intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Marketing - ThS. Nguyễn Ngọc Hạnh

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:43

92
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Marketing: Chương 1 do ThS. Nguyễn Ngọc Hạnh biên soạn nhằm giúp cho các bạn hiểu được xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và nhận thức mang tính toàn cầu trong kinh doanh ở thế kỷ 21; khái niệm, đặc thù và bản chất của Marketing quốc tế; hình thức của Marketing quốc tế; lợi ích và khó khăn khi DN tham gia thị trường quốc tế; quy trình của Marketing quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Marketing - ThS. Nguyễn Ngọc Hạnh

  1. Th.S Nguyễn Ngọc Hạnh 1
  2. Nội dung Chương 1.  TỔNG QUAN MARKETING QUỐC  TẾ  Chương 2.  NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG THẾ  GIỚI Chương 3.  PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ  TRƯỜNG THẾ GIỚI 2
  3. Mục tiêu của môn học:  Cung cấp cho người học những kiến thức căn  bản về:  ­ Hoạt động Marketing quốc tế ­ Phân tích môi trường Marketing quốc tế ­ Nghiên cứu thị trường thế giới ­ Lựa chọn thị trường mục tiêu và hoạch  định chiến  lược thâm nhập thị trường quốc tế ­ Vạch chiến lược và kế hoạch Marketing quốc tế ­  Tổ  chức  thực  hiện  và  kiểm  soát  hoạt  động  Marketing quốc tế của DN 3
  4. Chương 1.  TỔNG QUAN  MARKETING QUỐC TẾ  4
  5. Mục đích:  Hiểu  được  xu  hướng  toàn  cầu  hóa  kinh  tế  và  nhận  thức mang tính toàn cầu trong kinh doanh ở thế kỷ 21  Hiểu  rõ  khái  niệm,  đặc  thù  và  bản  chất  của  Marketing quốc tế  Nắm được hình thức của Marketing quốc tế  Phân tích những lợi ích và khó khăn khi DN tham gia  thị trường quốc tế  Trình bày quy trình của Marketing quốc tế 5
  6. I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Marketing quốc tế là gì ? 2. Các hình thức của Marketing quốc tế 3. Nguyên nhân các DN quyết định đi ra thị trường  nước ngồi 4. Những nguy cơ nếu chỉ tập trung vào thị trường  trong nước 5. Lợi ích của Marketing quốc tế 6. Những bất lợi của Marketing quốc tế 7.  Những  thách  thức  khi  tham  gia  thị  trường  thế  giới  6
  7. 1. Marketing quốc tế là gì ? “International Marketing is the performance of business  activities that direct the flow of a company’s goods and  services to consumers or users in more than one nation  for a profit” (Philip  R.  Cateora,  International  Marketing,  9thedition,  Mc Graw Hill, 1997).   Marketing  quốc  tế  là  việc  thực  hiện  các  hoạt  động kinh doanh nhằm điều khiển luồng HH & DV  của  cơng  ty  đến  tay  các  người  tiêu  dùng  hay  các  người  sử  dụng  ở  nhiều  hơn  một  quốc  gia  để  tìm  kiếm lợi nhuận 7
  8. 1. Marketing quốc tế là gì ? ­Định nghĩa của Vern Ternpstra: “Marketing quốc tế là hoạt động Marketing thực hiện qua biên  giới quốc gia” ­Định nghĩa của Gerald Albaum  (TS. Kinh tế của trường ĐH New Mexico) “ Marketing quốc tế là một hoạt động kinh doanh bao gồm việc  lập  kế  hoạch,  xúc  tiến,  phân  phối  và  định  giá  những  HH  và  DV để thỏa mãn những mong muốn của trung gian và người  tiêu dùng cuối cùng bên ngồi biên giới chính trị” ­Định nghĩa của LD Dahringer “Marketing quốc tế là Marketing hỗn hợp cho một loại SP trên  hơn một thị trường” ……………. 8
  9. 1. Marketing quốc tế là gì ? Khái  niệm  Marketing  Quốc  Tế  chỉ  khác  với  Marketing  ở  chỗ  “Hàng  hóa  (và  dịch  vụ)  được  tiếp  thị ra khỏi phạm vi biên giới của một quốc gia”  Dù sự khác biệt này không lớn lắm, nhưng nó lại có ý  nghĩa thay đổi quan trọng trong: ­ Cách quản trị Marketing ­ Cách giải quyết các trở ngại của Marketing ­  Việc  thành  lập  các  chính  sách  Marketing  kể  cả  việc  thực hiện các chính sách này.  9
  10. 2. Các hình thức Marketing quốc tế Marketing quốc tế  gồm có 4 dạng:   Marketing Xuất Khẩu (Export Marketing)  Là  hoạt  động  Marketing  vận  dụng  trong  lĩnh  vực  xuất  khẩu  để  hỗ  trợ  cho  các  DN  đưa  HH  thâm  nhập  vào  thị  trường  nước ngoài.   Marketing tại nước sở tại (The Foreign Marketing)  Là  hoạt  động  Marketing  bên  trong  các  QG  mà  DN  đã  thâm  nhập.  Marketing đa quốc gia (Multinational Marketing)  Nhấn  mạnh  đến  sự  phối  hợp  và  tương  tác  hoạt  động  Marketing trong nhiều môi trường  khác nhau  ở từng quốc  gia riêng lẻ mà DN đã thâm nhập.  Marketing toàn cầu (Global Marketing)  Là  việc  vận  dụng  cùng  một  chiến  lược  Marketing  của  các  công ty tầm cỡ quốc tế  ở tất cả các thị trường trên phạm  vi toàn cầu 10
  11. 3. Những khác biệt so với  Marketing nội địa  Về chủ thể (các bên tham gia)  Về khách thể: có sự di chuyển qua biên giới quốc gia  Về tiền tệ: là ngoại tệđối với ít nhất 1 trong các bên  Về hành trình phân phối (thời gian, không gian, chi phí,  rủi ro…)  Về chiến lược và phối hợp các hoạt động Marketing  Về vòng đời sản phẩm 11
  12. Marketing toàn cầu “…thế  giới  đang  ngày  càng  đồng  nhất,  trong  đó  các  bộ  phận  thị  trường  gắn  kết  và  phụ  thuộc  chặc  chẽ  lẫn  nhau…” “...sự khác biệt giữa các thị trường theo quốc gia đang giảm  đi và có thể biến mất…” 12
  13. 3. Nguyên nhân các DN quyết định  đi ra thị trường nước ngoài ­Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu của thời đại ­TTr trong nước bị thu hẹp lại do cạnh tranh ngày càng gay  g ắt ­Môi  trường  kinh  doanh,  điều  kiện  kinh  tế­chính  trị  trong  nước không được như nhà kinh doanh mong muốn ­Giảm được rủi ro: bán ở nhiều TTr tốt hơn chỉ ở một TTr ­Để kéo dài vòng đời SP ­Để giải quyết tồn đọng HH ­Lối thoát cho năng lực SX dư thừa ­Tìm kiếm nguồn tài nguyên ­Tìm cơ hội kinh doanh tốt hơn, tăng lợi nhuận & doanh thu  13
  14. ­Khách  hàng  của  công  ty  đang  di  chuyển  ra  nước  ngoài  và  vẫn có nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty. ­Tạo  thêm  thu  nhập  từ  những  kỹ  thuật  hiện  có  thông  qua  nhượng bản quyền (licensing), nhượng quyền kinh doanh  (franchising).  ­Khai thác lợi thế hiện có trong TTr chưa được khai thác.  ­Nâng cao sức mạnh về quản lý & tài chánh của DN   ­Học hỏi & tiếp thu kinh nghiệm tiến bộ KH­KT, nâng cao  hiểu biết về cạnh tranh quốc tế.  ­Ước vọng của các nhà lãnh đạo và cổ đông DN: muốn DN  tham gia thương mại quốc tế để SP & hình  ảnh DN nổi  tiếng ở nước ngoài ­Chính sách thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của chính phủ …    Việc  tham  gia  vào  hoạt  động  thương  mại  quốc  tế  là  một xu thế bắt buộc  14
  15. Ngoài ra, việc DN thâm nhập thị trường nước ngoài còn mang lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế quốc gia:   “Những  lợi  ích  của  tự  do  thương  mại  thật  rõ  ràng:  nó  tạo  ra  nhiều  việc  làm  hơn,  khiến  cho  việc  sử  dụng  các  nguồn  lực  quốc  gia hiệu quả hơn, tạo ra sự  đổi  mới  nhanh  hơn,  mức  sống  được  nâng  cao  ở  cả  quốc  gia  này  và  các  quốc  gia  tự  do  thương  mại  với  nó.”  Tổng thống Mỹ Ronald Reagan 15
  16. MẶT TRÁI CỦA TOÀN CẦU HÓA 20% dân số thế giới thuộc các nước phát triển nhận  được 82,7% tổng thu nhập của thế giới 20% dân số thế giới thuộc các nước nghèo nhất chỉ  nhận được 1,4% tổng thu nhập của thế giới Tài sản của 200 người giàu nhất thế giới nhiều hơn  cả tổng thu nhập của 41% nhân loại Mỗi con bò của Liên minh châu Âu được Chính  phủ hỗ trợ 2,5 USD/ngày, con số này lớn hơn mức  sống của 75% dân số châu Phi Nguồn: www.imf.org 1616
  17. 4. Những nguy cơ nếu chỉ tập  trung vào thị trường trong nước  “Đóng cửa”, “Bảo hộ” thị trường ngày càng không phù  hợp  Nếu không thâm nhập thị trường nước ngoài, các công  ty nước ngoài vẫn thâm nhập thị trường trong nước  Thị  trường  trong  nước  ngày  càng  trở  nên  cạnh  tranh  hơn  Rủi  ro  cao  hơn  nếu  chỉ  lệ  thuộc  vào  một  thị  trường  trong nước duy nhất  Giải  pháp  tốt  nhất  là  mở  rộng  ra  các  thị  trường  17
  18. 5. Lợi ích của Marketing quốc tế  Kinh nghiệm  ở thị trường này có thể  áp dụng vào thị trường khác  Hạ  thấp  chi  phí  nhờ  vào  “Lợi  thế  kinh tế theo quy mô” và “Hiệu  ứng  đường cong kinh nghiệm  (Experience  curve)”  Đạt được “Lợi thế vị trí”  Nhiều cơ hội mới và tăng lợi nhuận  Thoát  khỏi  những  hạn  chế  của  thị  trường  trong  nước,  thoát  khỏi  tình  trạng bão hòa và suy thoái 18
  19. 6. Những bất lợi của  Marketing quốc tế Nguy cơ và khả năng thất bại cao  hơn Đầu  tư  ra  nước  ngoài  đòi  hỏi  nguồn lực lớn Phức  tạp  về  môi  trường  kinh  doanh Phải  thay  đổi  các  chiến  lược,  kế  hoạch Marketing 19
  20. 7. Những thách thức khi tham  gia thị trường thế giới   Tính phức tạp và đa dạng của môi trường văn  hóa  Sức cạnh tranh và năng lực quản lý của  doanh nghiệp so với các đối thủ thế giới còn  yếu  Nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ kinh doanh  quốc tế, Mareting quốc tế là một thách thức  lớn  Những thách thức từ sự khác biệt môi trường  kinh tế, chính trị, pháp luật, cạnh tranh... 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2