intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Lý luận dạy học Địa lý 1 (Phần đại cương) - ĐH Phạm Văn Đồng

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

32
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Lý luận dạy học Địa lý 1 (Phần đại cương) gồm có 8 chương, cung cấp cho người học những kiến thức như: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của môn Lí luận dạy học Địa lý; Môn Địa lý trong nhà trường phổ thông; Hệ thống tri thức Địa lý trong nhà trường phổ thông và quá trình nắm tri thức của học sinh; Việc vận dụng quan điểm và xu thế mới vào việc dạy học Địa lý;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Lý luận dạy học Địa lý 1 (Phần đại cương) - ĐH Phạm Văn Đồng

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG TRƢỜNG KHOA ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TỰ SƢ PHẠM NHIÊN TỔ ĐỊA – KTGĐ Khoa địa lý  NGUYỄN PHƢƠNG LIÊN ÑEÀ CÖÔNG BAØI GIAÛNG LÍ LUAÄNĐỀDAÏ Y HOÏ CƢƠNG C ÑÒA MÔN HỌC LYÙ 1 (phầnDẠY LÍ LUẬN đại cương) HỌC ĐỊA LÝ (Phương pháp dạy học 1) Số tín chỉ: 03 (Lý thuyết: 35 tiết, thực hành: 10 tiết) Ths. GVC Phan Thoâng Năm 2018 1
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................................2 LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................4 Chƣơng 1. ĐỐI TƢỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN LÍ LUẬN DẠY HỌC ĐỊA LÝ……………………………………………………..6 1.1. Đối tƣợng và nhiệm vụ của môn lí luận dạy học địa lý ...................................6 1.2. Quan hệ giữa môn lí luận dạy học với các khoa học .......................................8 1.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................10 1.4. Quy trình nghiên cứu những vấn đề về lí luận dạy học bộ môn. ..................11 . Chƣơng 2. MÔN ĐỊA LÝ TRONG NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG ..................13 2.1. Khoa học Địa lý và môn Địa lý trong nhà trƣờng .........................................13 2.2. Sự tƣơng đồng và khác biệt giữa khoa học Địa lývà môn Địa lý trong nhà trƣờng ....................................................................................................................13 2.3. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của môn ĐL trong trƣờng phổ thông ............14 Chƣơng 3. HỆ THỐNG TRI THỨC TRONG NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG VÀ QUÁ TRÌNH NẮM TRI THỨC CỦA HỌC SINH ..................................................16 3.1. Hệ thống tri thức địa lý ..................................................................................16 3.2. Quá trình nắm tri thức địa lý của học sinh .....................................................25 Chƣơng 4. VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC DẠY HỌC VÀO VIỆC DẠY HỌC ĐỊA LÝ .....................................................................................................................30 4.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức: Nguyên tắc này chỉ đạo việc lựa chọn nội dung và sau đó là phƣơng pháp dạy học. .................................30 4.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và liên hệ với thực tiễn : Tính hệ thống là một dấu hiệu đặc trƣng của tri thức khoa học. ......................................................31 4.3. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục: Nội dung giáo dục của môn địa lý đƣợc thể hiện ở các mặt sau: ..........................................................................................32 2
  3. 4.4. Nguyên tắc đảm bảo tính tự lực và phát triển tƣ duy cho học sinh ...............32 Chƣơng 5. QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ĐỊA LÝ TRONG NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÝ ......................................34 5.1. Quá trình dạy học trong nhà trƣờng phổ thông .............................................34 5.2. Các phƣơng pháp dạy học địa lý....................................................................36 5.3. Một số phƣơng pháp dạy học địa lý cụ thể ....................................................38 5.3. Lập kế hoạch bài học theo phƣơng pháp tích cực .........................................69 Chƣơng 6. CÁC PHƢƠNG TIỆN - THIẾT BỊ DẠY HỌC ĐỊA LÝ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG ............................................................................................................75 6.1. Khái niệm về phƣơng tiện dạy học ................................................................75 6.2. Ý nghĩa của phƣơng tiện dạy học ..................................................................76 6.3. Phân loại các phƣơng tiện và thiết bị dạy học ...............................................77 6.4. Sử dụng các phƣơng tiện dạy học ..................................................................77 6.4. Các khuynh hƣớng xây dựng hệ thống thiết bị dạy học địa lý ở trƣờng phổ thông .....................................................................................................................84 Chƣơng 7. HÌNH THƢC TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐỊA LÝ Ở TRƢƠNG PHỔ THÔNG .....................................................................................................................86 7.1. Khái niệm .......................................................................................................86 7.2. Những hình thức tổ chức dạy học địa lý ở trƣờng phổ thông ........................86 Chƣơng 8. KIỂM TRA- ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ .......................97 8.1. Khái niệm .......................................................................................................97 8.2. Mục đích, ý nghĩa, nội dung của việc đánh giá .............................................97 8.3. Các hình thức kiểm tra- đánh giá ...................................................................99 8.4. Đánh giá kết quả học tập địa lý của học sinh ..............................................106 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................108 3
  4. LỜI NÓI ĐẦU Lí luận dạy học Địa lý là môn học có vai trò quan trọng đối với giáo viên Địa lý. Nó cung cấp cho sinh viên – những giáo viên tƣơng lai những hệ thống kiến thức và kỹ năng dạy học bộ môn, là cơ sở để sinh viên ngành sƣ phạm Địa lý rèn luyện nghiệp vụ của mình. Tài liệu Lí luận dạy học Địa lý 1 (phần đại cƣơng) đƣợc biên soạn nhằm mục đích là giúp sinh viên Cao đẳng sƣ phạm ngành Địa lý có điều kiện và thuận tiện hơn trong việc học tập trên lớp cũng nhƣ ôn tập, rèn luyện để nắm vững những kiến thức, kỹ năng cần thiết của môn học. Nội dung của tài liệu đƣợc biên soạn dựa trên sự phân bố của chƣơng trình Cao đẳng Sƣ phạm ngành Địa lý của trƣờng Đại học Phạm Văn Đồng (4 tín chỉ), Tài liệu biên soạn có 8 chƣơng, cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1: Đối tƣợng, nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu của môn Lí luận dạy học Địa lý Chƣơng 2: Môn Địa lý trong nhà trƣờng phổ thông Chƣơng 3: Hệ thống tri thức địa lý trong nhà trƣờng phổ thông và quá trình nắm tri thức của học sinh Chƣơng 4: Việc vận dụng quan điểm và xu thế mới vào việc dạy học địa lý Chƣơng 5: Quá trình dạy học, các phƣơng pháp và kỹ thuật dạy học địa lý ở trƣờng THCS Chƣơng 6: Các phƣơng tiện và thiết bị dạy học địa lý ở trƣờng THCS Chƣơng 7: Hình thức tổ chức dạy học địa lý Chƣơng 8: Kiểm tra, đánh giá trong dạy học địa lý Ôn tập, kiểm tra. Do giới hạn bởi quy định của chƣơng trình đào tạo nên tài liệu chỉ đề cập đến những kiến thức khái quát, cơ bản và cần thiết nhất về lí luận dạy học bộ môn nhằm giúp sinh viên có thêm một tài liệu để học tập và rèn luyện nghiệp vụ của mình tốt 4
  5. hơn. Trong quá trình biên soạn còn nhiều vấn đề thiếu sót, rất mong đƣợc sự góp ý của đƣợc sự góp ý của đồng nghiệp, các em sinh viên và bạn đọc. Chân thành cảm ơn. Tác giả 5
  6. Chƣơng 1 ĐỐI TƢỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN LÍ LUẬN DẠY HỌC ĐỊA LÝ * MỤC TIÊU - Biết đối tƣợng, nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu môn lí luận dạy học địa lý. Khẳng định Lí luận dạy học địa lý là một khoa học. - Nhận biết tiêu chuẩn của một môn khoa học - Có ý thức trau dồi các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ việc giảng dạy sau này. NỘI DUNG 1.1. Đối tƣợng và nhiệm vụ của môn lí luận dạy học địa lý 1.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của lí luận dạy học Địa lý là quá trình dạy học môn Địa lý trong nhà trƣờng phổ thông; hay nói một cách khác, đối tƣợng nghiên cứu của lí luận dạy học Địa lý là “quá trình giáo dục, đào tạo con người mới thông qua việc giáo viên tổ chức, hướng dẫn cho học sinh nắm vững một khối lượng kiến thức, kĩ năng nhất định ghi trong chương trình môn học Địa lí ở nhà trường”. 1.1.2. Nhiệm vụ Nhiệm vụ chung: Tìm ra những mối quan hệ có tính quy luật giữa nội dung môn Địa lý trong nhà trường với các hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS nhằm tạo ra hiệu quả ngày càng cao đối với học sinh về mặt học vấn và phát triển nhân cách. Nhiệm vụ cụ thể: Nhiệm vụ của môn lí luận dạy học địa lý là đào tạo, bồi dƣỡng những giáo viên tƣơng lai có đầy đủ năng lực làm tốt nhiệm vụ giáo dục của mình một cách sáng tạo và có hiệu quả. Cụ thể là: Phải giải đáp đƣợc 2 câu hỏi: 6
  7. 1/ Môn địa lý dạy những nội dung gì? Tại sao phải dạy và học những nội dung đó? 2/ Dạy và học nhƣ thế nào trong điều kiện thực tế của nhà trƣờng Việt Nam để có đƣợc những năng lực và phẩm chất của con ngƣời mới. Giải đáp hai câu hỏi trên tức là phải giải đáp những vấn đề có liên quan đến mục đích, nội dung, các điều kiện và phƣơng pháp dạy học của môn Địa lý. Môn lí luận dạy học Địa lý có những nhiệm vụ cụ thể sau: a. Vị trí, mục tiêu, yêu cầu của môn Địa lí trong nhà trƣờng, ở mỗi bậc học, mỗi lớp học cụ thể. b. Nội dung của môn Địa lí trong nhà trƣờng, cơ sở lí luận của chƣơng trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh. c. Các phƣơng pháp, các hình thức tổ chức, các phƣơng tiện dạy học địa lí thích hợp với nội dung chƣơng trình, đặc điểm tâm sinh lí của học sinh và tính đặc thù của khoa học Địa lí. d. Tác dụng rèn luyện những phẩm chất và năng lực của con ngƣời mới qua môn Địa lí. e. Những yêu cầu về năng lực chuyên môn của ngƣời giáo viên Địa lí để hoàn thành nhiệm vụ. f. Quá trình phát triển và những kinh nghiệm về phƣơng pháp dạy học địa lí 1.1.3. Phạm vi nghiên cứu - Hệ thống kiến thức địa lý và con đƣờng hình thành. - Mối quan hệ giữa khoa học Địa lý và môn Địa lý trong nhà trƣờng phổ thông. - Các nguyên tắc dạy học địa lý. - Các phƣơng pháp dạy học địa lý. - Các phƣơng tiện dạy học địa lý. 7
  8. - Các hình thức tổ chức dạy - học địa lý. - Các phƣơng pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học Địa lý. - Ứng dụng CNTT trong dạy học Địa li - Nghiên cứu chƣơng trình, sách giáo khoa địa lý ở phổ thông. 1.2. Quan hệ giữa môn lí luận dạy học với các khoa học 1.2.1. Quan hệ với khoa học địa lý - Môn Địa lý trong nhà trƣờng cung cấp cho học sinh những kiến thức và kỹ năng địa lý hiện đại, nhƣng phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi, với trình độ nhận thức của học sinh. Hệ thống kiến thức địa lý giảng dạy trong nhà trƣờng phổ thông là sự phản ánh những thành tựu mới nhất của khoa học Địa lý. Mối quan hệ của môn địa lý trong nhà trƣờng với khoa học địa lý đƣợc thể hiện rõ nhất qua sơ đồ sau: Mục tiêu Nội dung Lí luận DH Địa lý Khoa học Địa lý Quan điểm, học thuyết… Phƣơng pháp, phƣơng tiện Tâm lý lứa tuổi Quá trình nhận thức của HS 1.2.2 Quan hệ với các khoa học giáo dục, đặc biệt là với lí luận dạy học đại cƣơng Môn Lí luận dạy học địa lý đƣợc phát triển phù hợp với các quy luật, các nguyên tắc do môn giáo dục đề ra. Nội dung môn địa lý trong nhà trƣờng soạn thảo dựa trên lý thuyết của nội dung giáo dục phổ thông. Các phƣơng pháp dạy học địa lý phù hợp với cách phân loại về phƣơng pháp dạy học theo lí luận dạy học đại cƣơng. Trình tự tiến hành của bài địa lý cũng phù hợp với cấu trúc của một tiết dạy 8
  9. học theo lí luận dạy học, các hình thức tổ chức dạy học địa lý cũng phù hợp với những hình thức tổ chức dạy học trong nhà trƣờng. Ngƣợc lại, lí luận dạy học Địa lý cung cấp cho lí luận dạy học đại cƣơng quy luật dạy học đặc thù của môn địa lý. Tên gọi "Lí luận dạy học địa lý" cũng phản ánh đƣợc mối quan hệ của môn này trong hệ thống các khoa học giáo dục. 1.2.3 Quan hệ với môn tâm lý học, đặc biệt là môn tâm lý dạy học Những tri thức về các quy luật tâm lý có thể giúp cho việc nghiên cứu các phƣơng pháp giáo dục cũng nhƣ các phƣơng pháp dạy học bộ môn đạt hiệu quả cao. Ngoài ra mối quan hệ giữa môn lí luận dạy học Địa lý với tâm lý dạy học bộ môn còn đƣợc thể hiện ở việc vận dụng những quy luật về hoạt động nhận thức theo lứa tuổi để sắp xếp nội dung chƣơng trình, quy định khối lƣợng kiến thức, kỹ năng, mức độ yêu cầu về tƣ duy ở mỗi lớp học, cấp học để đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức. 1.2.4. Quan hệ với môn logic học Bất cứ môn học nào thì nội dung của nó cũng phải đảm bảo tính logic. Với môn lí luận dạy học địa lý thì những quy luật của logic học đƣợc sử dụng cụ thể vào việc xây dựng hệ thống khái niệm và kỹ năng địa lý trong chƣơng trình các lớp, nội dung sách giáo khoa và cả trong việc nghiên cứu đề ra các phƣơng pháp, biện pháp dạy học địa lý hợp lý nhất. Hệ thống khoa học Nhƣ vậy: Muốn xem xét một kết địa lý luận về phƣơng pháp dạy học địa lý Lí luận chúng ta không thể không chú ý đến Tâm lý học dạy PP DH dạy học những mối quan hệ giữa nó với các môn địa lý đại cƣơng học khoa học khác. Logic học Hình 1.1: Mối quan hệ giữa lí luận dạy học Địa lý với các khoa học khác 9
  10. 1.3 Các phƣơng pháp nghiên cứu 1.3.1. Các phƣơng pháp lý thuyết (gọi là quan điểm tiếp cận) Bao gồm một số phƣơng pháp nhƣ: - Phƣơng pháp phân tích hệ thống: Đem đối tƣợng nghiên cứu, xem xét nó trong một hệ thống hoàn chỉnh gồm những yếu tố có liên quan với nhau theo một cấu trúc chặt chẽ. Sự thay đổi của một thành tố sẽ ảnh hƣởng tới các thành tố khác và ảnh hƣởng tới toàn hệ thống và ngƣợc lại. - Phƣơng pháp phân loại: Tập hợp tất cả các đối tƣợng, hiện tƣợng cần nghiên cứu lại rồi so sánh, phân chúng ra từng loại theo các dấu hiệu đặc trƣng. - Phƣơng pháp lịch sử: Tất cả các hiện tƣợng, đối tƣợng nghiên cứu đều phải đƣợc xem xét trong quá trình phát triển và biến đổi của chúng theo thời gian. Phƣơng pháp này chủ yếu sử dụng các tài liệu, các hiện tƣợng đã xảy ra trong các giai đoạn lịch sử trƣớc đây để nghiên cứu các vấn đề hiện tại. - Phƣơng pháp toán học: Dùng để tính toán, xử lý số liệu thực nghiệm, giải thích và làm rõ những mối quan hệ qua lại phức tạp và những quy luật trong các vấn đề dạy học địa lý dựa trên các số liệu đã xử lý và những mối quan hệ có tính định lƣợng giữa tâm sinh lý và khả năng nhận thức của học sinh. - Ngoài ra còn nhiều các phƣơng pháp khác nhƣ: So sánh, tổng hợp, đọc tài liệu.... 1.3.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Một số phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn thƣờng đƣợc sử dụng là: dự giờ, quan sát giờ học địa lý trên lớp, điều tra giáo viên và học sinh.... Một trong những phƣơng pháp thực tiễn rất có giá trị trong nghiên cứu các vấn đề về lí luận dạy học Địa lý là phƣơng pháp thực nghiệm. - Phƣơng pháp thực nghiệm: Là một phƣơng pháp quan trọng trong các nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn, thƣờng đƣợc sử dụng để thử nghiệm những phƣơng pháp, những ý tƣởng dạy học mới. - Các phƣơng pháp lý thuyết và phƣơng pháp thực tiễn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Bất cứ một kết luận nào cũng phải qua kiểm định thực tiễn, ngƣợc lại, 10
  11. bất cứ một kết luận thực tiễn nào cũng phải dựa trên những giả định về mặt lý thuyết. 1.4. Quy trình nghiên cứu những vấn đề về lí luận dạy học bộ môn. Những vấn đề hoặc đề tài nghiên cứu về lí luận dạy học môn học thƣờng có phạm vi rộng hẹp khác nhau. Song nhìn chung để công việc nghiên cứu một đề tài khoa học có kết quả tốt, có trình tự logic thì cần áp dụng quy trình hợp lý, gồm có các bƣớc sau: 1/ Bƣớc 1: Chọn đề tài. + Cần xác định đƣợc mục đích và đối tƣợng nghiên cứu. 2/ Bƣớc 2: Tìm hiểu tình hình hiện tại của đề tài. 3/ Bƣớc 3: Đặt giả thuyết và cách giải quyết tối ƣu. - Đặt ra những dự kiến cần thực hiện. - Hƣớng giải quyết vấn đề của đề tài theo ý kiến của riêng mình và khẳng định cách giải quyết theo hƣớng đó là tối ƣu và có thể thực hiện đƣợc. 4/ Bƣớc 4: Đề ra các nhiệm vụ và chọn phƣơng pháp nghiên cứu đề tài. 5/ Bƣớc 5: Đặt kế hoạch tiến hành và kế hoạch thực nghiệm sƣ phạm. - Phải đặt kế hoạch về thời gian, tổ chức, theo dõi thực nghiệm, kỹ thuật, đo lƣờng kết quả, xử lý tài liệu và rút ra kết luận. - Các kết luận có thể công nhận sự thành công hoặc thất bại của đề tài. nếu thất bại phải làm lại từ bƣớc 3. 6/ Bƣớc 6: Nêu giá trị thực tiễn của đề tài. - Đây là bƣớc cuối cùng của quá trình nghiên cứu một đề tài. Ngƣời nghiên cứu có thể nêu giá trị thực tiễn của các kết luận, phạm vi có thể áp dụng chúng. Hƣớng mở ra từ đề tài này và các đề nghị cụ thể khác. --------------------------------------------- 11
  12. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Chứng minh rằng: Lí luận dạy học địa lý là một khoa học. 2. Phân tích mối quan hệ của môn lí luận dạy học địa lý với các khoa học khác. . 12
  13. Chƣơng 2 MÔN ĐỊA LÝ TRONG NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG * MỤC TIÊU Sinh viên cần nắm đƣợc mối quan hệ giữa khoa học địa lý và môn địa lý trong nhà trƣờng phổ thông. Từ đó có sự lựa chọn, bổ sung lƣợng kiến thức thích hợp khi dạy học địa lý. NỘI DUNG 2.1. Khoa học Địa lý và môn Địa lý trong nhà trƣờng - Địa lý học là ngành khoa học ra đời rất sớm (ngay từ thời cổ đại), có vai trò lớn lao trong việc tìm hiểu, nhận thức Thế giới để sử dụng, cải tạo và bảo vệ môi trƣờng phù hợp với các quy luật của tự nhiên và xã hội. Khoa học Địa lý ngày nay là 1 hệ thống gồm nhiều ngành khoa học có đối tƣợng và nhiệm vụ khác nhau. Trong đó có 2 ngành chủ yếu: Địa lý Tự nhiên và Địa lý Kinh tế - xã hội. - Môn Địa lý trong nhà trƣờng phổ thông là môn văn hóa cơ bản của chƣơng trình học ở hầu hết các nƣớc trên Thế giới. Ở Việt Nam: + Bậc tiểu học, dƣới dạng tìm hiểu Tự nhiên – xã hội + Bậc THCS và THPT, học theo môn học riêng biệt, gồm 3 nội dung: Địa lý đại cƣơng, Địa lý thế giới và Địa lý tổ quốc 2.2. Sự tƣơng đồng và khác biệt giữa khoa học Địa lývà môn Địa lý trong nhà trƣờng 2.2.1. Những nét tƣơng đồng 13
  14. Nội dung: ĐLTN, ĐLKTXH (Đại cƣơng, khu vực, các nƣớc). Trình tự sắp xếp: - ĐLTN  ĐLKTXH - Đại cƣơng  khu vực  các nƣớc Môn Địa lý Khoa học Địa lý trong nhà trƣờng Quan điểm, học thuyết… Phƣơng tiện, phƣơng pháp NC: Bản đồ, số liệu thống kê, thực địa… 2.2.2. Những nét khác biệt Mục tiêu và nhiệm vụ: - KHĐL: tìm tới chân lý KH - ĐLNT: chọn lọc và GD các tri thức ĐLý Phạm vi và khối lƣợng kiến thức: Môn Địa Khoa - KHĐL: Rộng lớn, phong phú, tăng nhanh lý trong học Địa - ĐLNT: Chọn lựa kiến thức, kỹ năng phù hợp nhất nhà lý với trình độ nhận thức, tính phổ thông và thời gian. Có sự khác nhau giữa HS phổ thông và chuyên trƣờng PT nghiệp Trình tự sắp xếp: Môn ĐL trong nhà trƣờng có sự sắp xếp trƣớc sau, ngang dọc phụ thuộc vào logic nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý HS. 2.3. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của môn ĐL trong trƣờng phổ thông Điểm 1, Điều 27, Luật giáo dục năm 2005 qui định về mục tiêu giáo dục phổ thông: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xâydựng và bảo vệ Tổ quốc”. 14
  15. 2.3.1. Trang bị cho học sinh phổ thông khối lƣợng tri thức phong phú về tự nhiên, kinh tế - xã hội và những kỹ năng, kỹ xảo hết sức cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là kỹ năng về bản đồ. 2.3.2. Bồi dƣỡng cho học sinh thế giới quan khoa học và những quan điểm nhận thức đúng đắn - Địa lý là một môn học có tính tổng hợp. Trong quá trình học tập địa lý học sinh luôn phải tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tƣợng trong quá trình phát triển và biến đổi không ngừng của chúng. Những kiến thức đó góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng. - Học Địa lý giúp học sinh nhận thức đúng vai trò của tự nhiên, của con ngƣời trong các hoạt động kinh tế - xã hội trên lãnh thổ từ đó góp phần bồi dƣỡng cho học sinh quan điểm duy vật lịch sử, tƣ duy kinh tế, tƣ duy sinh thái... 2.3.3. Hình thành cho HS nhân cách con ngƣời mới trong xã hội - Giáo dục cho học sinh lòng yêu nƣớc, thái độ nhiệt tình lao động, ý thức làm chủ và lòng mong muốn góp phần xây dựng quê hƣơng, đất nƣớc. - Giúp học sinh nhận thức đƣợc trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên trong việc tỏ thái độ với các hành động tiêu cực... - Qua việc học Địa lý Thế giới giúp học sinh đồng tình với cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân lao động trên thế giới để giành độc lập, dân chủ, tiến bộ và tự do...  Tất cả các nhận thức, tình cảm nói trên là những yếu tố cơ bản góp phần hình thành nhân cách con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích mối quan hệ giữa khoa học Địa lý và môn Địa lý trong nhà trƣờng phổ thông. 2. Từ vị trí, chức năng và nhiệm vụ của môn Địa lý trong nhà trƣờng phổ thông, anh (chị) hãy nêu vai trò của một ngƣời giáo viên Địa lý? 15
  16. Chƣơng 3 HỆ THỐNG TRI THỨC TRONG NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG VÀ QUÁ TRÌNH NẮM TRI THỨC CỦA HỌC SINH * MỤC TIÊU - Kiến thức: Sinh viên cần: + Nắm vững hệ thống tri thức địa lý trong nhà trƣờng phổ thông. + Qua trình nắm tri thức địa lý của học sinh - Kỹ năng: Xác định các khái niệm địa lý và mối quan hệ nhân quả ở một số bài học trong SGK địa lý từ lớp 6 đến lớp 9 THCS. NỘI DUNG 3.1. Hệ thống tri thức địa lý - Hệ thống tri thức địa lý là hệ thống kiến thức, kỹ năng kỹ xảo địa lý đƣợc lựa chọn trong hệ thống tri thức khoa học địa lý và đƣợc sắp xếp theo 1 trình tự nhất định, nhằm cung cấp nội dung học vấn và giáo dục HS theo mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng phổ thông. Nội dung học vấn địa lý trong nhà trƣờng bao gồm 2 mảng lớn: Kiến thức và kỹ năng kỹ xảo. - Các thành phần và nội dung học vấn địa lý dạy trong nhà trƣờng phổ thông có thể tóm tắt theo sơ đồ sau: 16
  17. 3.1.1. Kiến thức địa lý Bao gồm: Các kiến thức thực tiễn (kinh nghiệm) và các kiến thức lý thuyết. 3.1.1.1 Các kiến thức thực tiễn Là những kiến thức phản ánh những thông tin về đặc điểm bên ngoài của các sự vật và hiện tƣợng địa lý. Bao gồm: các số liệu, sự kiện, biểu tƣợng và mô hình sáng tạo về địa lý. - Các số liệu và sự kiện địa lý: Phản ánh những thông tin về đặc điểm của các sự vật và hiện tƣợng địa lý. Ví dụ: Các số liệu về dân cƣ, kinh tế, tự nhiên… Vai trò của số liệu và sự kiện địa lý làm cơ sở để minh hoạ, dẫn chứng và khái quát các kiến thức địa lý lý thuyết. Ví dụ: Chứng minh sự phong phú, đa dạng của giới sinh vật Việt Nam. Chú ý: Do bản thân các số liệu, sự kiện không phải là kiến thức khoa học nên khi sử dụng chúng cần có mức độ, đúng lúc, đúng chỗ, nghĩa là phải có mục đích rõ ràng. 17
  18. - Các biểu tƣợng địa lý: Biểu tƣợng địa lý là những hình ảnh bề ngoài của các sự vật, hiện tƣợng địa lý đƣợc tri giác, phản ánh vào ý thức, đƣợc giữ lại trong trí nhớ và có khả năng tái tạo theo ý muốn. Vd: Biểu tƣợng về một con sông, 1 dãy núi, bãi biển… Đặc điểm: + Biểu tƣợng địa lý thƣờng đƣợc hình thành bằng con đƣờng so sánh và tƣởng tƣợng. Chúng có thể phản ảnh những đối tƣợng địa lý và lãnh thổ mà các em chƣa nhìn thấy bao giờ. Vd: Dãy núi Hymalaya, sa mạc Sahara… Vì vậy, biểu tƣợng ĐL muốn chính xác cần phải có các phƣơng tiện trực quan nhƣ tranh, ảnh, film, bản đồ… + Biểu tƣợng địa lý có tính không gian: Nghĩa là có phạm vi phân bố rõ rệt trên 1 lãnh thổ, có vị trí nhất định… + Biểu tƣợng địa lý luôn gắn với bản đồ: Vì kích thƣớc quá rộng lớn của chúng. Vd: Các đại dƣơng, các lục địa, các đồng bằng… Ý nghĩa của biểu tƣợng địa lý: + Sự phong phú về biểu tƣợng là cơ sở để hình thành các kiến thức có liên quan sau này. VD: biểu tƣợng sông, núi  khái niệm sông, núi. + Có khả năng mở rộng kiến thức cho học sinh không chỉ về địa lý mà còn ở nhiều lĩnh vực khác. Vì vậy: trong quá trình hình thành các kiến thức địa lý cho học sinh thì việc hình thành các biểu tƣợng địa lý là rất quan trọng. - Các mô hình sáng tạo về địa lý: Là những mẫu cụ thể của việc vận dụng các tri thức địa lý vào thực tiễn (thực tiễn nghiên cứu, học tập, cuộc sống…). Vd: - Mô hình về quy hoạch lãnh thổ 18
  19. - Sơ đồ biểu hiện các mối quan hệ giữa các ngành SX - Những bản vẽ, lát cắt… Vai trò của các mô hình sáng tạo về địa lý: + Có giá trị thực tiễn và trực quan giúp học sinh hiểu cách làm, cách vận dụng tri thức. + Khêu gợi ở học sinh tƣ duy sáng tạo, tìm tòi những cách vận dụng mới. 3.1.1.2 Các kiến thức lý thuyết: Là những kiến thức đã đƣợc khái quát hóa, phản ảnh bản chất của sự vật hiện tƣợng địa lý với những đặc điểm và những mối quan hệ bên trong của chúng. Bao gồm: Các khái niệm địa lý, các mối quan hệ nhân quả, các quy luật, các thuyết, các tƣ tƣởng... - Các khái niệm địa lý Là sự phản ảnh trong tƣ duy những sự vật, hiện tƣợng địa lý đã đƣợc trừu tƣợng hóa và khái quát hóa dựa vào các dấu hiệu bản chất sau khi đã tiến hành các thao tác tƣ duy (So sánh, phân tích, tổng hợp…) Vd: Khái niệm mùa hạ, gió mùa,… Đặc điểm: Có tính chất không gian và gắn với bản đồ. Khái niệm địa lý có 3 nhóm: + Các khái niệm địa lý chung: Chỉ những sự vật hiện tƣợng địa lý cùng loại, có những thuộc tính giống nhau. Vd: Sông, núi, biển … Khái niệm địa lý chung có nhiều trong địa lý đại cƣơng + Các khái niệm địa lý riêng: Chỉ những sự vật hiện tƣợng địa lý riêng biệt, cụ thể. Vd: sông Hồng, Thành phố Hồ Chí Minh… Nhƣ vậy, khái niệm địa lý riêng thƣờng gắn với một địa danh nhất định. 19
  20. Các khái niệm địa lý chung và khái niệm địa lý riêng có liên quan chặt chẽ với nhau; khái niệm địa lý riêng tuy có nét thuộc tính riêng biệt nhƣng vẫn mang những thuộc tính chung của các đối tƣợng cùng loại. VD: Khái niệm "Thành phố Hồ Chí Minh". Nét riêng: Mang tên Bác Hồ. Nét chung: Có các đặc điểm của các thành phố khác: + Tập trung đông dân cƣ. + Có nhiều dịch vụ. + Có cơ sở hạ tầng tốt. Khái niệm địa lý chung khi cụ thể hoá thêm các đặc tính độc đáo của đối tƣợng sẽ trở thành khái niệm riêng. VD: Sông - khái niệm chung. Sông Đà - khái niệm riêng. Khái niệm riêng thƣờng gặp ở phần Địa lý thế giới, Địa lý khu vực. + Khái niệm địa lý tập hợp: Là những khái niệm địa lý trung gian giữa các khái niệm địa lý chung và địa lý riêng. VD: sông ở đồng bằng, sông ở Tây Bắc. Khái niệm địa lý tập hợp mới ra đời từ khi có phân vùng kinh tế, phân vùng tự nhiên. Trên thực tế, khái niệm địa lý tập hợp đã có những dấu hiệu bản chất của khái niệm chung và khái niệm riêng. Ngoài ra, ngƣời ta còn phân ra: + Khái niệm địa lý cụ thể: Gồm những khái niệm về các sự vật hiện tƣợng có thể tri giác đƣợc: núi đá vôi, bờ sông... + Khái niệm địa lý trừu tƣợng: Là các khái niệm về các sự vật, hiện tƣợng địa lý mà chúng ta không trực tiếp tri giác đƣợc bằng giác quan nhƣ: sự phân bố dân cƣ, cơ cấu nông nghiệp, đƣờng đẳng nhiệt... 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0