BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ:<br />
<br />
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ PHÙ<br />
PHỔI CẤP HUYẾT ĐỘNG<br />
<br />
Biên soạn: Ths.BS.Nguyễn Anh Tuấn<br />
(Bộ Môn: Hồi sức cấp cứu, Trường ĐH Y Hà Nội)<br />
<br />
1<br />
<br />
MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ:<br />
Sau khi học xong chuyên đề “Chẩn đoán và xử trí phù phổi cấp<br />
huyết động”, người học nắm được những kiến thức có liên quan như:<br />
Nguyên nhân của bệnh phù phổi cấp huyết động, Chẩn đoán bệnh, và<br />
Điều trị bệnh Phù phổi cấp huyết động.<br />
<br />
2<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
I. ĐẠI CƯƠNG<br />
Phù phổi cấp huyết động là một bệnh cần cấp cứu khẩn trương, nếu<br />
phát hiện, chẩn đoán sớm, can thiệp kịp thời, bệnh có khả năng hồi phục<br />
nhanh. Nếu không can thiệp kịp thời và đúng, sẽ nhanh chóng dẫn đến suy hô<br />
hấp cấp nặng, nguy cơ tử vong cao.<br />
Có thể xảy ra do ba nhóm nguyên nhân:<br />
- Tăng áp lực mao mạch phổi không do suy tim trái như trong hẹp hai<br />
lá.<br />
- Tăng áp lực mao mạch phổi do suy tim trái như trong tăng huyết áp,<br />
nhồi máu cơ tim, suy vành.<br />
- Tăng thể tích tuần hoàn cấp tính như trong suy thận cấp, truyền quá<br />
nhiều dịch.<br />
II. NGUYÊN NHÂN<br />
- Hẹp hai lá.<br />
- Tăng huyết áp.<br />
- Nhồi máu cơ tim cấp.<br />
- Đợt mất bù của suy tim trái mạn tính.<br />
-<br />
<br />
dịch cấp: truyền dịch, suy thận cấp, mạn.<br />
<br />
- Nguyên nhân khác: xơ gan, nhồi máu phổi, sau hút khí màng phổi...<br />
III. CHẨN ĐOÁN<br />
1. Lâm sàng<br />
- Cơn phù phổi cấp thường xuất hiện đột ngột, tiến triển nhanh, hay gặp<br />
về đêm.<br />
- Bệnh nhân lo lắng, hoảng hốt, vã mồ hôi.<br />
<br />
3<br />
<br />
- Khó thở, thở nhanh (trên 30 lần phút), phải ngồi dậy để thở, tím môi<br />
và đầu chi.<br />
- Có thể khạc ra đờm bọt hồng.<br />
- Nghe phổi đầy ran ẩm cả hai phổi, bắt đầu ở hai đáy phổi, dâng dần<br />
lên như nước triều dâng.<br />
- Nhịp tim nhanh (100 -140 lần phút), có thể nghe thấy nhịp ngựa phi<br />
trái, tĩnh mạch cổ nổi.<br />
- Huyết áp có thể bình thường hoặc tăng.<br />
- Phù phổi cấp kéo dài, muộn, bệnh nhân sẽ suy hô hấp nặng, tụt huyết<br />
áp, rối loạn ý thức.<br />
- Các triệu chứng lâm sàng của bệnh lý nguyên nhân phù phổi cấp: rung<br />
tâm trương, tim ngựa phi, phù…<br />
2. Cận lâm sàng<br />
- XQ phổi: mờ lan toả 2 bên phổi, lan từ rốn phổi ra (hình cánh bướm);<br />
có thể thấy bóng tim to (chỉ số tim - ngực > 50%).<br />
- Khí máu: PaO2 giảm, PaCO2 bình thường hoặc giảm.<br />
- Các xét nghiệm và thăm dò khác:<br />
+ Đánh giá huyết động: CVP (áp lực tĩnh mạch trung tâm); PCWP (áp<br />
lực mao mạch phổi bít) tăng; CO (cung lượng tim) giảm<br />
+ Điện tâm đồ: có thể thấy dấu hiệu NMCT, dầy thất trái...<br />
- Các xét nghiệm tuỳ theo nguyên nhân phù phổi cấp: tăng ure, creatinin<br />
trong suy thận; tăng CKMB, troponin trong nhồi máu cơ tim. Tăng bilirubin,<br />
men gan, giảm PT trong xơ gan…<br />
<br />
4<br />
<br />
3. Chẩn đoán phân biệt<br />
3.1. Phù phổi cấp tổn thương<br />
Cơ chế: tổn thương màng phế nang mao mạch làm tăng tính thấm<br />
màng phế nang mao mạch.<br />
Nguyên nhân:<br />
- Viêm phổi nặng do vi khuẩn, virus.<br />
- Bệnh phổi do sặc: dịch vị, thức ăn, dầu.<br />
- Ngạt nước.<br />
- Hít phải khí độc, thở oxy nồng độ cao, kéo dài...<br />
- Chấn thương phổi.<br />
- Đa chấn thương.<br />
- Sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết...<br />
Biểu hiện:<br />
- Suy hô hấp tiến triển từ từ, thường nặng từ ngày thứ 3 của bệnh, tình<br />
trạng suy hô hấp không cải thiện với oxy 100%<br />
- Không có dấu hiệu suy tim trái<br />
- Khí máu PaO2, SaO2, PaCO2 hoặc bình thường, PaO2/ FiO2< 200<br />
- Huyết động: CVP bình thường, PCWP bình thường.<br />
- XQ phổi hình ảnh mờ khoảng kẽ lan tỏa.<br />
3.2. Cơn hen phế quản cấp: tiền sử hen phế quản, ran khô là chính (ran<br />
rít, ran ngáy), cải thiện tốt sau dùng thuốc giãn phế quản.<br />
3.3. Đợt cấp viêm phế quản phổi mãn: tiền sử viêm phế quản phổi<br />
mãn, ho khạc đờm, dấu hiệu suy tim phải...<br />
3.4. Dị vật đường thở: bệnh sử (bệnh cảnh sặc thức ăn, dị vật...), thở co<br />
kéo hõm ức, tiếng rít thanh quản...<br />
<br />
5<br />
<br />