Bài giảng Lịch sử lớp 11 - Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) - Phan Văn Thương
Chia sẻ: Nguyenanhtuan_qb Nguyenanhtuan_qb | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:33
lượt xem 1
download
Bài giảng Lịch sử lớp 11 - Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) - Phan Văn Thương thông tin đến các bạn kiến thức về nước Đức và cao trào cách mạng 1918-1923; những năm ổn định tạm thời (1924-1929).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Lịch sử lớp 11 - Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) - Phan Văn Thương
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH ĐAKLAK
- Kiểm tra bài cũ : Câu 1: Nêu nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933)? Nguyên nhân: Trong những năm 1924-1929, các nước tư bản ổn định chính trị và đạt tăng trưởng cao về kinh tế, nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá cầu, tháng 10/1929 khủng hoảng bùng nổ ở Mĩ rồi lan rộng ra toàn bộ giới tư bản. -Hậu quả : +Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ. +Về chính trị- xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia. +Về quan hệ quốc tế : Làm hình thành hai khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản ráo riết chạy đua vũ trang, báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới .
- Câu 2:Vì sao lại diễn ra phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh(1929-1939)? Kết quả? Trước thảm họa của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản: phong trào đấu tranh thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít và chiến tranh lan rộng ở nhiều nước tư bản như Pháp, Hy Lạp, Italia, Tiệp Khắc, Tây Ban Nha… -Kết quả: phong trào giành được thắng lợi điển hình ở Pháp, nhưng ở nhiều nơi thất bại như Tây Ban Nha
- BÀI 12 (TIẾT 13) NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)
- 1. Nước Đức và cao trào cách mạng 1918-1923 MỜI CÁC EM QUAN SÁT BẢN ĐỒ SAU :
- Bản đồ nước Đức
- Nước Đức 1919-1937
- * Hoàn cảnh lịch sử - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức là nước bại trận bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng. - Tháng 6/1919 hoà ước Véc-xai được ký kết. Nước Đức phải chịu những điều kiện hết sức nặng nề (Đức mất 1/8 lãnh thổ, 1/3 mỏ sắt, 1/3 mỏ than, 1/3 sảnHoàn lượngcảnh thép, lịch sử lượng 2/5 sản nào làm than).bùng nổ Cao Đức lâm trào khủng hoảng vào cuộc kinh tế,cách mạng tài chính 1918-1923 tiền ở nước tệ, đồng Mác Đức? sụt giá, đất nước rối loạn. Gợi mở: Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra hậu quả tới nước Đức như thế nào? Việc chính phủ Đức phải kí hoà ước Véc-xai với các nước thắng trận đã gây tác động to lớn gì đối với nước Đức? --- ---
- Lạm phát ở Đức- Trẻ em làm Diều bằng những đồng Mác mất giá vào đầu năm 1920 Do vậy, cao trào cách mạng bùng nổ.
- Cao trào cách mạng 1918-1923 ở Đức diễn ra như thế nào? Thu đựơc kết quả gì? *Diễn biến: Cuộc cách mạng tư sản tháng 11/1918 đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ cộng hòa tư sản ( Cộng hòa Vaima). Từ 19191923, Phong trào tiếp tục dâng cao dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng cộng sản Đức, đỉnh cao là sự nổi dậy của công nhân vùng Bavie dẫn đến sự thành lập nước cộng hòa Ba vie
- Vị trí của bang Bavaria trong nước Đức - Từ tháng 10/1923, cao trào cách mạng tạm lắng do sự đàn áp của chính quyền tư sản.
- 2. Những năm ổn định tạm thời (1924-1929) - Từ cuối năm 1923, tình hình kinh tế, chính trị Đức dần dần ổn định. + Kinh tế: Được khôi phục và phát triển: Năm 1929, sản xuất công nghiệp Đức đạt 113% mức trước chiến tranh, đã vươn lên đứng đầu châu Âu ( vựơt Anh, Pháp) Tình hình nước Đức trong những năm 1924-1929 diễn ra như thế nào? ( Kinh tế, chính trị, xã hội).
- + Chính trị: - Đối nội: Chế độ cộng hòa Vaima được củng cố, tăng cường đàn áp phong trào công nhân, truyền bá tư tưởng phục thù. - Đối ngoại: Vị trí quốc tế của Đức được phục hồi (Tham gia Hội quốc liên), Kí kết hiệp ước với các nước tư bản châu Âu và Liên Xô. II. Nước Đức trong những năm 1929-1939. 1. Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền. - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929 đã giáng đòn nặng nề làm kinh tế - chính trị- xã hội Đức khủng hoảng trầm trọng ( Công nghiệp giảm 47%, nhiều xí nghiệp phải đóng cửa, hơn 5 triệu người thất nghiệp)
- Để đối phó lại khủng hoảng,giai cấp tư sản Đức đã làm gì? Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức? Để đối phó lại khủng hoảng, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le- thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức lên cầm quyền, chúng chủ trương phát xít hoá bộ máy thống trị, thiết lập chế độ độc tài, khủng bố công khai. Đảng cộng sản Đức kiên quyết đấu tranh song không ngăn cản được quá trình ấy. - Ngày 30/1/1933, Hít-le lên làm Thủ tướng. Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức.
- Tổng thống Hin-đe-bua trao quyền Thủ tướng cho Hít-le ngày 31/01/1933
- Hit - le và Him - le trong cuộc duyệt binh kỉ niệm năm năm ngày Hit - le lên cầm quyền
- Hình Ảnh Hitler
- 2: Nước Đức trong những năm 1933-1939 - Trong thời kỳ cầm quyền (1933-1939) Hít-le đã thực hiện các chính sách tối phản động về chính trị, kinh tế, đối ngoại. - Chính trị: + Công khai khủng bố các Đảng phái dân chủ tiến bộ, đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật. + Thủ tiêu nền cộng hòa Vaima, thiết lập nền chuyên chính độc tài do Hit-le làm thủ lĩnh tối cao và tuyệt đối. Chính phủ Hít-le đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị và đối ngoại như thế nào trong những năm 1933-1939?
- Tù nhân trong trại tập trung Sachsenhausen 1938
- - Kinh tế: Tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự -> Kinh tế Đức thoát khỏi khủng hoảng, phát triển nhanh chóng, năm 1938 công nghiệp Đức đã vượt các nước châu Âu. Cuộc sống trong Đức Quốc Giai cấp Công nhân! xã: 1933-1937 “Hãy nghe lời kêu gọi của Đảng Quốc xã!" 2 người phụ nữ và các sĩ quan SS
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lịch sử lớp 11- Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
51 p | 59 | 6
-
Bài giảng Lịch sử lớp 11 bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại - Trường THPT Bình Chánh
13 p | 9 | 4
-
Bài giảng Lịch sử lớp 11: Nước Đức và Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) - Trường THPT Bình Chánh
7 p | 16 | 3
-
Bài giảng Lịch sử lớp 11 bài 3: Trung Quốc - Trường THPT Bình Chánh
18 p | 14 | 3
-
Bài giảng Lịch sử lớp 11 bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối TK XIX - đầu TK XX) - Trường THPT Bình Chánh
19 p | 10 | 3
-
Bài giảng Lịch sử lớp 11 bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh - Trường THPT Bình Chánh
18 p | 9 | 3
-
Bài giảng Lịch sử lớp 11 bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) - Trường THPT Bình Chánh
19 p | 11 | 3
-
Bài giảng Lịch sử lớp 11 bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội 1921-1941 - Trường THPT Bình Chánh
15 p | 12 | 3
-
Bài giảng Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại
24 p | 53 | 3
-
Bài giảng Lịch sử lớp 11 bài 2: Ấn Độ - Trường THPT Bình Chánh
20 p | 11 | 3
-
Bài giảng Lịch sử lớp 11 bài: Cuộc kháng chiến chống Pháp (1858-1918)
9 p | 9 | 2
-
Bài giảng Lịch sử lớp 11: Chủ đề 1 - Hiện tượng Châu Á thời hiện đại
4 p | 10 | 2
-
Bài giảng Lịch sử lớp 11 bài 4: Các nước Đông Nam Á
27 p | 9 | 2
-
Bài giảng Lịch sử lớp 11 bài 3: Trung Quốc
23 p | 30 | 2
-
Bài giảng Lịch sử lớp 11 - Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
13 p | 39 | 2
-
Bài giảng Lịch sử lớp 11 - Bài 1: Nhật Bản
20 p | 47 | 2
-
Bài giảng Lịch sử lớp 11 - Bài 2: Chiến tranh thế giới thứ hai (Tiết 1)
29 p | 41 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn