intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Lý thuyết hệ thống thông tin - Dương Trần Đức (biên soạn)

Chia sẻ: Haha Haha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:143

138
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Lý thuyết hệ thống thông tin gồm có 9 chương với những nội dung cơ bản sau: Hệ thống thông tin trong các tổ chức; phần cứng và phần mềm của các hệ thống thông tin; tổ chức dữ liệu và thông tin; mạng máy tính, mạng viễn thông, Internet, Intranet; hệ thống thương mại điện tử và hệ thống xử lý giao dịch; các hệ trợ giúp quyết định và quản lý thông tin; một số hệ thống thông tin chuyên biệt; phát triển hệ thống; ảnh hưởng của hệ thống thông tin đến xã hội và cá nhân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Lý thuyết hệ thống thông tin - Dương Trần Đức (biên soạn)

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG<br /> KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN<br /> <br /> BÀI GIẢNG<br /> <br /> LÝ THUYẾT HỆ THỐNG THÔNG TIN<br /> Biên soạn: Dương Trần Đức<br /> <br /> Hà Nội - 2009<br /> http://www.ebook.edu.vn<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> Chương 1 : Hệ thống thông tin trong các tổ chức ...................................................................... 1<br /> 1.1 Các khái niệm về thông tin................................................................................................... 1<br /> 1.2 Hệ thống thông tin dựa trên máy tính .................................................................................. 4<br /> 1.3 Các hệ thống thông tin nghiệp vụ......................................................................................... 5<br /> 1.4 Hệ thống thông tin và các tổ chức...................................................................................... 10<br /> Chương 2: Phần cứng và phần mềm của các hệ thống thông tin ............................................ 15<br /> 2.1 Phần cứng........................................................................................................................... 15<br /> 2.1.1 Các thành phần phần cứng của hệ thống máy tính..................................................... 16<br /> 2.1.2 Thực hiện lệnh ............................................................................................................. 16<br /> 2.1.3 Thiết bị xử lý................................................................................................................ 17<br /> 2.1.4 Thiết bị nhớ ................................................................................................................. 18<br /> 2.1.5 Thiết bị lưu trữ phụ ..................................................................................................... 20<br /> 2.1.6 Thiết bị nhập................................................................................................................ 24<br /> 2.1.7 Thiết bị xuất................................................................................................................. 26<br /> 2.1.8 Các loại máy tính ........................................................................................................ 27<br /> 2.2 Phần mềm........................................................................................................................... 27<br /> 2.2.1 Phần mềm hệ thống ..................................................................................................... 28<br /> 2.2.2 Phần mềm ứng dụng.................................................................................................... 31<br /> Chương 3: Tổ chức dữ liệu và thông tin .................................................................................. 34<br /> 3.1 Phân cấp dữ liệu ................................................................................................................. 34<br /> 3.2 Quản lý dữ liệu theo phương pháp truyền thống và phương pháp CSDL.......................... 35<br /> 3.3 Mô hình hóa dữ liệu ........................................................................................................... 38<br /> 3.4 Các mô hình CSDL ............................................................................................................ 39<br /> 3.5 Hệ quản trị CSDL............................................................................................................... 43<br /> 3.6 Ứng dụng khác của CSDL ................................................................................................. 49<br /> Chương 4: Mạng máy tính, mạng viễn thông, Internet, Intranet.............................................. 52<br /> 4.1 Các thành phần của hệ thống viễn thông............................................................................ 52<br /> 4.2 Mạng và xử lý phân tán...................................................................................................... 55<br /> 4.3 Các giao thức và phần mềm truyền thông.......................................................................... 57<br /> 4.4 Sơ lược về chức năng và hoạt động của Internet ............................................................... 58<br /> 4.5 Các dịch vụ truyền thông và Internet ................................................................................. 61<br /> 4.6 Intranets và Extranets ......................................................................................................... 65<br /> 4.7 Vấn đề an ninh mạng máy tính........................................................................................... 66<br /> Chương 5: Hệ thống thương mại điện tử và hệ thống xử lý giao dịch..................................... 67<br /> 5.1 Thương mại điện tử ............................................................................................................ 67<br /> 5.2 Hệ thống xử lý giao dịch .................................................................................................... 75<br /> http://www.ebook.edu.vn<br /> <br /> i<br /> <br /> 5.3 Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp .................................................................. 81<br /> Chương 6: Các hệ trợ giúp quyết định và quản lý thông tin .................................................... 83<br /> 6.1 Ra quyết định và giải quyết vấn đề .................................................................................... 83<br /> 6.2 Hệ thống thông tin quản lý................................................................................................. 85<br /> 6.3 Hệ hỗ trợ quyết định........................................................................................................... 92<br /> Chương 7: Một số hệ thống thông tin chuyên biệt ................................................................... 99<br /> 7.1 Trí tuệ nhân tạo .................................................................................................................. 99<br /> 7.2 Hệ chuyên gia................................................................................................................... 102<br /> 7.3 Hệ thực tại ảo ................................................................................................................... 107<br /> Chương 8: Phát triển hệ thống................................................................................................ 110<br /> 8.1 Tổng quan về phát triển hệ thống..................................................................................... 110<br /> 8.2 Vòng đời phát triển hệ thống............................................................................................ 113<br /> 8.3 Khảo sát hệ thống............................................................................................................. 120<br /> 8.4 Phân tích hệ thống ............................................................................................................ 122<br /> 8.5 Thiết kế hệ thống.............................................................................................................. 126<br /> 8.6 Thực thi hệ thống ............................................................................................................. 129<br /> 8.7 Bảo trì và đánh giá lại ...................................................................................................... 132<br /> Chương 9: Ảnh hưởng của hệ thống thông tin đến xã hội và cá nhân .................................. 134<br /> 9.1 Vấn đề lãng phí và lỗi máy tính ....................................................................................... 134<br /> 9.2 Tội phạm máy tính ........................................................................................................... 135<br /> 9.3 Môi trường làm việc và vấn đề sức khỏe ......................................................................... 138<br /> <br /> http://www.ebook.edu.vn<br /> <br /> ii<br /> <br /> CHƯƠNG 1<br /> <br /> HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG CÁC TỔ CHỨC<br /> <br /> Một cách tổng quan, hệ thống thông tin (Information System - IS) là một hệ thống làm<br /> việc, trong đó con người (và máy móc) thực hiện các công việc sử dụng các tài nguyên (bao<br /> gồm cả các tài nguyên công nghệ) để tạo ra các sản phNm hoặc các dịch vụ cho người sử<br /> dụng. Hệ thống thông tin là một hệ thống làm việc mà các hoạt động được dành chủ yếu cho<br /> việc xử lý thông tin (thu thập, truyền tải, lưu trữ, xử lý, hiển thị thông tin).<br /> Chương 1 giới thiệu tổng quan về hệ thống thông tin trong các tổ chức, với các nội dung<br /> sau :<br /> -<br /> <br /> Giá trị của thông tin được liên hệ trực tiếp với việc nó trợ giúp cho người ra quyết<br /> định để đạt được mục tiêu của tổ chức như thế nào. Phân biệt giữa dữ liệu (data) và<br /> thông tin (information) và mô tả các đặc điểm được sử dụng để đánh giá chất lượng<br /> của thông tin.<br /> <br /> -<br /> <br /> Nắm được các ảnh hưởng tiềm tàng của hệ thống thông tin và có khả năng áp dụng<br /> các kiến thức này vào công việc có thể mang lại những thành công trong công việc<br /> của mỗi cá nhân, tổ chức có thể đạt được mục đích, và xã hội có chất lượng cuộc<br /> sống tốt hơn. Chỉ ra các dạng hệ thống thông tin nghiệp vụ chính, ai sử dụng chúng,<br /> chúng được sử dụng như thế nào, và những lợi ích mà các hệ thống này mang lại là<br /> gì.<br /> <br /> -<br /> <br /> Người sử dụng hệ thống, người quản lý nghiệp vụ, các chuyên gia về hệ thống phải<br /> cùng làm việc với nhau để xây dựng thành công một hệ thống thông tin. Chỉ ra các<br /> bước phát triển hệ thống và mục tiêu của mỗi bước.<br /> <br /> -<br /> <br /> Việc sử dụng hệ thống thông tin làm gia tăng giá trị của tổ chức và có thể tạo ra cho<br /> tổ chức một lợi thế cạnh tranh. Chỉ ra các quá trình gia tăng giá trị trong chuỗi cung<br /> cấp và mô tả vai trò của hệ thống thông tin trong đó. Định nghĩa thuật ngữ ‘’lợi thế<br /> cạnh tranh’’ và mô tả việc các tổ chức sử dụng các hệ thống thông tin để đạt lợi thế<br /> này như thế nào.<br /> <br /> 1.1 Các khái niệm về thông tin<br /> Định nghĩa hệ thống thông tin : Là một tập hợp các thành phần thực hiện việc thu thập, xử<br /> lý, phân phối dữ liệu và thông tin, cung cấp các phản hồi để đạt được mục tiêu.<br /> Ví dụ : Máy rút tiền tự động ATM, hệ thống đặt vé máy bay, hệ thống đăng ký khóa học<br /> .v.v.<br /> <br /> http://www.ebook.edu.vn<br /> <br /> 1<br /> <br /> Phân biệt dữ liệu và thông tin : Dữ liệu là các sự kiện ở mức thô, chưa qua xử lý. Thông<br /> tin là tập các sự kiện được xử lý và tổ chức theo cách làm cho chúng có giá trị hơn so với<br /> chính bản thân các sự kiện ban đầu.<br /> Quá trình biến đổi dữ liệu thành thông tin gọi là quá trình xử lý (process), là một tập các<br /> thao tác có liên quan đến nhau được thực hiện để đạt được kết quả đã định. Quá trình xác định<br /> các mối quan hệ giữa dữ liệu để tạo ra thông tin có ích cần có tri thức (knowledge). Tri thức là<br /> sự hiểu biết về tập các thông tin và cách mà các thông tin đó được làm cho trở nên có ích để<br /> hỗ trợ các công việc cụ thể hoặc đạt được một quyết định nào đó.<br /> <br /> Hình 1.1 Biến đổi dữ liệu thành thông tin<br /> Đặc điểm của thông tin có giá trị :<br /> Một thông tin được coi là có giá trị khi nó có các đặc điểm sau :<br /> -<br /> <br /> Chính xác : Thông tin chính xác là thông tin không có lỗi. Trong nhiều trường hợp,<br /> thông tin không chính xác được tạo ra bởi dữ liệu đầu vào của quá trình xử lý là<br /> không chính xác.<br /> <br /> -<br /> <br /> Hoàn thiện : Thông tin hoàn thiện là thông tin phải chứa tất cả các sự kiện quan<br /> trọng. Chẳng hạn một báo cáo đầu tư không chứa các chi phí quan trọng là báo cáo<br /> chưa hoàn thiện.<br /> <br /> -<br /> <br /> Tính kinh tế : Chi phí để tạo ra thông tin phải ở mức vừa phải. Người ra quyết định<br /> luôn luôn phải cân bằng giữa giá trị của thông tin và chi phí để có được nó.<br /> <br /> -<br /> <br /> Linh hoạt : Thông tin linh hoạt là thông tin có thể sử dụng được cho nhiều mục đích.<br /> Chẳng hạn thông tin về hàng hóa tồn kho có thể được dùng bởi bộ phận bán hàng để<br /> quyết định các chương trình marketing, cũng có thể được sử dụng bởi bộ phận sản<br /> xuất để lên kế hoạch sản xuất, đồng thời có thể được sử dụng bởi bộ phận tài chính<br /> để xác định giá trị tồn kho .v.v<br /> <br /> -<br /> <br /> Tin cậy : Thông tin mang tính tin cậy là thông tin có thể tin tưởng được. Trong nhiều<br /> trường hợp, độ tin cậy của thông tin phụ thuộc vào độ tin cậy của phương pháp thu<br /> thập thông tin hoặc phụ thuộc vào nguồn cung cấp thông tin.<br /> <br /> http://www.ebook.edu.vn<br /> <br /> 2<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2