Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 2.4 - Nguyễn Thị Bích Nguyệt
lượt xem 12
download
Bài giảng "Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 2.4 - Cấu trúc lãi suất" được biên soạn bao gồm các nội dung chính sau: Cấu trúc rủi ro của lãi suất; Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất; Khái niệm đường cong lãi suất; Các lý thuyết về lãi suất. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 2.4 - Nguyễn Thị Bích Nguyệt
- LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ MÃ HỌC PHẦN EM 3510 Nguyễn Thị Bích Nguyệt C9.208 - Bộ môn Kinh tế học Nguyet.nguyenthibich@hust.edu.vn 11/18/2021 Monetary and Financial Theories 1
- NỘI DUNG HỌC PHẦN CHƯƠNG 1 – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ CHƯƠNG 2 – LÃI SUẤT CHƯƠNG 3 – THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHƯƠNG 4 – CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH CHƯƠNG 5 – TÀI CHÍNH CÔNG CHƯƠNG 6 – TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP - TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CHƯƠNG 7 – NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CHƯƠNG 8 – TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 11/18/2021 Monetary and Financial Theories 2
- CHƯƠNG 2 LÃI SUẤT 11/18/2021 Monetary and Financial Theories 3
- NỘI DUNG CHƯƠNG 2 2.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA LÃI SUẤT 2.2. PHÂN LOẠI LÃI SUẤT 2.3. ĐO LƯỜNG, SO SÁNH LÃI SUẤT VÀ LÃI SUẤT HOÀN VỐN 2.3.1. MỘT SỐ CÔNG CỤ NỢ 2.3.2. PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG LÃI SUẤT 2.3.3. ỨNG DỤNG TRONG TRẢ GÓP VÀ ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU 2.3.4. LÃI SUẤT HOÀN VỐN 2.4. CẤU TRÚC CỦA LÃI SUẤT 11/18/2021 Monetary and Financial Theories 4
- 2.4 CẤU TRÚC CỦA LÃI SUẤT 2.4.1. CẤU TRÚC RỦI RO CỦA LÃI SUẤT Cấu trúc rủi ro của lãi suất giải thích sự chênh lệch lãi suất đối với các loại chứng khoán có kỳ hạn giống nhau. Nguyên nhân có sự chênh lệch này là do sự khác biệt về: - Rủi ro vỡ nợ - Tính thanh khoản - Sự khác biệt về chính sách Thuế 11/18/2021 Monetary and Financial Theories 5
- 2.4 CẤU TRÚC CỦA LÃI SUẤT 2.4.1. CẤU TRÚC RỦI RO CỦA LÃI SUẤT a. Rủi ro vỡ nợ Là khả năng có thể người phát hành trái khoán sẽ vợ nợ tức là không thể thực hiện được việc thanh toán tiền lãi hoặc mệnh giá khi trái khoán mãn hạn - Rủi ro vỡ nợ đối với trái khoán của một công ty thường rất cao - Trái phiếu (Công trái) của Chính phủ thường rủi ro rất thấp hoặc bằng 0 - Khoảng cách giữa lãi suất của một trái khoán có rủi ro và một trái khoán không có rủi ro được gọi là mức bù rủi ro - Một trái khoán có rủi ro vỡ nợ sẽ luôn có một mức bù rủi ro dương 11/18/2021 Monetary and Financial Theories 6
- 2.4. CẤU TRÚC CỦA LÃI SUẤT 2.4.1. CẤU TRÚC RỦI RO CỦA LÃI SUẤT b. Tính thanh khoản - Tính lỏng hay tính thanh khoản là một khái niệm tài chính, chỉ mức độ mà một tài sản bất kỳ có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đến giá thị trường của tài sản đó - Khi tính thanh khoản của một tài sản tăng lên so với các tài sản khác thì nhu cầu về loại tài sản này tăng lên làm cho lãi suất giảm xuống - Trái phiếu Chính phủ thường có tính thanh khoản cao hơn 11/18/2021 Monetary and Financial Theories 7
- 2.4. CẤU TRÚC CỦA LÃI SUẤT 2.4.1. CẤU TRÚC RỦI RO CỦA LÃI SUẤT c. Chính sách thuế - Thuế thu nhập cá nhân và thuế lợi tức công ty luôn tác động đến lãi suất giống như khi thuế tác động đến giá cả hàng hóa - Một trái phiếu có thu nhập từ tiền lãi được miễn thuế thu nhập sẽ hấp dẫn hơn một trái phiếu có mức độ rủi ro tương đương nhưng thu nhập từ lãi lại phải chịu thuế thu nhập - Trái phiếu có lãi phải nộp thuế thu nhập sẽ phải có lãi suất cao hơn so với trái phiếu có thu nhập được miễn thuế để đảm bảo sau khi đã nộp thuế thì tiền lãi thu được từ hai trái phiếu sẽ là ngang nhau 11/18/2021 Monetary and Financial Theories 8
- 2.4. CẤU TRÚC CỦA LÃI SUẤT 2.4.1. CẤU TRÚC RỦI RO CỦA LÃI SUẤT Một sự gia Dẫn đến lãi suất Bởi vì… tăng… của tài sản... Rủi ro vỡ nợ Tăng Những người tiết kiệm phải được bù đắp do phải gánh chịu thêm rủi ro Tính lỏng Giảm Những người tiết kiệm tốn ít chi phí trong việc đổi tài sản sang tiền mặt Thuế Tăng Những người tiết kiệm quan tâm đến tiền lời sau thuế và phải được bù đắp tiền nộp thuế 11/18/2021 Monetary and Financial Theories 9
- 2.4. CẤU TRÚC CỦA LÃI SUẤT 2.4.2. CẤU TRÚC KỲ HẠN CỦA LÃI SUẤT Lãi suất thường phụ thuộc vào kỳ hạn hay thời hạn của khoản vay - Nhà đầu tư ưa thích nguồn vốn có tính thanh khoản cao hơn (nguồn vốn có thời hạn ngắn và có thể tái đầu tư) - Các nhà đầu tư thường yêu cầu lãi suất cao hơn để cho vay thời hạn dài - Xem xét mức độ biến đổi lãi suất trong số các công cụ trái phiếu có cùng chung rủi ro vỡ nợ, tính lỏng, thông tin, đặc điểm thuế nhưng lại khác nhau về kỳ đáo hạn - Cấu trúc lãi suất kỳ hạn liên quan đến khái niệm đường cong lãi suất 11/18/2021 Monetary and Financial Theories 10
- 2.4. CẤU TRÚC CỦA LÃI SUẤT 2.4.2. CẤU TRÚC KỲ HẠN CỦA LÃI SUẤT Khái niệm đường cong lãi suất - Đường cong lãi suất là đồ thị mô tả mối quan hệ giữa lãi suất và kỳ hạn của một công cụ nợ (cùng mức và chất lượng tín dụng). Đồ thị này bắt đầu với mức lãi suất ở kỳ hạn thấp nhất và mở rộng ra theo thời gian, thường là đến kỳ hạn 30 năm - Thường lựa chọn đường cong lãi suất Trái phiếu Chính phủ làm chuẩn đo đặc tính rủi ro thấp và sự đa dạng của các kỳ hạn trái phiếu 11/18/2021 Monetary and Financial Theories 11
- 2.4. CẤU TRÚC CỦA LÃI SUẤT 2.4.2. CẤU TRÚC KỲ HẠN CỦA LÃI SUẤT Đặc điểm CÁC DẠNG ĐƯỜNG CONG LÃI SUÂT - Nếu đường cong lãi suất có độ dốc hướng đi lên thì lãi suất dài hạn cao hơn lãi suất ngắn hạn - Nếu độ dốc hướng đi xuống, lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn - Khi đường cong lãi suất phẳng thì lãi suất ngắn hạn và dài hạn là như nhau 11/18/2021 Monetary and Financial Theories 12
- 2.4. CẤU TRÚC CỦA LÃI SUẤT 2.4.2. CẤU TRÚC KỲ HẠN CỦA LÃI SUẤT Các lý thuyết về lãi suất Lý thuyết dự tính (kỳ vọng lãi suất) Lý thuyết thị trường phân đoạn (phân khúc thị trường) Lý thuyết môi trường ưu tiên 11/18/2021 Monetary and Financial Theories 13
- 2.4. CẤU TRÚC CỦA LÃI SUẤT 2.4.2. CẤU TRÚC KỲ HẠN CỦA LÃI SUẤT Các lý thuyết về lãi suất Lý thuyết dự tính Giả thiết: Nhà đầu tư ưu tiên tới lãi suất của trái phiếu → Họ sẽ nắm giữ trái phiếu có lãi suất cao hơn → Các trái phiếu ở kỳ hạn khác nhau có thể thay thế hoàn hảo cho nhau. 11/18/2021 Monetary and Financial Theories 14
- 2.4. CẤU TRÚC CỦA LÃI SUẤT 2.4.2. CẤU TRÚC KỲ HẠN CỦA LÃI SUẤT Các lý thuyết về lãi suất Lý thuyết dự tính Kết luận chung: Lãi suất của trái phiếu dài hạn bằng bình quân lãi suất ngắn hạn dự tính trong thời gian tồn tại của trái phiếu đó Ví dụ: Trường hợp các nhà đầu tư kỳ vọng rằng lãi suất ngắn hạn trung bình trong 2 năm tới là 8%/năm thì lãi suất của trái phiếu có kỳ hạn 2 năm cũng sẽ là 8%/năm 11/18/2021 Monetary and Financial Theories 15
- 2.4. CẤU TRÚC CỦA LÃI SUẤT 2.4.2. CẤU TRÚC KỲ HẠN CỦA LÃI SUẤT Các lý thuyết về lãi suất Lý thuyết thị trường phân cách Giả thiết - Các thị trường là độc lập với nhau - Biến động của lãi suất trên thị trường này thì không ảnh hưởng tới lãi suất của thị trường có kỳ hạn khác Nội dung: Những khoản vay (trái khoán) có kỳ hạn khác nhau không phải là những thứ thay thế nhau – nó được hình thành từ những thị trường có kỳ hạn khác nhau và độc lập với nhau 11/18/2021 Monetary and Financial Theories 16
- 2.4. CẤU TRÚC CỦA LÃI SUẤT 2.4.2. CẤU TRÚC KỲ HẠN CỦA LÃI SUẤT Các lý thuyết về lãi suất Lý thuyết môi trường ưu tiên Giả thiết Nhà đầu tư ưu tiên nắm giữ trái phiếu có kỳ hạn thanh toán trùng với kỳ hạn đầu tư của họ. Tuy nhiên họ vẫn sẽ nắm giữ các trái phiếu đó nếu lãi suất ở các kỳ hạn khác là hấp dẫn → Những trái phiếu có kỳ hạn khác nhau là những tài sản có thể thay thế cho nhau 11/18/2021 Monetary and Financial Theories 17
- 2.4. CẤU TRÚC CỦA LÃI SUẤT 2.4.2. CẤU TRÚC KỲ HẠN CỦA LÃI SUẤT Các lý thuyết về lãi suất Lý thuyết môi trường ưu tiên Nội dung: Lãi suất của một trái phiếu dài hạn bằng bình quân lãi suất ngắn hạn dự tính trong thời gian tồn tại của trái phiếu đó cộng với một mức bù kỳ hạn. Mức bù kỳ hạn (k) phụ thuộc vào điều kiện cung, cầu vốn ở các kỳ hạn khác nhau. 11/18/2021 Monetary and Financial Theories 18
- Thank you ☺ 11/18/2021 Monetary and Financial Theories 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 1 - ĐH Kinh tế
29 p | 221 | 39
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 6 - GV. Phạm Thị Thùy Dung
61 p | 199 | 34
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 4 - GV. Phạm Thị Thùy Dung
23 p | 186 | 26
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính (Phan Trần Trung Dũng) - Chương 1 Tổng quan về tài chính
16 p | 256 | 25
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 5 - Lê Vân Chi
42 p | 119 | 22
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 6 - ĐH Kinh tế
32 p | 165 | 21
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 9 - ĐH Kinh tế
27 p | 144 | 21
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 6 - Lê Vân Chi
33 p | 203 | 19
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 7
47 p | 154 | 16
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính (Phan Trần Trung Dũng) - Chương 8 Tài chính doanh nghiệp
40 p | 122 | 15
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 8
34 p | 149 | 13
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 2
47 p | 189 | 12
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 6
26 p | 145 | 11
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 5
14 p | 152 | 10
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ - Chương 1: Tổng quan về tài chính và hệ thống tài chính
21 p | 100 | 10
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 4
20 p | 94 | 9
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ - Chương 2: Tài chính công
27 p | 61 | 9
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính công: Chương 5 - Trương Minh Tuấn
19 p | 75 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn