Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 6: Pháp luật hành chính và tố tụng hành chính (tt)
lượt xem 3
download
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 6: Pháp luật hành chính và tố tụng hành chính (tt), cung cấp những kiến thức như các vấn đề chung của luật tố tụng hành chính; thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 6: Pháp luật hành chính và tố tụng hành chính (tt)
- CHƯƠNG VI PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH (tiếp theo) ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
- B. Pháp luật Tố tụng Hành chính Việt Nam I. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH II. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH 2
- I. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH • Khái niệm và các nguyên tắc của Luật Tố tụng Hành 1. chính 2. • Vụ án Hành chính 3 • Thẩm quyền xét xử hành chính của Tòa án nhân dân • Cơ quan, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố 4 tụng 5 • Chứng minh và chứng cứ trong tố tụng hành chính 3
- 1. Khái niệm và các nguyên tắc của Luật Tố tụng Hành chính Luật Tố tụng Hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án Nhân dân nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hành chính được nhanh chóng, khách quan, đúng pháp luật; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; bảo đảm pháp chế trong hoạt động quản lý nhà nước. 4
- 2. Vụ án hành chính - Phát sinh khi cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện; - Yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của quy định hành chính, hành vi hành chính, danh sách cử tri, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh - Được Tòa án thụ lý giải quyết. 5
- 3. Thẩm quyền xét xử hành chính của Tòa án 3.1. Thẩm quyền theo loại việc (CSPL: Điều 30 Luật Tố tụng hành chính năm 2015) Tòa án có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện sau đây: - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính,trừ một số quyết định, hành vi do pháp luật quy định. - Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống. - Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. - Khiếu kiện danh sách cử tri. 6
- 3.2. Thẩm quyền theo cấp Tòa án và theo lãnh thổ Tòa án được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ và trùng với cơ quan hành chính cả về lãnh thổ lẫn về cấp. - Thẩm quyền xét xử hành chính của Tòa án nhân dân cấp huyện: Điều 31 Luật Tố tụng hành chính năm 2015. - Thẩm quyền xét xử hành chính của Tòa án nhân dân cấp tỉnh: Điều 32 Luật Tố tụng hành chính năm 2015. 7
- 4. Cơ quan, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng - Cơ quan tiến hành tố tụng hành chính gồm Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. - Những người tiến hành tố tụng hành chính gồm Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư kí Tòa án, Thẩm tra viên, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên và Kiểm tra viên. - Người tham gia tố tụng hành chính bao gồm đương sự và người tham gia tố tụng khác. 8
- 5. Chứng minh và chứng cứ trong tố tụng hành chính (CSPL: Điều 78- Điều 98 Luật Tố tụng hành chính năm 2015) - Chứng minh là hoạt động của các chủ thể tố tụng theo quy định của pháp luật trong việc làm rõ các sự kiện, tình tiết của vụ án hành chính. - Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng hành chính chủ yếu thuộc về các đương sự. 9
- 5. Chứng minh và chứng cứ trong tố tụng hành chính (tiếp theo) Chứng cứ trong vụ án hành chính là những gì có thật mà Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp. 10
- II. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH 1. Khởi kiện vụ án hành chính 2. Thụ lí vụ án hành chính 3. Chuẩn bị xét xử 4. Phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính 5. Thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính 6. Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án 7. Thi hành án hành chính 11
- 1. Khởi kiện vụ án hành chính (CSPL: Điều 118 Luật Tố tụng hành chính năm 2015) - Hành vi tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức; - Yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi họ cho rằng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; - Bị xâm phạm bởi các quy định hành chính, hành vi hành chính. 12
- 2. Thụ lí vụ án hành chính - CSPL: Điều 125 Luật Tố tụng hành chính năm 2015. - Thụ lí vụ án hành chính là việc Tòa án chấp nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện. 13
- 3. Chuẩn bị xét xử Giai đoạn chuẩn bị xét xử được tiến hành theo các thủ tục sau đây: - Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án. - Thông báo về việc thụ lý vụ án. - Xác minh, thu thập chứng cứ. - Lập và nghiên cứu hồ sơ vụ án. - Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, đối thoại. 14
- 4. Phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính - Phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính là phiên tòa xét xử vụ án hành chính lần đầu. - Phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành đúng theo quy định tại Điều 169 đến Điều 195 Luật Tố tụng hành chính năm 2015. 15
- 5. Thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính -Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. -Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phiên tòa phúc thẩm được quy định tại Điều 241 Luật Tố tụng hành chính năm 2015. 16
- 6. Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án 6.1. Thủ tục giám đốc thẩm Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 255 của Luật Tố tụng hành chính năm 2015. 17
- 6.2. Thủ tục tái thẩm Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó. 18
- 7. Thi hành án hành chính Thi hành án là một giai đoạn tố tụng độc lập, kết thúc quá trình tố tụng hành chính, trong đó các chủ thể có liên quan sẽ tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. 19
- 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 2 - Ths. Đinh Thị Hoa
31 p | 358 | 86
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 3 - Ths. Đinh Thị Hoa
24 p | 278 | 56
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 1: Nhập môn pháp luật đại cương
6 p | 271 | 34
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 2 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
21 p | 20 | 9
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 7 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
12 p | 16 | 7
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
17 p | 10 | 6
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 2 - ThS. Nguyễn Hoàng Vân
31 p | 87 | 6
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 7 - ThS. Nguyễn Hữu Mạnh
26 p | 76 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 3 - ThS. Nguyễn Hoàng Vân
27 p | 90 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 2: Những vấn đề cơ bản về pháp luật (Trường ĐH Kiến trúc - ĐH Đà Nẵng)
32 p | 26 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 8 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
19 p | 17 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 6 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
14 p | 9 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 4 - ThS. Nguyễn Hoàng Vân
30 p | 107 | 4
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 4 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
18 p | 12 | 4
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 3 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
16 p | 11 | 4
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 5 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
16 p | 5 | 3
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 9 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
16 p | 9 | 2
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 10 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
9 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn