Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 4.1 và 4.2 - Nguyễn Thị Bích Nguyệt
lượt xem 12
download
Bài giảng "Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 4.1 và 4.2 - Nguyễn Thị Bích Nguyệt" được biên soạn bao gồm các nội dung chính sau: Khái niệm và vai trò của trung gian tài chính; Các loại trung gian tài chính; Các tổ chức nhận tiền gửi; Các công ty tài chính;... Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 4.1 và 4.2 - Nguyễn Thị Bích Nguyệt
- LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ MÃ HỌC PHẦN EM 3510 Nguyễn Thị Bích Nguyệt C9.208 - Bộ môn Kinh tế học Nguyet.nguyenthibich@hust.edu.vn 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 1
- NỘI DUNG HỌC PHẦN CHƯƠNG 1 – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ CHƯƠNG 2 – LÃI SUẤT CHƯƠNG 3 – THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHƯƠNG 4 – CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH CHƯƠNG 5 – TÀI CHÍNH CÔNG CHƯƠNG 6 – TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP - TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CHƯƠNG 7 – NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CHƯƠNG 8 – TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 2
- CHƯƠNG 4 CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 3
- NỘI DUNG 4.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 4.2. CÁC LOẠI HÌNH TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 4.3. QUY CHẾ QUẢN LÝ CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 4.4. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 4
- 4.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 4.1.1. Khái niệm trung gian tài chính Các định chế trung gian tài chính hay gọi tắt là các trung gian tài chính là những tổ chức chuyên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ. Hoạt động chủ yếu và thường xuyên của các tổ chức này là thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính - tiền tệ nhằm thu hút, tập hợp các khoản vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế rồi cung ứng cho những nơi có nhu cầu vốn 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 5
- 4.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 4.1.2. Chức năng của các trung gian tài chính - Chức năng tạo vốn • Huy động vốn qua cơ chế lãi suất, tích lũy và tập trung vốn - Chức năng cung ứng vốn • Đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu về vốn cho các chủ thể - Chức năng kiểm soát • Giảm thiểu rủi ro do thông tin “không cân xứng” gây ra 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 6
- 4.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 4.1.3. Vai trò của các trung gian tài chính Những rào cản trong kênh tài chính trực tiếp • Chi phí giao dịch (Transaction cost) • Chi phí thông tin (Infomation cost) ➢ Sự lựa chọn đối nghich ➢ Rủi ro đạo đức 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 7
- 4.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 4.1.3. Vai trò của các trung gian tài chính Vai trò của các trung gian tài chính - Giảm thiểu chi phí thông tin và giao dịch - Đáp ứng đầy đủ, chính xác và kịp thời yêu cầu của người cần vốn và người có vốn nhờ sự chuyên môn hóa - Tối đa hóa nguồn vốn thực tế được tài trợ cho các hoạt động đầu tư - Thực hiện có hiệu quả các dịch vụ tư vấn, môi giới, phòng ngừa rủi ro 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 8
- 4.2. CÁC LOẠI HÌNH TRUNG GIAN TÀI CHÍNH Các tổ chức Các tổ chức Các công ty tài chính Các trung gian đầu tư nhận tiền gửi Tiết kiệm theo hợp đồng Các công ty Ngân hàng đầu tư Ngân hàng thương Công ty tài chính bảo hiểm mại bán hàng Các công ty Các quỹ đầu tư mạo hiểm Các hiệp hội tiết Công ty tài chính trợ cấp hưu trí kiệm và cho vay tiêu dùng Các quỹ đầu tư tương hỗ Công ty tài chính Các quĩ đầu tư tương Ngân hàng tiết kiệm hỗ thị trường tiền tệ kinh doanh Các công ty Quỹ tín dụng quản lý tài sản 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 9
- 4.2. CÁC LOẠI HÌNH TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 4.2.1. Các tổ chức nhận tiền gửi Các tổ chức nhận tiền gửi là các trung gian tài chính huy động tiền nhàn rỗi thông qua các dịch vụ nhận tiền gửi rồi cung cấp cho những chủ thể cần vốn chủ yếu dưới hình thức các khoản cho vay trực tiếp. Bao gồm: - Ngân hàng thương mại - Các hiệp hội tiết kiệm và cho vay - Ngân hàng tiết kiệm - Quỹ tín dụng 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 10
- 4.2. CÁC LOẠI HÌNH TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 4.2.1. Các tổ chức nhận tiền gửi a. Ngân hàng thương mại - Ngân hàng thương mại là nhóm trung gian tài chính lớn nhất - Các ngân hàng đầu tiên ra đời ở Ý vào thời kỳ Phục Hưng - Các ngân hàng có nguồn gốc từ những người đổi tiền (money changers) - Từ “ngân hàng – bank” có nguồn gốc từ từ “Banca” trong tiếng Ý - Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn - Cung cấp các dịch vụ thanh toán và buôn bán ngoại tệ 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 11
- 4.2. CÁC LOẠI HÌNH TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 4.2.1. Các tổ chức nhận tiền gửi a. Ngân hàng thương mại Các ngân hàng thương mại huy động vốn chủ yếu dưới dạng: - Tiền gửi thanh toán (checkable deposits) - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (saving deposits) - Tiền gửi có kỳ hạn (time deposits) Vốn huy động được dùng để cho vay: - Cho vay thương mại (commercial loans) - Cho vay tiêu dùng (consumer loans) - Cho vay bất động sản (mortgage loans) - Cho vay để mua chứng khoán chính phủ, trái phiếu cảu chính quyền địa phương 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 12
- 4.2. CÁC LOẠI HÌNH TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 4.2.1. Các tổ chức nhận tiền gửi b. Các hiệp hội tiết kiệm và cho vay - Có nguồn gốc từ các Liên hiệp xây dựng ở Anh (Building Society) - Xuất hiện phổ phiến ở Mỹ từ những năm 1950 - Nguồn vốn chủ yếu là các khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn. Phần còn lại (20-30%) thì vay từ các nguồn khác và vay của chính quyền địa phương hoặc trung ương - Tiền vốn thu được chủ yếu để cho vay bất động sản (chủ yếu là nhà ở) với thời hạn dài 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 13
- 4.2. CÁC LOẠI HÌNH TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 4.2.1. Các tổ chức nhận tiền gửi c. Ngân hàng tiết kiệm - Được thành lập với mục đích huy động các khoản tiết kiệm của các cá nhân trong xã hội - Chủ nhân của các ngân hàng tiết kiệm chính là những cổ đông bỏ những khoản tiền tiết kiệm đầu tiên vào để tạo thành vốn hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng không mở rộng thêm cổ đông, những người tham gia gửi tiết kiệm sau này là khách hàng chứ không phải là chủ nhân - Phương thức hoạt động mang tính tương trợ là chủ yếu 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 14
- 4.2. CÁC LOẠI HÌNH TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 4.2.1. Các tổ chức nhận tiền gửi c. Ngân hàng tiết kiệm - Vốn hoạt động chủ yếu là từ tiền gửi tiết kiệm của dân chúng hoặc là vốn góp của các nhà hảo tâm với tính chất hỗ trợ người nghèo là chính - Ngân hàng này không phát hành các công cụ nợ để vay vốn - Do tính chất đặc biệt của vốn huy động , các ngân hàng tiết kiệm cho vay rất thận trọng. Tiêu chuẩn hàng đầu trong vấn đề cho vay là sự an toàn. Đối tượng cho vay chủ yếu là các khoản vay cầm cố, thế chấp bằng nhà cửa, tài sản hoặc chứng khoán 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 15
- 4.2. CÁC LOẠI HÌNH TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 4.2.1. Các tổ chức nhận tiền gửi c. Ngân hàng tiết kiệm - Vốn hoạt động chủ yếu là từ tiền gửi tiết kiệm của dân chúng hoặc là vốn góp của các nhà hảo tâm với tính chất hỗ trợ người nghèo là chính - Ngân hàng này không phát hành các công cụ nợ để vay vốn - Do tính chất đặc biệt của vốn huy động , các ngân hàng tiết kiệm cho vay rất thận trọng. Tiêu chuẩn hàng đầu trong vấn đề cho vay là sự an toàn. Người được vay cũng chính là những người đã gửi tiết kiệm vào ngân hàng, họ được vay với mức lãi suất cho vay thường rất thấp 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 16
- 4.2. CÁC LOẠI HÌNH TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 4.2.1. Các tổ chức nhận tiền gửi d. Quỹ tín dụng - Được thành lập theo hình thức góp vốn cổ phần và hoạt động theo nguyên tắc tập thể, tự nguyện, hợp tác và bình đẳng - Các thành viên của quỹ góp tiền vào quỹ dưới hình thức mua các thẻ thành viên có mệnh giá bằng nhau, các thành viên cùng bầu ra người quản lý. Các thành viên sẽ được hưởng quyền vay tiền của quỹ khi cần - Khi cần thêm vốn, quỹ lại phát hành thêm thẻ thành viên và tiếp nhận thêm những thành viên mới. Quỹ không cho người ngoài vay tiền - Ngoài việc cho các thành viên vay, quỹ cũng có thể đầu tư vào chứng khoán 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 17
- 4.2. CÁC LOẠI HÌNH TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 4.2.2. Các công ty tài chính - Các trung gian tài chính này huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu, hay thương phiếu. - Các công ty tài chính cung ứng chủ yếu các loại tín dụng trung hạn và dài hạn, ví dụ cho người tiêu dung vay tiền để mua sắm đồ đạc, xe hơi, tu bổ nhà hoặc cho các doanh nghiệp nhỏ vay. - Các công ty tài chính cũng thực hiện các dịch vụ cầm, giữ hộ và quản lý các chứng khoán, các kim loại quý... 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 18
- 4.2. CÁC LOẠI HÌNH TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 4.2.2. Các công ty tài chính a. Công ty tài chính bán hàng - Các công ty tài chính thường do các công ty sản xuất hay các nhà phân phối bán lẻ thành lập nên nhằm hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ hàng hóa - Các công ty tài chính gián tiếp cấp tín dụng cho người tiêu dùng để mua các món hàng từ một nhà bán lẻ hoặc từ một nhà sản xuất nào đó - Tín dụng được cấp dưới hình thức: Các doanh nghiệp bán hàng trả góp cho khách hàng theo hợp đồng mẫu do công ty tài chính loại này cung cấp, sau đó hợp đồng được bán lại cho công ty tài chính → Khoản nợ của khách hàng với nhà sản xuất hoặc bán lẻ đã chuyển thành khoản nợ của khách hàng đối với các công ty tài chính 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 19
- 4.2. CÁC LOẠI HÌNH TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 4.2.2. Các công ty tài chính b. Công ty tài chính tiêu dùng - Các công ty tài chính tiêu dùng có thể do các ngân hàng thành lập hoặc hoạt động độc lập dưới hình thức công ty cổ phần - Các công ty tài chính tiêu dùng cung ứng phần lớn nguồn vốn của mình cho các cá nhân vay vào mục đích mua sắm hàng hóa tiêu dùng như đồ đạc nội thất và các đồ gia dụng hoặc sửa chữa nhà cửa. Các khoản cho vay đều được trả góp định kỳ. Cách cho vay khác là cấp thẻ tín dụng cho khách hàng để họ mua sắm ở hệ thống cửa hàng bán lẻ - Công ty thường cho vay những khoản tiền nhỏ với mức lãi suất cao hơn TT 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính (Phan Trần Trung Dũng) - Chương 1 Tổng quan về tài chính
16 p | 271 | 26
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ - Chương 3: Tài chính doanh nghiệp
23 p | 91 | 10
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ - Chương 1: Tổng quan về tài chính và hệ thống tài chính
21 p | 100 | 10
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 5
14 p | 153 | 10
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ - Chương 2: Tài chính công
27 p | 61 | 9
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 4
20 p | 95 | 9
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ - Chương 4: Thị trường tài chính (Financial market)
30 p | 61 | 8
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Bài 1
18 p | 90 | 7
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính công: Chương 5 - Trương Minh Tuấn
19 p | 75 | 5
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 4 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
12 p | 11 | 5
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 1 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
11 p | 10 | 4
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 2 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
9 p | 7 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 3 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
7 p | 9 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 5 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
6 p | 13 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 6 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
17 p | 9 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 7 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
8 p | 15 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 9 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
3 p | 13 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 8 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
6 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn