Bài giảng "Luật ngân sách nhà nước - Chương 3: Chế độ pháp lý về các khoản thu NSNN" cung cấp cho người học các kiến thức: Khái niệm, đặc điểm, phân loại các khoản thu NSNN, pháp luật về quy trình thu NSNN. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bài giảng Luật ngân sách nhà nước: Chương 3 - ThS. Phan Phương Nam
- Chương III: Chế độ
pháp lý về các khoản thu
NSNN
Ths. Phan Phương Nam
- NỘI DUNG
I. Khái niệm, đặc điểm
II. Phân loại các khoản thu
NSNN
III. Pháp luật về qui trình
thu NSNN
- I. Khái niệm, đặc
điểm
Thu ngân sách nhà nước là hoạt động
của nhà nước nhằm tạo lập quỹ
NSNN theo những trình tự và thủ tục
luật định, trên cơ sở các khoản thu đã
đựơc cơ quan Nhà nứơc có thẩm
quyền quyết định để thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
- I. Khái niệm, đặc
điểm
Một là hoạt động thu NSNN gắn liền với việc
thực hiện chức năng và nhiệm vụ của NN.
Hai là NN tham gia vào hoạt động thu NS với tư
cách là chủ thể của quyền lực chính trị và luôn
luôn là một bên trong quan hệ thu NSNN.
Ba là đối tượng của thu Ngân sách nhà nước là
của cải xã hội biểu hiện dưới hình thức giá trị.
Bốn là các khoản thu NSNN chủ yếu bắt nguồn
từ nền kinh tế quốc dân và gắn liền với kết quả
của các hoạt động sản xuất kinh doanh.
- I. Khái niệm, đặc
điểm
=> Chế độ pháp lý về thu NSNN là tổng
hợp các QPPL do CQNN có thẩm
quyền ban hành nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình NN tạo lập quỹ NSNN.
- II. Phân loại các khoản thu
NSNN
Căn cứ vào tính đối ứng của các khoản
thu thì: khoản thu có nghĩa vụ đối ứng,
các khoản thu không có nghĩa vụ đối
ứng.
Căn cứ vào tính lặp lại của các khoản
thu chia thành: các khoản thu thường
xuyên, các khoản thu không thường
xuyên.
Căn cứ vào sự phân chia nguồn thu:
khoản thu 100% , khoản thu phân chia.
- 2.1 Các khoản thu thường xuyên:
2.1.1 Thuế:
Thuế là một khỏan thu bắt buộc mang
tính cưỡng chế bằng sức mạnh của
nhà nước mà các tổ chức, cá nhân có
nghĩa vụ phải nộp vào quỹ ngân sách
nhà nước nhằm phục vụ cho việc
thực hiện các chức năng và nhiệm vụ
của Nhà nứơc; các khoản thu này
không mang tính đối giá và hoàn trả
trực tiếp cho người nộp thuế.
- 2.1 Các khoản thu thường xuyên:
2.1.1 Thuế:
Đặc điểm:
Thuế là khoản thu do NN quy định,
mang tính cưỡng chế rất cao.
Đối tượng thực hiện nghĩa vụ thuế
rất rộng, bao gồm hầu hết mọi tổ
chức kinh tế, mọi công dân.
Thuế là khoản thu không mang tính
đối giá và không hoàn trả trực tiếp
cho đối tượng nộp thuế.
- 2.1 Các khoản thu thường xuyên:
2.1.2 Phí:
Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân
phải trả khi được một tổ chức, cá
nhân khác cung cấp dịch vụ được
quy định trong Danh mục phí ban
hành kèm theo Pháp lệnh Phí và lệ
phí.
- 2.1 Các khoản thu thường xuyên:
2.1.2 Phí:
Đặc điểm:
Hình thức văn bản pháp lý cao nhất quy định về phí là
Pháp lệnh Phí và Lệ phí do UBTVQH ban hành.
Thẩm quyền quy định về phí:
- Chính Phủ
- HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc TW
- Bộ Tài chính
Phí là khoản thu mang tính chất đối giá hoàn toàn
người nộp phí được quyền lựa chọn hoặc nộp phí để
được sử dụng dịch vụ do Nhà nứơc đầu tư hoặc không
nộp phí.
- 2.1 Các khoản thu thường xuyên:
2.1.3 Lệ phí:
Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá
nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà
nứơc hoặc tổ chức được Nhà nước
uỷ quyền phục vụ công việc quản lý
Nhà nứơc được quy định trong Danh
mục Lệ phí ban hành kèm theo Pháp
lệnh Phí và Lệ phí
- 2.1 Các khoản thu thường xuyên:
2.1.3 Lệ phí:
Đặc điểm:
Tương tự phí, có những đặc điểm
khác
Lệ phí là khỏan thu mang tính đối giá
một phần.
Dịch vụ cung cấp có gắn liền với
công việc quản lý của nhà nước.
- 2.2 Các khoản thu không
thường xuyên:
Lợi tức của NN tại các công ty cổ phần
và liên doanh:
Tiền bán và cho thuê TS thuộc sở hữu
NN:
Các khoản thu từ hợp tác lao động với
nước ngoài:
Các khoản vay nợ trong và ngoài nứơc
của Chính phủ:
Các khoản thu vãng lai khác:
- III. Pháp luật về qui
trình thu NSNN
3.1 Các chủ thể tham gia vào quy
trình thu NSNN :
Chủ thể có trách nhiệm phải thu các
khoản thu vào NSNN.
Chủ thể nộp các khỏan thu vào
NSNN.
- 3.2 Các phương thức thu
ngân sách Nhà Nước:
Có hai phương thức cơ bản được nhà
nước sử dụng để tập trung các nguồn
thu vào quỹ ngân sách Nhà Nước:
Phương thức thu trực tiếp vào KBNN.
Phương thức thu gián tiếp vào KBNN
thông qua cơ quan thu.
- 3.2.1 Phương thức thu trực tiếp
vào KBNN
Đối tượng áp dụng:
Những cá nhân, tổ chức có địa điểm
kinh doanh cố định.
Những đối tượng mà Nhà nước có
thể quản lý về mặt giấy tờ.
- 3.2.1 Phương thức thu trực tiếp
vào KBNN
Quy trình thu:
Bước 1: Cơ quan thu sẽ ra thông báo thu
gởi đến đối tượng nộp
Bước 2: Dựa vào thông báo thu của cơ
quan thu, đối tượng nộp phải đến nộp
trực tiếp tại KBNN.
Bước 3: Đối tượng nộp NSNN sau khi
nhận 2 liên biên lai nộp tiền, nộp liên 1 cho
cơ quan thu.
- 3.2.2 Phương thức thu gián tiếp
vào KBNN thông qua cơ
quan thu.
Đối tượng áp dụng:
Những đối tượng nộp không có địa điểm kinh
doanh cố định như các hộ buôn chuyến.
Các hộ tiểu thương (có mức thu nhập nhỏ).
Thu thuế sử dụng đất Nông nghiệp, thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp (chủ yếu ở vùng nông
thôn, vùng sâu, vùng xa).
Các khoản thu khác ở các địa bàn cửa khẩu nơi
không tổ chức được điểm thu của KBNN
- 3.2.2 Phương thức thu gián tiếp
vào KBNN thông qua cơ quan
thu.
Quy trình thu :
- Cơ quan thu ra thông báo thu gởi
đến cho đối tượng nộp.
- Dựa vào thông báo thu, đối tượng nộp
tiền trực tiếp cho cán bộ thu (là cán bộ
của cơ quan thu). Cán bộ thu sau khi thu
tiền của đối tượng nộp sẽ ra biên lai thu.
- Cán bộ thu nộp toàn bộ số thu được
vào KBNN.