liệu dạy và học,…) ................................... 89 4.2.1. Hình thức thể hiện của nội dung học tập .............................................. 89 4.2.2. Hình thức thể hiện của nội dung giảng dạy .......................................... 89 4.3. Giới thiệu bộ chương trình sau 2000 của các bậc học ở Việt Nam và kế hoạch dạy học .................................................................................. 90 4.3.1. Quy trình soạn thảo chương trình và sách giáo khoa sau năm 2000 ở Việt Nam ............................................................................................... 90 4.3.2 Giới thiệu bộ chương trình phổ thông mới ở Việt Nam ....................... 91 Hướng dẫn học tập chương 4.......................................................................... 92 Chương 5: Các hình th c t ch c d y h c .................................... 93 5.1. Khái niệm chung về hình thức tổ chức dạy học .................................. 93 5.1.1. Khái niệm về hình thức tổ chức dạy học............................................... 93 5.1.2. Sự phát triển của hình thức tổ chức dạy học trong lịch sử.................... 94 5.1.3. Các dấu hiệu nhận diện một hình thức tổ chức dạy học ....................... 96 5.2. Các hình thức tổ chức dạy học cơ bản ................................................. 97 5.2.1. Giờ học trên lớp .................................................................................... 97 5.2.1.1. Khái niệm ........................................................................................... 97 5.2.1.2. Các kiểu giờ học trên lớp ................................................................... 98 5.2.1.3. Cấu trúc giờ học trên lớp................................................................... 99 5.2.1.4. Xây dựng cấu trúc giờ học trên lớp.................................................. 101 5.2.1.5. ChuNn bị cho giờ học trên lớp ......................................................... 101 5.2.2. Học tập ở nhà hay tự học .................................................................... 102 5.2.2.1. Khái niệm ......................................................................................... 102 5.2.2.2. Một số chỉ dẫn đối với giáo viên khi sử dụng hình thức tự học ...... 102 5.2.3. Thảo luận tập thể ................................................................................. 103 5.2.3.1. Khái niệm ......................................................................................... 103 5.2.3.2. Một số chỉ dẫn đối với giáo viên khi sử dụng hình thức thảo luận 8
  7. tập thể .................................................................................................. 104 5.2.4. Dạy kèm .............................................................................................. 104 5.2.4.1. Khái niệm ......................................................................................... 104 5.2.4.2. Một số chỉ dẫn đối với giáo viên khi sử dụng hình thức dạy kèm... 105 Hướng dẫn tự học chuong 5 .......................................................................... 106 Chương 6: Gi i thi u xu th đ i m i phương pháp d y h c và đánh giá vi c đ i m i phương pháp d y h c 107 6.1. Một số quan niệm mới về dạy học và xu thế đổi mới phương pháp dạy học ...................................................................................................... 107 61.1. Một số xu hướng mới về dạy học trên thế giới cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI .............................................................................................. 107 6.1.2. Một số định hướng phương pháp luận đối với việc nghiên cứu và tổ chứ thực tiễn dạy học ở Việt Nam từ giai đoạn đổi mới (1986) đến nay ............ 109 6.1.2.1. Khẳng định lại mối quan hệ giữa dạy học trong nhà trường với việc phát triển kinh tế - xã hội .............................................................................. 109 6.1.2.2. Nghiên cứu hoạt động dạy - học trong và ngoài nhà trường, từ cấp độ cá nhân đến cấp độ xã hội ........................................................................ 110 6.1.2.3. Lý thuyết hoạt động là quan điểm tiếp cận cơ bản của Lý luận dạy học hiện đại............................................................................................. 110 6.1.2.4. Đánh giá đúng người học và vai trò của họ trong hệ thống dạy học111 6.2. Quan điểm đổi mới phương pháp dạy học và quá trình thực hiện trong ngành giáo dục ........................................................................... 112 6.2.1. Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học ................................... 113 6.2.2. Quá trình tiến hành đổi mới phương pháp dạy học trong các bậc học114 6.2.3. Các giải pháp triển khai đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông ................................................................................................ 114 6.3. Đánh giá quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam 9
  8. thời gian qua .................................................................................................. 116 Hướng dẫn học tập chuong 6 ........................................................................ 117 TÀI LI U THAM KH O.................................................................................... 118 10
  9. 11
  10. Chương 1 NHẬP MÔN VỀ DẠY HỌC VÀ Ý LUẬN DẠY HỌC Dạy học là một chức năng xã hội. Ngay từ khi xã hội loài người mới hình thành, con người đã biết dạy học và họ sử dụng chức năng đó để truyền lại đồng loại kinh nghiệm sống. Nhờ vậy, kinh nghiệm không bị thất lạc mà ngày càng được duy trì, phát triển, làm cho xã hội loài người phát triển. Dạy học được đánh giá là “Một trong hai cơ chế duy trì và phát triển xã hội loài người. Học chương này, bạn sẽ đạt được những mục tiêu sau 1. - Nhận biết được hiện tượng dạy học; - Hiểu được lý luận dạy học là một khoa học ứng dụng, một bộ phận của khoa học sư phạm. Hiểu được tác dụng của lý luận dạy học đối với sự phát triển của thực tiễn dạy học Việt Nam trong những năm gần đây thông qua các kết quả nghiên cứu của nó. - Phân biệt lý luận dạy học giữa tư cách là một khoa học với tư cách là một môn học 2. - Phân biệt được những điểm giống và khác nhau giữa hiện tượng dạy học diễn ra trong xã hội nói chung và hiện tượng dạy học diễn ra trong nhà trường nói riêng. - Phân tích và đánh giá được sự đúng đắn của quan điểm giáo dục của Đảng ta: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển; là đầu tư trực tiếp. 3. - Đánh giá vai trò của dạy học đối với việc lưu giữ, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của xã hội loài người (thông qua cơ chế di sản văn hóa ở ng- ười). - Đánh giá được vai trò của người giáo viên và nghề dạy học trong nền kinh tế tri thức, từ đó xác định đúng ý nghĩa của nghề sư phạm; xác định đúng động cơ lựa chọn nghề nghiệp của bản thân. - Đánh giá vị trí, vai trò, ý nghĩa của bộ môn lý luận dạy học trong đào tạo nghề sư phạm. 12
  11. 1.1. Sự ra đời của lý luận dạy học 1.1.1. Lý luận dạy học là khoa học về trí dục và dạy học Trí dục là gì? Theo Giáo dục học đại cương, trong nội dung giáo dục truyền thống, giáo dục trí tuệ (trí dục) là một trong năm mặt giáo dục toàn diện cho con người và là một nội dung giáo dục cơ bản, một chức năng quan trọng của nhà trường. Trí dục trong nhà trường có nhiệm vụ cung cấp kiến thức và hình thành năng lực hoạt động trí tuệ (cung cấp học vấn phổ thông) cho người học ứng với từng giai đoạn phát triển lứa tuổi của họ và theo yêu cầu của xã hội. Việc nghiên cứu và thiết kế nội dung trí dục trong nhà trường cũng là một nhiệm vụ nghiên cứu quan trọng của Lý luận dạy học. Vấn đề này sẽ được tìm hiểu kỹ ở chương 4. Dạy học là gì? Theo Giáo dục học đại cương, dạy học là một hoạt động cơ bản của xã hội loài người để bảo tồn, lưu giữ và phát triển các giá trị văn hóa - xã hội. Trong nhà trường, dạy học cũng là một con đường cơ bản thực hiện các chức năng, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. Nhưng dạy học là gì? Đây là một câu hỏi cơ bản sẽ được giải quyết dần trong các phần nội dung của môn học này. Lý luận dạy học là một ngành khoa học có chức năng chính là nghiên cứu và giải đáp câu hỏi trên. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu mà nó đề xuất các phương pháp cải tạo hiện thực dạy học và hoạch định các chiến lược dạy học có hiệu quả. Vậy Lý luận dạy học ra đời từ bao giờ và nó đã phát triển như thế nào trong lịch sử? Nó đã tác động như thế nào đến sự phát triển của hiện tượng dạy học qua các thời đại? 1.1.2. Sự ra đời của lý luận dạy học 13
  12. Lý luận dạy học với tư cách là một khoa học nghiên cứu về trí dục và dạy học thì mới xuất hiện cách đây vài thế kỷ. Song những tư tưởng, quan điểm đầu tiên về dạy học đã xuất hiện ngay từ thời kỳ xã hội chiếm hữu nô lệ như quan điểm dạy học của Socrate (469-399 tr. CN). Ông là đại diện của trường phái duy tâm khách quan. Ông coi dạy học là sự đàm thoại gợi mở. Từ đó Ông đề xuất một phương pháp dạy học là bằng cách hỏi - đáp giữa hai người, qua đó giúp người khác đi đến chân lý, tự rút ra chân lý. Phương pháp dạy học này thường được gọi là phương pháp "đỡ đẻ" của Socrate, hay là phương pháp đàm thoại gợi mở. Arixtôt (384 - 322 tr. CN) là nhà triết học nhị nguyên thời kỳ cổ đại. Về dạy học, ông coi trí dục là một trong ba mặt cơ bản của nội dung giáo dục con người. Ở phương Đông, Khổng Tử (551 - 479 tr. CN), người đề xuất và phát triển Nho giáo, coi đó như một quốc đạo để trị nước. Ông sống cuối thời Xuân Thu, đầu thời Chiến Quốc ở Trung Quốc. Ông đề xuất rất nhiều ý tưởng, phát kiến về giáo dục. Trong dạy học, ông coi trọng việc dạy học phải dựa vào tính tích cực của học trò ("Bất phẫn bất phải, bất phị bất phát" nghĩa là "Không giận vì muốn biết thì không gợi mở cho, không bực vì không rõ được thì không bày vẽ cho"). Đến thời kỳ phong kiến và đêm dài trung cổ (Phong kiến phương Đông được đánh dấu bởi chế độ phong kiến Trung Hoa từ 221 tr. CN đến Cách mạng Tân Hợi; Phong kiến phương Tây được đánh dấu từ 476 (năm hình thành Vương quốc Ý) đến 1640 (năm diễn ra Cách mạng Tư sản Anh). Trong xã hội phong kiến, trường học được dựng lên để phục vụ quyền lợi của giai cấp phong kiến, nội dung giáo dục chủ yếu là giáo dục Nho giáo. Chế độ khoa cử được đề cao. Trong dạy học, quan điểm quyền uy thống lĩnh. Học trò phải học những gì thầy yêu cầu, phải nhắc đi nhắc lại điều thầy dạy, học tập chủ yếu là học gạo, học giáo điều, học cả những điều mà chính người học không biết dùng để làm gì. 14
  13. Đến thời kỳ Phục hưng và thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa, người ta đề cao tư tưởng giải phóng con người và quyền tự do của mỗi người. Chủ nghĩa nhân văn ra đời. Nhiều trường đại học lớn ở châu Âu được hình thành và phát triển mạnh trong thời kỳ này. Kiến thức khoa học tự nhiên được đề cao và được đưa vào trong dạy học. Giáo dục đã hướng đến mục tiêu có tính nhân văn hơn như tôn trọng nhân cách trẻ em, hướng đến phát triển nhiều mặt nhân cách trẻ em. Chính vì vậy, trong dạy học, người ta đã chú ý hơn đến người học. Ở thời kỳ này, đã xuất hiện nhiều quan điểm, trường phái khác nhau trong dạy học song lý luận dạy học với tư cách là một khoa học chưa ra đời. Nó vẫn nằm trong triết học. Phải đến năm 1632, khi tác phNm đầu tiên viết một cách tương đối hệ thống về dạy học xuất hiện thì lý luận dạy học mới được coi là một khoa học chính thức. Đó là tác phNm "Phép dạy học vĩ đại" của nhà giáo dục học Cômenxki J. A. (1592 - 1670). Trong tác phNm này, tác giả đã đưa ra khá nhiều quan điểm, nguyên tắc, nội dung dạy học mà đến nay, một số quan điểm vẫn còn nguyên giá trị. Hình thức dạy học lớp - bài là một hình thức tổ chức dạy học có hệ thống, lần đầu tiên được nêu ra trong tác phNm này và được tác giả hiện thực hóa trong thực tiễn. Ông cũng là người đầu tiên đề xuất và viết sách giáo khoa cho học sinh. Từ đó cho đến nay, lý luận dạy học ngày càng phát triển và trở thành một khoa học độc lập, có đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu riêng, có phương pháp nghiên cứu và hệ thống thuật ngữ, khái niệm riêng. Nó có nhiệm vụ nghiên cứu, làm sáng tỏ bản chất của dạy học, xác định những quy luật phát triển của dạy học; tìm tòi những phương pháp tác động, cải tạo hiện thực dạy học một cách có hiệu quả; dự báo sự phát triển của nó trong tương lai. Vậy dạy học là gì? 1.1.3. Hiện tượng dạy học và sự phát triển của nó trong lịch sử xã hội loài người 15
  14. 1.1.3.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của hiện tượng dạy học trong lịch sử xã hội loài người Từ khi loài người xuất hiện, trong quá trình lao động sản xuất, con người đã tích lũy được các kinh nghiệm xã hội và có nhu cầu truyền đạt nó cho thế hệ sau. Thế hệ sau, muốn tồn tại và phát triển được cũng có nhu cầu tiếp thu những kinh nghiệm sống của người đi trước. Mỗi cá nhân, trong quá trình sống của mình, cũng có nhu cầu trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm, sự hiểu biết của mình cho người khác, có nhu cầu lĩnh hội kiến thức mà người khác tìm ra nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức cá nhân của mình. Như vậy, hiện tượng truyền đạt và tiếp thu những kinh nghiệm xã hội, những hiểu biết về thế giới, về con người chính là hiện tượng dạy học. Trong thời kỳ đầu phát triển của xã hội loài người, dạy học xuất hiện như một thuộc tính, một hiện tượng xảy ra kèm theo trong hoạt động sống, hoạt động thực tiễn, hoạt động xã hội,… như quá trình săn bắt, hái lượm, sản xuất, sinh hoạt lễ giáo,… Thông qua các hoạt động này, người ta truyền đạt và giúp người khác lĩnh hội được những kinh nghiệm sống mà mình đã tích lũy được, làm cho người đi sau có thể kế thừa được thành tựu của người đi trước và tiếp tục phát triển. Dạy học là một hiện tượng tất yếu xảy ra trong khi con người lao động, sản xuất, sinh hoạt xã hội. Dạy học là một thuộc tính vốn có của xã hội loài người. Nó có một chức năng riêng, góp phần bảo tồn, lưu giữ và truyền đạt vốn hiểu biết mà xã hội loài người tích lữy được qua quá trình sống và truyền lại cho thế hệ sau. Đó là chức năng di sản xã hội. Khi xã hội phát triển đến một trình độ cao hơn, hình thái xã hội chiếm hữu nô lệ. Đặc trưng của hình thái xã hội này là sự phân chia giai cấp, là sự phân công lao động trong xã hội, là nhà nước cùng các tổ chức xã hội khác xuất hiện. Sự phân chia các giai cấp đối kháng dẫn đến giai cấp thống trị muốn tồn tại và duy trì lâu dài địa vị của mình cần phải đào tạo người kế tục có đủ sức mạnh 16
  15. về thể chất và tinh thần. Ngoài các công cụ chuyên chính khác, giai cấp thống trị có nhu cầu sử dụng giáo dục, dạy học như một công cụ chuyên chính để truyền bá hệ tư tưởng, củng cố quyền lợi của giai cấp thống trị một cách hữu hiệu, đào tạo thế hệ sau, truyền bá ý thức hệ của giai cấp thống trị. Bên cạnh nhà nước, giai cấp thống trị hình thành nhiều tổ chức thực hiện những chức năng chuyên biệt trong đó có các tổ chức nhà trường với chức năng chuyên biệt là đào tạo thế hệ trẻ, thế hệ kế cận, tiếp tục quyền lực và duy trì lợi ích của giai cấp thống trị. Sự phân công lao động ở thời kỳ này đã làm xuất hiện khái niệm nghề nghiệp, trong đó xuất hiện người chuyên đi dạy, đó là ông thầy; xuất hiện nghề dạy học. Với những dấu hiệu trên, hiện tượng dạy học tách ra khỏi các dạng hoạt động khác và trở thành một hiện tượng, một hoạt động chuyên biệt, đặc thù. Đó là hoạt động dạy học, một loại hoạt động thực tiễn của con người. Trong xã hội, dạy học là một hoạt động chuyên biệt, có những đặc điểm riêng biệt, có quy luật phát triển riêng biệt. Từ sự mô tả trên, có thể hiểu dạy học là một hiện tượng xã hội, là sự truyền đạt và lĩnh hội kiến thức và kinh nghiệm, được truyền từ người này sang người khác, là dạy cho người khác học và biết cách học. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, dạy học đã trải qua hai hình thái tồn tại cơ bản: Thứ nhất là dạy học tự phát. Dạy học tự phát là hiện tượng một người truyền kinh nghiệm mà mình thu lượm được cho người khác, người khác lĩnh hội được kinh nghiệm đó. Hiện tượng này xảy ra ngay trong quá trình con người lao động, sản xuất, hoạt động xã hội, sinh hoạt tôn giáo, sinh hoạt cộng đồng. Nó mang tính tự phát, xảy ra không theo một kế hoạch định trước. Hiện tượng này xuất hiện, tồn tại cùng với sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người. Nó cho phép con người bảo tồn, lưu giữ, duy trì và phát triển liên tục các giá trị vật chất và tinh thần từ thế hệ này qua thế hệ khác. 17
  16. Thứ hai là dạy học tự giác. Dạy học tự giác là hiện tượng truyền đạt kiến thức khoa học, kinh nghiệm xã hội một cách có chủ định từ người này sang người khác, là dạy người khác học theo mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch đã định sẵn và được tổ chức theo một học chế nhất định. Dạy học tự giác là một hoạt động chuyên biệt trong một tổ chức chuyên biệt là nhà trường của xã hội loài người. 1.1.3.2. Vậy dạy học là gì? Trong lịch sử nghiên cứu và thực tiễn dạy học, có nhiều cách hiểu và lý giải khác nhau về dạy học tuỳ thuộc góc độ tiếp cận của người nghiên cứu. Có thể thấy có ba nhóm ý kiến chính sau: Nhóm số 1 xem xét dạy học từ góc độ người dạy, vì vậy họ quan niệm dạy học là sự truyền đạt, cung cấp thông tin cho học sinh (Lý thuyết xử lý thông tin 1). Thầy có kiến thức gì thì cung cấp cho học sinh kiến thức đó. Người thầy là trung tâm của quá trình dạy học. Nhóm số 2 lại quan niệm dạy học xuất phát từ góc độ người học. Dạy là giúp người học lĩnh hội được những gì cần thiết theo nhu cầu của người học (Phái nhà trường mới 2). Người học là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học. Người học cần học gì thì thầy dạy cái đó. Thầy có vai trò làm bộc lộ khả năng, nhu cầu, năng lực nhận thức của người học và đáp ứng những yêu cầu đó của học sinh. Nhóm số 3 có cách nhìn dung hòa hơn. Dạy học là công việc chuyên biệt của ông thầy nhằm giúp học sinh học được. Dạy học là dạy cho người khác học không chỉ kiến thức khoa học mà cả những kỹ năng xã hội; dạy cho người khác học có ý chí, có nhu cầu, động cơ, có cảm xúc và khát vọng; học 1. Trần Thị Tú Anh, "Tiếp cận dạy học từ góc độ tâm lý học nhận thức", Tạp chí Giáo dục số 18 / 2001. 2. Hà Nhật Thăng - Đào Thanh Âm - "Lịch sử giáo dục thế giới" - NXB Giáo dục 1998. 18
  17. có chất lượng và hiệu quả cao; học có phương pháp, có mục đích; học thông qua sự trao đổi, chia sẻ và hợp tác; học để đáp ứng yêu cầu của xã hội và nhu cầu phát triển của cá nhân người học 1 Dạy học được tạo ra bởi sự tương tác trực tiếp giữa thầy và trò, giữa các người học với nhau, giữa dạy học với xã hội; là sự thống nhất chặt chẽ giữa hoạt động dạy và hoạt động học. Thầy và trò vừa là chủ thể, vừa là đối tác trong dạy học. Hơn nữa, trong dạy học, ngoài sự tương tác giữa các chủ thể hoạt động, bản thân nó còn chịu sự tương tác của nhiều tác nhân cùng lúc như tác nhân nhận thức, tác nhân văn hóa, tác nhân tâm lý, tác nhân xã hội,… Sự lý giải một cách khác nhau về hiện tượng dạy học tạo nên những trường phái, quan điểm, lý thuyết dạy học hết sức khác nhau. Các kết quả nghiên cứu về dạy học, hệ thống khái niệm, các lý thuyết dạy học là sản phNm nghiên cứu của một khoa học, đó là lý luận dạy học. 1. 2. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của Lý luận dạy học Để xác định xem mỗi lĩnh vực kiến thức nào đó đã trở thành một khoa học hay không, cần xác định rõ ít nhất ba điểm sau: Một là đối tượng nghiên cứu của nó là gì? Thứ hai là nó giải quyết những chức năng, nhiệm vụ nào trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới xung quanh của xã hội loài người? Thứ ba là nó được nghiên cứu bởi hệ thống phương pháp nghiên cứu 1. Đặng Thành Hưng – “Dạy học hiện đại. Lý luận - Biện pháp - Kỹ thuật” - NXB Đại học Quốc gia HN 2000). 19
  18. nào? Ngoài ra, hệ thống khái niệm đặc thù như là sản phNm riêng biệt của khoa học cũng được coi như một tiêu chí để xác định một khoa học. Để xem xét lý luận dạy học có phải là một khoa học hay không, cũng cần xác định cho được các vấn đề trên. 1.2.1. Đối tượng nghiên cứu của lý luận dạy học Lý luận dạy học nghiên cứu và làm rõ bản chất của các hiện tượng dạy học được tiến hành một cách tự giác, xác định các quy luật vận động và phát triển của các hiện tượng này, từ đó làm cơ sở cho các cơ quan giáo dục có thể hoạch định được các chính sách, kế hoạch dạy học, người giáo viên có thể hoạch định được các chiến lược dạy học có hiệu quả trong những điều kiện xác định. 1.2.2. Nhiệm vụ của lý luận dạy học Xét theo chức năng của một khoa học, lý luận dạy học có những chức năng nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:  Chức năng nhận thức: Lý luận dạy học có nhiệm vụ làm rõ bản chất và các thuộc tính của dạy học, các dạng tồn tại khác nhau của dạy học, mối quan hệ của dạy học với các yếu tố khác trong xã hội, quá trình hình thành và phát triển của dạy học, xác định các quy luật vận động của nó; từ đó xây dựng một hệ thống kiến thức lý luận về dạy học, thể hiện đưới dạng các khái niệm, các cặp phạm trù, các lý thuyết khoa học,v.v…  Chức năng cải tạo: Xác định hệ thống các phương pháp tác động phù hợp, định hướng cho hoạt động dạy học của con người trong thực tiễn có hiệu quả. 20
  19. Chức năng này thể hiện rõ nhất tính chất ứng dụng của lý luận dạy học trong thực tiễn xã hội. Vì vậy, lý luận dạy học là ngành khoa học ứng dụng.  Chức năng dự báo: Dựa trên các kết quả nghiên cứu của mình, lý luận dạy học đưa ra dự báo những xu hướng phát triển của dạy học trong tương lai, trên cơ sở đó, các nhà quản lý, chính sách hoạch định các chiến lược dạy học vi mô và vĩ mô có hiệu quả. Từ ba chức năng trên của lý luận dạy học, có thể kết luận lý luận dạy học có vai trò to lớn đối với xã hội, đối với thực tiễn, thể hiện ở ba điểm: Thứ nhất là, giúp con người nhận thức rõ bản chất của một loại hiện tượng đặc biệt của xã hội loài người, đó là hiện tượng dạy học. Thứ hai là, từ việc nhận thức bản chất dạy học, lý luận dạy học đề xuất các phương pháp tác động có hiệu quả nhằm cải tạo thực tiễn dạy học, giúp loài người thực hiện được cơ chế di sản văn hóa ở người, nhằm duy trì, lưu giữ, chọn lọc, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa của xã hội loài người. Thứ ba là, lý luận dạy học giúp con người có thể dự báo được sự phát triển của dạy học trong tương lai, vì vậy con người có thể hoạch định được các chiến lược dạy học có hiệu quả. 1.2.3. Phương pháp nghiên cứu của lý luận dạy học a ) Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu (Định hướng tiếp cận hiện đại) Việc nghiên cứu lý luận dạy học hiện nay được tiến hành dựa trên những định hướng tiếp cận sau: 21
  20.  Lý thuyết hệ thống và phương pháp tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu hiện tượng dạy học.  Lý thuyết hoạt động và phương pháp tiếp cận hoạt động.  Lý thuyết thông tin và lý thuyết kiến tạo.  Lý thuyết giá trị và phương pháp tiếp cận giá trị.  Lý thuyết điều khiển và ứng dụng điều khiển học trong nghiên cứu hiện tượng dạy học. b) Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:  Hệ các phương pháp nghiên cứu lý luận.  Hệ các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. + Phương pháp quan sát. + Phương pháp phỏng vấn và phương pháp xin ý kiến chuyên gia. + Phương pháp điều tra xã hội học. + Phương pháp nghiên cứu sản phNm hoạt động. + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. + Phương pháp thực nghiệm dạy học. + Phương pháp thống kê trong khoa học giáo dục. 1.2.4. Các khái niệm cơ bản của LLDH Trong quá trình hình thành và phát triển, lý luận dạy học đã xây dựng được một hệ thống các khái niệm cơ bản như:  Dạy học;  Quá trình dạy học;  Hoạt động dạy;  Hoạt động học;  Quy luật dạy học; 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1