intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Pháp luật về ngân sách nhà nước: Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách

Chia sẻ: Sơn Tùng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

138
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Pháp luật về ngân sách nhà nước: Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách" cung cấp cho người học các kiến thức: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý ngân sách nhà nước; thực trạng pháp luật về thu, chi ngân sách nhà nước; kiến nghị về quản lý ngân sách nhà nước. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Pháp luật về ngân sách nhà nước: Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách

  1. PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TiỄN CẤP BÁCH 14.01.2016 1
  2. NỘI DUNG BÀI GiẢNG 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý ngân sách nhà nƣớc (1)? 2. Thực trạng pháp luật về thu, chi ngân sách nhà nƣớc (2)? 3. Kiến nghị về quản lý ngân sách nhà nƣớc (3)? 4.Kết luận (4)? 14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 2
  3. I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý ngân sách nhà nƣớc 1.Khái niệm ngân sách nhà nước §1 Luật NSNN 2002: „NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong 1 năm để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước“. → Văn bản có tính pháp lệnh, xác định các khoản thu, chi của nhà nước ; → Dự toán được cơ quan nhà nước (Quốc hội) có thẩm quyền quyết định; mang tính pháp lý, có giá trị bắt buộc. → được thực hiện trong 1 năm; → Đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. 14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 3
  4. I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý ngân sách nhà nƣớc (tiếp) Đặc điểm NSNN: ◙ Hoạt động tạo quỹ và sử dụng NSNN luôn gắn với quyền lực kinh tế, chính trị của nhà nước và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. ◙ Các hoạt động thu, chi của nhà nước đều được tiến hành trên cơ sở pháp lý như các luật hoặc pháp lệnh về thuế, các chế độ, định mức chi, thu của nhà nước. ◙ Nguồn tài chính chủ yếu hình thành nên NSNN là từ giá trị thặng dư của xã hội và qua quá trình phân phối lại 14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 4
  5. I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý ngân sách nhà nƣớc (tiếp) 2. QUAN HỆ PHÂN CHIA THẨM QUYỀN GIỮA TRUNG ƢƠNG VÀ ĐỊA PHƢƠNG Phân chia thẩm quyền nhiệm vụ Phân chia thẩm Phân chia thẩm (Thẩm quyền quản quyền chi ngân sách quyền thu ngân sách lý hành chính) 14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 5
  6. I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý ngân sách nhà nƣớc (tiếp) 2.1.Mối quan hệ giữa các cấp chính quyền trong quản lý ngân sách về phương diện phân chia thẩm quyền - Quan niệm thiểu số: Tách việc phân chia thẩm quyền thu-chi ngân sách nhà nước khỏi phân chia thẩm quyền quản lý hành chính, coi đó là 2 lĩnh vực quản lý khác nhau. Tương ứng với quan niệm trên: phân chia thẩm quyền quản lý hành chính được xác định trong hiến pháp, trong Luật tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và luật về chính quyền địa phương. Phân chia thẩm quyền thu-chi ngân sách nhà nước theo Luật Ngân sách nhà nước. Hạn chế của quan niệm này? - Quan niệm phổ biến: nối ghép phân chia thẩm quyền thu-chi 14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 6
  7. I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý ngân sách nhà nƣớc (tiếp) ngân sách nhà nước với phân chia thẩm quyền quản lý hành chính. → Phân chia thẩm quyền nhiệm vụ là căn cứ, điều kiện, tiền đề quyết định phân cấp thẩm quyền quản lý ngân sách → Phân cấp thẩm quyền quản lý hành chính được thực hiện trước phân cấp quản lý ngân sách. Thực tế: „có quyền, có tiền“. → Phân chia thẩm quyền chi, thu ngân sách phải gắn với phân chia nhiệm vụ. Ưu điểm? 14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 7
  8. I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý ngân sách nhà nƣớc (tiếp) Nhưng phân chia theo trật tự nào?: từ nhiệm vụ → thẩm quyền thu → thẩm quyền chi hay từ nhiệm vụ → thẩm quyền chi → thẩm quyền thu? - Cách phân chia 1 (như thực tiễn phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện nay): từ nhiệm vụ → thẩm quyền thu → thẩm quyền chi. Hạn chế: „thu nhiều chi nhiều, thu ít chi ít“→ không công bằng; không giảm được khoảng cách giàu,nghèo; phải thỏa hiệp trong phân chia. Ví dụ: thực tế đầu tư giáo dục. - Cách phân chia 2 (quan niệm mới): từ nhiệm vụ → thẩm quyền chi → thẩm quyền thu. 14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 8
  9. I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý ngân sách nhà nƣớc (tiếp) 2.2. Mối quan hệ giữa các cấp chính quyền trong phân cấp quản lý ngân sách về phương diện chức năng Phân cấp quản lý ngân sách Phân chia thẩm Thẩm quyền ban Phân chia thẩm Quy trình ngân quyền tổ chức hành văn bản quy quyền thu, chi sách: lập,chấp hành thu và quản lý các phạm pháp luật (quan hệ vật chất) quyết toán nguồn thu 14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 9
  10. I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý ngân sách nhà nƣớc (tiếp) 2.2.1. Phân chia thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật - Trung ương (Đ.15-24 Luật NSNN): Làm luật và sửa đổi luật trong lĩnh vực ngân sách; bảo đảm cân đối thu, chi NSNN; quyết định dự toán và điều chỉnh dự toán NSNN trong trường hợp cần thiết; quyết định các dự án, các công trình quan trọng quốc gia được đầu tư từ nguồn NSNN; phê chuẩn quyết toán NSNN; giám sát việc thực hiện NSNN.v.v. (Quốc hội). Thống nhất quản lý NSNN; Tổ chức và điều hành thực hiện NSNN; kiểm tra việc thực hiện NSNN; Quyết định việc sử dụng dự phòng ngân sách; 14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 10
  11. I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý ngân sách nhà nƣớc (tiếp) quy định các định mức phân bổ và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN .v.v. (Chính phủ)… - Địa phương: thẩm quyền quyết định về: dự toán thu NSNN trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương; phân bổ dự toán ngân sách; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương; quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương; giám sát việc thực hiện ngân sách .v.v. → Thẩm quyền lập pháp trong lĩnh vực ngân sách thuộc về trung ương. Địa phương không có thẩm quyền lập pháp, chỉ chủ yếu tổ chức thực hiện pháp luật ngân sách ở địa phương. 14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 11
  12. I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý ngân sách nhà nƣớc (tiếp) 2.2.2. Phân chia thẩm quyền tổ chức thu và quản lý các nguồn thu - Tổ chức thu thuế: hệ thống cơ quan thuế. Cơ sở pháp lý: Luật Quản lý thuế năm 2006. -Quản lý các khoản thu: Kho bạc Nhà nước tổ chức thực hiện hạch toán kế toán NSNN. 2.2.3. Phân chia thẩm quyền thu, chi ngân sách (quan hệ vật chất) 2.2.4. Quan hệ giữa các cấp ngân sách trong lập,chấp hành quyết toán ngân sách nhà nước 14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 12
  13. 2. Phân chia thẩm quyền thu, chi giữa các cấp ngân sách HỆ THỐNG PHÂN CHIA Hệ thống phân chia Hệ thống phân chia chính phụ Hệ thống phân chia Hệ thống phân chia Các khoản bổ sung tách liên kết tài chính 14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 13
  14. I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý ngân sách nhà nƣớc (tiếp) 3. Đối tượng (khách thể) phân cấp quản lý ngân sách nhà nước Phân chia thẩm quyền đối với khoản thu, khoản chi nào? 3.1. Phân chia thẩm quyền đối với khoản thu (Điều 2 NĐ 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003): 1. Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật. 2. Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí. 3. Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước theo quy định của pháp luật, gồm: 14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 14
  15. Các khoản thu phân chia (tiếp) a) Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế, b) Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi); c) Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của Nhà nước theo quy định của Chính phủ. 4. Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các hoạt động sự nghiệp. 5. Tiền sử dụng đất; thu từ hoa lợi công sản và đất công ích. 6. Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước. 14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 15
  16. Các khoản thu phân chia (tiếp) 7. Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. 8. Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước. 9. Thu từ huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN. 10. Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước. 11. Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam, các tổ chức nhà nước thuộc địa phương theo quy định tại Điều 50 của NĐ 60/2003/NĐ-CP. 14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 16
  17. Các khoản thu phân chia (tiếp) 12. Thu từ Quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 58 của NĐ 60/2003/NĐ-CP. 13. Thu kết dư ngân sách theo quy định tại Điều 69 của NĐ 60/2003/NĐ-CP. 14. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, gồm: a) Các khoản di sản nhà nước được hưởng; b) Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phạt, tịch thu; c) Thu hồi dự trữ nhà nước; 14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 17
  18. Các khoản thu phân chia (tiếp) d) Thu chênh lệch giá, phụ thu; đ) Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; e) Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước chuyển sang; g) Các khoản thu khác. Nhận xét: NX1: Phạm vi phân chia các khoản thu: Không chỉ thu từ thuế, phí, lệ phí. NX2: Phân cấp quản lý ngân sách: hẹp hơn phân chia tài chính công: gồm ngân sách nhà nước và các quỹ ngoài ngân sách nhà nước. 14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 18
  19. Các khoản thu phân chia (tiếp) Các quỹ ngoài ngân sách nhà nước như: các quỹ dự trữ (Quỹ dự trữ quốc gia), quỹ dự phòng, các quỹ sử dụng vào các mục đích nhất định như Quỹ Bảo vệ môi trường, Quỹ Bảo hiểm xã hội, Quỹ xóa đói, giảm nghèo… Nguồn hình thành các quỹ ngoài ngân sách nhà nước: từ NSNN (có thể 100% hoặc thấp hơn), từ nguồn khác (100% hoặc thấp hơn). NX3: Phản ánh tính chất của mô hình nhà nước kinh tế → mô hình nhà nước thuế. 14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 19
  20. I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý ngân sách nhà nƣớc (tiếp) 4. Chủ thể quan hệ phân cấp quản lý ngân sách nhà nước Điều 4 Luật NSNN → 2 cấp ngân sách: trung ương và địa phương. - Ngân sách trung ương? - Ngân sách địa phương: ngân sách của các đơn vị hành chính có HĐND và UBND. 14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2