intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 2 - GV. Phạm Thị Thùy Dung

Chia sẻ: Thân Thanh Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

84
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 2 Hệ thống tài chính, trong chương học này trình bày nội dung kiến thức về: Cấu trúc hệ thống tài chính, tài chính doanh nghiệp, thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian tài chính dân cư, tổ chức xã hội tài chính đối ngoại ngân sách nhà nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 2 - GV. Phạm Thị Thùy Dung

  1. CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG TÀI CHÍNH  Khái niệm:  Là tổng thể các bộ phận khác nhau trong một cơ cấu tài chính, mà ở đó các quan hệ tài chính hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau nhưng có mối liên hệ tác động lẫn nhau theo quy luật nhất định.  Bộ phận tài chính  Kênh tài chính
  2. CẤU TRÚC HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TÀI CHÍNH NGÂN DOANH SÁCH NHÀ NGHIỆP NƯỚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN TÀI CHÍNH TÀI CHÍNH DÂN CƯ, TỔ ĐỐI NGOẠI CHỨC XÃ HỘI
  3. CẤU TRÚC HỆ THỐNG TÀI CHÍNH  Tụ điểm vốn:  Bộ phận tài chính ở đó các nguồn lực được tạo ra, sử dụng và thu hút nguồn lực với khối lượng lớn hơn.  Bộ phận dẫn vốn:  Thực hiện chức năng chu chuyển nguồn lực tài chính, là nơi mà các nguồn lực tài chính giao lưu, trao đổi
  4. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (TCNN)  Làbộ phận tài chính tập trung lớn nhất của hệ thống tài chính. Nó gắn liền với chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, là phương tiện vật chất để Nhà nước thực hiện nhiệm vụ của mình.  Hoạtđộng mang tính chất kinh tế của nhà nước bao gồm cung cấp các dịch vụ công cộng và điều tiết kinh tế vĩ mô.
  5. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC  Vaitrò: định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, ổn định giá cả.  Hoạtđộng thu - chi ngân sách làm nảy sinh các mối quan hệ kinh tế.  Nhà nước - Doanh nghiệp.  Nhà nước - dân cư.  Nhà nước và các tổ chức kinh tế chính trị khác.  NN - NN  Đặcđiểm: Mang tính chính trị, gắn với thể chế chính trị, có tính bao trùm
  6. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP  Là những quan hệ tài chính phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Được coi là "tế bào tái tạo" ra nguồn tài chính  tác động mạnh đến đời sống xã hội, nền sản xuất. TCDN có quan hệ mật thiết với tất cả các bộ phận của hệ thống tài chính trong quá trình hình thành và sử dụng vốn.
  7. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Mục đích kinh tế cuối cùng của các doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận. Chính vì vậy, mọi hoạt động của tài chính doanh nghiệp, từ việc huy động các nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, phân phối các nguồn lực tài chính cho các dự án kinh doanh của doanh nghiệp, cho đến việc quản lý quá trình sử dụng vốn, tất cả đều phải hướng vào việc tối đa hoá khả năng sinh lời của đồng vốn đầu tư. Do tính chất hoạt động như vậy nên tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các nguồn lực tài chính mới cho nền kinh tế.
  8. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP  Quanhệ Doanh nghiệp - Nhà nước: nộp thuế, hưởng lợi ích.  DN & thị trường: Cung ứng, mua sắm hàng hóa.  DN & các Tổ chức tài chính trung gian: đầu tư.  DN - dân cư.
  9. TÀI CHÍNH DÂN CƯ  Lànhững quan hệ kinh tế gắn liền với việc hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ trong khu vực dân cư.  Mục đích cuối cùng của các hộ gia đình là thoả mãn tối đa các nhu cầu tiêu dùng trên cơ sở các nguồn thu nhập hiện tại và tương lai.
  10. TÀI CHÍNH DÂN CƯ Phần lớn nguồn lực tài chính cho hoạt động của các doanh nghiệp là có nguồn gốc từ các hộ gia đình. Hơn nữa, kế hoạch tiêu dùng của các hộ gia đình cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vì xét đến cùng các hộ gia đình là đối tượng phục vụ của các doanh nghiệp. Do vậy, tài chính hộ gia đình có mối liên hệ hữu cơ với tài chính doanh nghiệp.
  11. TÀI CHÍNH DÂN CƯ  Quan hệ kinh tế Dân cư - Nhà nước.  Dâncư - Doanh nghiệp.(mua cổ phiếu, trái phiếu)  Dân cư - Thị trường.  Dân cư - Nước ngoài.  Đặc điểm: Phân tán, đa dạng.
  12. TÀI CHÍNH ĐỐI NGOẠI  Mốiquan hệ giữa các quốc gia này với các quốc gia khác.  Các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ (NGOs). - QH nhận vay trợ, vay vốn nước ngoài cho quỹ NSNN, DN, dân cư - Quan hệ tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài giữa các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. - Quá trình thanh toán Xuất nhập khẩu giữa các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. - Quá trình chuyển tiền và tài sản giữa các cá nhân trong và ngoài nước - Quá trình chuyển phí bảo hiểm, thanh toán bảo hiểm đối với các pháp nhân nước ngoài hoặc thu nhận tiền BH từ các tổ chức nước ngoài.
  13. TTTC VÀ CÁC TỔ CHỨC TCTG  Là các tổ chức tài chính đóng vai trò cầu nối, thực hiện việc trung chuyển các nguồn tài chính  Trong nền kinh tế hiện đại, các thị trường tài chính và trung gian tài chính không giới hoạt động chỉ trong chức năng truyền thống là lưu chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu mà còn cung cấp nhiều phương tiện khác nhằm giúp phân bổ hiệu quả các nguồn lực tài chính của nền kinh tế.
  14. TTTC VÀ CÁC TỔ CHỨC TCTG • Cung cấp phương tiện để lưu chuyển các nguồn lực qua thời gian, giữa các quốc gia và giữa các ngành. • Cung cấp phương tiện để quản lý rủi ro. • Cung cấp phương tiện để thực hiện việc thanh toán trong thương mại được thuận lợi hơn. • Tạo ra cơ chế để tập trung các nguồn lực hoặc chia nhỏ quyền sở hữu các doanh nghiệp. • Cung cấp thông tin về giá cả nhằm hỗ trợ cho việc phi tập trung quá trình ra quyết định.  Cung cấp cách thức giải quyết với các vấn đề về “động cơ - incentives” gây ra bởi tình trạng thông tin bất cân xứng.
  15. CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH  Tạo ra các nguồn lực TC  Thu hút các nguồn lực TC  Chu chuyển các nguồn lực TC  Thảo luận: Nguồn lực tài chính của các bộ phận được hình thành từ đâu, sử dụng vốn như thế nào và làm phát sinh các mối quan hệ với các bộ phận khác như thế nào?
  16. VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH  Vaitrò của Hệ thống tài chính đối với sự phát triển của nền kinh tế  Đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của các chủ thể trong nền ktế  Đáp ứng nhu cầu sinh lợi vốn của các chủ thể trong nền ktế  Giảm bớt chi phí cho việc tìm kiếm vốn, giảm thiểu rủi ro do thiếu thông tin  Đem lại lợi ích cho các chủ thể: người đi vay, người cho vay, Nhà nước,các TGTC,...  HTTC góp phần to lớp và việc phát triển KT-XH, thực hiện các mục tiêu Ktế vĩ mô (việc làm, sản lượng, thu nhập,...)
  17. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH QUỐC GIA (FINANCIAL POLICY)  Khái niệm:  Là chính sách kinh tế vĩ mô nhằm mục tiêu ổn định và tăng trưởng  Bộ phận cấu thành Chính sách Tài chính quốc gia. + Chính sách tài khoá (fiscal policy) + Chính sách tiền tệ (monetary policy)
  18. MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH QUỐC GIA  Nhóm mục tiêu về ổn định: 5 mục tiêu.  Ổn định tiền tệ  Ổn định tỷ giá  Ổn định lãi suất  Ổn định giá cả  Ổn định về thị trường tài chính  Nhóm mục tiêu về tăng trưởng: 2 mục tiêu + Đảm bảo công ăn việc làm + Tăng trưởng về kinh tế
  19. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC MỤC TIÊU  Trong dài hạn:  5 mục tiêu đầu không trùng lặp nhau mà là hỗ trợ cho nhau.  Trong ngắn hạn:  Nhóm mục tiêu về sự ổn định và nhóm mục tiêu về tăng trưởng có mối quan hệ đánh đổi. Tức là để đạt được mục tiêu này thì phải đánh đổi bằng mục tiêu kia. Bởi vậy, mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ phải lựa chọn mục tiêu phù hợp nhất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2