intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Môi trường trong xây dựng: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Bài giảng Môi trường trong xây dựng: Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Phát triển bền vững; đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược; luật bảo vệ môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Môi trường trong xây dựng: Phần 2

  1. CHƯƠNG 4. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 4.1 Nhận thức chung về phát triển bền vững (PTBV) Trong lịch sử nhân loại, ngay từ buổi sơ khai con người đã biết khai thác TNTN để chế biến thành những sản phẩm cần thiết cho sự sống hoặc để cải thiện những điều kiện thiên nhiên, tạo ra môi trường sống thích hợp cho mình. Trong khi tiến hành các hoạt động đó, con người ít nhiều đã biết mọi sự can thiệp vào thiên nhiên đều có hai mặt lợi và hại khác nhau đối với cuộc sống trước mắt và lâu dài của con người. Để ngăn ngừa những tác động đến thiên nhiên, con người đã đúc kết và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác những tục lệ như chỉ định rừng đầu nguồn thành “rừng cấm”, “rừng thiêng” không được xâm phạm; tục lệ phóng sinh, thả chim, cá về nguồn; tục lệ cấm giết hại súc vật đang mang thai, động vật sơ sinh v.v… Nền sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp gắn với các hiểu biết về sinh thái như vậy có thể xem là những biểu hiện của ý thức BVMT một cách cảm tính và được duy trì một cách ổn định trong hàng năm tại nhiều nước ở Châu Á và Đông Nam Á. Cùng với sự phát triển của tiến bộ xã hội, nhất là trong xã hội công nghiệp với sự phát hiện những nguồn nguyên liệu, vật liệu và năng lượng mới cộng với kỹ thuật sản xuất tiến bộ hơn nhiều, con người đã tác động mạnh mẽ vào thiên nhiên, can thiệp một cách trực tiếp và nhiều khi thô bạo vào các hệ thiên nhiên. Để chế ngự thiên nhiên, ngăn ngừa các hiện tượng bất lợi cho mình, con người nhiều khi đã tạo ra những mâu thuẫn sâu sắc giữa mục tiêu phát triển của xã hội loài người với các quá trình diễn biến của tự nhiên. Để đạt được năng suất cao trong sản xuất nông nghiệp, con ngươì đã chuyển đổi hoặc tạo ra các dòng năng lượng nhân tạo, cắt nối các chuỗi hoặc lưới thức ăn vốn có của tự nhiên, đơn điệu hoá các hệ sinh thái, sử dụng năng lượng bổ sung để duy trì cân bằng nhân tạo rất mkỏng manh của hệ thống tự nhiên và môi trường. Đặc biệt là trong thế kỷ 20 sau những năm phục hồi chiến tranh thế giới lần thứ 2 hàng loạt các nước tư bản chủ nghĩa cũng như xã hội chủ nghĩa tiếp tục đi sâu phát triển công nghiệp. Một số nhân tố mới như cách mạng khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ dân số, sự phân hoá các quốc gia về thu nhập đã tạo ra nhiều nhu cầu và khả năng mới về khai thác TNTN và can thiệp vào MT. Trật tự bất hợp lý về kinh tế thế giới đã tạo nên hai loại ô nhiễm, đó là ô nhiễm do thừa thải (pollution of affluence) tại các nước có nền công nghiệp phát triển và ô nhiễm do đói nghèo (pollution of poverty) tại các nước nghèo chậm phát triển. Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển. Nhưng con người cũng như mọi sinh vật khác không thể đình chỉ sự tiến hoá và phát triển của mình. Ngừng phát triển sẽ đồng nghĩa với sự tự huỷ diệt. Đó là quy luật của sự sống mà mọi vật phải tuân theo. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển và MT là chấp nhận sự phát triển nhưng phải phát triển một cách khôn khéo, phát triển mà không gây ra những tác hại đến MT. Đó là PTBV mà nhân loại hiện nay đang nói đến.
  2. Vậy PTBV là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. (Luật BVMT 2005). Tình trạng phúc lợi của thế hệ hôm nay cũng như của caqsc thế hệ mai sau phụ thuộc vào nguồn TNTN và nhân tạo đã có; mỗi một cá thể đều phải có nghĩa vụ ngăn ngừa và hạn chế việc làm cạn kiệt nguồn TNTN đó. PTBV được mô tả như một quá trình biến đổi sâu sắc mà trong đó việc sử dụng các nguồn TNTN, việc xây dựng cơ cấu đầu tư, việc lựa chọn loại hình tiến bộ kỹ thuật và các cơ chế pháp lý phải hoà hợp cho được những nhu cầu của cả hiện tại và tương lai. 4.2. Các nguyên tắc đề PTBV Hội nghị thượng đỉnh ở Rio de Janero (1992) đã nhất trí thông qua 9 nguyên tắc để PTBV: 1) Bảo vệ sức sống và tính đa dạng sinh học của trái đất vì: - Sức sống của trái đất là sức sống của con người, của các hệ sinh thái - Sự đa dạng sinh học được tích luỹ trong hệ thống thiên nhiên của trái đất mà loài người phụ thuộc vào đó. Hệ thống thiên nhiên có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều chỉnh khí hậu, thời tiết, cân bằng nước … và các yếu tố môi trường khác mà con người đang sống, giữ vai trò quan trọng trong phát triển nông, lâm, ngư nghiệp … Bảo vệ đa dạng sinh học là bảo vệ tất cả các loài động và thực vật trên trái đất, bảo vệ các ngồn gen di truyền của các loài sinh vật. Bảo vệ đa dạng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta hôm nay và mai sau. 2) Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các loại tài nguyên nhất là TN không tái tạo được. Con người từ xưa đã biết sử dụng các nguồn TNTN. Nguồn TN không tái tạo được như các loại nhiên liệu hoá thạch, dầu hoả … thường có hạn, nếu khai thác quá mức sẽ làm chúng cạn kiệt. Trong từng quốc gia hoặc trên phạm vi toàn thế giới, các ngành hoạt động đều luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong nhu cầu sử dụng TNTN, vì vậy muốn sử dụng lâu dài cân cân nhắc tính toán để hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các loại TNTN đó. 3) Giữ vững khả năng chịu đựng của trái đất. Trái đất nói chung hay một HST nào đó dù là tự nhiên hay nhân tạo đều có phạm vi chịu đựng nhất định. Con người có thể mở rộng phạm vi đó bằng các loại hình kỹ thuật truyền thống hay áp dụng công nghệ mới nhưng nếu không dựa vào các quy luật phát triển nội tại của tự nhiên thì phải trả giá rất đắt, làm cho TNTN, các HST bị suy thoái, nghèo kiệt, mất khả năng phục hồi. PTBV còn phụ thuộc vào dân số. Dân số càng tăng, nhu cầu sử dụng các nguồn TNTN càng lớn và sẽ vượt khả năng chịu đựng của trái đất, cho nên phải tìm cách giới hạn an toàn giữa phát triên dân số và PTBV. 4) Tôn trọng và quan tâm đến cuốc sống cộng đồng. Đây là nguyên tắc quan trọng, nó nói lên trách nhiệm của con người là phải quan tâm đến mọi người
  3. xung quanh, đến các hình thái khác nhau của cuộc sống hiện nay và mai sau. Theo nguyên tắc này thì sự phát triển của nước này không làm thiệt hại đến nước khác; sự phát triển của thế hệ này không làm nguy hại đến thế hệ mai sau; sự phát triển của dân tộc này không làm ảnh hưởng đến dân tộc khác; sự phát triển của loài này không ảnh hưởng đến loài khác trong cộng đồng v.v…. Bởi vì tất cả dạng sống trên thế giới đều tạo thành một hệ thống lớn lệ thuộc lẫn nhau, tác động tương hỗ lẫn nhau; nếu làm rối loạn một khâu nào đó sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống. 5) Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Mục đích cơ bản của phát triển là cải thiện chất lượng cuộc sống con người. Con người nhận biết được khả năng của mình là có thể cải thiện được chất lượng cuộc sống. Mỗi một dân tộc đều có những mục tiêu khác nhau trong phát triển nhưng lại có điểm thống nhất là mong muốn xây dựng một cuộc sống lành mạnh, có đủ nhu cầu cần thiết cho cuộc sống, được giáo dục học hành tốt, được bình đẳng, an toàn xã hội, không bạo lực, chiến tranh v.v… Tôn trọng cuộc sống cộng đồng một cách hoà hợp là yếu tố quan trọng trong việc góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống con người. 6) Xây dựng thái độ mới, thay đổi thói quen của mỗi người đối với thiên nhiên. Trước đây và ngay cả bây giờ chúng ta chưa có ý niệm đầy đủ về PTBV. Sự nghèo khó buộc con người phải phá rừng làm nương rẫy, săn bắn chim thú … để tồn tại. Những hành động đó đã gây tác động xấu đến MT và các HST, làm cạn kiệt TNTN, giảm diện tích rừng … Còn sự giàu có lại gây ra sự tiêu dùng quá mức, sử dụng lãng phí nhiều loại TNTN cũng dẫn đến sự cạn kiệt nhanh chóng các loại TNTN. Vì lẽ đó con người phải thay đổi thái độ và hành vi của mình trong cách ứng xử với thiên nhiên, trong việc sử dụng và bảo vệ TNTN, BVMT. Nếu con người có thái độ đúng với thiên nhiên thì sẽ tận hưởng được những tài sản vô giá mà thiên nhiên dành cho. 7) Để cho cộng đồng tự quản lý lấy MT sống của mình. MT là ngôi nhà chung không chỉ riêng của một cá nhân nào, cộng đồng nào. Cần phải xây dựng một cuộc sống bền vững phụ thuộc vào niềm tin và sự đóng góp của từng cá nhận trong cộng đồng. Một cộng đồng muốn được sống bền vững trước hết phải quan tâm bảo vệ môi trường sống của chính mình và không làm ảnh hưởng đến MT của cộng đồng khác. Họ phải biết ửu dụng TNTN một cách hợp lý, tiết kiệm, biết cách thải và xử lý các phế thải độc hại được an toàn, biết cách bảo vệ các HST và tính đa dạng của các HST đó. Con người hoàn toàn có khả năng quản lý lấy MT sống của mình nếu được giáo dục đúng mức, được giao đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm. Mục tiêu của việc BVMT là gìn giữ những nguồn lợi tự nhiên của toàn bộ lãnh thổ cũng như từng địa phương, quản lý và bảo vệ các nguồn TNTN, bảo vệ tính đa dạng sinh học của toàn bộ lãnh thổ quốc gia trong đó có lợi ích địa phương. Cộng đồng không thể tiến hành các hoạt động BVMT nếu các công dân không được tham gia quyết định những vấn đề liên quan đến quyền lợi của mình. Vì vậy, cần phải để cho cộng đồng được điều khiển toàn bộ cuộc sống của mình, bao gồm việc được hưởng thụ, được sử dụng nguồn TNTN, đồng thời có trách nhiệm quản lý, bảo vệ nguồn TNTN của địa phương mình cũng như được tham gia bàn bạc thảo luận các dự án bảo vệ TNTN và BVMT và cần tạo mọi điều kiện để giúp đỡ cộng đồng thực hiện các dự án đó.
  4. 8) Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc BVMT. Muốn BVMT và PTBV thì phải xây dựng được sự đồng tâm nhất trí và đạo đức sống bền vững trong cộng đồng. Chính quyền trung ương cũng như địa phương phải có cơ cấu thống nhất về quản lý môi trường, bảo vệ TNTN. Bên cạnh cơ cấu quyền lực phải có luật về TNTN và MT vì luật là công cụ pháp lý quan trọng để đảm bảo thực hiện những chính sách , đảm bảo cuộc sống bền vững; ọi người, mọi tổ chức đều phải chấp hành luật. 9) Xây dựng một cơ cấu liên minh toàn cầu. MT là vấn đề của toàn cầu, của mọi quốc gia. MT không có biên giới. Bầu khí quyển và đại dương tác động qua lại lẫn nhau tạo ra khí hậu trái đất. Nhiều con sông lớn là tài sản chung của nhà nước. Việc biến đổi khí hậu, suy thoái tầng ôzôn, nạn ÔNMT không khí, nước … đang là nguy cơ đe doạ toàn cầu. Cho nên vấn đề BVMT không thể làm riêng từng nước mà phải có sự liên minh toàn cầu, liên minh toàn thể cộng đồng các dân tộc trên thế giới mới làm được. 4.3 Những vấn đề môi trường cấp bách của Việt Nam Những vấn đề môi trường cấp bách của Việt Nam được nêu ra ở đây đã được chính phủ Việt Nam trình bày tại hội nghị Rio de Janero tháng 6-1992 và đã được nghiên cứu, xem xét trong các lần soạn thảo và ban hành Luật BVMT của Việt Nam (thang 12.1993 và tháng 12.2005). Giải quyết được các vấn đề đó thì Việt Nam mới có thể PTBV được. 1) Nguy cơ mất rừng và cạn kiệt tài nguyên rừng đã xảy ra ở nhiều vùng và đe doạ cả nước. Năm 1943 diện tích rừng của Việt Nam là 19 triệu ha, nay chỉ còn khoảng 8 triệu ha, như vậy trong vòng 50 năm qua hơn một nửa diện tích rừng của Việt Nam đã bị tàn phá, trung bình mỗi năm mất khoảng từ 160.000-200.000 ha. Tỷ lệ mất rừng bình quân ở nước ta cao gấp 5 lần so với thế giới (ta 1,4% so với 0,3%- năm thế giới). Với một nước nhiệt đới, địa hình 3/4 là rừng núi, nhưng tỉ lệ che phủ rừng hiện nay chỉ còn khoảng 22-28% tổng diện tích cả nước, có nơi chỉ còn 10%, như vậy coi như đã mất rừng. Giới hạn thấp nhất an toàn cho môi trường là độ che phủ của rừng phải là 33,2%, như vậy độ che phủ rừng ở Việt Nam thấp hơn mức an toàn rất nhiều. Trữ lượng gỗ bình quân rừng tự nhiên của ta dưới 80m 3/ha, nhiều nơi chỉ còn 30m3/ha, trong khi chỉ số của thế giới là 230m3/ha. Tài nguyên sinh học gắn với rừng ngày càng cạn kiệt, đa dạng sinh học vốn rất phong phú trước đây đang ngày càng giảm sút. Nguyên nhân diện tích rừng và tài nguyên rừng bị giảm sút nghiêm trọng là do rừng đã bị khai thác quá mức, vượt quá ngưỡng phục hồi mà không được kiểm soát và bảo vệ; việc xây dựng các vùng kinh tế mới không theo quy hoạch; tập quá du canh du cư, phá rừng làm nương rẫy … ; việc săn bắn thú rừng bừa bãi v.v… Hậu quả là MT luôn biến động, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn. Vào mùa mưa các sông khu vực miền Trung và vùng Tây Bắc thuờng xảy ra lũ quét, còn về mùa khô thị bị cạn kiệt, lòng sông bị bồi lấp…
  5. Theo dự đoán nếu tốc độ mất rừng không giảm đi, nếu không có các biện pháp tổng hợp cứu rừng thì không bao lâu nữa thảm hoạ mất rừng sẽ xảy ra với Việt Nam. Mất rừng sẽ là thảm hoạ quốc gia. Vì vậy tháng 3/1997, Chính phủ Việt Nam đã có lệnh đóng cửa rừng. Đây là giải pháp tình thế nhưng có ýnghĩa chiến lược quan trọng trong việc bảo vệ rừng vì lợi ích chung của dân tộc. Đồng thời với việc đóng cửa rừng, chính phủ còn chủ trương đến năm 2005 phải trồng mới khoảng 5-6 triệu ha rừng hàng năm, để sau 10 năm sẽ có độ phủ xanh là 40-45% diện tích rừng. Trong giai đoạn 1996 - 2000, vốn đầu tư cho trồng rừng của ta đã lên tới 7.550 tỷ đồng, sau đó còn phải đầu tư thêm hàng vạn tỷ đồng nữa. Tuy nhiên, việc quản lý và bảo vệ rừng vẫn rất khó khăn, rừng tự nhiên cũng như rừng trồng vẫn đang bị phá huỷ rất nghiêm trọng. 2) Sự suy giảm nhanh diện tích và chất lượng đất canh tác theo đầu người, việc sử dụng lãng phí tài nguyên đất đang tiếp diễn. Với trên 33 triệu ha đât tự nhiên, Việt Nam là nước có diện tích đất nông nghiệp tính theo đầu người vào loại thấp nhất thế giới. Xu thế này đang tiếp tục gia tăng theo mức độ phát triển dân số còn quá cao và quá trình đô thị hoá phát triển rất nhanh, ở vùng đồng bằng sông Hồng mỗi người chỉ được 462m2 và 1729m2 cho mỗi lao động nông nghiệp. Chất lượng đất cũng bị suy giảm nhanh do xói mòn, bạc màu. Có khoảng 3 triệu ha đất bị nhiễm mặn hoặc chua phèn; nhiều nơi đất bị sa mạc hoá hoặc khô cằn do thiếu nước; ô nhiễm đất đã xảy ra ở một số vùng đất tốt ven các khu công nghiệp hoặc do dùng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu không hợp lý. Tài nguyên đất không được sử dụng hợp lý như tỷ lệ đất nông nghiệp, lâm nghiệp còn thấp (xấp xỉ 50% quỹ đất), tỷ lệ đất trống đồi trọc không sản xuất được quá cao (chiếm 1/3 diện tích cả nước); quỹ đất nông nghiệp dành cho các mục đích phi nông nghiệp lại rất cao và còn có xu thế gia tăng do sự phát triển đô thị, các khu công nghiệp, các công trình giao thông, thuỷ lợi …; việc sử dụng đất rất không đồng đều ở các vùng v.v… 3) Môi trường biển bắt đầu bị ô nhiễm, tài nguyên biển đặc biệt là tài nguyên sinh vật biển ven bờ suy giảm đáng kể. Đất nước ta có gần 1 triệu km 2 hải phận được coi là kho tàng thuỷ sản vô tận, có thể cho phép khai thác ổn định hàng năm từ 1,6-2 triệu tấn hải sản. Năm 1980 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản là 11 triệu USD, năm 1994 lên 458 triệu, năm 2000 trên 1 tỷ USD. Tuy nhiên biển Việt Nam đang cạn dần nguồn tài nguyên do khoan khai thác dầu khí, các sự cố giao thông, tràn dầu trên biển, các hiện tượng đánh bắt hải sản bằng thuốc nổ, xung điện hoặc do việc quản lý và khai thác không chặt chẽ để tài nguyên bị cướp đoạt bởi các tàu đánh bắt nước ngoài. Một số vùng biển ven bờ như Hạ Long. Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu v.v… đang bị ô nhiễm do việc thải các chất thải sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp. Biển Việt Nam có hệ thống rừng ngập mặn với hàng trăm triệu hecta tập trung chủ yếu ở Cà Mâu với hơn 116.000 hecta. Các con sông lớn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều biển Đông và vịnh Thái Lan chảy qua vùng rừng ngập mặn tạo ra một môi trường thức ăn thích hợp và lý tưởng với nhiều loại thuỷ sản khác nhau, đặc biệt là tôm. Tuy nhiên rừng ngập mặn này cũng đang bị tàn phá nặng nề với tốc độ hàng chục ngàn hecta/năm (tư năm 1989-1995 trung bình là 13.000 ha/năm), theo đó tài nguyên thuỷ sản cũng giảm đi rõ rệt. 4) Tài nguyên nước bao gồm nước mặt và nước dưới đất ngày càng bị ô nhiễm do các chất thải sinh hoạt và công nghiệp, một số nơi đã ở mức báo động
  6. như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM ; các hệ sinh thái cửa sông, các vùng đất ngập nước, rừng ngập mặn ven biển đang bị suy thoái về các nguồn lợi thuỷ sản, hải sản do việc sử dụng không hợp lý các hệ sinh thái đó và do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra. 5) Tài nguyên khoáng sản đang bị khai thác một cách lãng phí và bừa bãi, đặc biệt là kim loại quý như vàng sa khoáng, đá quý tại Nghệ An, Cao Bằng, Bắc Thái, Quảng Nam … Hàng trăm mỏ khoáng sản đạng được khai thác nhưng đều rất lãng phí, mức tổn thất than trung bình từ 12-15%, lượng tổn thất quặng apatit loại 1 và loại 2 trong 20 năm khai thác bằng hai lần lượng quặng đã lấy được; vàng sa khoáng, đá quý hiếm … bị khai thác bừa bãi không thống kê được đã dẫn tới việc cạn kiệt và nghèo đi của TNTN. Việc khai thác lãng phí và bừa bãi TNTN còn làm ô nhiễm môi trường nước, mất đất canh tác nông, lâm nghiệp, làm ảnh hưởng tới cảnh quan thiên nhiên và ô nhiễm môi trường chung quanh. 6) Ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, các đô thị và một số vùng nông thôn đang trở nên trầm trọng do các chất thải công nghiệp và sinh hoạt.Các thành phố như Hà Nội, TP HCM, Việt Trì … đã ghi nhận được trên 50loại hơi khí độc với nồng độ ô nhiễm vượt hàng chục lần giới hạn cho phép. Ô nhiễm tiếng ồn ở nhiều nhà máy và phương tiện giao thông đô thị ở mức gấp 3-5 lần tiêu chuẩn cho phép, có nơi đến 15-20lần. Việc thiếu quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật không đồng bộ, không có các biện pháp kiểm tra, xử lý đúng mức … đã làm cho môi trường đô thị và khu công nghiệp bị ô nhiễm nặng. 7) Tác hại của chiến tranh, đặc biệt là các hoá chất độc do Mỹ rải xuống Việt Nam đã và đang gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đối với môi trường tự nhiên và con người Việt Nam. Theo thống kê của Mỹ, gần 50% diện tích rừng và đất canh tác ở miền Nam Việt Nam đã bị rải chất độc hoá học từ 1 lần trở lên. Mỹ đã sử dụng đến trên 72 triệu galon chất diệt vỏ và làm trụi lá cây, trong đó chất độc màu da cam có chứa điôxin chiếm 60%, chất trắng 13% và chất xanh 27% đã huỷ diệt hàng trăm ha rừng và đất trồng trọt, nhiễm độc nguồn nước, gây tổn thất nghiệm trọng về số lượng và chủng loại các loài sinh vật, đặc biệt gây hậu quả lâu dài đến sức khoẻ con người. Ước tính thời gian khôi phục các khu rừng bị rải chất độc hoá học phải mất một thế kỷ nếu không có chính sách trồng cây gây rừng hiệu quả. 8) Dân số tăng nhanh lại phân bố không đồng đều và không hợp lý lực lượng lao động giữa các vùng và các ngành nghề khai thác tài nguyên cùng với sự tập trung dân số tại các thành phố lớn đã gây ra những vấn đề môi trường gây gắt cần phải giải quyết. Trong thời gian 22 năm từ 1955-1977 mặc dù có chiến tranh nhưng dân số nước ta đã tăng gấp đôi, đến nay đã đạt trên 80 triệu người. Mức tăng dân số trung bình ở Việt Nam là 1,3 triệu người/năm, khoảng 2,4%/năm, đã gây ra nhiều vấn đề gay gắt mà nền kinh tế cần phải giải quyết như ăn, mặc, ở, giáo dục y tế, giao thông vận tải … Dân số tăng nhanh nên yêu cầu về lương thực, vải vóc, diện tích nhà ở … phải tăng thêm: nếu mỗi người cần 13kg gạo/tháng thì mỗi năm cần tăng thêm khoảng 50 vạn tấn thóc; mỗi người cần 5 mét vải/năm thì hàng năm cần
  7. phải tăng thêm khoảng trên 8 triệu mét vải và mỗi ngưởi cần 6m2 nhà ở thì phải xây thêm 7,8 triệu m2/năm nhà ở v.v… 9) Nhận thức về BVMT của nhân dân còn yếu nhưng việc tuyên truyền giáo dục và đào tạo cán bộ về môi trường chưa được làm tốt, các kế hoạch BVMT chưa được thể hiện đầy đủ trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, luật pháp và thể chế quán lý môi trường chưa được thực thi hiệu nghiệm; cơ sở vật chất kỹ thuật để giải quyết các vấn đề về môi trường còn thiếu nghiêm trọng, trong khi đó nhu cầu về cải thiện và chống ô nhiễm môi trường ngày càng bức xúc và phức tạp… Đây là vấn đề chung của các nước đang phát triển nhưng đối với Việt Nam là hết sức to lớn so với yêu cầu thực tế nên việc BVMT sống nói chung đang gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM), ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC (ĐMC) I. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 1.1 Định nghĩa, mục đích và ý nghĩa của việc ĐTM Theo điều 3 Luật BVMT 2005 thì "ĐTM là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó". Tác động đến MT bao gồm việc tạo ra những hậu quả làm thay đổi chất lượng, số lượng, thay đổi sự phân bố không gian hoặc thời gian các loại TNTN hoặc các nhân tố về chất lượng môi trường sống. Tác động có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại, trước mắt hoặc lâu dài, trực tiếp hoặc gián tiếp cho cộng đồng dân cư, cho tài nguyên và môi trường tại nơi thực hiện dự án. Mục đích của việc ĐTM: - Cung cấp thêm những tư liệu khoa học cần thiết cho việc quyết định các dự án đầu tư. - Giúp cho cơ quan xét duyệt các dự án đầu tư đưa ra được những quyết định đúng đắn và toàn diện hơn, có thể thực hiện hay không thực hiện dự án đó về mặt môi trường . - Tạo ra cơ hội để có thể phối hợp, liên kết các điều kiện nhằm giảm nhẹ các tác động có hại đến môi trường. - Tạo ra phương thức để cộng đồng có thể đóng góp ý kiến công khai vào các dự án đầu tư xây dựng hoặc hoà giải giữa các bên (bên gây tác động và bên chịu tác động), góp phần lựa chọn dự án được tốt hơn. - Là công cụ pháp lý buộc chủ dự án phải thực hiện các điều cam kết về BVMT khi thực hiện dự án. Ý nghĩa của việc ĐTM: ĐTM có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xét duyệt và quyết định các dự án đầu tư xây dựng. Có thể nêu lên đây 4 ý nghĩa cơ bản của việc ĐTM: - ĐTM là công cụ quản lý môi trường. Nó hỗ trợ cho việc thực hiện dự án theo hướng bảo đảm hiệu quả kinh tế BVMT và góp phần vào mục tiêu PTBV: Điều đó
  8. thể hiện ở chỗ: khuyến khích công tác quy hoạch tốt hơn và giúp cho dự án hoạt động hiệu quả hơn; giúp cho Nhà nước tránh được những hoạt động sai lầm mà sau này phải khắc phục rất tốn kém; việc sử dụng tài nguyên sẽ thận trọng hơn, hạn chế được suy thoái môi trường. - ĐTM không xét các dự án một cách riêng lẻ mà đặt chúng trong xu thế phát triển chung của khu vực, của cả nước và của toàn thế giới, tránh gây tác hại tích lũy của các chất ô nhiễm ở mức độ cao cho một khu vực. - Huy động được sự đóng góp đông đảo các tầng lớp trong xã hội, góp phần nâng cao trách nhiệm các cơ quan quản lý, các chủ dự án và của cộng đồng đến việc BVMT. Liên kết được các nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau để giải quyết một công việc chung là đánh giá mức độ tác động đến MT của các dự án, giúp cho người ra quyết định chọn được dự án phù hợp với mục tiêu BVMT. Nó còn phát huy được tính công khai, minh bạch trong việc lập và thực thi dự án, nâng cao được ý thức cộng đồng trong công tác BVMT. 1.2. Quá trình phân tích logic để xác định các tác động đến MT và vai trò của ĐTM trong một chu trình dự án. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hôi dẫn tới Dự án phát triển Các hành động để thực hiện dự án Các biến đổi về MT do các hành động đó gây nên Các tác động của các biến đổi tới tài nguyên và môi trường Các biện pháp phòng tránh, khắc phục, xử lý Vai trò của ĐTM trong một chu trình dự án
  9. Đánh giá chi tiết về các tác động. Xác Tiền khả thi định nhu cầu giảm nhẹ tác động.Xác định Chọn địa điểm,sàng lọc về số liệu để phân tích LI-CPMR MT,đánh giá sơ bộ,định Khả thi biên các vấn đề quan Thiết kế chi tiết các biện pháp giảm trọng về MT nhẹ tác động Mục tiêu dự án Thiết kế kỹ thuật & quy trình công nghệ Giám sát và Thực hiện các biện pháp giảm nhẹ tác đánh giá động và chiến lược môi trường. Thực hiện dự án Giám sát và hậu kiểm toán các bài học kinh nghiệm đối với các dự án tương lai 1.3. Đối tượng của ĐTM: Nghị Định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ có quy định danh mục 102 dự án phải lập báo cáo ĐTM. Các dự án này được nêu lên trong Phụ Lục số 1 kèm theo Nghị định. Dưới đây là 15 dự án đầu tiên: 1) Tất cả dự án công trình trọng điểm quốc gia, 2) Tất cả dự án có sử dụng một phần, toàn bộ diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di itích lịch sử-văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc chưa được xếp hạng nhưng được UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo vệ. 3) Tất cả dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu trực tiếp đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ. 4) Tất cả dự án nhà máy điện nguyên tử. 5) Tất cả dự án nhà máy điện nhiệt hạch. 6) Tất cả dự án xây dựng lò phản ứng hạt nhân. 7) Tất cả dự án xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng chất phóng xa hoặc phát sinh chất thải phóng xạ. 8) Tất cả dự án xây dựng cơ sở viễn thông. 9) Tất cả dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu đô thị, khu dân cư. 10) Tất cả dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu chế xuất, cụm làng nghề. 11) Tất cả dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, thương mại. 12) Tất cả dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp tuyến đường bộ cao tốc, cấp 1, cấp 2 và cấp 3. 13) Dự án xây dựng mới các tuyến đường bộ cấp 4 có chiều dài từ 50km trở lên. 14) Dự án xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt có chiêu dài từ 10km trở lên
  10. 15) Dự án xây dựng mới các cầu vĩnh cửu trên đường bộ, đường sắt chiều dài từ 200m trở lên (không kể đường dẫn). v.v… 1.4. Các nguyên tắc và yêu cầu của báo cáo ĐTM 1) Các nguyên tắc khi thực hiện báo cáo ĐTM: Trong ĐTM cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây: - Phải đảm bảo tính khoa học vì báo cáo ĐTM là một công cụ khoa học, phải làm cho người đề xuất ra dự án cũng như ngưới xét duyệt dự án hiểu rõ được những tác động mà dự án đó sẽ mang lại cho TNTN, cho chất lượng môi trường sống của cộng đồng trong khu vực thực hiện dự án. Khoa học môi trường có tính liên ngành rất cao cho nên trong báo cáo ĐTM đòi hỏi tổng hợp tất cả kiến thức khoa học và kỹ thuật cần thiết cho cuộc sống và sản xuất của con người, bao gồm cả kiến thức về TNTN, về các HST (kể cả sinh thái nhân văn và xã hội), về các loại hình kỹ thuật sản xuất, các vấn đề ô nhiễm và biện phòng phòng ngừa, xử lý ô nhiễm v.v… Không thể có một bộ môn khoa học nào có thể hiểu hết tất cả các kiến thức cầnn thiết cho moi công tác ĐTM, do đó muốn bảo đảm tính khoa học của một báo cáo ĐTM thì phải tâp hợp đúng các chuyên gia liên ngành liên quan. - Phải phân tích, xem xét một cách cụ thể và chi tiết các thành phần của dự án, các nhân tố môi trường sẽ chịu tác động, khả năng diễn biến các nhân tố đó theo các phương án khác nhau, so sánh khách quan lợi - hại của các phương án, đặc biệt phải cố gắng tiến hành phân tích lợi ích - chi phí mở rộng để có thể đưa kết quả so sánh bằng giá trị kinh tế và xem xét vấn đề một cách tổng hợp cả định tính và định lượng. Những tư liệu được sử dụng để phân tích, đánh giá là những tư liệu sẵn có thu thập được hoặc phải đo đạc, quan trắc chuyên dùng cho ĐTM nhưng phải được kiểm tra, đánh giá về độ tin cậy và lựa chọn kỹ trước khi phân tích tính toán. Trong các nhân tố MT đưa ra phân tích cần phân biệt hai loại: loại có thể quy ra tiền thì cần dùng phương pháp phânn tích lợi ích - chi phí mở rộng và loại không thể quy ra tiền được thi dùng các định mức, tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật để so sánh và lựa chọn. - Phải đảm bảo tính hệ thống tức là phải xem xét dự án đó và các nhân tố môi trường một cách có hệ thống trong một mối tương quan chặt chẽ với nhau giữa các hệ thống (hệ thống kinh tế, xã hội, thiên nhiên và môi trường). Bản thân MT đã mang đầy đủ các đặc trưng của hệ thống như hệ thống cơ cấu phức tạp của nhiều thành phân hợp thành và quan hệ tương tác giữa các thành phần đó; hệ thống MT lại mang tính động, luôn thay đổi trong quá trình vận động và phát triển của mình; tính cân bằng của các yếu tố MT là cân bằng động …, hơn nữa hệ thống MT là một hệ thống mang tính hở, trong đó các vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng cũng như thông tin luôn vận động trong không gian và thời gian. Vì vậy, khi tiến hành ĐTM cần đảm bảo tính hệ thống, xem xét vấn đề đồng thời trong cả hệ thống thiên nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội cũng như các mối quan hệ tương tác chặt chẽ giữa các hêj thống đó. 2) Các yêu cầu của báo cáo ĐTM : Báo cáo ĐTM phải đạt được các yêu cầu sau: - Phải thật sự là công cụ khoa học, giúp cho việc lựa chọn quyết định. Thực chất của ĐTM là cung cấp thêm tư liệu đã được cân nhắc, phân tích một cách khoa
  11. học về lợi - hại đối với TNTN và MT để cơ quan ra quyết định lựa chọn phương án hoạt động phát triển một cách hợp lý và chính xác. - Phải đề xuất cho được các phương án phòng tránh, giảm được các tác động xấu, tăng cường các mặt có lợi mà vẫn đạt được đầy đủ các mục tiêu và yêu cầu phát triển. Nếu phương án đề xuất không được chấp nhận vì gây tổn thương quá lớn về MT và TNTN thì phải đề xuất được phương án thay thế. - Phải rõ ràng, dễ hiểu. Cách diễn đạt phải cụ thể, thiết thực, có sức thuyết phục giúp cho người ra quyết định nhìn thấy vấn đề một cách rõ ràng, khách quan từ đó có quyêt định đúng đắn, kịp thời. - Phải chặt chẽ về mặt pháp lý. Vì báo cáo ĐTM là cơ sở pháp lý giứp cho việc quyết định những vấn đề quan trọng về kinh tế liên quan đến quyền lợi vật chất và tinh thần của cộng đồng trong một địa phương, một quốc gia và của cả thế giới liên quan. - Phải hợp lý trong chi tiêu. ĐTM là việc làm tốn kém đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, tiền của. Để hoàn thành một báo cáo ĐTM cấp quốc gia cần 10-16 tháng, chi phí hàng triệu USD (từ 0,08-5,4%) của tổng chi phí cho dự án đó (số nhỏ đối với công trình lớn và số lớn đối với công trình nhỏ dưới 2 triệu USD). Cần chú ý tránh việc ĐTM khi có thể xác định rằng dự án đó không có tác động tiêu cực đến MT. Cũng cần tránh sự trùng lắp trong thu thập số liệu, đo đạc, khảo sát phục vụ ĐTM. Phải tận dụng các kết quả nghiên cứu hoặc kết quả ĐTM đã có tại chỗ hoặc tại các nơi tương tự. 1.5. Cấu trúc và yêu cầu về nội dung của báo cáo ĐTM Theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường thì cấu trúc và yêu cầu về nội dung cúa báo cáo ĐTM có các chương mục như sau: MỞ ĐẦU 1. Xuất xứ của dự án 2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 4. Tổ chức thực hiện ĐTM Chương 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. Tên dự án 1.2. Chủ dự án 1.3. Vị trí địa lý của dự án 1.4. Nội dung chủ yếu của dự án Liệt kê đầy đủ, mô tả chi tiết về khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án (chính, phụ), mô tả chi tiết cụ thể về công nghệ thi công, công nghệ sản xuất, liệt kê đầy đủ máy móc thiết bị cần có của dự án, các loại nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và chủng loại sản phẩm (đầu ra) của dự án, tiến độ thực hiện, tổng mức đầu tư, nguồn vốn … Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI 2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường: Nêu rõ các điều kiện về địa lý, địa chất, khí tượng, thuỷ/hải văn; hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên. 2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
  12. Chương 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1. Đánh giá tác động: Việc đánh giá tác động của dự án phải được thực hiện theo từng giai đoạn (chuẩn bị, xây dựng, vận hành) và phải được cụ thể hoá cho từng nguồn (nguồn có/không có liên quan đến chất thải) và tất cả cấc đối tượng bị tác động bởi dự án (tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội …) và dự báo những rủi ro, sự cố môi trường do dự án gây ra. 3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá. Chương 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG. 4.1. Đối với các tác động xấu Mỗi tác động xấu đều phải kèm theo biện pháp giảm thiểu tương ứng, lý giải rõ uư, nhược điểm, mức độ khả thi, hiệu quả/hiệu suất xử lý … 4.2. Đối với sự cố môi trường: Đề xuất phương án chung để phòng ngừa và ứng phó sự cố. Chương 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 5.1. Chương trình quản lý môi trường 5.2. Chương trình giám sát môi trường - Giám sát chất thải: đưa ra các thông số ô nhiễm đặc trưng, tần suất 3 tháng/lần - Giám sát môi trường xung quanh các thông số đặc trưng tần suất 6 tháng/lần - Giám sát khác: xói mòn, trượt lở, bồi lấp, xâm nhập mặn … Chương 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 6.1. Ý kiên của UBND cấp xã 6.2. Ý kiến của UBMTTQ cấp xã 6.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án trước các ý kiến của UBND và UBMTTQ cấp xã. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 1. Kết luận: Phải có kết luận những vấn đề quan trọng như: đã nhận dạng và đánh giá được hết các tác động chưa, vấn đề gì còn chưa dự báo được; đánh giá tổng quát mức độ, quy mô của những tác động đã xác định, mức độ khả thi các biện pháp giảm thiểu tác động xấu được đề ra, những tác động tiêu cực nào vượt quá khả năng cho phép của chủ dự án … 2. Kiến nghị: Nêu lên những vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của dự án kiến nghị các cơ quan liên quan giúp giải quyết. 3. Cam kết của chủ dự án về thực hiện chương trình quản lý môi trường, các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường, đền bù và khắc phục ÔNMT trong trường hợp có sự cố xảy ra … PHỤ LỤC: Kèm theo tất cả những tài liệu, văn bản có liên quan đến dự án. Báo cáo ĐTM này phải được lập đồng thời với quá trình lập dự án đầu tư và phải được thẩm định và phê duyệt trước khi phê duyệt dự án đầu tư. 1.6. Các phương pháp ĐTM
  13. Hiện đang có nhiều phương pháp ĐTM khác nhau được sử dụng. Các phương pháp đó thường được sắp xếp và phân loại theo nhiều cách khác nhau như thời gian xuất hiện hoặc theo mức độ phức tạp của kỹ thuật tiến hành hoặc theo đối tượng đánh giá. Dưới đây là một số phương pháp. 1) Phương pháp liệt kê số liệu Theo phương pháp này người ĐTM phân tích dự án, chọn ra một số thông số liên quan đến MT theo các phương án khác nhau, liệt kê ra và chuyển tới người ra quyết định để xem xét. Bản thân người ĐTM không đi sâu phân tích gì thêm mà dành cho người ra quyết định lựa chọn phương án theo cảm tính sau khi đọc các số liệu được liệt kê ra. Thí dụ về phương pháp liệt kê số liệu cho một hệ thống thuỷ lợi: Phương án TT Thông số Đơn vị A B C 1 Số hồ chứa trong hệ thống cái 4 1 0 2 2 Diện tích đường mặt nước km 8500 1400 0 3 Đường ven hồ km 190 70 0 4 Diện tích tưới ha 40000 20000 0 … ……. … … … … 15 Biên chế cán bộ quản lý người 300 200 0 Hệ thống thuỷ lợi này có thể được xem xét theo những phương án A, B, C khác nhau (trong đó C là phương án không hoạt động). Theo kinh nghiệm và cảm tính người ĐTM chọn ra 15 thông số mà họ cho là thực sự liên quan đến TNTN và MT của lưu vực và đưa ra các số liệu từng phương án đó. Phương pháp này đơn giản nhưng lại cần thiết và có ích trong việc đánh giá sơ bộ về tác động đến MT của dự án hoặc trong hoàn cảnh không có đủ điều kiện chuyên gia, không có đủ số liệu hoặc kinh phí thực hiện. Giá trị của nó là làm cho chủ dự án và người thiết kế xây dựng tạo lập được phương án không những dựa trên nhãn quan môi trường thuần tuý mà còn tiếp cận được cơ sở lý luận khoa học về môi trường. 2) Phương pháp danh mục các điều kiện MT Phương pháp này được sử dụng phổ biến từ 1970 đến nay. Nguyên tắc của phương pháp này là đưa ra một danh mục tất cả các nhân tố MT có liên quan đến dự án để đánh giá. Danh mục này sẽ được gửi đến các chuyên gia đánh giá để từng người cho ý kiến nhận xét riêng, sau đó tổ chức đánh giá tổng hợp các ý kiến để thành kết luận chung. Ý kiến đánh giá cũng có thể do các tập thể liên ngành thảo luận và đi đến đánh giá chung. Phương pháp danh mục được phân ra các loại như sau: danh mục đơn giản, danh mục có mô tả, danh mục dạng câu hỏi, danh mục trọng số. a) Danh mục đơn giản Danh mục đơn giản được trình bày dưới dạng liệt kê những nhân tố MT cần được xem xét có liên quan đến quá trình thực hiện dự án (gần giống như phương pháp liệt kê số liệu đã nói ở trên). Nó không đề cập đến việc cung cấp thông tin cũng như nhu cầu về số liệu riêng, về phương pháp đo đạc, đánh giá cũng như dự báo tác động như thế nào của dự án.
  14. Ý nghĩa của loại danh mục này là chỉ ra những nhân tố cần phải xem xét, còn những nhân tố khác có thể bỏ qua như là một sự ghi nhận mà thôi. Nó có hạn chế là không nêu lên được những tác động nào sẽ xuất hiện đối với các nhân tố này. Dưới đây là các thí dụ trích dẫn về phương pháp danh mục đơn giản + Dùng để ĐTM dự án đường bộ Huasai-Thale, Thái Lan. T Đối tượng chịu Tác động tích cực Tác động tiêu cực T tác động N D L BT NH DH Đ KĐ ĐP RL H H 1 Hệ sinh thái nước ngọt x x x 2 Nghề cá x x x 3 Rừng x x x 4 Động vật ờ cạn x x x 5 Sinh vật quý hiếm x x x 6 Nước mặt x x x 7 Độ phì nhiêu của đất x x x 8 Chất lượng không khí x 9 Vận tải thuỷ x x 10 Vận tải bộ x x 11 Xã hội x x 12 Mỹ quan phong cảnh x x x … … Ghi chú: NH - ngắn hạn, DH – dài hạn, L - lớn, BT – bình thường, ĐĐ - đảo được, KĐ – không đảo được, ĐP - địa phương, RL - rộng lớn. Đối tượng tác động có thể là nhóm nhân tố MT như HST nước ngọt, nông nghiệp … hoặc từng nhân tố MT riêng lẽ như nước, không khí … + Phương pháp danh mục của một công trình tưới nước nông nghiệp theo hướng dẫn của Ngân hàng phát triển châu Á , 1987) Đánh giá mức Biện pháp bảo Tác động của Tổn hại đến độ vệ dự án TNTN tác động TNMT ĐK KĐK a) Do vị trí công trình: - Mất rừng - Mất tài nguyên - Chú ý trong x - Ngăn cản sự đi - Đảo lộn đời thiết kế lại của người, sống của dân, - Chú ý trong x của động vật của động vật thiết kế x - Xung đột quyền - Bất bình đẳng - Chú ý trong x lợi về nước xã hội thiết kế và quản lý b) Do các yếu tố … …
  15. khác: Ghi chú: ĐK – đáng kể, KĐK – không đáng kể b) Phương pháp danh mục có mô tả: Danh mục có mô tả: cùng với việc liệt kê các nhân tố MT còn có thuyết minh mô tả thêm nguồn thông tin như: sự lựa chọn các nhân tố MT, về phương pháp thu nhận, đo đạc số liệu đã được ghi vào danh mục … Loại danh mục này cũng được sử dụng nhiều trong ĐTM. Dưới đây là thí dụ về phương pháp này. Số lượng yêu cầu (nhân tố môi trường) Nguồn thông tin/kỹ thuật dự báo 1) Chất lượng không khí Thay đổi nồng độ ô nhiễm theo tần suất Nồng độ ở vùng xung quanh, phát thải xuất hiện và số người chịu rủi ro hiện tại, tương lai, mô hình khuyéch tán. Sự khó chịu… Bản đồ ô nhiễm Gây khó chịu cho thị giác (do khói) hoặc Khảo sát cư dân cơ sở, lưu lượng giao khứu giác (do mùi) và số người bị ảnh thông, quá trình công nghiệp hưởng 2) Chất lượng nước Phát thải hiện tại và tương lai Thay đổi chất lượng nước dùng, số Nồng độ hiện tại vùng xung quanh người bị tác động đối với mỗi thuỷ vực Mô hình chất lượng nước tương ứng 3) Tiếng ồn Thay đổi nguồn gấy ồn, mức ồn do ảnh Thay đổi mức ồn và tần suất xuất hiện hưởng giao thôngg, ảnh hưởng sản xuất Số người bị tác động công nghiệp, mô hình lan truyền tiếng ồn, biện pháp chống ồn. Khảo sát cư dân cơ sở. v.v… c) Phương pháp danh mục dạng câu hỏi: Danh mục dạng câu hỏi gồm những câu hỏi liên quan đến những khía cạnh MT được xem xét đánh giá …Danh mục loại này rất có ích cho những người đánh giá còn ít kinh nghiệm. Để đánh giá tác động, người được hỏi phải trả lời các câu hỏi nêu ra. Thường có 3 phương án trả lời: có, không hay không rõ phụ thuộc vào hiểu biết riêng về tác động được xét và được ghi sẵn ngay sau câu hỏi.. Thí dụ về phương pháp danh mục câu hỏi cho dự án phát triển nông thôn do cơ quan quốc tế Mỹ lập năm 1981 Đối tượng Trả lời Hệ sinh thái: a) Các kiểu hệ sinh thái cạn kiệt kê dưới đây, theo kích thước đa dạng hoặc loại, có thể coi là đáng kể hoặc đáng chú ý không: - Rừng? Có ….. Không …… Không rõ…… - Savan ? Có ….. Không …… Không rõ……
  16. - Đồng cỏ ? Có ….. Không …… Không rõ…… - Sa mạc ? Có ….. Không …… Không rõ…… b) Hệ sinh thái - Còn nguyên sơ ? Có ….. Không …… Không rõ…… - Đã bị suy thoái ở mức vừa phải ? Có ….. Không …… Không rõ…… - Đã bị suy thoái mạnh ? Có ….. Không …… Không rõ…… c) Hiện có xu hướng thay đổi hệ sinh thái qua việc chặt, đốn, đốt cho mục đích nông nghiệp, công nghiệp, đô thị ? Có ….. Không …… Không rõ…… d) Nhân dân địa phương có thu hoạch từ hệ sinh thái các sản phẩm - Cây thực phẩm Có ….. Không …… Không rõ…… - Cây thuốc Có ….. Không …… Không rõ…… - Gỗ Có ….. Không …… Không rõ…… - Sợi Có ….. Không …… Không rõ…… … Úơc tính tác động lên hệ sinh thái a) Có vấn đề bệnh tật ở vùng dự án truyền qua vật chủ như ruồi, muỗi, ốc Có ….. Không …… Không rõ…… sên…. b) Các loài vật chủ này thích ứng với: - Môi trường nước Có ….. Không …… Không rõ…… - Rừng Có ….. Không …… Không rõ…… - Đất nông nghiệp Có ….. Không …… Không rõ…… - Vùng dân cư Có ….. Không …… Không rõ…… c) Dự án sẽ: - Tăng môi trường sống cho vật chủ Có ….. Không …… Không rõ…… - Giảm môi trường sống cho vật chủ Có ….. Không …… Không rõ…… - Cung cấp khả năng kiểm soát cho vật Có ….. Không …… Không rõ…… chủ …… …… d) Danh mục có định lượng (danh mục trọng số): Người ta cho rằng chất lượng môi trường sẽ bị ảnh hưởng nếu dự án có độ phát thải lớn. Để định lượng ảnh hưởng đó khi thực hiện dự án, người ta dùng phương pháp Danh mục có định lượng hay là Danh mục trọng số. Trong danh mục này, mỗi nhân tố môi trường bị tác động được định lượng bởi 3 thông số: Thứ nhất là giá trị chất lượng của nhân tố môi trường ấy khi có dự án hoạt động (Vi1), thứ hai là giá trị chất lượng nhân tố môi trường ấy khi chưa có dự án (Vi2) (phương án số 0), thứ ba là giá trị trọng số hay mức độ/ tầm quan trọng của nhân tố môi trường ấy so với toàn bộ những nhân tố môi trường bi tác động (Wi). Tất cả các thông số trên được đánh giá bằng cách cho điểm của các chuyên gia (từ 0 đến 10, tác động tích cực
  17. điểm dương, tiêu cực điểm âm…). Như vậy, danh mục này có thể sử dụng để đánh giá tổng hợp tác động thông qua thay đổi các nhân tố môi trường. Tổng tác động này (∑ I) được tính theo công thức: n n ∑ I = ∑Vi1Wi − ∑Vi 2 Wi , i =1 i =1 trong đó: (∑I) - tổng tác động môi trường (có số đo bằng chỉ số đánh giá hoặc đơn vị đánh giá được quy định. Vi1, Vi2 - giá trị chất lượng thông số MT thứ i khi có và không có dự án. Wi - tầm quan trọng của nhân tố MT tính theo điểm qui ước (quy định số điểm cho các nhân tố do tổ chức ĐTM làm). n - tổng số các thông số môi trường. Công thức trên được dùng để tính toán và so sánh tác động MT của các phương án khác nhau đối với một dự án. Phương án nào có tổng tác động tích cực lớn nhất sẽ là phương án có lợi nhất. Để minh hoạ, xin đưa ra thí dụ về kết quả ĐTM theo phương pháp danh mục định lượng dự án tài nguyên nước đa mục tiêu Pattani, Thái Lan. Các nhân tố môi trường được các chuyên gia cho điểm về chất lượng, sau đó ước tính tầm quan trọng cho mỗi nhân tố. Từ đó có thể dánh giá tổng tác động của dự án thông qua chỉ số (∑I) hoặc đơn vị tác động môi trường (EIU). Kết quả ĐTM dự án tài nguyên nước đa mục tiêu Pattani, Thái Lan (qua chỉ số EIU) Nhân tố Thành phần EIU khi không EIU khi có Thay đổi có dự án dự án EIU Hệ sinh thái Trên cạn 883 693 -190 Dưới nước 484,3 721,6 237,3 Đất 518,5 368,3 -150,2 Môi trường lý, Nước mặt 535,9 341,9 -194,0 hóa Nước ngầm 530,8 270,6 -260,2 Khí quyển 405,6 355,3 -50,3 Sức khoẻ 247,6 779 531,4 Phúc lợi Kinh tế xã hội 806,0 1586,2 780,2 Văn hoá thẩm 660,5 618,2 -42,3 mỹ Với dự án thuỷ lợi đa mục tiêu (tưới tiêu, chống lũ, điều tiết dòng chảy, cấp nước, du lịch, giao thông thuỷ, điều hoà khí hậu, cải thiện kinh tế xã hội …) người ta thường chia các nhân tố môi trường thành ba nhóm: nhân tố sinh học (các hệ sinh thái), nhân tố lý hoá và nhân tố xã hội (ở đây là phúc lợi con ngươì).
  18. Phương pháp danh mục được dùng trong tất cả các bước ĐTM. Loại danh mục đơn giản, danh mục có mô tả được dùng nhiều trong giai đoạn đầu để đánh giá sơ bộ về các tác động. Ưu điểm của phương pháp danh mục là rõ ràng và dễ hiểu, có thể đưa ra được những cơ sở tốt cho việc quyết định. Có thể áp dụng ĐTM cho các dự án kiến trúc, xây dựng và các loại dự án khác. Nhược điểm của phương pháp này là chứa đựng nhiều nhân tố chủ quan của người đánh giá và lại phụ thuộc nhiều vào những quy ước có tính chất cảm tính của người đó về tầm quan trọng, về mức độ tác động, về điểm số quy định cho từng thông số. Khi những ước đoán chủ quan của từng cá nhân được đưa vào các con số chỉ tác động thì chúng sẽ bị hoà lẫn vào nhau, rất khó phân tích. Do đó việc tổng hợp tất cả các tác động, đặc biệt là khi đối chiếu, so sánh các phương án khác nhau cũng sẽ rất khó khăn. Kết quả có thể là quá chung chung hoặc không đầy đủ và một số tác động dễ bị lặp lại. 3) Phương pháp ma trận môi trường Phương pháp ma trận môi trường gọi tắt là phương pháp ma trận. Đây là phương pháp phối hợp việc liệt kê các hành động của dự án với liệt kê những nhân tố môi trường có thể bị tác động vào một ma trận dưới dạng các hàng và các cột. Các hành động có thể liệt kê trên trục hoành, còn nhân tố MT liệt kê trên trục tung hoặc ngược lại. Phương pháp này cho phép xem xét các quan hệ nhân - quả của những tác động khác nhau một cách đồng thời trong các ô của ma trận khi thực hiện dự án. Phương pháp ma trận được phân thành các loại như: ma trận đơn giản, ma trận theo bước, ma trận định lượng. a) Phương pháp ma trận đơn giản: Theo phương pháp này thì trục hoành (hàng) ghi các thành phần/nhân tố MT, trục tung (cột) liệt kê các hoạt động của dự án. Mỗi ô của ma trận đánh dấu sự tác động có thể xảy ra của một hoạt động của dự án tới một nhân tố môi trường theo luật nhân - quả. Hoạt động nào có tác động đến nhân tố MT nào thì đánh dấu x vào đó (biểu thị có tác động), nếu không thì thôi. Có thể xem phương pháp này là một dạng cải tiến của phương pháp danh mục nhưng có xem xét nhiều tác động trên cùng một lúc, một tài liệu. Ví dụ: Ma trận đơn giản của việc xây dựng khu liên hợp thể thao: Đào đất Xây móng Quản lý bịLắp đặt thiết Các hoạt Thành động phần MT Nước x x x
  19. Không khí x x Đất ở x x Rừng x x Sinh vật cạn x x x Nông nghiệp x … Ma trận này chỉ mới nêu lên những thành phần môi trường chịu tác động trực tiếp bởi các hoạt động nào đó của dự án gây ra, chứ chưa nêu được mức độ tác động cũng như mức độ nguy hại và thời gian tác động khi thực hiện dự án. b) Ma trận theo bước: Trong nhiều trường hợp, khi thực hiện dự án có thể xảy ra các tác động thứ cấp tiếp theo do các nhân tố môi trường bị biến đổi. Điều đó ma trận đơn giản không thể hiện được, vì vậy người ta phải dùng ma trận theo bước. Ma trận theo bước được lập bằng cách biểu diễn các nhân tố môi trường ở cả hai trục: hàng và cột. Ví dụ: Mô phỏng ma trận theo bước của một dự án như sau: (Ký hiệu các hoạt động của dự án bằng các chữ số 1,2,3… và các nhân tố môi trường bằng các chữ cái lớn A,B,C …) Hoạt 1 2 3 4 5 Nhân tố môi trường thứ cấp động G H I K L A Nhân tố B C D x x x E môi trường F M N O P Q x x Theo hình ma trận, ta thấy hoạt động số 3 tác động đến nhân tố môi trường D làm cho nhân tố này thay đổi. Thay đổi của nhân tố D này lại làm thay đổi nhân tố
  20. G và I. Thay đổi nhân tố G lại làm thay đổi nhân tố M và thay đổi nhân tố I lại làm thay đổi nhân tố O v.v… Như vậy, bằng ma trận theo bước, ta có thể truy tìm các tác động thứ cấp và môi trường được xem như là một hệ thống nhất liên quan chặt chẽ với nhau đúng nghĩa của nó. c) Ma trận có định lượng hay định cấp Theo phương pháp này thì trên các ô của ma trận không chỉ ghi có hay không có tác động mà còn phải ghi mức độ (M) và tầm quan trọng (T) của tác động. Mức độ tác động và tầm quan trọng có thể được đánh giá theo thang điểm 10, không tác động thì được điểm 1, tác động nhiều nhất điểm 10, tác động tích cực thì ghi dấu (+), tiêu cực thì ghi dấu (-) ; ít quan trọng thì điểm 1, hết sức quan trọng thì điểm 10 v.v… Việc cho điểm đều dựa vào cảm tính của người đánh giá hoặc của nhóm chuyên gia đánh giá. Mức độ tác động đến chất lượng chung của MT của từng nhân tố được biểu thị bằng mối quan hệ giữa độ đo của nhân tố đó với chỉ tiêu về chất lượng MT. Mức độ tác động chỉ cho biết rằng tác động đó lan tới đâu, ảnh hưởng sâu sắc đến như thế nào. Còn tầm quan trọng nói lên nhận thức của con người đối với ý nghĩa của tác động. Tầm quan trọng của các nhân tố MT đối với từng dự án được xác định bằng cách lấy ý kiến chuyên gia, dựa theo ma trận tương tác giữa các nhân tố MT với nhau. Một nhân tố nào có khả năng tác động đến nhiều nhân tố khác thì được xem là quan trọng hơn những nhân tố ít ảnh hưởng đến các nhân tố khác. Thí dụ 1: Ma trận tác động đến MT của một hồ chứa (theo Iohani, 1982) Hệ Hàn số h Nhân Xây Đường Ngập Phế Ron Định Tổng ưu động công đắp dây nước thải g cư số tiên Nhân tố rêu MT 10 Y tế 5/8 4/6 5/8 4/7 6/6 24/35 9 Thuỷ sản 2/5 2/5 4/10 8 Ô nhiễm hạ lưu 7/7 7/8 2/4 16/19 8 Cá đẻ 3/4 3/6 3/7 5/5 14/22 7 Khảo cổ 4/6 8/8 12/14 6 Du lịch 7/6 7/6 14/12 4 Kinh tế-xã hội 8/7 8/7 3 Lâm nghiệp 4/2 4/2 2 Thực vật nổi 6/6 6/6 1 Vận tải thuỷ 6/5 6/5 Tổng số 9/14 20/24 7/6 42/47 11/2 11/1 8/7 3 1 Chú thích: Trong mỗi ô trên ma trận, số trên (trước) chỉ mức độ tác động (M) của hành động đến nhân tố MT tương ứng, điểm từ 1 đến 10; số dưới (sau) chỉ tầm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2