intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng môn học Pháp luật và quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Bình

Chia sẻ: Hồ Ngọc Thành | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

290
lượt xem
97
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng môn học Pháp luật và quản lý đô thị" do TS.KTS. Lê Trọng Bình biên soạn nhằm trang bị cho các bạn những kiến thức cơ bản về quản lý và phát triển đô thị giúp cho các học viên có những nhận thức đúng đắn về quy luật phát triển đô thị, nắm vững những công cụ chủ yếu để quản lý đô thị là pháp luật, quy hoạch và bộ máy quản lý nhà nước, đảm bảo cho đô thị phát triển một cách trật tự, phù hợp với quy luật khách quan và hình thái kinh tế xã hội nước ta.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng môn học Pháp luật và quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Bình

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC ----- * ----- BÀI GIẢNG MÔN HỌC PHÁP LUẬT VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ Biên soạn : TS.KTS.Lê Trọng Bình Hà nội, 9-2009 Pháp lu ật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9 -2009 0
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC ----- * ----- PHÁP LUẬT VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ Tháng 9 năm 2009 Pháp lu ật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9 -2009 1
  3. MỤC LỤC GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC 1 . Ý nghĩa và tầm quan trọng của Pháp luật và Quản lý đô thị 2 . Tên môn học 3 . Đối tượng 4. Mục tiêu và kết quả môn học 5 . Chương trình môn học 6. Phương pháp, th ời gian học CHƯƠNG I MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ I. ĐÔ THỊ, LOẠI VÀ CẤP QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH ĐÔ THỊ 1 . Định nghĩa và phân loại, phân cấp quản lý đô thị 2 . Sự hình thành và phát triển các đô thị II. ĐÔ THỊ HOÁ VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÔ THỊ 1 . Định nghĩa về đô thị hoá 2 . Quá trình đô thị hoá 3 . Các xu hướng đô thị hoá trên thế giới 4 . Tăng trưởng và phát triển đô thị 5 . Những thách thức của quá trình đô thị hoá, tăng trưởng và phát triển đô thị trên thế giới III. QUẢN LÝ ĐÔ THỊ 1 . Khái niệm về quản lý đô thị 2 . Quản lý nhà nước về xây dựng đô thị CHƯƠNG II P HÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ ĐÔ THỊ I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT 1 . Khái niệm về pháp luật 2 . Tính chất cơ bản của pháp luật II. CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1 . Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 1 .1 . Do Quốc h ội ban hành 1 .2 . Văn bản do các cơ quan Nhà nước ở Trung ương ban hành 1 .3 . Văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành 2 . Nội dung các văn bản pháp luật 2 .1 . Luật, Nghị quyết của Quốc hội Pháp lu ật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9 -2009 2
  4. 2 .2 . Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội 3 . Các văn bản quản lý hành chính 4 . Văn bản liên quan 5 . Văn bản hành chính thông thường III. LUẬT PHÁP VÀ THỂ CHẾ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ CÁC NƯỚC 1 . Các bộ luật Quy hoạch xây dựng của nước ngoài. 2 . Thể chế quản lý quy hoạch một số nước trên thế giới 2 .1 . Thể chế quản lý quy hoạch phát triển ở Mỹ 2 .2 Thể chế quản lý quy hoạch Anh quốc 2 .3 . Thể chế quản lý quy hoạch phát triển Nhật Bản 2 .4 . Thể chế quản lý quy hoạch phát triển Singapore Chương III CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐÔ THỊ VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VIỆT NAM I. TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ VIỆT NAM 1 . Một số chỉ tiêu đạt được 2. Mạng lưới đô thị cả nước 3 . Đặc điểm phân bố dân số đô thị II. CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU TRONG QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT NAM 1 . Đầu tư phát triển đô thị 2 . Kiểm soát phát triển đô thị 3 . Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý đô thị III. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ-HIỆN ĐẠI HOÁ. 1 . Quan điểm, mục tiêu phát triển đô thị 2 . Các chỉ tiêu phát triển 2 .1. Mức tăng trưởng dân số đô thị 2 .2. Phân loại đô thị và cấp quản lí đô thị 2 .3. Nhu cầu sử dụng đất xây dựng đô thị 2 .4. Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật đô thị 2 .5. Chỉ tiêu phát triển nhà ở đô thị 3 . Một số định hướng phát triển 3 .1. Định hướng chung 3 .2. Định hướng tổ chức không gian hệ thống đô thị cả nước 3 .2.1. Mạng lưới đô thị Pháp lu ật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9 -2009 3
  5. 3 .2.2. Các đô thị lớn, cực lớn 3 .2.3. Các chuỗi và chùm đô thị 3 .3. Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng đô th ị quốc gia 3 .4. Định hướng bảo vệ môi trường, sinh thái và kiến trúc cảnh quan đô thị 4 . Giải pháp thực hiện 4 .1. Giai đoạn đến năm 2015 4 .2. Giai đoạn 2016 đến 2025 4 .3. Giai đoạn năm 2026 đến năm 2050 5 . Các giải pháp, chính sách chủ yếu phát triển đô thị 5 .1. Tổ chức thực hiện 5 .2. Giải pháp về huy động vốn đầu tư 5 .3. Giải pháp khoa học công nghệ - môi trường 5 .4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực CHƯƠNG IV NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ I. HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VIỆT NAM 1 . Các lĩnh vực điều chỉnh của văn bản pháp luật 2 . Loại văn bản pháp luật về quản lý xây dựng và phát triển đô thị 3 . Các Luật, Ngh ị định hướng dẫn từ năm 2003 đến nay về xây dựng đô thị 4 . Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn 5 . Các định hướng quy hoạch phát triển II. NỘI DUNG MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ 1 . Hoạt động xây dựng- Luật Xây dựng 1 .1. Phạm vi điều chỉnh 1 .2. Về đối tượng áp dụng 1 .3. Hoạt động xây dựng 1 .4. Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng 1 .5. Về phân loại và phân cấp công trình xây dựng 1 .6. Về quy chuẩ n xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng 1 .7. Các quy định về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng 1 .8. Các hành vi bị nghiêm c ấm trong hoạt động xây dựng 2 . Về Quy hoạch xây dựng 2 .1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh Pháp lu ật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9 -2009 4
  6. 2 .2. Về lập, xét duyệt QHXD 2 .2.1.Yêu cầu đối với QHXD 2 .2 .2 .Loại Quy hoạch xây dựng 2 .2 .3 .Nội dung Quy hoạch xây dựng 2 .3 . Xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị. 2 .3 .1 . Thẩm quyền phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng 2 .4. Triển khai thực hiện quy hoạch được duyệt 2 .4 .1 . Công bố quy hoạch 2 .4 .2 . Cung cấp thông tin về quy hoạch 2 .4 .3 . Đưa các mốc , chỉ giới quy hoạch ra ngoài thực địa 2 .5 . Theo dõi, điều chỉnh quy hoạch được duyệt 2 .6 . Kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch 2 .6 .1 . Lập chương trình và kế hoạch hành động 2 .6 .2 . Vận động đầu tư và lựa chọn chủ đầu tư 2 .6.3. Quản lý đầu tư và xây dựng 2 .6 .4 . Giao đất hoặc cho thuê đất xây dựng đô thị 2 .6 .5 . Cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng 2 .6 .6 . Quản lý khai thác và sử dụng nhà - bất động sản 2 .6 .7 . Các bước thực hiện đầu tư và xây dựng công trình trong đô thị 2 .7. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây d ựng công trình ở đô thị 2 .7.1. Khái niệm d ự án đầu tư xây d ựng công trình 2 .7.2. Lựa chọn chủ đầu tư xây dựng công trình 2 .7.3. Giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình: 2 .7.4. Lập dự án đầu tư xây dựng công trình 2 .7.5. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình 2 .7.6 . Các hình thức quản lý dự án 2 .7.7. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân 2 .8. Quản lý trật tự xây dựng tại các đô thị 2 .8.1. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan 2 .8.2. Nội dung quản lý trật tự xây dựng đô thị 2 .9. Thiết kế đô thị và quản lý Kiến trúc đô thị 2 .9 .1. Văn bản pháp luật liên quan 2 .9 .2. Một số nội dung chủ yếu 3 . Luật Quy hoạch đô thị 3 .1. Phạm vi, đ ối tượng áp dụng Pháp lu ật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9 -2009 5
  7. 3 .2. Nội dung chủ yếu 4 . Quản lý đất đô thị theo Luật đất đai 4 .1. Phạm vi điều chỉnh 4 .2. Đối tượng áp dụng 4 .3. Phân lo ại đất 4.4. Qu¶n lý ®Êt ®ai 4 .5. Văn bản hướng dẫn Luật 5 . Phân loại, cấp quản lý hành chính đô thị 5 .1. Mục đích phân loại đô thị 5 .2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 5 .3. Loại đô thị và cấp quản lý hành chính đô thị 5 .4. Tiêu chí phân loại đô thị 5.5. Trình tự lập, thẩm định phân loại đô thị 5.6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phân loại đô thị Chương V TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ I. THÁCH THỨC VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1 . Những thách thức trong thực hiện quản lý xây dựng và đô thị 2 . Biện pháp tháo gỡ II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ 1 . Hoàn chỉnh, nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước ở đô thị 1 .1. Hệ thống đơn vị hành chính đô thị 1 .2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước 1 .3 . Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ, thành viên Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp 1 .3 .1 . Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ 1 .3 .2 . Nhiệm vụ và quyền hạn của các Bộ, ngành Trung ương 1 .3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND các cấp về quản lý nhà nước về xây dựng và phát triển đô thị: 2 . Thực hiện hiệu quả cơ chế phối hợp liên ngành, liên địa phương 2 .1. Các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, ngành 2 .2. Công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước 2 .3. Nguyên tắc phối hợp: 2.4. Phương th ức phối hợp 2 .5. Phương thức phối hợp trong kiểm tra việc thực hiện 2 . 6. Nh ững quy định khác Pháp lu ật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9 -2009 6
  8. MỞ ĐẦU 1 . Ý nghĩa và tầm quan trọng của Luật pháp v à quản lý đô thị Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam n ăm 1992 đã ghi rõ: Đ i ều 1 2 :". . Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa"; Đ i ều 2 6 :" .. Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, c hính sách; phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý Nhà nước giữa các n gành, c ác cấp; kết hợp lợi ích của cá nhân , của tập thể với lợi ích của Nhà nước"; Đ i ều 1 8 :" .. Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả...". Đ i ều 1 1 8 :" Các đơn vị hành chính...Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã ; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã; Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường". Đô thị là một khu dân cư, thực thể kinh tế-xã hội, một phần lãnh thổ của một quốc gia, được quản lý theo Luật pháp và chính sách c ủa Nhà nước. Để quản lý, thúc đẩy sự phát triển của xã hội và nền kinh tế vĩ mô theo Luật pháp trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện các chức năng chủ yếu là thiết lập khuôn khổ luật pháp, các chính sách nhất quán và định hướng khả thi nhằm tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Do đó , Luật pháp giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội nói chung và đối với công tác quản lý và phát triển đô th ị nói riêng. Luật pháp trong lĩnh vực quản lý đô thị là thiết chế, công cụ quản lý Nhà thực hiện c ác Định hướng quy hoạch phát triển đô thị, thu hút các nguồn vốn để tạo lập môi trường vật thể tiện nghi, đẹp, bền chắc và kinh tế, hấp dẫn đầu tư, khắc phục nhũng mặt tiêu c ực của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, đ iều hoà quá trình phát triển; phát huy thế mạnh của đô thị để phát triển ổn định, cân bằng và bền vững; Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của Luật pháp trong công tác quản lý và phát triển đô thị, việ c trang bị, nâng cao nhận thức, kiến thức về Luật pháp và quản lý đô thị là rất cần thiết cho mọi đối tượng liên quan đến công tác quản lý và phát triển đô thị. 2 . Tên môn học: PHÁP LUẬT VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ 3 . Đối tượng: Học viên trên đại học gồm nghiên cứu sinh (tiến sĩ) và cao học (thạc sĩ). 4. Mục tiêu và kết quả môn học : 4 .1 . Nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về quản lý và phát triển đô thị, giúp cho các học viên có những nhận thức đúng đắn về quy luật phát triển đô thị, nắm vững những công cụ chủ yếu để quản lý đô thị là pháp luật, quy hoạch và bộ máy quản lý Pháp lu ật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9 -2009 7
  9. nhà nước , đảm bảo cho đô thị phát triển một cách trật tự, phù hợp với quy luật khách quan và hình thái kinh tế xã hội nước ta. 4.2. Qua môn học học viên nắm bắt những kỹ năng vận dụng quy định pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ về chuyên môn, q uản lý phù hợp với thực tiễn công tác của mình. 5 . Chương trình môn học Gồm 5 Chương: Mở đầu Chương I: Một số khái niệm cơ bản về quản lý và phát triển đô thị. Chương II: Hệ thống pháp luật về quản lý đô thị. Chương III: Các vấn đề về đô thị và chính sách quản lý đô thị Việt Nam. Chương IV: Một số nội dung chủ yếu của văn bản pháp luật về quản lý đô thị. Chương V: Tổ chức thực hiện pháp luật trong quản lý phát triển đô thị 6. Phương pháp, thời gian học: 6.1. Tổng thời gian môn học: 45 tiết (45phút/tiết); 6.2. Phân bố thời gian và phương pháp - Học lý thuyết, về những nội dung chủ yếu của môn học, thời gian: 25 tiết; - Thảo luận, chuẩn bị bài tập tiểu luận, thời gian: 20 tiết. - Học viên tự lựa chọn chủ đề gắn với điều kiến thực tiễn công tác , phù h ợp với phạm vi môn học. - Kết quả học tập của học viên về trên cơ sở điểm bài thi viết và k ết quả bài tiểu luận. Pháp lu ật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9 -2009 8
  10. CHƯƠNG I MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ ĐÔ THỊ, QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ I. KHÁI NIỆM VỀ ĐÔ THỊ 1 / Định nghĩa và phân loại, phân cấp quản lý đô thị 1 .1 . Định nghĩa đô thị Đô thị là một khu dân cư, trong đó lực lượng lao động chủ yếu là phi nông n ghiệp, sống và làm việ c theo lối sống thành thị. Các khái niệm và tiêu chí đánh giá về đô thị cũng khác nhau: - C.Mác và Angghen trong tác phẩm "Tư tưởng Đức" đã cho rằng, đ iều kiện quan trọng nhất hình thành đô thị là "Sự phân công lao động trong một quốc gia dẫn đến việc tách lao động công nghiệp, thương mại khỏi sản xuất nông nghiệp, từ đó tạo ra hai kiểu phân bố dân cư là đô thị và nông thôn, chúng đối lập nhau về lợi ích". - V.I. Lê Nin thì định nghĩa" Đô th ị là trung tâm kinh tế, chính trị và tinh thần của đời sống nhân dân và là động lực của sự tiến bộ". - V.Gu - Liev định nghĩa " Thành phố của một chế độ nào đó là một điểm dân cư lớn , giữa vai trò là trung tâm chính trị - h ành chính, văn hoá và kinh tế có vai trò hấp dẫn và thúc đẩy vùng phụ cận phát triển". - Đô thị Việt Nam được hiểu là:" một khu dân cư, trong đó lực lượng lao động chủ yếu là phi nông nghiệp, sống và làm việc theo lối sống thành thị"1- Giáo trình QHXD và phát triển đô thị. Theo Luật Quy hoạch đô thị, th ì : « Đô th ị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.”; Ngh ị định 29/2009/N Đ-CP về quản lý kiến trúc đô thị:” Đô th ị là phạm vi ranh giới địa chính nội thị của thành phố, thị xã và th ị trấn; bao gồm các quận và phường, không bao gồm phần ngoại thị ». Theo các Nghị định số 72/2001/NĐ-CP, số 42/2009-NĐ-CP c ủa Chính phủ về phân loại đô thị, phân cấp quản lý đô thị, đô th ị là khu dân cư bảo đảm các điều kiện theo qui đ ịnh của Nhà nước: a / Đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập; b / Các yếu tố cơ bản hình thành một đô thị gồm: - Chức năng là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định; Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị - Nhà xu ất bản Xây dựng 1997. Pháp lu ật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9 -2009 9
  11. - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu là 65% trong tổng số lao động; - Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định đối với từng loại đô thị; - Quy mô dân số ít nhất là 4000 người; - Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị. - Kiến trúc, cảnh quan đô thị phát triển theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị, phục vụ đời sống tinh thần của dân cư đô thị và phù hợp với môi trường, cảnh quan thiên nhiên. 1 .2 . Phân loại đô thị Trong lĩnh vực nghiên cứu quy hoạch, quản lý xây dựng đô thị nhiều nước đã xây dựng tiêu chí phân loại đô thị trên cơ sở hai nhóm yếu tố tạo thị: - Theo quy mô dân số: đô thị được xác định , phân loại gồm các siêu đô thị, đô thị cực lớn, đô thị lớn, đô thị trung bình, đô thị nhỏ: + Siêu đô thị ( Megacity) là những đô thị có quy mô rất lớn , trên 10 triệu dân, phát triển và có ảnh hưởng trong vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm nhiều đô thị và điểm dân cư. + Đô thị cực lớn có quy mô trên 1 triệu dân; + Đô thị rất lớn có quy mô từ 50 vạn đến 1 triệu dân; + Đô thị lớn có dân số từ 25 vạn - 50 vạn; + Đô thị trung bình quy mô dân số: 10 vạn - 25 vạn ; + Đô thị nhỏ quy mô dân số dưới 10 vạn người. - Phân loại theo chức năng, tính chất: đô thị được phân thành các loại phụ thuộc vào hoạt động kinh tế-xã hội nổi trội và là yếu tố tạo thị chủ yếu : đô thị công nghiệp, đô thị hành chính , đô thị trung tâm, đô thị văn hoá , đô thị du lịch, đô thị lịch sử, đô thị khoa học, đào tạo: + Đô thị công nghiệp: đô thị lấy sản xuất công nghiệp làm hoạt động chính và là yếu tố chủ đạo cấu tạo nên đô thị đó; + Đô thị đầu mối giao thông: được hình thành do sự tập trung cao về giao thông vận tải, đòi hỏi phải có các công trình công cộng, dịch vụ, công nghiệp có liên quan được xây dựng đồng bộ; + Đô thị có tính chất khoa học , giáo dục: chủ yếu được hình thành và phát triển từ hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo, giáo dục, dẫn đến cơ cấu chức năng, hệ thống công trình kiến trúc, hạ tầng cũng như cơ cấu dân cư và lao động chủ yếu mang tính chất nghiên cứu khoa học, đ ào tạo; + Đô thị du lịch: được hình thành do sự tập trung các hoạt động du lịch , trên cơ sở khai thác điều kiện thiên nhiên nhằm phục vụ nhu cầu giải trí nghỉ ngơi. Việc khai thác và xây dựng các công trình du lịch quyết định các mặt quản lý xây dựng và phát triển chủ yếu của đô thị ( Đỉều 33 Luật Du lịch năm 2005). Pháp lu ật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9 -2009 10
  12. + Đô thị di sản, đô thị lịch sử: nơi tập trung các di sản văn hoá lịch sử có giá trị được quốc gia, quốc tế công nhận . Việc quản lý xây dựng và phát triển đô thị căn cứ chủ yếu trên yêu cầu bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá, lịch sử. + Đô thị hành chính: Do yêu cầu hoạt động chính trị, văn hoá, xã hội của cácđơn vị hành chính lãnh thổ tập trung các cơ quan quản lý đòi hỏi hình thành và phát triển những đô thị giữ vai trò trung tâm chính trị, văn hoá , quản lý hành chính. Trong hệ thống quản lý hành chính các nước loại đô thị này thường là đô thị trung tâm hành chính tỉnh, vùng lãnh thổ, thủ đô, thủ phủ bang, đơn vị lãnh thổ hành chính khác. + Ngoài ra căn cứ những đặc thù nổi trội về tự nhiên, môi trường, tính chất xã hội, lịch sử, đô thị có thể được phân thành các loại đô thị sinh thái, đô thị xanh, thành phố công viên , thành phố anh hùng. Theo Ngh ị định số 72/2001/NĐ-CP, số 42/2009-NĐ-CP của Chính phủ về phân loại đô thị, phân cấp quản lý đô thị, đô thị được phân thành 6 loại gồm: Đô thị loại đặc b iệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết đ ịnh công nhận; theo những tiêu chí như sau : i) Chức năng đô thị: Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định. ii) Quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4 ngh ìn người trở lên. iii) Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung của thị trấn. iv) T ỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động. v) Hệ thống công trình hạ tầng đô thị gồm hệ thống công trình hạ tầng xã hội và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật: a ) Đối với khu vực nội thành, nội thị phải đ ược đầu tư xây dựng đồng bộ và có mức độ hoàn chỉnh theo từng loại đô thị; b ) Đối với khu vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ mạng hạ tầng và bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị bền vững. vi) Kiến trúc, cảnh quan đô thị: việc xây dựng phát triển đô thị phải theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị được duyệt, có các khu đô thị kiểu mẫu, các tuyến phố văn minh đô thị, có các không gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần của dân c ư đô thị; có tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu và phù hợp với môi trường, cảnh quan thiên nhiên. Căn cứ tiêu chí trên, đô thị Việt Nam gồm 6 loại: Đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V. - Đô thị loại đặc biệt Pháp lu ật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9 -2009 11
  13. 1 . Chức năng đô thị là Thủ đô hoặc đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, tài chính, hành chính, khoa học – kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, du lịch, y tế, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả n ước. 2 . Quy mô dân số toàn đô thị từ 5 triệu người trở lên. 3 . Mật độ dân số khu vực nội thành từ 15.000 người/km2 trở lên. 4 . Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu đạt 90% so với tổng số lao động. 5 . Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị a ) Khu vực nội thành: được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn ch ỉnh, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường đô thị; 100% các c ơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường; b ) Khu vực ngoại thành: được đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ mạng lưới hạ tầng và các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối phục vụ đô thị; hạn chế tối đa việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; mạng lưới công trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn phải đ ược đầu tư xây dựng đồng bộ; phải bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái. 6 . Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 60% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị, có các không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân, có các tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc tế và quốc gia. - Đô thị loại I 1 . Chức năng đô thị: Đô thị trực thuộc Trung ương có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - x ã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước. Đô thị trực thuộc tỉnh có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một hoặc một số vùng lãnh thổ liên tỉnh. 2 . Quy mô dân số đô thị a ) Đô thị trực thuộc Trung ương có quy mô dân số toàn đô thị từ 1 triệu người trở lên; Pháp lu ật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9 -2009 12
  14. b ) Đô thị trực thuộc tỉnh có quy mô dân số toàn đô thị từ 500 nghìn người trở lên. 3 . Mật độ dân số b ình quân khu vực nội thành a ) Đô th ị trực thuộc Trung ương từ 12.000 người/km2 trở lên; b ) Đô th ị trực thuộc tỉnh từ 10.000 người/km2 trở lên. 4 . Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 85% so với tổng số lao động. 5 . Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị a ) Khu vực nội thành: nhiều mặt được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh; bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường; b ) Khu vực ngoại thành: nhiều mặt được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh; hạn chế việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; mạng lưới công trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn phải được đầu tư xây dựng đồng bộ; bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái. 6 . Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 50% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị. Phải có các không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có các tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc gia. - Đô thị loại II: 1 . Chức năng đô thị: Đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng lãnh thổ liên tỉnh. Trường hợp đô thị loại II là thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước. 2 . Quy mô dân số toàn đô thị phải đạt từ 300 nghìn người trở lên. Trong trường hợp đô thị loại II trực thuộc Trung ương thì quy mô dân số toàn đô thị phải đạt trên 800 nghìn người. 3 . Mật độ dân số khu vực nội thành. Pháp lu ật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9 -2009 13
  15. Đô thị trực thuộc tỉnh từ 8.000 người/km2 trở lên, trường hợp đô thị trực thuộc Trung ương từ 10.000 người/km2 trở lên. 4 . Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 80% so với tổng số lao động. 5 . Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị a ) Khu vực nội thành: được đầu tư xây dựng đồng bộ và tiến tới cơ bản hoàn chỉnh; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường; b ) Khu vực ngoại thành: một số mặt được đầu tư xây d ựng cơ bản đồng bộ; mạng lưới công trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn cơ bản được đầu tư xây dựng; hạn chế việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái. 6 . Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 40% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị. Phải có các không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc gia. - Đô thị loại III 1 . Chức năng đô thị: Đô thị là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đ ào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh, một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh. 2 . Quy mô dân số toàn đô thị từ 150 nghìn người trở lên 3 . Mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị từ 6.000 người/km2 trở lên. 4 . Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, n ội thị tối thiểu đạt 75% so với tổng số lao động. 5 . Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị a ) Khu vực nội thành: từng mặt được đầu tư xây dựng đồng bộ và tiến tới cơ bản hoàn chỉnh; 100% các c ơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường; b ) Khu vực ngoại thành: từng mặt được đầu tư xây dựng tiến tới đồng bộ; hạn chế việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; mạng lưới công trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn cơ bản được đầu tư xây dựng; bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùn g xanh ph ục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái. Pháp lu ật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9 -2009 14
  16. 6 . Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 40% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị, có các không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa vùng hoặc quốc gia. - Đô thị loại IV 1 . Chức năng đô thị: Đô thị là trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính, khoa học – kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu của một vùng trong tỉnh hoặc một tỉnh. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với một tỉnh. 2 . Quy mô dân số toàn đô thị từ 50 nghìn người trở lên. 3 . Mật độ dân số khu vực nội thị từ 4.000 người/km2 trở lên. 4 . Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị tối thiểu đạt 70% so với tổng số lao động. 5 . Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị. a ) Khu vực nội thành: đã hoặc đang được xây dựng từng mặt tiến tới đồng bộ và hoàn chỉnh; các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải đ ược áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường; b ) Khu vực ngoại thành từng mặt đang được đầu tư xây dựng tiến tới đồng bộ; phải bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái. 6 . Kiến trúc, cảnh quan đô thị: từng bước thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. - Đô thị loại V 1 . Chức năng đô thị: Đô thị là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về kinh tế, hành chính, văn hóa, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - x ã hội của huyện hoặc một cụm xã. 2 . Quy mô dân số toàn đô thị từ 4 nghìn người trở lên. 3 . Mật độ dân số b ình quân từ 2.000 người/km2 trở lên. 4 . Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu phố xây dựng tối thiểu đạt 65% so với tổng số lao động. 5 . Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị: từng mặt đã hoặc đang được xây dựng tiến tới đồng bộ, các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường. Pháp lu ật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9 -2009 15
  17. 6 . Kiến trúc, cảnh quan đô thị: từng bước thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. - Tiêu chuẩn phân loại đô thị áp dụng cho một số đô thị theo vùng miền. Các đô th ị ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì quy mô dân số và mật độ dân số có thể thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 50% tiêu chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải bảo đảm tối thiểu 70% mức tiêu chuẩn quy định so với các loại đô thị tương đương. 1 .3 . Phân cấp quản lý hành chính đô thị 1 .3.1. Theo quy định của Hiến pháp 1992, quản lý hành chính đố i với đô thị đ ược chia thành 3 cấp tương đương sau: - Cấp tỉnh: Thành phố trực thuộc Trung ương; - Cấp huyện: + Thành phố thuộc tỉnh, thị xã thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc Trung ương. + Quận thuộc đô thị loại II, loại I và đặc biệt. - Cấp xã: + Th ị trấn thuộc huyện; + Phường thuộc các đô thị loại III trở lên. 1 .3.2. Tiêu chuẩn xác định cấp quản lý đô thị: - Thành phố trực thuộc Trung ương phải đạt tiêu chuẩn của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I. Việc xác định cấp quản lý đô thị phải phù hợp với chủ trương của Nhà nước và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, định h ướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị cả nước. - Thành phố thuộc tỉnh phải đạt tiêu chuẩn đô thị loại II hoặc loại III. Việc xác định cấp quản lý đô thị phải phù hợp với chủ trương của Nhà nước và quy hoạch tổng thể kinh tế - x ã hội, định hướng quy hoạch tổng thể đô thị cả nước và quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị trên đ ịa bàn tỉnh. - Thị xã thuộc tỉnh hoặc thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương phải đạt tiêu chuẩn đô thị loại III hoặc loại IV. Việc xác định cấp quản lý đô thị phải phù hợp với chủ trương của Nhà nước, đ ịnh hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị cả nước và quy hoạch tổng thể phát triển đô thị của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Thị trấn thuộc huyện phải đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV hoặc loại V. Việc xác định cấp quản lý đô thị phải phù hợp với chủ trương của Nhà nước, đ ịnh hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị cả nước, quy hoạch tổng thể phát triển đô thị của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quy hoạch xây dựng vùng huyện. Pháp lu ật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9 -2009 16
  18. 1 .3.3 . Hệ thống cấp quản lý hành chính đô thị: - Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc. - Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành. - Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị. - Đô thị loại IV là th ị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị. - Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn. 2 . Sự hình thành và phát triển các đô thị 2 .1 . Các yếu tố hình thành và phát triển của đô thị chủ yếu - Các yếu tố tự nhiên (vị trí địa lý, đất đai, khí hậu , các nguồn tự nhiên , cảnh quan ) quyết định địa đ iểm, quy mô, h ình thái không gian và bản sắc kiến trúc riêng của đô thị. - Các yếu tố dân số - x ã hội (dân cư, dân tộc, truyền thống, tâm lý xã hội, lao động và nhu cầu vật chất, tinh thần ...), quyết định chức năng, các loại hình hoạt động dân cư, không gian đô thị. quan hệ giữa xã hội và đô thị được thể hiện theo mô hình sau: - Các yếu tố kinh tế - kỹ thuật là cơ sở hình thành và phát triển đô thị. - Các yếu tố khoa học và công nghệ quyết định đến mức độ hiện đại hoá , tiện n ghi của đô thị. 2 .2 . Đô thị qua các thời đại a / Các đô thị cổ đại: + Các điểm dân cư đầu tiên của trái đất đã xuất hiện từ 10 - 1 2 n ghìn năm trước đây có quy mô từ 100 - 150 người và được bố trí cách nhau 3 - 5km. + Ba nghìn năm trước công nguyên, đô thị đã là trung tâm hành chính, thương mại, tôn giáo và sinh hoạt dân cư, có quy mô khá lớn và trực tiếp quan hệ với vùng sản xuất nông nghiệp lân cận. b / Các đô thị Trung cổ: + Là đô thị - pháo đài (thành). + Là trung tâm giao dịch, thương mại (thị). + Là biểu tượng của tư tưởng Thiên chúa giáo và của giai cấp tư sản (đô). + Các đô thị công nghiệp đầu tiên (
  19. + Là trung tâm kinh tế của giai cấp tư sản. - Các đô thị công nghiệp (thế kỷ XVIII - XIX). + Công nghiệp hoá là cơ sở đô thị hoá và tăng trưởng đô thị. + Tốc độ phát triển đô thị nhanh, mức tập trung lớn. + Đô thị lớn trên một triệu dân xuất hiện tạo nên sự mâu thuẫn giai cấp và phân tầng xã hội trong đô thị trở lên sâu sắc. d / Các đô thị hiện đại (thế kỷ XX): + Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã biến chính khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất thúc đẩy sự phát triển đô thị. + Sự tăng trưởng đô thị mạnh mẽ đã tạo ra nhiều hình thái và thể loại đô thị với quy mô vượt ra ngoài giới hạn một đô thị lẻ, d ẫn đến sự hình thành các quần cư đô thị - vùng, quốc gia và toàn cầu. + Mâu thuẫn sinh thái đô thị ngày thêm gay gắt. + Sự dịch cư và chuyển đổi cơ cấu kinh tế - dân số lao động nhanh (dịch cư theo chiều ngang và chiều dọc ) dẫn đến đói nghèo đô thị. - Sự phát triển đô thị qua các thời đại chứng tỏ: hình thái kinh tế - x ã hội và trình độ phát triển lực lượng sản xuất đã là yếu tố quyết định trực tiếp đến hình thái không gian đô thị. II. ĐÔ THỊ HOÁ VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÔ THỊ 1 . Định nghĩa về đô thị hoá 1 .1. Đô thị hoá là một xu hướng tất yếu của toàn cầu. Quá trình đô thị hoá , gắn liền với sự phát triển của các lực lượng sản xuất, quan hệ xã hội và được cách mạng khoa học kỹ thuật thúc đẩy. Đô thị hoá không chỉ là sự phát triển riêng của một đô thị về qui mô và số lượng dân số, mà còn gắn liền với những biến đổi kinh tế - xã hội và môi trường thiên nhiên của một hệ thống đô thị. Nói một cách khác, Đô thị hoá là quá trình mở rộng và phát triển mạng lưới đô thị và phổ biến lối sống thành thị, tập trung dân cư trên lãnh thổ. 1 .2. Chỉ số đô thị hoá của một quốc gia hoặc một vùng là tỷ lệ dân số (%) thành thị so với dân cư toàn quốc. 1 .3. Đô thị hoá là chỉ tiêu xác định trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một nước. Tuy nhiên, cũng có kiểu đô thị giả tạo (Seudo - urbanization ) như ở Châu phi và Châu Mỹ La tinh, ở đ ó các đô thị phát triển không tương quan với trình độ phát triển lực lượng sản xuất. 1 .4. Vai trò, chức năng của các đô thị trong quá trình đô thị hoá : - Là trung tâm kinh tế , dịch vụ, văn hoá, khoa học, đào tạo và quản lý v.v... giữ vai trò là "cực tăng trưởng" c ủa một vùng hoặc một quốc gia. - Là đầu mối khống chế hệ thống phân bố dân cư, tạo ra bộ khung của mạng lưới đô thị vùng hoặc quốc gia. - Là trung tâm của các hệ thống phân bố định cư địa phương. Pháp lu ật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9 -2009 18
  20. 2 . Đánh giá quá trình đô thị hoá 2 .1. Đánh giá trình độ phân bố và phát triển lực lượng sản xuất. 2 .2 . Tỷ lệ tăng trưởng các loại đô thị (cực lớn, lớn , trung bình và nhỏ). 2 .3. Căn cứ trình độ phát triển lực lượng sản xuất theo các giai đoạn phát triển nông nghiệp, công nghiệp hay dịch vụ của quốc gia, quy luật gia tăng dân số và khả năng dung nạp dân cư của các vùng lãnh thổ, theo kế quả nghiên cứu của nhiều tác giả mức độ đô thị hoá gắn với trình độ phát triển kinh tế như sau: - Các nước còn ở thời kỳ văn minh nông nghiệp , mức độ đô thị hoá vẫn nhỏ hơn 20%. - Các nước bắt đầu công nghiệp hoá thì mức độ đô thị hoá 20 - 40%. - Các nước công nghiệp phát triển thì mức độ đô thị hoá từ 40 - 70%. - Các nước dịch vụ - khoa học kỹ thuật thì mức độ đô thị hoá >70%. Như vậy, quy luật đô thị hoá có tương quan chặt chẽ với q uy luật chuyển dịch c ơ cấu kinh tế - xã hội. 3 . Các xu hướng đô thị hoá trên thế giới 3 .1 . Các nước công nghiệp phát triển Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã phát triển mạnh mẽ, b iến khoc học kỹ thuật và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất, tạo tiền đề cho sự phát triển đô thị và đô thị hoá. Đặc điểm này là cơ sở hình thành và phát triển các quần cư đô thị có quy mô cực lớn, tạo ra quá trình liên kết không gian và tích tụ các điểm dân cư đô thị trên lãnh thổ , tiến tới xu thế nhất thể hoá đô thị - n ông thôn và toàn cấu hoá đô thị nông thôn, làm biến động lớn về môi trường tự nhiên và mất cân bằng sinh thái. 3 .2 . Các nước đang phát triển Quá trình đô thị hoá ở các nước đang phát triển là hệ quả của sự bùng nổ dân số, sự phát triển công nghiệp thấp kém, sự phát triển không đồng đều giữa các vùng trong một nước và sự suy thoái của nông nghiệp và nông thôn tạo ra sự mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa đô thị và nông thôn , giữa vùng chậm phát triển và vùng phát triển. Quá trình đô thị hoá này dẫn đến về hạ tầng đô thị bị quá tải và sự mất cân bằng sinh thái và sự phát triển kinh tế xã hội không cân bằng với tăng trưởng dân số , khi việc di cư từ các đô thị nhỏ, vừa, và các vùng nông thôn vào đô thị lớn không có khả năng kiểm soát. Kết quả là hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội xuống cấp nhanh chóng, đặc biệt là vấn đề nhà ở và vệ sinh môi trường ngày càng thiếu trầm trọng và nhiều vấn đề xã hội xuất hiện. 3 .3 . Đô thị hoá ở Việt Nam Sau năm 1975, đô thị hoá ở Việt Nam bước vào thời kỳ khó khăn, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan về kinh tế-xã hội của thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp. Pháp lu ật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9 -2009 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0