intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phù phổi cấp do tim

Chia sẻ: Sơn Nam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

92
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Phù phổi cấp do tim" cung cấp cho người đọc các kiến thức: Sinh lý, hệ thống cân bằng dịch ở phổi, sinh lý bệnh, nguyên nhân gây bệnh phù phổi cấp do tim, triệu chứng phù phổi cấp do tim,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phù phổi cấp do tim

  1. Phù phổi cấp do tim
  2. • Phù phổi do tim là tình trạng thóat dịch ra ngoài lòng mạch quá mức của mao mạch phổi vào mô kẽ và phế nang. • Do tăng AL thủy tĩnh thứ phát • Là 1 trong 3 thể lâm sàng của suy tim cấp • Phù phổi làm giảm trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch.
  3. 1. Sinh lý 1.1 Sinh lý tuần hòan phổi Độ chênh áp lực đáy - đỉnh: 25cmH2O.
  4. 1. Sinh lý Phù sẽ xảy ra trước tiên ở vùng đáy phổi. Các mạch máu vùng đáy bị chèn ép nên sẽ dồn máu lên vùng đỉnh, gây ra hiện tượng tái phân bố tuần hòan phổi.
  5. 1. Sinh lý 1.2 Màng phế nang mao mạch Lớp nội mạc mao mạch; mô kẽ; biểu mô phế nang.
  6. 1.3 Hệ thống cân bằng dịch ở phổi 1.3.1. Các lực Starling Phương trình Starling. Q = K (P TTMM -P TTMK) - l(PKMM - PKMK) P TTMM: áp lực thủy tĩnh mao mạch, P TTMK: áp lực thủy tĩnh mô kẻ, P KMM: áp lực keo mao mạch, P KMM: áp lực keo mô kẻ. K là hằng số, l là hệ số phản xạ protein. Trong giới hạn bình thường, lượng dịch thóat ra mô kẽ khỏang 500ml/24giờ/70kg.
  7. 1.3 Hệ thống cân bằng dịch ở phổi 1.3.2.Hệ bạch mạch Cân bằng lượng dịch ở mô kẽ. Có vai trò vận chuyển dịch, chất keo và chất hòa tan từ mô kẽ về nhĩ phải với tốc độ khỏang 10 - 20 ml/giờ. Trong trường hợp gia tăng áp lực nhĩ trái mạn tính (vd: hẹp 2 lá), tốc độ vận chuyển của hệ bạch mạch có thể tăng đến 200ml/giờ.
  8. 2. Sinh lý bệnh • 2.1 Cơ chế của phù phổi cấp • 1. Mất cân bằng giữa các áp lực Starling (phù phổi do huyết động). • 2. Tổn thương màng phế nang- mao mạch. • 3. Suy giảm chức năng hệ bạch mạch. • 4. Vô căn hay không rõ cơ chế.
  9. 2. Sinh lý bệnh • 2.2 Các giai đọan phù phổi theo cơ chế bệnh sinh • Giai đọan 1:Tăng lượng dịch trao đổi qua màng phế nang mao mạch . Dịch thóat ra mô kẽ được hệ bạch mạch dẩn lưu hết . • Giai đọan 2: quá khả năng vận chuyển của hệ bạch mạch, dịch bắt đầu ứ đọng ở mô kẽ lỏng lẻo quanh động mạch, tĩnh mạch, tiểu phế quản. Thể tích mô kẽ bắt đầu tăng. • Giai đọan 3: dịch tràn vào mô kẽ chặt (giai đọan 3a). Lượng dịch chứa trong mô kẽ có thể đến 500 ml. Sau đó đi qua màng phế nang mao mạch, tràn ngập phế nang (gđọan 3b
  10. 2. Sinh lý bệnh • 2.3 Sinh lý bệnh phù phổi do tim • Tăng áp lực thủy tĩnh thứ phát do tăng áp lực tĩnh mạch phổi. • Lượng dịch vượt quá khả năng cân bằng của hệ bạch mạch. • Thể tích dịch trong mô kẽ tăng lên và cuối cùng tràn ngập vào phế nang.
  11. • Các cơ chế gây tăng áp lực tĩnh mạch phổi do tim: – Tắc nghẽn đường ra nhĩ trái. – Suy chức năng thất trái – Qua tải thể tích thất trái. – Tắc nghẽn đường ra thất trái. • Cơ chế thường gặp của phù phổi do tim là tắc nghẽn đường ra của nhĩ trái và suy chức năng thất trái.
  12. 3. Nguyên nhân • 3.1 Tắc nghẽn nhĩ trái: • Hẹp van 2 lá • U nhầy nhĩ trái, Huyết khối nhĩ trái • Bẩm sinh: 3 buồng nhĩ. • 3.2 Suy tim trái • 3.2.1 Suy chức năng tâm thu thất trái: NMCT thất trái • Bùng phát của suy tim trái mạn tính • Viêm cơ tim • Nhiểm độc cơ tim do rượu, cocaine, doxorubicin… • Bệnh van tim mạn tính: hẹp van ĐMC, hở van ĐMC, hở 2 lá.
  13. 3. Nguyên nhân • 3.2.2 Suy chức năng tâm trương thất trái: • Hở 2 lá cấp do VNTMNT • Hở van ĐMC mạn. • Viêm màng ngoài tim co thắt • Tràn dịch màng ngoài tim • Lọan nhịp • Phì đại thất trái và bệnh cơ tim • Hẹp van ĐMC mạn tính
  14. 3. Nguyên nhân • 3.3 Quá tải thể tích thất trái • Suy chức năng tâm thu thất trái không tuân thủ điều trị và chế độ ăn. Truyền dịch quá mức. • Hở van ĐMC cấp gây ra tình trạng quá tải thể tích thất trái. Là cơ chế chính gây ra phù phổi cấp do hở van Đmc. • 3.4 Tắc nghẽn đường ra thất trái • Hẹp van ĐMC cấp gây tắc nghẽn đường ra thất trái. • Bệnh cơ tim phì đại. • Tăng huyết áp: tăng kháng lực ngọai vi chống lại lực co bóp của thất trái. Là 1 dạng của tắc nghẽn đường ra thất trái.
  15. 4. Triệu chứng • 4.1 Tiền căn: bệnh tim mạch: tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cụ bộ, nhồi máu cơ tim củ, bệnh van tim, bệnh cơ tim, suy tim, đái tháo đường, suy thận… • 4.2 Triệu chứng cơ năng • Cảm giác ngộp thở phải ngồi dậy để thở. • Lo lắng, hốt hỏang vì ngộp thở nhiều • Tóat mồ hôi. • Đau ngực nếu phù phổi cấp do NMCT cấp hay phình ĐMC bóc tách gây ra hở van ĐMC cấp.
  16. 4. Triệu chứng • 4.3 Triệu chứng thực thể • Mạch, nhịp thở rất nhanh, thường gặp tăng huyết áp vì kích thích hệ giao cảm. • Bệnh nhân phải ngồi thở vì thiếu oxy. • Ho khạc bọt hồng • Rối lọan tri giác. • Da xanh hay nổi bông do co mạch ngoại biên, cung lượng tim thấp.
  17. 4. Triệu chứng • Nghe phổi có ran ẩm, bọt từ đáy dâng nhanh lên đỉnh tràn ngập 2 phế trường có thể nghe ran rít hay khò khè. • Nghe tim có thể khó do ran phổi lớn. Nổi bật là tiếng T3. Âm thổi của bệnh van tim sẳn có hoặc bệnh van tim cấp gây ra phù phổi cấp. • Có thể có các dấu hiệu gan lớn, tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan tĩnh mạch cổ trên bệnh nhân suy tim phải .
  18. 4. Triệu chứng • 4.3. Cận lâm sàng • 4.3.1 Xét nghiệm máu thường qui • 4.3.1.1 Điện giải đồ • 4.3.1.2 Urê, creatinin • 4.3.1.3 Huyết đồ
  19. 4. Triệu chứng • 4.3.2 Xét nghiệm hình ảnh • 4.3.2.1 X quang phổi: có giá trị chẩn đóan loại trừ phù phổi do phổi, gợi ý nguyên nhân, chẩn đóan giai đọan phù phổi. • Hình ảnh XQ sớm nhất của phù mô kẽ là hình ảnh nhòa mạch máu phổi, tái phân phối tuần hòan phổi, giãn gốc động mạch phổi. Tuy nhiên giai đọan này ít rỏ ràng nên dể bị bỏ sót. •
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0