Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 2 - Trần Phước Huy
lượt xem 11
download
Nội dung chính của bài giảng Ngân hàng thương mại chương 2 Nguồn vốn và quản lý nguồn vốn trong ngân hàng trình bày nguồn vốn và nghiệp vụ nguồn vốn của ngân hàng, quản lý vốn nợ, vốn chủ sở hữu, tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 2 - Trần Phước Huy
- CHƯƠNG II: NGUỒN VỐN VÀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TRONG NGÂN HÀNG I. Nguồn vốn và nghiệp vụ nguồn vốn của NH - Vốn chủ sở hữu - Tiền gửi - Tiền vay II. Quản lý vốn nợ - Quản lý quy mô và cơ cấu - Quản lý chi phí - Quản lý kỳ hạn
- I. NGUỒN VỐN VÀ NGHIỆP VỤ NGUỒN VỐN CỦA NHTM 1. Vốn chủ sở hữu 2. Vốn nợ
- 1.1 VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.1 Vốn chủ sở hữu Cơ cấu VCSH: - Vốn góp: Tuỳ theo tính chất của ngân hàng: vốn của Nhà nước, các cổ đông đóng góp, các bên liên doanh góp, vốn thuộc sở hữu tư nhân. - Các quỹ: Quỹ dự trữ bổ sung VĐL, Quỹ bảo toàn vốn,Quỹ thặng dư, Quỹ DDTPT, Quỹ phúc lợi, Quỹ khen thưởng, Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng... - Các khoản vay dài hạn (có điều kiện nhất định)
- Thành phần VCSH: Theo hiệp định Basel 1988 * Vốn cơ bản: (Vốn cấp I): + vốn điều lệ, vốn cổ phần tăng thêm, lợi nhuận giữ lại, quỹ dự trữ công khai từ lợi nhuận sau thuế. Chiếm tỷ trọng tối thiểu 50% vốn tự có của NH * Vốn bổ sung: (Vốn cấp II) + Quỹ dự trữ do đánh giá lại tài sản, quỹ dự phòng bù đắp những rủi ro được trích lập để bù đắp những rủi ro đột xuất chưa xác định được, các khoản nợ được xem như vốn * Khi tính hệ số an toàn vốn các khoản được loại trừ khỏi vốn tự có bao gồm: Các khoản đã đầu tư vào công ty con hạch toán độc lập. Phần vốn góp vào NH và tổ chức tài chính khác.
- Thành phần VCSH: Theo quy định của Việt Nam (Luật các TCTD 1998 và sửa đổi năm 2004): Điều 20, khoản 13. Vốn tự có gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, một số tài sản "Nợ" khác của tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Vốn tự có là căn cứ để tính các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.
- Thành phần VCSH: Theo quy định của Việt Nam (Luật các TCTD 2004: Điều 87. Các quỹ 1. Hàng năm tổ chức tín dụng phải trích từ lợi nhuận sau thuế để lập và duy trì các quỹ sau đây: a) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này do Chính phủ quy định; b) Các quỹ khác theo quy định của pháp luật. 2. Tổ chức tín dụng không được dùng các quỹ quy định tại khoản 1 Điều này để trả lợi tức cổ phần.
- 1.1 VỐN CHỦ SỞ HỮU Vai trò VCSH: - Bảo vệ người gửi tiền - Tạo lập tư cách pháp nhân và duy trì hoạt động - Điều chỉnh các hoạt động của NH - “Tấm đệm” chống đỡ rủi ro Đặc điểm VCSH: - Tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn - Chi phí huy động cao - Thanh khoản thấp
- 1.2. Vốn nợ 1.2.1 Tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi Nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng ngân hàng huy động tiền của doanh nghiệp, tổ chức và dân cư. Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau.
- 1.2.1 Tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi Phân loại tiền gửi - Theo mục đích: Tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm (hay tiền gửi giao dịch và phi giao dịch) - Theo thời hạn: Tiền gửi không kỳ hạn, kỳ hạn ngắn, kỳ hạn trung, kỳ hạn dài - Theo đối tượng gửi: Tiền gửi cá nhân, doanh nghiệp, NH khác, tổ chức xã hội chính trị…. - Thực tế: sử dụng kết hợp các loại tiền gửi
- 1.2.1 Tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi a. Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch/tiền gửi không kỳ hạn) Doanh nghiệp, cá nhân gửi vào NH nhờ giữ và thanh toán hộ nhưng chỉ được thanh toán trong phạm vi số dư. Lãi suất rất thấp (hoặc bằng không) nhưng chủ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụ NH với mức phí thấp. Kết hợp tài khoản tiền gửi thanh toán với tài khoản cho vay (thấu chi- chi trội trên số dư có của tài khoản tiền gửi thanh toán).
- 1.2.1 Tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi b. Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội Nhiều khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dự định được sử dụng sau một thời gian xác định Không được sử dụng các hình thức thanh toán Kỳ hạn càng dài, lãi suất càng cao
- 1.2.1 Tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi c. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư Từ thu nhập tạm thời chưa sử dụng (tiết kiệm) với mục tiêu bảo toàn và sinh lời Mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn Sổ tiết kiệm không dùng để thanh toán tiền hàng và dịch vụ song có thể thế chấp để vay vốn d. Tiền gửi của các ngân hàng khác Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích khác với qui mô không lớn.
- 1.2.2 Tiền vay và nghiệp vụ đi vay của NHTM a. Vay NHNN (vay Ngân hàng trung ương) Nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả, khi thiếu hụt dự trữ (dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán) Hình thức vay: tái chiết khấu (hoặc tái cấp vốn). Các giấy tờ có giá đã được các NHTM chiết khấu (hoặc tái chiết khấu) có thể tái chiết khấu tại NHNN. NHTM phải thực hiện các điều kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định: những giấy tờ có giá có chất lượng và phù hợp với mục tiêu của ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
- 1.2.2 Tiền vay và nghiệp vụ đi vay của NHTM b. Vay các tổ chức tín dụng khác Các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng. Vay để đáp ứng nhu cầu chi trả cấp bách, bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay từ NHNN. Quá trình vay mượn đơn giản: vay trực tiếp hoặc thông qua ngân hàng đại lí Có thể không cần đảm bảo, hoặc được đảm bảo bằng các chứng khoán của kho bạc.
- 1.2.2 Tiền vay và nghiệp vụ đi vay của NHTM c. Vay trên thị trường vốn Phát hành các giấy nợ (kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu) huy động tiền gửi trung và dài hạn. Thường không có đảm bảo, những ngân hàng có uy tín hoặc trả lãi suất cao sẽ vay mượn được nhiều hơn. Khả năng vay mượn còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị trường tài chính, tạo khả năng chuyển đổi cho các công cụ nợ dài hạn của ngân hàng Các vấn đề chuyển nhượng, điều chỉnh lãi suất, bảo quản hộ... ảnh hưởng đến khả năng vay mượn.
- 1.2.3 Vốn nợ khác Loại này bao gồm nguồn uỷ thác, nguồn trong thanh toán, các nguồn khác Các dịch vụ uỷ thác như uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ... tạo nên nguồn uỷ thác tại NH Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành nguồn trong thanh toán (séc trong quá trình chi trả, tiền kí quĩ để mở L/C,...) Tiền khác: Các khoản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả...
- 1.3 Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới các nguồn vốn nợ 1.3.1 Đặc điểm tiền gửi và các nhân tố ảnh hưởng Phải được thanh toán khi khách hàng yêu cầu. Sự thay đổi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, làm thay đổi cầu thanh khoản của ngân hàng. Qui mô của tiền gửi rất lớn so với các nguồn khác (> 50% tổng nguồn vốn) và là mục tiêu tăng trưởng hằng năm của các ngân hàng.
- 1.3.1 Đặc điểm tiền gửi và các nhân tố ảnh hưởng (tiếp) Tiền gửi phải dự trữ bắt buộc nên chi phí sử dụng thường cao hơn lãi trả cho tiền gửi. Tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, nhạy cảm với các biến động về lãi suất, tỷ giá, thu nhập, chu kì chi tiêu, và nhiều nhân tố khác. Ngoài ra: địa điểm ngân hàng, mạng lưới chi nhánh và quầy tiết kiệm, các loại hình huy động, các dịch vụ đi kèm, thời vụ chi tiêu...
- 1.3.2 Đặc điểm tiền vay và các nhân tố ảnh hưởng Tỷ trọng trong tổng nguồn thấp Thời hạn và qui mô xác định trước, do vậy tạo thành nguồn ổn định. NH chỉ vay lúc cần thiết: NH hoàn toàn chủ động quyết định khối lượng vay phù hợp với nhu cầu. Lãi suất lớn hơn lãi suất tiền gửi với cùng kì hạn.
- 1.3.2 Đặc điểm tiền vay và các nhân tố ảnh hưởng Vay NHNN và NH khác: lãi suất thấp song kỳ hạn ngắn, nhằm đảm bảo thanh toán tức thời, phụ thuộc vào chính sách tiền tệ từng thời kỳ. Vay NH khác: có thể khó khăn khi nhiều ngân hàng đang thiếu phương tiện thanh toán. Vay trên thị trường liên ngân hàng: phụ thuộc vào uy tín và khả năng phân tích rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái. Vay thông qua phát hành các giấy nợ trung và dài hạn: thu nhập của dân cư, ổn định vĩ mô, kỹ thuật của NH nhằm tạo tính thanh khoản của các giấy nợ và thuận tiện đối với người cho vay.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 5 - Trần Phước Huy
67 p | 333 | 42
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại - ThS. Nguyễn Anh Tuấn
20 p | 262 | 35
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 2
56 p | 200 | 34
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại - Chương 1: Tổng quan về hoạt động ngân hàng
19 p | 208 | 32
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 6 - Trần Phước Huy
67 p | 163 | 25
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 3 - Trần Phước Huy
65 p | 154 | 24
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 4 - Trần Phước Huy
57 p | 132 | 20
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại - Chương 2: Đo lường và đánh giá hoạt động của ngân hàng
32 p | 112 | 16
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 4
32 p | 110 | 10
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 3
59 p | 98 | 7
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại 1: Chương 1 - Tổng quan về ngân hàng và hoạt động ngân hàng
25 p | 31 | 7
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 1 - ThS. Đoàn Thị Thanh Hòa
41 p | 45 | 4
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 1 - ThS. Lê Trung Hiếu
75 p | 11 | 4
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 2 - ThS. Lê Trung Hiếu
56 p | 9 | 4
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 2 - ThS. Đoàn Thị Thanh Hòa
61 p | 39 | 2
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Bài 1 - ThS. Trần Phước Huy
53 p | 57 | 1
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Bài 4 - TS. Lê Thanh Tâm
58 p | 33 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn