Bài giảng Nghiên cứu khoa học bậc nghiên cứu sinh Tiến sỹ Hệ thống thông tin: Chương 2 - PGS.TS. Hà Quang Thụy
lượt xem 9
download
Bài giảng Nghiên cứu khoa học bậc nghiên cứu sinh Tiến sỹ Hệ thống thông tin: Chương 2 - Tiến hành nghiên cứu của PGS.TS. Hà Quang Thụy bao gồm những nội dung về quá trình nghiên cứu khoa học; lý thuyết hóa; phương pháp nghiên cứu; một số bài học trong tiến hành nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Nghiên cứu khoa học bậc nghiên cứu sinh Tiến sỹ Hệ thống thông tin: Chương 2 - PGS.TS. Hà Quang Thụy
- BÀI GIẢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BẬC NGHIÊN CỨU SINH TIẾN SỸ HỆ THỐNG THÔNG TIN CHƯƠNG 2. TiẾN HÀNH NGHIÊN CỨU PGS. TS. HÀ QUANG THỤY HÀ NỘI 09-2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1
- Nội dung 1. Quá trình NCKH 2. Lý thuyết hóa 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Một số bài học trong tiến hành nghiên cứu 2
- 1. Quá trình NCKH 1.1. Đặt câu hỏi nghiên cứu 1.2. Vai trò của tài liệu trong quá trình nghiên cứu 1.3. Thiết kế nghiên cứu 1.4. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 3
- Câu hỏi nghiên cứu Năm đầu tiên của hành trình NCS Dành riêng để đáp ứng hai thách thức Phương pháp và lý thuyết: Khảo sát một cách hệ thống các tài liệu hiện có Phát triển câu hỏi nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu Khảo sát một cách hệ thống các tài liệu Có tính cấu trúc cao Tập các sách, bài báo liên quan, và các lớp tốt điển hình, hội thảo, và bài giảng (tutorial). Nhấn mạnh luận án TS liên quan Tính cấu trúc tốt cho phép NCS nắm vững các phương pháp và lý thuyết liên quan Thường là một chương của luận án: literature review. Làm ít hơn: Không chấp nhận. Thuyết bất khả tri miền ứng dụng (domain-agnostic) cho phép nghiên cứu có tính độc lập miền Nền tảng tạo năng lực phương pháp NC tốt. 4
- Một số vấn đề đặt câu hỏi nghiên cứu "Phát biểu thang máy" Không thể diễn đạt câu hỏi NC nếu không có độc thoại 5 phút “người nghe đã rời khỏi thang máy” Lý do: không hoàn toàn hiểu câu hỏi hoặc không thể nói rõ đúng cách Câu hỏi NC tốt chỉ khi là câu hỏi ngắn Đủ phân biệt với các hiện tượng, vấn đề liên quan khác “Cái gì vậy" Câu hỏi nghiên cứu không quan trọng cho bất cứ ai: thờ ơ! Thu hút: cần được hưởng lợi thực tế từ câu hỏi nghiên cứu Vấn đề “cái gì vậy” xảy ra khi NCS khó khăn trong động lực và biện minh câu hỏi nghiên cứu “Giải quyết thế giới" Câu hỏi thực sự quan trọng song không thể giải được do tài nguyên (chỉ một mình NCS) và/hoặc thời gian (2-3 năm). Không tìm được giải pháp với tài nguyên và thời gian cho phép 5
- Một số vấn đề đặt câu hỏi nghiên cứu “Không giải được" Câu hỏi không thể trả lời được đúng nghĩa Lý do logic: Thông tin cần cho giải đáp không thể nhận được một cách logic hoặc hợp lệ Lý do khả thi: Tính khả thi với các ràng buộc tài nguyên Ví dụ: Nghiên cứu theo chiều dọc: phải trải qua nhiều năm “Nhiều" Đưa quá nhiều câu hỏi: câu hỏi quá hẹp/quá không thích hợp/quá lớn Nên 01/02 câu hỏi Một số ví dụ (Danh sách đen) Câu hỏi quá rõ ràng: “Có thách thức khi dùng CNTT ?” Câu hỏi không liên quan: “tác động thời tiết tới mức lương của chuyên viên HTTT ?“ . Chẳng hề liên quan ! Câu hỏi vô lý: “Trái đất phẳng?” Mọi người đều phản đối ! Câu hỏi định nghĩa: “xung đột công nghệ đặc trưng bởi sự bất đồng?” Câu hỏi khẳng định: “một công cụ hỗ trợ quyết định có thể được phát triển để tạo điều kiện ra quyết định cho giám đốc điều hành cấp cao 6
- Một số hướng dẫn tìm câu hỏi NC tốt Gợi ý một tuyên bố quan trọng xác định hiện tượng được nghiên cứu (các) câu hỏi nghiên cứu cung cấp khung tiêu chuẩn mà toàn bộ nghiên cứu Tiến sỹ xoay quanh và tiến hóa nó (chúng)/ các câu hỏi nghiên cứu cung cấp khung gới hạn toàn bộ điều tra của NCS và trình diễn nó trong luận án Một số câu hỏi hướng dẫn Hãy cho biết các câu hỏi nghiên cứu của lĩnh vực đó là gì ? Hãy cho biết thân tri thức của lĩnh vực đó là gì ? Những câu hỏi nghiên cứu quan trọng được thiết lập trong lĩnh vực là gì ? Những vùng nào cần được tiếp tục khảo sát ? Nghiên cứu NCS có lấp được một lỗ trống quan trọng? Nó dẫn đến một hiểu biết nhiều hơn? 7
- Một số hướng dẫn tìm câu hỏi NC tốt Một số câu hỏi hướng dẫn (tiếp) Nhiều ra sao các nghiên cứu đã được tiến hành trong vùng chủ đề? Nghiên cứu đề xuất đã được thực hiện trước đây ? Liệu có còn chỗ cho sự cải tiến? Có phù hợp thời gian hay không khi câu hỏi được trả lời? Nó là một chủ đề bền vững và quan trọng hay nó hiện là chủ đề nóng nhưng là mốt nhất thời nên có nguy cơ trở nên lỗi thời? Ai sẽ quan tâm đến việc có được một câu trả lời cho câu hỏi? Tác động tiềm năng của nghiên cứu được đề xuất là gì? Lợi ích của việc trả lời câu hỏi nghiên cứu là gì? Nó sẽ trợ giúp ai, và nó sẽ giúp họ như thế nào? Nghiên cứu đề xuất có một tác động đáng kể về lĩnh vực này? Ba thành phần chính khi phát triển câu hỏi NC Động lực, Đặc tả phát biểu câu hỏi, Biện luận tường minh 8
- Ba thành phần Phát triển câu hỏi NC Động lực (Motivation) Đặt câu hỏi NC là các trao đổi logic, cần thiết, không tránh khỏi thành dãy các trao đổi. Dãy trao đổi này đề cập tới: Một miền bài toán quan trọng cần đề cập Một khoảng trống tri thức cần bù đắp Một hiện tượng quan trọng cụ thể mà được cộng đồng nghiên cứu quan tâm Động lực không nhất thiết rộng mà cần đề cập 3 khía cạnh trên Ví dụ về dãy các trao đổi Các tổ chức đầu tư vào CNTT mới, hy vọng thu được ích lợi từ các đầu tư này. Miền bài toán: Đầu tư vào CNTT, được hưởng lợi từ CNTT. Quan trọng: lượng tiền Lợi ích như thế không có được nếu nhân viên không dùng CNTT. Hiện tượng đặc biệt: Nhân viên không dùng CNTT. Dẫn tới câu hỏi nghiên cứu Tại sao nhân viên tử chối dùng CNTT? Bài báo “Identifying and Testing the Inhibitors of Technology Usage Intentions” 9
- Ba thành phần Phát triển câu hỏi NC Đặc tả phát biểu bài toán (Specification of Problem Statement) Khi có động lực thích hợp xác định chính xác câu hỏi NC Loại câu hỏi NC Câu hỏi “ai”, “cái gì”, “ở đâu”: hướng tới các mục tiêu tìm kiếm và khám phá các chủ đề vẫn còn ít tri thức Câu hỏi “làm thế nào”, “vì sao”: câu hỏi giải thích, tìm kiếm câu trả lời về cơ chế nhân-quả tới công việc liên quan một hiện tượng cụ thể Phát triển câu hỏi NC như một phát biểu bài toán là một trong các bước quan trọng nhất NCS TS cần kiên nhẫn và linh hoạt. Dành thời gian hiệu chỉnh câu hỏi NC theo sự phát triển tri thức và kinh nghiệm Không cứng nhắc: mềm dẻo khi thực tiễn khác biệt so với ban đầu Câu hỏi NC: cần có tín hiệu về cách thức trả lời Câu hỏi NC nên theo hướng phân cấp: quản lý được với nghiên cứu và điều tra 10
- Ba thành phần Phát triển câu hỏi NC Biện luận tường minh (Justification) Diễn giải Câu hỏi NC tốt: đi kèm lập luận lý do vấn đề cụ thể là quan trọng và xứng đáng quan tâm mỗi câu hỏi cho thấy thiếu hụt tri thức trong một miền cụ thể Cung cấp trao đổi: vì sao quan tâm cụ thể / câu hỏi là quan trọng Nên tiếp cận từ trên xuống: thu hẹp dần để vẫn giữ được độ quan trọng của các vấn đề nghiên cứu 11
- Đánh giá câu hỏi NC Tiêu chí đánh giá câu hỏi NC tốt Khả thi: Sẵn có về đầy đủ các chủ thể nghiên cứu, chuyên môn kỹ thuật, thời gian và tiền bạc, và phạm vị quản lý được Thú vị để khảo sát: Tự tin về việc duy trì sự quan tâm tới chủ đề và duy trì động lực trong nhiều năm, Mới: Câu trả lời sẽ bác bỏ các phát hiện đã có hoặc đưa ra phát hiện mới Đạo đức: Theo đuổi và trả lời câu hỏi không vi phạm nguyên lý đạo đức, không tạo các nguy cơ mất an toàn Xác đáng: Câu hỏi và câu trả lời (trong tương lai) là rất quan trọng: thông báo tri thức khoa học, thực hành công nghiệp, hướng NC 12
- Vai trò của tài liệu trong QT nghiên cứu Ba loại kiến thức cần có trong hành trình NCS Kiến thức về miền nghiên cứu và chủ đề quan tâm Kiến thức về lý thuyết liên quan giúp NCS lên khung được câu hỏi và hiện tượng Kiến thức về phương pháp nghiên cứu liên quan mà có thể được NCS áp dụng để phát triển kiến thức mới, xây dựng các sản phẩm sáng tạo hay tường minh các câu hỏi mới. Loài người hình thành truyền thống: Tích lũy tri thức bằng cách bổ sung công bố khoa học và kho tri thức. NCS công bố bài báo, chương sách, sách Sơ bộ về vai trò của tài liệu Sách và bài báo; cập nhật hơn: thông báo các hội nghị quốc tế cung cấp cả ba loại kiến thức trên đây Cần suốt hành trình nghiên cứu NCS cần dành thời gian đáng kể để tìm kiếm, chọn lọc, phân tích tài liệu: Hiểu biết vững thân tri thức mới đóng góp vào thân tri thức 13
- Vai trò tài liệu Hệ thống tài liệu chỉ dẫn mức độ, chủng loại, và bản chất các vấn đề tới hiện thời: tạo độ khả thi để hình thức hóa vấn đề nghiên cứu. sự thiếu hụt tri thức xung quanh một vấn đề cụ thể: Hỗ trợ xác định câu hỏi NC hàn lâm quan trọng (câu hỏi NC được quan tâm nghiên cứu vì câu trả lời sẽ đóng góp thân tri thức). mức độ mà lý thuyết hiện thời có thể để giải thích được về các đặc thù của hiện tượng hoặc vấn đề, và tương ứng là chỗ mà chúng còn thiếu hụt chiến lược và phương pháp đã được sử dụng trong quá khứ để nghiên cứu các hiện tượng/vấn đề (hoặc các hiện tượng hoặc các vấn đề liên quan) các lý thuyết liên quan được dùng để lên khung cuộc khảo sát thân tri thức hiện thời về phương pháp nghiên cứu có sẵn (như, các quy trình và hướng dẫn thực hiện một loại nghiên cứu riêng cho vấn đề cụ thể) • Hệ thống tài liệu: tri thức nền tảng quan trọng 14
- Vai trò tài liệu Hệ thống tài liệu cung cấp phát hiện và hiểu biết sâu một miền bài toán cụ thể lý thuyết sẵn có và/hoặc được sử dụng để khảo sát các vấn đề/hiện tượng quan tâm Tình trạng hiện thời của các phương pháp được làm phù hợp và áp dụng cho nghiên cứu Quá trình đọc-nghĩ-giải thích Không phải mọi tài liệu /mọi phần trong tài liệu liên quan là liên quan: đọc, nghĩ về sự liên quan, giải thích về sự liên quan. Hầu hết NCS đánh giá thấp sự liên quan của các bài báo khác: cần theo phương châm “đọc hơi nhiều còn hơn là đọc không đủ” 15
- Đọc-nghĩ-giải thích Những câu hỏi thu hoạch Đóng góp cốt lõi của tài liệu cho thực tế hiện đại của lĩnh vực nghiên cứu là gì? Liên quan gì tới tài liệu khác và thực tế khác ? đi theo một khía cạnh lý thuyết/phương pháp có ích để nghiên cứu hiện tượng riêng được quan tâm ? Và tại sao nó là/không là một trường hợp? Ảnh hưởng ra sao đến suy nghĩ riêng của NCS tới lĩnh vực NC ? Suy nghĩ như thế nào về tác động của bài báo tới thân tri thức trong lĩnh vực tại thời điểm được công bố. 16
- Đọc-nghĩ-giải thích Những câu hỏi thu hoạch Về lý thuyết: xem http://www.fsc.yorku.ca/york/istheory/wiki/index.php/Main_Page Về phương pháp http://www.qual.auckland.ac.nz/ http://dstraub.cis.gsu.edu:88/quant/default.asp ... Tài liệu ngoài miền nghiên cứu Phát hiện lý thuyết phổ biến trong các lĩnh vực nghiên cứu khác, bên cạnh miền nghiên cứu cụ thể Thấy cách các phương pháp được áp dụng trong lĩnh vực nghiên cứu khác, đặc biệt là về các hướng dẫn và tiêu chuẩn đánh giá có sẵn Phát triển một tiếp xúc với cách thức của các học giả khác trong lĩnh vực khác lên khung, kiểm tra, và giải vấn đề thế giới thực, theo nghĩa chung nhất 17
- Một vài kinh nghiệm nhỏ Hai thông tin cần thiết cơ bản nhất Hội nghị/tạp chí hàng đầu thế giới về lĩnh vực NC Nhà khoa học hàng đầu thế giới về lĩnh vực, về chủ đề NC riêng (chú ý các NCS) Hội nghị thế giới về lĩnh vực chuyên sâu Các hiệp hội nghề nghiệp Association for Computing Machinery - ACM: http://www.acm.org/ Association for Information Systems – AIS: http://aisnet.org/ IEEE-CS: http://www.computer.org/portal/web/guest/home và các phân hội của các hiệp hội này, chẳng hạn KDD: http://www.sigkdd.org/index.php Các bài toán được đặt ra Các báo cáo mời Các bài báo được giải thưởng Ví dụ: KDD 2014 http://www.kdd.org/kdd2014/ (Xem trang sau) 18
- Hội nghị KDD 2014 19
- Hội nghị KDD 2014: Keynote Talks Oren Etzioni: The battle for the future of data mining. Eric Horvitz: Data, predictions, and decisions in support of people and society Eric E. Schadt: A data driven approach to diagnosing and treating disease Sendhil Mullainathan: Bugbears or legitimate threats?: (social) scientists' criticisms of machine learning? http://www.informatik.uni- trier.de/~ley/db/conf/kdd/kdd2014.html 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tin học ứng dụng trong công nghệ thực phẩm
297 p | 565 | 85
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học - GS.TSKH. Hoàng Kiếm
196 p | 329 | 72
-
Bài giảng Cơ sở lý thuyết mật mã: Chương 3 - Hoàng Thu Phương
124 p | 244 | 53
-
Bài giảng Phần cứng máy tính: Bài 7 - TC Việt Khoa
19 p | 155 | 35
-
Bài giảng Nghiên cứu khoa học bậc nghiên cứu sinh Tiến sỹ Hệ thống thông tin: Chương 1 - PGS.TS. Hà Quang Thụy
53 p | 80 | 9
-
Bài giảng Nghiên cứu khoa học bậc nghiên cứu sinh Tiến sỹ Hệ thống thông tin: Chương 0 - PGS.TS. Hà Quang Thụy
18 p | 73 | 7
-
Bài giảng Thống kê trong nghiên cứu khoa học xã hội: Chương 5 - Nguyễn Công Nhựt
165 p | 34 | 7
-
Bài giảng Soạn thảo văn bản hành chính nâng cao bài 8: Tạo mục lục cho hình ảnh và bảng biểu
27 p | 22 | 7
-
Bài giảng Thống kê trong nghiên cứu khoa học xã hội: Chương 6 - Nguyễn Công Nhựt
158 p | 42 | 6
-
Bài giảng Thống kê trong nghiên cứu khoa học xã hội: Chương 2 - Nguyễn Công Nhựt
25 p | 63 | 6
-
Bài giảng Nhập môn Công nghệ thông tin 1: Chương 8 - Ngô Chánh Đức
29 p | 75 | 6
-
Bài giảng Thống kê trong nghiên cứu khoa học xã hội: Chương 3 - Nguyễn Công Nhựt
77 p | 42 | 5
-
Bài giảng Thống kê trong nghiên cứu khoa học xã hội: Chương 4 - Nguyễn Công Nhựt
121 p | 42 | 5
-
Bài giảng Thống kê trong nghiên cứu khoa học xã hội: Chương 7 - Nguyễn Công Nhựt
73 p | 35 | 4
-
Bài giảng Tin học đại cương: Chương 3 (Tuần 6) - Viết và trình bày báo cáo nghiên cứu ở dạng văn bản
27 p | 94 | 3
-
Bài giảng Nhập môn Công nghệ thông tin 1: Xây dựng, phát triển và đánh giá thuật toán
29 p | 35 | 2
-
Bài giảng Nhập môn Công nghệ thông tin 2: Bài 7 – Trường ĐH Khoa học tự nhiên
16 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn