Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 9: Công pháp quốc tế
lượt xem 2
download
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 9: Công pháp quốc tế, cung cấp những kiến thức như khái niệm về công pháp quốc tế; một số lĩnh vực hợp tác chủ yếu của cộng đồng quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 9: Công pháp quốc tế
- Phần thứ 3: Đại cương về pháp luật quốc tế CHƯƠNG IX CÔNG PHÁP QUỐC TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
- CÔNG PHÁP QUỐC TẾ I. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG PHÁP QUỐC TẾ II. MỘT SỐ LĨNH VỰC HỢP TÁC CHỦ YẾU CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ 2
- I. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG PHÁP QUỐC TẾ 1.1 • Khái niệm công pháp quốc tế 1.2 • Đặc điểm của công pháp quốc tế . 1.3 • Nguồn của công pháp quốc tế 1.4 • Mối quan hệ giữa công pháp quốc tế và luật quốc gia 1.5 • Vai trò của công pháp quốc tế 1.6 • Các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế 3
- I. Khái niệm về công pháp quốc tế 1.1. Khái niệm công pháp quốc tế Luật quốc tế hiện đại là hệ thống pháp luật độc lập, bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy phạm pháp lí, được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa họ với nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. 7
- 1.2. Đặc điểm của công pháp quốc tế 1.2.1. Xây dựng luật quốc tế - Kí kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương. - Thừa nhận các quy phạm tập quán quốc tế.
- 1.2. Đặc điểm của công pháp quốc tế 1.2.2.Biện pháp bảo đảm thi hành công pháp quốc tế - Các biện pháp chính trị. - Các biện pháp kinh tế. - Các biện pháp quân sự. 1.2.3. Các quan hệ do công pháp quốc tế điều chỉnh Xét về tính chất, các quan hệ xã hội này phải là những quan hệ có tính chất liên quốc gia.
- 1.2. Đặc điểm của công pháp quốc tế 1.2.4. Chủ thể của công pháp quốc tế Quốc gia; Tổ chức quốc tế liên chính phủ; Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết; Một số thực thể đặc biệt: Tòa thánh Vaticăng, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao…
- 1.3. Nguồn của công pháp quốc tế 1.3.1. Khái niệm nguồn của luật quốc tế Nguồn của luật quốc tế là những hình thức chứa đựng các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế do các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên 1.3.2. Các loại nguồn của công pháp quốc tế Thứ nhất, điều ước quốc tế Thứ hai, tập quán quốc tế Thứ ba, các nguyên tắc pháp luật chung
- 1.4. Mối quan hệ giữa công pháp quốc tế và luật quốc gia 1.4.1. Cơ sở của mối quan hệ giữa công pháp quốc tế và luật quốc gia Hai hệ thống pháp luật này được coi là phương tiện chủ yếu mà mọi quốc gia đều phải sử dụng để thực hiện các chức năng đối nội và chức năng đối ngoại của mình.
- 1.4.2. Nội dung của mối quan hệ biện chứng giữa công pháp quốc tế và luật quốc gia - Luật quốc gia ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển của luật quốc tế. - Khi tham gia quan hệ quốc tế, quốc gia có nghĩa vụ phải thực hiện thiện chí các cam kết quốc tế
- 1.4.3. Giải quyết xung đột giữa công pháp quốc tế và luật quốc gia Về nguyên tắc, trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy phạm pháp luật quốc tế và quy phạm pháp luật quốc gia về cùng một vấn đề diễn ra trên phạm vi lãnh thổ quốc gia thì quy phạm pháp luật quốc tế sẽ được ưu tiên thi hành.
- 1.5. Vai trò của công pháp quốc tế - Công cụ điều chỉnh các quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích của mỗi chủ thể của luật quốc tế trong quan hệ quốc tế. - Là nhân tố, là công cụ quan trọng để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. - Là phương tiện để thúc đẩy các quan hệ hợp tác quốc tế trên hầu khắp lĩnh vực của đời sống quốc tế, đặc biệt là quan hệ kinh tế quốc tế trong bối cảnh hiện nay. - Bảo đảm cho sự phát triển của cộng đồng quốc tế theo hướng ngày càng văn minh, nhân đạo góp phần bảo đảm các quyền cơ bản của con người.
- 1.6. Các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế - Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. - Nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế - Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác - Nguyên tắc bình đẳng pháp lí và quyền tự quyết của các dân tộc. - Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia. - Nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế.
- II. MỘT SỐ LĨNH VỰC HỢP TÁC CHỦ YẾU CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ A. • Dân cư trong công pháp quốc tế • Lãnh thổ và biên giới quốc gia trong công B. pháp quốc tế • Các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền C. chủ quyền của quốc gia 14
- A. DÂN CƯ TRONG CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
- 1. Khái niệm dân cư - Dân cư là toàn bộ những người cư trú trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia và công dân của quốc gia cư trú ở nước ngoài phải tuân thủ pháp luật quốc gia. - Căn cứ theo tiêu chuẩn quốc tịch, dân cư của một quốc gia được chia thành các nhóm người sau: (1) Công dân của quốc gia đó; (2) Người nước ngoài.
- 2. Các căn cứ hưởng quốc tịch Những cách thức hưởng quốc tịch như sau: - Do được sinh ra. - Do sự gia nhập quốc tịch. - Do được phục hồi quốc tịch. - Do sự trở lại quốc tịch. - Do được thưởng quốc tịch.
- 3. Các căn cứ chấm dứt quốc tịch Các căn cứ chấm dứt quốc tịch phổ biến như sau: - Do xin thôi quốc tịch. - Bị tước quốc tịch. - Đương nhiên mất quốc tịch.
- 4. Người hai quốc tịch và không quốc tịch 4.1. Hai quốc tịch Là tình trạng pháp lí của một người cùng một lúc là công dân của cả 2 quốc gia. Hiện tượng 2 hay nhiều quốc tịch phát sinh chủ yếu là do có sự xung đột pháp luật giữa các quốc gia về cách thức hưởng và mất quốc tịch. 4.2. Người không quốc tịch Người không quốc tịch là tình trạng pháp lí của một người không có quốc tịch của một quốc gia nào.
- 5. Bảo hộ công dân 5.1. Khái niệm - Bảo hộ công dân được biểu hiện là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài, khi các quyền và lợi ích của họ bị xâm hại (bảo hộ công dân theo nghĩa hẹp hay còn gọi là bảo hộ ngoại giao). - Đồng thời bao gồm cả sự giúp đỡ về mọi mặt của quốc gia đi với công dân nước mình ở nước ngoài kể cả khi không có hành vi vi phạm nào tới công dân nước mình (bảo hộ công dân theo nghĩa rộng hay còn gọi là bảo hộ lãnh sự).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 2 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
21 p | 22 | 9
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 7 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
12 p | 20 | 8
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 8 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
19 p | 22 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 6 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
14 p | 15 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 4 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
18 p | 16 | 4
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 3 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
16 p | 14 | 4
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 5 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
16 p | 7 | 3
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 9 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
16 p | 10 | 2
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Chương giới thiệu – ThS. Ngô Minh Tín
11 p | 7 | 2
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Bài 2 – ThS. Ngô Minh Tín
19 p | 1 | 1
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Bài 8 – ThS. Ngô Minh Tín
42 p | 0 | 0
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Bài 6 (tt) – ThS. Ngô Minh Tín
30 p | 0 | 0
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Bài 6A – ThS. Ngô Minh Tín
56 p | 1 | 0
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Bài 5 – ThS. Ngô Minh Tín
47 p | 0 | 0
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Bài 4 – ThS. Ngô Minh Tín
51 p | 0 | 0
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Bài 3 – ThS. Ngô Minh Tín
51 p | 4 | 0
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Bài 1 – ThS. Ngô Minh Tín
45 p | 0 | 0
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Bài 9 – ThS. Ngô Minh Tín
38 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn