Bài giảng Máy xây dựng: Chương 5&6 - Nguyễn Hữu Chí
lượt xem 12
download
Bài giảng Máy xây dựng: Chương 5&6 cung cấp cho người học những kiến thức như: Máy và thiết bị gia cố nền móng, Máy ép cọc bấc thấm, Máy khoan cọc nhồi, Máy thi công mặt đường bê tông nhựa nóng, Máy thi công mặt đường bê tông xi măng,...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Máy xây dựng: Chương 5&6 - Nguyễn Hữu Chí
- CHƯƠNG 5 - MÁY VÀ THIẾT BỊ GIA CỐ NỀN MÓNG BÀI 1- BÚA ĐÓNG CỌC DIEZEL 1. Công dụng: Búa đóng cọc diezel dùng để đóng cọc bê tông cốt thép, cọc ống thép, cọc gỗ, và thường chỉ đóng trên nền đất thông thường. Búa loại này dùng dầu diezel và hoạt động như một động cơ diezel, gây ồn và chấn động mạnh nên chỉ thích hợp với việc thi công nơi xa khu dân cư. 2. Phân loại - Theo cấu tạo của quả búa bao gồm: + Búa diezel cột dẫn (xi lanh rơi); + Búa diezel ống dẫn (piston rơi). - Theo trọng lượng phần rơi của quả búa bao gồm: + Búa nhỏ có trọng lượng phần rơi Q < 1,2 tấn; + Búa trung bình có trọng lượng phần rơi Q= 1,2 – 2,5 tấn; + Búa lớn có trọng lượng phần rơi Q > 2,5 tấn. - Theo cấu tạo của giá búa bao gồm: + Giá búa chuyên dùng; + Giá búa không chuyên dùng. 1
- Ưu, nhược điểm của búa đóng cọc diezel Ưu điểm : Búa diezen là loại búa có kết cấu gọn nhẹ, cơ động, mang tính độc lập cao không phụ thuộc vào nguồn năng lượng bên ngoài. Nhược điểm : + Công thực tế đóng cọc nhỏ vì phải cần khoảng 50 60% động năng dùng vào việc nén khí cho búa nổ, còn lại 40 50% là dùng cho việc đóng cọc. + Tốc độ đóng cọc chậm (50 - 60 lần/ph), hiệu quả đóng cọc thấp, khi cần đóng về mùa đông búa khó nổ. + Khi đóng cọc trên nền đất yếu ít có hiệu quả. + Khi lực đóng cọc lớn dễ gây vỡ đầu cọc và ảnh hưởng đến các công trình xung quanh. 2
- 3. Búa diezen loại hai cột dẫn a, Cấu tạo: b, Nguyên lý làm việc: - Cáp kéo (15) và móc kéo (13) được móc vào chốt (12) sau đó kéo xi lanh và xà ngang (17) đi lên đến vị trí trên cùng, sau đó điều khiển cần (16) chốt (12) trượt khỏi móc (13) làm cho xi lanh rơi tự do theo 2 cột dẫn hướng chụp vào piston (5), để đóng cọc và nén không khí trong buồng xi lanh. Khi đạt tới áp suất và nhiệt độ cao, đồng thời thanh tỳ (2) đánh vào cần bơm (6) của bơm dầu, dầu theo đường dẫn (8) vào trong khoang xi lanh dưới dạng sương mù, gặp không khí ở áp suất và nhiệt độ cao sẽ tự bốc cháy, Khí cháy sinh ra công đẩy quả búa đi lên, xi lanh được đẩy lên đến độ cao nhất định sẽ tự rơi xuống và tiếp tục quá trình làm việc tiếp theo. 3
- Búa diezel cột dẫn và ống dẫn 4
- 4. Bóa diezel kiÓu èng dÉn a. CÊu t¹o 5
- 6
- 7
- b, Nguyên lý làm việc - Dùng cáp kéo con rùa (1) và piston búa (9) đi lên đến một độ cao nhất định sau đó thả cho rơi tự do dọc theo xi lanh (10), khi piston bịt kín lỗ khí (7) không khí trong khoang sẽ được nén làm cho áp suất và nhiệt độ cao. - Quả piston rơi xuống tác dụng vào thớt búa để đóng cọc đồng thời khi đó piston tác dụng vào cần bơm (3) làm bơm dầu (4) phun dầu vào trong khoang dưới dạng sương mù gặp không khí ở nhiệt độ và áp suất cao sẽ tự bốc cháy tạo ra áp lực khí cháy đẩy quả búa đi lên. Quả búa đi lên đến một độ cao nhất định sẽ tự rơi xuống và bắt đầu một chu trình làm việc tiếp theo. 8
- Búa Thủy lực 9
- Máy ép cọc thủy lực 10
- Máy ép cọc thủy lực 11
- BÀI 2- BÚA RUNG 1, Công dụng - Búa rung được sử dụng phổ biến trong thi công đóng cọc, sử dụng có hiệu quả trên nền đất cát tơi xốp, đất dính, và ở những nơi có địa hình chật hẹp. - Khi làm việc nó tạo ra lực rung động theo phương thẳng đứng và truyền xuống cọc cùng với khối lượng đất đá bám quanh cọc, nhờ đó làm giảm ma sát giữa cọc và nền. Nhờ vậy, mà năng suất đóng cọc cao hơn so với búa diezel khoảng 4- 6 lần - Búa rung là một trong những loại búa được sử dụng rộng rãi để đóng cọc trên các loại nền đất khác nhau, thích hợp nhất là với các loại nền tơi xốp. Khi sử dụng búa rung để đóng cọc sẽ làm giảm lực ma sát quanh cọc giúp cho cọc dễ dàng đóng sâu vào nền đất. Búa rung khi kết hợp với cần trục sẽ thành thiết bị nhổ cọc. *, Ưu điểm: - Có kết cấu nhỏ gọn đơn giản - Tính cơ động cao, làm việc tin cậy, dễ điều khiển và cọc không bị vỡ khi đóng cọc *, Nhược điểm: - Trong quá trình làm việc tạo ra rung động mạnh làm ảnh hưởng đến các công trình xung quanh. 12
- 2, Phân loại - Theo nguyên lý làm việc, quả búa rung được chia làm hai loại: + Loại rung thuần túy gồm có: loại nối mềm (thường ở quả búa có tần số làm việc cao 7001500 lần/ph). Loại này được dùng để đóng các loại cọc nhỏ như: cọc gỗ, cọc ván thép, cọc thép hình… và loại nối cứng (ở các quả búa làm việc tần số thấp 300500 l/ph) và được dùng để đóng cọc lớn như: cọc bê tông cốt thép (BTCT), cọc ống … + Búa va rung là loại búa kết hợp rung động và va chạm - Theo công suất: + Loại nhỏ N< 45 kW + Loại trung bình N= 45- 110 kW + Loại lớn N> 110 kW 13
- 3, Búa rung thuần túy *) Cấu tạo H 1- Búa rung nối cứng H 2- Búa rung nối mềm 1. Động cơ; 2. Bộ truyền đai; 3. Bộ gây rung; 4. Mũ cọc; 5. Bánh lệch tâm 6. Giảm chấn. 14
- Sơ đồ nguyên lý búa rung 15
- 16
- Búa rung điện 17
- Búa rung thủy lực 18
- b) Nguyên lý làm việc Nguồn động lực từ động cơ (1) thông qua bộ truyền đai (2) đến bộ gây rung bộ gây rung gồm các bánh lệch tâm được đặt trên các trục được dẫn động với nhau thông qua bộ truyền bánh răng. - Sự rung động được tạo ra do lực ly tâm sinh ra khi các bánh lệch tâm quay, đặc tính của dao động này phụ thuộc vào mô men lệch tâm, tổng khối lượng của hệ thống tham gia dao động và đặc điểm của nền. Nhược điểm của búa rung nối cứng là: tuổi thọ của động cơ không bền; khi cần gia tải vào đầu búa để tăng áp lực lên đầu cọc thì biên độ rung lại giảm đi rõ rệt còn loại rung mềm do có trang bị thêm hệ thống lò xo giảm chấn, nên tuổi thọ động cơ được nâng cao. Khi cần gia tải lên đầu búa thì biên độ rung có bị giảm nhưng không đáng kể. 19
- 4). Bóa va rung a) CÊu t¹o b) Nguyên lý làm việc Búa va rung làm việc theo nguyên lý vừa rung vừa va đập. Khi biên độ dao động lớn hơn khoảng cách e giữa đầu búa và đe thì quá trình va đập được diễn ra, lực xung kích sẽ được truyền xuống cọc, do làm việc theo nguyên lý hỗn hợp nên búa va rung có năng suất cao. - Có thể thay đổi lực va đập bằng cách thay đổi khe hở giữa H 3. Búa va rung đe và đầu búa 1. Động cơ, 2. Bộ truyền đai, 3. Bộ gây rung, 4. Mũ cọc, 5. Bánh lệch tâm, 6- Đệm lò xo; 7. Đầu búa, 8. Đe 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Máy xây dựng: Chương VII - ThS. Đặng Xuân Trường
18 p | 286 | 63
-
Bài giảng Máy xây dựng: Chương VIII - ThS. Đặng Xuân Trường
15 p | 150 | 31
-
Bài giảng Máy xây dựng: Chương 2 - Nguyễn Hữu Chí
116 p | 50 | 14
-
Bài giảng Máy xây dựng: Chương 6 - ThS.Nguyễn Văn Dũng
42 p | 76 | 12
-
Bài giảng Máy xây dựng: Chương 1 - Nguyễn Hữu Chí
67 p | 66 | 11
-
Bài giảng Máy xây dựng: Chương 3 - Nguyễn Hữu Chí
90 p | 43 | 11
-
Bài giảng Máy xây dựng: Chương 4 - Nguyễn Hữu Chí
72 p | 55 | 11
-
Bài giảng Máy xây dựng: Chương 7 - ThS.Nguyễn Văn Dũng
24 p | 39 | 10
-
Bài giảng Máy xây dựng: Chương 4 - ThS.Nguyễn Văn Dũng
87 p | 103 | 10
-
Bài giảng Máy xây dựng: Chương 2 - Thi công nền đường
29 p | 14 | 10
-
Bài giảng Máy xây dựng: Chương 1 - ThS.Nguyễn Văn Dũng
25 p | 48 | 10
-
Bài giảng Máy xây dựng: Chương 2 - ThS. Vũ Văn Nhân
23 p | 75 | 10
-
Bài giảng Máy xây dựng: Chương 2 - Lê Hồng Quân
21 p | 18 | 9
-
Bài giảng Máy xây dựng: Chương 4 - Máy thi công cọc
17 p | 26 | 9
-
Bài giảng Máy xây dựng: Chương 2 - ThS.Nguyễn Văn Dũng
60 p | 48 | 9
-
Bài giảng Máy xây dựng: Chương 1 - Lê Hồng Quân
86 p | 25 | 7
-
Bài giảng Máy xây dựng: Chương 3 - Lê Hồng Quân
17 p | 22 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn