Bài giảng Luật ngân sách nhà nước: Chương 4 - ThS. Phan Phương Nam
lượt xem 30
download
Bài giảng "Luật ngân sách nhà nước - Chương 4: Chế độ pháp lý về các khoản chi NSNN" cung cấp cho người học các kiến thức: Khái niệm, kết cấu chi ngân sách nhà nước, các nguyên tắc, điều kiện chi ngân sách nhà nước, các phương thức chi ngân sách nhà nước. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật ngân sách nhà nước: Chương 4 - ThS. Phan Phương Nam
- Chương IV: Chế độ pháp lý về các khoản chi NSNN Ths. Phan Phương Nam
- NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM II. KẾT CẤU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC III. CÁC NGUYÊN TẮC, ĐiỀU KiỆN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC IV. CÁC PHƯƠNG THỨC CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
- I. KHÁI NIỆM Chi NSNN là hoạt động phân phối và sử dụng quỹ NSNN theo những trình tự và thủ tục luật định, trên cơ sở dự toán chi NSNN đã đựơc cơ quan nhà nứơc có thẩm quyền quyết định, nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của NN.
- I. KHÁI NIỆM Hoạt động chi NSNN gắn liền với hoạt động thu NSNN: Trong họat động chi NSNN, chủ thể tham gia vào quan hệ này luôn luôn là nhà nước: Họat động chi NSNN phải tuân thủ các qui định của pháp luật về trình tự, thủ tục. Hoạt động chi NSNN gắn liền với việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước:
- I. KHÁI NIỆM Chếđộ pháp lý các khoản chi NSNN là tổng hợp các QPPL do CQNN có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN.
- II. KẾT CẤU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.1 Khái niệm kết cấu chi NSNN: Kết cấu chi NSNN đựơc hiểu là hệ thống các khoản chi NS và tỷ trọng của các khỏan chi đó
- 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết cấu chi NSNN Chế độ xã hội: Khả năng tích luỹ của nền kinh tế: Mô hình tổ chức Bộ máy nhà nứơc. Chức năng, nhiệm vụ kinh tế- xã hội mà Nhà nứơc đảm nhận trong từng thời kỳ.
- 2.3 Nội dung kết cấu chi NSNN: 2.3.1 Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn. Chi đầu tư, hỗ trợ vốn cho các công ty nhà nước, các tổ chức kinh tế, tài chính của Nhà nứơc; chi góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần. Chi dự trữ Nhà nước. Các khoản chi cho đầu tư phát triển thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước và các khỏan chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
- 2.3.2 Chi thường xuyên: * Một là chi cho các hoạt động sự nghiệp: Chi sự nghiệp kinh tế: Chi sự nghiệp văn hóa, xã hội: - Chi về sự nghiệp giáo dục và đào tạo: - Chi về khoa học, công nghệ: - Chi sự nghiệp y tế: - Chi sự nghiệp xã hội: - Chi cho sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật, thể thao.
- 2.3.2 Chi thường xuyên: Hai là chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà nứơc; hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam; hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp. Ba là chi quốc phòng - an ninh; trật tự và an toàn xã hội. Bốn là chi cho hoạt động ngoại giao: Năm là chi trợ giá theo chính sách của Nhà nứơc.
- 2.3.3 Chi lập dự phòng NSNN: Nguồn thành lập: “Dự toán chi ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương được bố trí khoản dự phòng từ 2% đến 5% tổng số chi của Ngân sách mỗi cấp”. – Mục đích: Thực hiện các giải pháp khẩn cấp nhằm phòng chống thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn trên diện rộng; Khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn đối với thiệt hại tài sản nhà nước; hỗ trợ khắc phục hậu quả đối với thiệt hại của các tổ chức và dân cư; Thực hiện các nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán đã giao đầu năm cho các đơn vị trực thuộc; Hỗ trợ ngân sách cấp dưới để xử lý các nhiệm vụ nói trên sau khi cấp dưới đã sử dụng dự phòng, một phần dự trữ tài chính của cấp mình mà
- 2.3.3 Chi lập dự phòng NSNN: – Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng: Đối với dự phòng ngân sách trung ương: Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định cho các nhiệm vụ chi với mức từ 1 tỷ đồng trở xuống, Thủ tướng Chính phủ trên 1 tỷ. Đối với dự phòng ngân sách các cấp chính quyền địa phương: cơ quan tài chính trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định sử dụng.
- 2.3.4 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: Nguồn hình thành Quỹ dự trữ tài chính: Một phần số tăng thu ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh so với dự toán; Bố trí một khoản trong dự toán chi hàng năm của ngân sách cấp tương ứng Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật. Năm mươi phần trăm (50%) kết dư ngân sách cấp tương ứng Lưu ý: mức khống chế tối đa là 25% dự toán chi ngân sách hàng năm của cấp tương ứng.
- 2.3.4 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: Sử dụng quỹ: Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu chi khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách; trường hợp đã sử dụng hết dự phòng ngân sách thì được sử dụng quỹ dự trữ tài chính để chi theo quy định của Chính phủ nhưng tối đa không quá 30% số dư của quỹ.”
- Sosánh giữa quỹ dự phòng ngân sách và quỹ dự trữ tài chính.
- Quỹdự trữ tài chính là quỹ tiền tệ được sử dụng để khắc phục hậu quả của thiên tai. Dựphòng ngân sách là khoản tiền được sử dụng để thực hiện những khoản chi khi nguồn thu chưa kịp đáp ứng. Bộtrưởng Bộ tài chính là chủ thể duy nhất được quyền quyết định các khoản chi từ dự phòng ngân sách Trung ương.
- Để khắc phục hậu quả do đợt lũ tháng 11/2010, UBND tỉnh H đã có quyết định như sau: Trích toàn bộ số tiền còn lại của dự phòng ngân sách tỉnh để khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, vì không đủ nên chủ tịch tỉnh đã tiếp tục quyết định lấy 3 tỷ đồng từ quỹ dự trữ tài chính tỉnh để khắc phục hậu quả. (Biết rằng số dư đầu năm của quỹ dự trự tài chính là 10 tỷ và tháng 10 đã lấy 1 tỷ để xử lý cân đối cho đợt lũ tháng 10/2010). Hỏi, các quyết định trên là đúng hay sai? Tại sao?
- 2.3.5 Chi trả nợ của Chính phủ và viện trợ: Nợ CP bao gồm: Nợ trong nước và nợ nước ngòai. - Nợ trong nước phát sinh khi nhà nước tiến hành phát hành các lọai trái phiếu ra công chúng. - Chi trả nợ nước ngoài của CP: Chi NS để trả nợ nước ngoài được thực hiện dưới hai hình thức: + Trả tiền : ngoại tệ +Trả bằng hiện vật : Chi viện trợ: ngoại tệ, hàng hóa
- III. CÁC NGUYÊN TẮC, ĐIỀU KIỆN CHI NSNN 3.1 Các nguyên tắc chi NSNN: Nguyên tắc cân bằng thu – chi: Nguyên tắc chi theo kế hoạch đúng mục đích: Nguyên tắc tiết kiệm chi:
- 3.1.1 Nguyên tắc cân bằng thu – chi: Cơ sở lý luận: Họat động chi phải dự vào họat động thu NSNN. Bởi vì có thu thì mới có chi. Nội dung: Việc xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu chi NSNN phải phù hợp với khả năng thu NSNN; quy mô và tốc độ chi NSNN phải phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và có tích lũy. Cơ sở pháp lý: Điều 8, Luật NSNN
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI GIẢNG LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
29 p | 1149 | 413
-
ĐỀ CƯƠNG LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
17 p | 895 | 371
-
Đề cương ôn tập môn Luật ngân sách nhà nước
71 p | 1160 | 304
-
Tập bài giảng Luật tài chính
101 p | 1087 | 249
-
Luật ngân sách và hợp đồng lao động
78 p | 691 | 245
-
Bài giảng Luật tài chính - TS Nguyễn Thị Hoài Thương
30 p | 548 | 102
-
Câu hỏi nhận định đúng hoặc sai về Luật ngân sách nhà nước
7 p | 834 | 85
-
Bài giảng Luật tài chính - Chương 2: Ngân sách nhà nước và luật ngân sách nhà nước
43 p | 370 | 67
-
Bài giảng Luật ngân sách nhà nước - ThS. Phan Phương Nam
9 p | 218 | 48
-
Bài giảng Luật ngân sách nhà nước: Chương 3 - ThS. Phan Phương Nam
19 p | 188 | 35
-
Bài giảng Luật ngân sách nhà nước: Chương 1 - ThS. Phan Phương Nam
20 p | 268 | 34
-
Bài giảng Pháp luật tài chính và ngân hàng – Vấn đề 1: Những vấn đề lý luận về ngân sách nhà nước và pháp luật Ngân sách nhà nước
14 p | 266 | 31
-
Bài giảng Luật ngân sách nhà nước: Chương 2 - ThS. Phan Phương Nam
29 p | 178 | 25
-
Bài giảng Pháp luật về ngân sách nhà nước: Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách
60 p | 137 | 20
-
Bài giảng Luật Tài chính: Bài 1 - ThS. Nguyễn Thị Hồng Nhung
20 p | 66 | 10
-
Bài giảng Chương 4: Pháp luật về thu NSNN
6 p | 93 | 6
-
Bài giảng Luật tài chính công: Bài 2 - TS. Vũ Duy Nguyên
27 p | 31 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn