BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ:<br />
<br />
PHÙ PHỔI CẤP<br />
<br />
TRONG SẢN KHOA<br />
<br />
1<br />
<br />
MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ:<br />
Sau khi học xong chuyên đề “Phù phổi cấp trong sản khoa”, người<br />
học nắm được những kiến thức như:<br />
- Ảnh hưởng của thai nghén đối với hệ tuần và bệnh tim của người<br />
mẹ.<br />
- Nguyên nhân và chẩn đoán phù phổi cấp trong thai kỳ.<br />
- Thiết lập kế hoạch xử trí phù phổi cấp do huyết động và phù phổi<br />
cấp do tổn thương.<br />
<br />
2<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
1. ĐẠI CƢƠNG<br />
Phù phổi cấp là cấp cứu số một nội khoa có thể gặp trong thực hành sản<br />
khoa. Phù phổi cấp trong sản khoa thường xảy ra ở các bệnh nhân mắc bệnh<br />
tim, cao huyết áp, bệnh thận hoặc các bệnh nhiễm trùng trong lúc mang thai.<br />
Cũng có khi do truyền dịch quá nhiều, quá nhanh.<br />
Tỷ lệ phù phổi cấp chiếm 15% các biến cố tim- sản và tử vong chiếm<br />
50% các biến cố tim sản- tỷ lệ tử vong của phù phổi cấp còn cao (68%).<br />
1.1. Các thay đổi về tuần hoàn khi mang thai<br />
1.1.1. Nước<br />
Ngay từ khi bắt đầu mang thai đã có hiện tượng giữ nước trong cơ thể.<br />
Tổng lượng nước ngoại bào tăng 1,51%. Đặc điểm là nước được giữ lại phân<br />
phối đều trong tổ chức phần mềm. Nước tăng dần và tăng nhiều trong 10 tuần<br />
cuối cho đến khi chuyển dạ, sau đẻ giảm đột ngột.<br />
1.1.2. Máu<br />
Thể tích huyết tương tăng nhanh và nhiều hơn nươc ngoại bào. Đến<br />
tuần thứ 6 thể tích huyết tương tăng rõ ràng và còn tăng cho tới tuần 34, khí<br />
do huyết tương tăng 50% so với trước khi mang thai và ổn địng cho tới lúc<br />
đẻ. Sau đẻ sáu (6) tuần thể tích huyết tương mới trở lại bình thường.<br />
1.1.3. Tim mạch<br />
Nhịp tim của thai phụ tăng cùng với tuổi thai thường là tăng khoảng<br />
15%. Thể tích tâm thu và lưu lượng tim tăng dần đạt tối đa ở tuần 28-36 rồi<br />
giảm xuống chút ít, tuy vậy còn rất cao so với trước khi có thai. Lưu lượng<br />
tim tăng do nhu cầu tiêu thụ oxy cao cho mẹ (vú, tử cung) thai và phần phụ-<br />
<br />
3<br />
<br />
Đồng thời do khối lượng máu tăng nên lưu lượng máu tăng. Nhu cầu ôxy của<br />
mẹ tăng 20-25% lưu lượng tim tăng 40-50%.<br />
Tốc độ tuần hoàn tăng do có shunt (thông) đ/m - tĩnh mạch ở hồ huyết.<br />
Tư thế của tim: Tử cung lớn dần đẩy cơ hoàng lên cao làm cho tim từ<br />
trục dọc chuyển sang tư thế nằm ngang (horizontal), đồng thời có xoay quanh<br />
trục dọc của nó làm cho cung giữa trái phồng, cung đ/m phổi nhô ra- Như vậy<br />
các mạch máu từ tim ra bị gấp nhẹ vì vậy tim làm việc trong điều kiện khó<br />
khăn hơn.<br />
1.2. Các thay đổi tuần hoàn trong và sau đẻ<br />
Trong khi chuyển dạ do xuất hiện cơ co tử cung nên nhu cầu oxy tăng.<br />
Đồng thời co tử cung sẽ dồn máu vào tuần hoàn mẹ mỗi cơn co là 250 =<br />
300ml (500ml), hết cơ co máu lại trở về tử cung. Sự tăng công cơ học đột<br />
ngột cùng với sự thay đổi liên tục làm cho các quả tim bệnh lý không đáp ứng<br />
được.<br />
Thời kỳ sổ rau xảy ra các hiện tượng:<br />
- Sau khi sổ thai có hiện tượng dừng đột ngột tuần hoàn tử cung rau.<br />
- Thiếu hồng cầu vận chuyển oxy do hiện tượng mất máu khi bong rau.<br />
- Lượng máu lưu thông tăng trong hệ tuần hoàn vì tử cung co đưa đến<br />
gánh nặng đột ngột cho tim.<br />
- Lượng máu qua tim tăng khoảng 20% trong thời gian ngắn do sau đẻ<br />
có hiện tượng giảm áp lực ổ bụng- Sự thay đổi đột ngột này dễ gây ngừng<br />
tim, phù phổi, suy tim cấp ở các bệnh nhân tim. Do vậy thời kỳ sổ rau là thời<br />
nguy hiểm cho các bệnh nhân tim.<br />
Thời kỳ hậu sản: Mặc dù khối lượng tuần hoàn giảm dần, lượng nước<br />
gian bào giảm (do oestrogène giảm) nhưng do nhu cầu ôxy vẫn cao do quán<br />
trình tạo sửa và phát triển của vú, trên nền một dự trữ năng lực hoạt động của<br />
<br />
4<br />
<br />
tim bị suy giảm và còn tồn tại ảnh hưởng rối loạn huyết động trong cuộc để<br />
nên nguy cơ suy tim và phù phổi vẫn có khả năng xảy ra nhất là ở những bà<br />
mẹ phải lao động và cho con bú.<br />
Tóm lại cần phải chú ý một số điểm đau: (Theo C. Champagne).<br />
- Đau và cơn co tử cung sẽ làm gia tăng cung lượng tim từ 10-15%.<br />
- Trong lúc rặn sổ cung lượng tim tăng 40-46%.<br />
- Lúc bong rau và sổ rau là lúc cung lượng tim tăng cao nhất có thể đến<br />
80% do máu hoàn hồi và lượng máu tĩnh mạch chi dưới trở về tim). Do đó<br />
đây là giai đoạn nguy hiểm với nhiều biến cố tim sản.<br />
1.3. Các thay đổi của áp lực tĩnh mạch trung ƣơng (CVP) (theo<br />
Coloditz)<br />
- Phụ nữ không có thai : 7,8-11,2 cmH2O (trung bình 9)<br />
- Có thai 3 tháng đầu<br />
<br />
: 6,8-8,2 cmH2O (trung bình 7,7)<br />
<br />
- Có thai 3 tháng giữa : 3,6-4,6 cmH2O (trung bình 4,1)<br />
- Có thai 3 tháng cuối : 2,0-4,4 cmH2O (trung bình 3,8)<br />
Càng về cuối thai kỳ CVP càng thấp dần- Phải chú ý tư thế nằm ngửa<br />
của thai phụ tĩnh mạch bị chẹn máu về tim giảm nên CVP thấp. Trong khi<br />
chuyển dạ do cơn co bóp của tử cung CVP thay đổi tăng từ 4,5 lên 5,8cm<br />
H2O, mỗi cơn co tử cung đẩy vào tĩnh mạch chủ 250-300ml máu, đồng thời<br />
với nó là các hiện tượng các mạch máu tử cung rau bị khép, tử cung nâng lên<br />
bớt chèn vào tĩnh mạch chủ ( máu về tim nhiều hơn và do kích thích giao cảm<br />
(theo Goltner, Martin Sam billan).<br />
- Các thuốc gây co bóp tử cung làm tăng CVP trong 24 giờ sau đẻ.<br />
1.4. Các thay đổi về hô hấp<br />
Do ảnh hưởng của Progesteron nên trong thai kỳ người phụ nữ thở<br />
nhiều hơn, nhịp thở tăng 10%, không khí lưu thông tăng 40%, độ giảm của<br />
<br />
5<br />
<br />