intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản lí dự án công nghệ thông tin: Bài 9 - Ngô Trung Việt, Phạm Ngọc Khôi

Chia sẻ: Hi Hi Ha Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

85
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 9: Quản lí dự án ở Việt Nam cung cấp cho người đọc các kiến thức: Đặc điểm của quản lý dự án ở Việt Nam, các văn bản pháp quy của chính phủ về quản lý dự án, giới thiệu Nghị định 52, một số kinh nghiệm thực tế. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản lí dự án công nghệ thông tin: Bài 9 - Ngô Trung Việt, Phạm Ngọc Khôi

  1. Quản lí dự án Công nghệ thông tin 9 - Quản lí dự án ở Việt Nam
  2. Bản đồ bài giảng 1. Tổng quan 2. Kĩ năng 3. Tư duy chiến trao đổi lược về dự án 4. Lập kế 5. Theo dõi và hoạch dự án Kiểm soát dự án 6. Khoán ngoài 7. Quản lí thay đổi và kết thúc dự án 8. Kĩ năng 9.Quản lí dự quản lí chung án Việt Nam 12/30/2004 9 - Qlda CNTT ở Việt Nam 2
  3. 10. QLDA CNTT ở Việt Nam 10.1 Đặc điểm của QLDA ở Việt Nam 10.2 Các văn bản pháp qui của chính phủ về QLDA 10.3 Giới thiệu Nghị định 52 10.4 Một số kinh nghiệm thực tế 12/30/2004 9 - Qlda CNTT ở Việt Nam 3
  4. 10.1 Đặc điểm QLDA ở Việt Nam Việc thực hiện các dự án ở Việt Nam phải tính đến hoàn cảnh pháp lí và các qui định pháp qui của chính phủ. Các dự án CNTT được coi là dự án thuộc vào đầu tư cơ bản và trang bị mua sắm tài sản lớn (hầu như không tính tới đầu tư vào con người). Hoàn cảnh thực tế: – Thông thường người QLDA là Giám đốc dự án. Do kiêm nhiệm nhiều việc khác nên dẫn tới tình trạng không có người QLDA thực sự. Và hơn nữa người QLDA không được đào tạo về nghiệp vụ QLDA, thiêu tri thức QLDA. – Trong Ban dự án và các tổ chuyên môn, rất ít người làm việc 100% thời gian cho dự án, phần lớn kiêm nhiệm. – Không coi trọng vai trò tư vấn hoặc khoán trắng cho nhóm dự án. – Không có quan hệ chặt chẽ với người thụ hưởng dự án. 12/30/2004 9 - Qlda CNTT ở Việt Nam 4
  5. Đặc điểm của tổ chức Việt Nam Trộn lẫn chức năng quản lí hành chính và quản lí nghiệp vụ chuyên môn, phản ánh quan điểm quản lí toàn diện. Theo cơ chế hành chính các cơ quan chỉ có ngân sách đủ cho vận hành tĩnh tại thường xuyên. Để quản lí các nghiệp vụ biến động, các cơ quan không có đủ nguồn lực (nhân lực, tài lực, kĩ thuật…) xử lí các vấn đề trong phạm vi của mình, phải xin cấp trên cấp vốn đầu tư. Người có quyền quyết định hành chính thì không làm vì không đủ tri thức. Người có tri thức thì làm nhưng không có quyền quyết định. Phát sinh cơ chế xin - thẩm định - cho/không cho. Người quyết định có thể dùng tư vấn và vấn đề phụ thuộc vào trình độ của các tổ chức tư vấn. Chất lượng chuyên môn của tư vấn phụ thuộc vào trình độ của nền kinh tế và sự phát triển văn hoá xã hội. 12/30/2004 9 - Qlda CNTT ở Việt Nam 5
  6. So sánh với bài học QLDA Quản lí dự án chung: – Tư duy chiến lược, toàn diện - xác định mục tiêu - bổ nhiệm người QLDA - xây dựng kế hoạch - lập tổ dự án - theo dõi và kiểm soát dự án - quản lí thay đổi - quản lí chất lượng - quản lí khoán ngoài - kết thúc dự án Thực tế quản lí dự án ở Việt Nam: – Tư duy tuân thủ hướng dẫn, cục bộ - nhận việc và chỉ tiêu vốn - lập ban QLDA - giải ngân - xin phép xây dựng - giải phóng mặt bằng - đấu thầu - kí hợp đồng xây dựng - theo dõi tiến độ - kết thúc dự án Vênh nhau: – tư duy - cách quản lí - tổ chức - qui trình - tài liệu 12/30/2004 9 - Qlda CNTT ở Việt Nam 6
  7. Khác biệt Vai trò của người quản lí dự án cần rõ, ai là người chịu trách nhiệm chính điều phối toàn bộ dự án? Qui trình thực hiện dự án được qui định theo bản Qui chế. Vai trò của lập kế hoạch dự án? Không được chủ động về vốn, bị tuỳ thuộc và khả năng giải ngân. Chuyển từ vốn được cấp sang tiền sử dụng được trở thành vấn đề lớn Thực hiện khoán ngoài, gọi thầu là chính. Qui trình và tài liệu khoán ngoài? Giải phóng mặt bằng trở thành vấn đề lớn ảnh hưởng tới tiến độ. Đặc thù của Việt Nam. Vấn đề giám sát khoán ngoài là vấn đề chính, có cơ chế thu thập thông tin và báo cáo không? Ai xử lí thông tin? Cách thức tổ chức tổ dự án, mối liên hệ bên trong tổ? 12/30/2004 9 - Qlda CNTT ở Việt Nam 7
  8. Quản lí dự án chung Lập kế Lãnh đạo, hoạch dự án khách hàng Tư vấn, trao đổi Lập tổ dự án Mục đích Xây dựng chiến lược đề án Người quản Thực hiện lí dự án dự án Chấp thuận dự án+đầu tư Bổ nhiệm Kiểm soát dự án Kết thúc dự án 12/30/2004 9 - Qlda CNTT ở Việt Nam 8
  9. Quản lí dự án ở Việt Nam Lãnh đạo Nhận vốn + cấp trên thiết kế Chủ đầu Tư vấn Tư vấn tư Lập tổ dự án đầu tư thiết kế Giải ngân, giải Ban quản phóng mặt bằng Đề nghị Lập Xây dựng đầu tư dự án thiết kế lí dự án Đấu thầu, kí hợp đồng Phê duyệt dự Thẩm định Thẩm định án+vốn đầu tư đầu tư thiết kế Theo dõi thầu Quyết toán Thẩm tra quyết Phê duyệt Nhà thầu Kết thúc dự đầu tư toán đầu tư quyết toán án 12/30/2004 9 - Qlda CNTT ở Việt Nam 9
  10. Vận dụng các bài học Cử người quản lí thực sự dự án: tư duy dự án Lập kế hoạch dự án: WBS, lịch biểu, kế hoạch khoán ngoài Tổ chức nhóm dự án, hệ thống thông tin dự án Lập qui trình theo dõi khoán ngoài, kiểm soát chất lượng, kiểm soát thay đổi Lập hệ thống hồ sơ tài liệu giám sát hợp đồng và người làm khoán ngoài Kết thúc dự án: tiêu chuẩn nghiệm thu, hệ thống tài liệu nghiệm thu 12/30/2004 9 - Qlda CNTT ở Việt Nam 10
  11. 10.2 Các văn bản pháp qui 1. Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng 2. Thông tư 06/2000/TT-BKHĐT ngày 24/11/1999 hướng dẫn về nội dung Tổng mức đầu tư, Hồ sơ thẩm định dự án đầu tư và Báo cáo đầu tư. 3. Thông tư 07/2000/TT-BKHĐT ngày 03/07/2000 Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số nội dung Thông tư số 06/1999/TT-BKH nói trên 4. Quyết định 14/2000/QĐ-BXD ngày 20/07/2000 Về việc ban hành Định mức chi phí tư vấn đầu tư và xây dựng 5. Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 về việc ban hành quy chế đấu thầu 6. Nghị định 14/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Đấu thầu 7. Thông tư liên tịch số 45/2001/TTLT/BTC-BKHCNMT ngày 18/06/2001 hướng dẫn một số chế độ chi tiêu đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ 12/30/2004 9 - Qlda CNTT ở Việt Nam 11
  12. 10.3 Nghị định 52 Vấn đề: trong xã hội việc đầu tư xây dựng thường xuyên xảy ra. Đầu tư xây dựng của nhà nước là lớn. Đầu tư vào CNTT được coi là đầu tư xây dựng cơ bản. Nhà nước muốn quản lí hoạt động đầu tư xây dựng, nhất là những hoạt động dùng vốn của nhà nước. Nghị định 52 của Thủ tướng ban hành Qui chế quản lí đầu tư và xây dựng. Qui chế quản lí đầu tư và xây dựng qui định mọi dự án đầu tư và xây dựng đều phải xin phép và chịu sự quản lí của nhà nước. Qui chế quản lí đầu tư và xây dựng qui định các điều khoản mà mọi dự án đầu tư xây dựng đều phải tuân thủ. Thực tế qui chế này áp dụng cho cả việc mua sắm tài sản trị giá lớn. 12/30/2004 9 - Qlda CNTT ở Việt Nam 12
  13. Giới thiệu Qui chế đầu tư xây dựng qui định các cơ quan nhà nước quản lí đầu tư xây dựng và xác định các loại cơ quan đầu tư, chủ đầu tư. Qui chế đầu tư xây dựng chấp nhận các hình thức công ti tư vấn đầu tư xây dựng, công ti xây dựng và qui định khuôn khổ hoạt động cho các công ti này. Qui chế đầu tư xây dựng nói về cách thức quản lí quyết định đầu tư và quản lí số tiền của nhà nước bỏ ra đầu tư xây dựng. Qui chế đầu tư xây dựng nói về những qui định mà các tổ chức phải tuân thủ khi đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản bằng tiền của nhà nước. 12/30/2004 9 - Qlda CNTT ở Việt Nam 13
  14. Mô hình quản lí đầu tư xd Cơ quan Nguồn vốn đầu Cơ quan đầu tư, chủ tư xây dựng quản lí đầu Qui định kĩ đầu tư tư xây thuật xây dựng dựng Giấy phép đầu Hợp đồng tư xây dựng xây dựng Qui định quản lí đầu tư xây dựng Các dự án đầu Tài liệu thực tư xây dựng hiện hợp đồng Qui định quản lí vốn đầu tư Tổ chức Tổ chức tư thực hiện vấn đầu tư xây dựng xây dựng 12/30/2004 9 - Qlda CNTT ở Việt Nam 14
  15. Các qui trình bắt buộc Qui trình lập kế hoạch đầu tư Qui trình quyết định đầu tư Qui trình cấp phép đầu tư Qui trình chuẩn bị đầu tư Qui trình thực hiện đầu tư Qui trình cấp phép xây dựng Qui trình thực hiện xây dựng Qui trình kết thúc xây dựng Qui trình quản lí vốn đầu tư 12/30/2004 9 - Qlda CNTT ở Việt Nam 15
  16. Các tài liệu đi kèm Kế hoạch đầu tư, quyết định đầu tư Báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi Tài liệu thẩm định dự án Kế hoạch đầu tư, vốn đầu tư Giấy phép đầu tư và xây dựng Dự án đầu tư xây dựng Thiết kế kĩ thuật, thiết kế thi công Tài liệu thẩm định thiết kế Tiêu chuẩn, định mức kĩ thuật xây dựng Hồ sơ thực hiện dự án đầu tư xây dựng Hồ sơ thực hiện vốn đầu tư 12/30/2004 9 - Qlda CNTT ở Việt Nam 16
  17. Đặc điểm của tổ chức đầu tư VN Ý định đầu tư của các cơ quan nhà nước phải được các cấp hành chính có thẩm quyết phê duyệt mới được cấp vốn thực hiện. Chủ đầu tư có sử dụng vốn nhà nước không chủ động được nguồn vốn, chậm giải ngân. Chủ đầu tư phải sử dụng tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng để lập và quản lí thực hiện dự án đầu tư xây dựng - ban quản lí dự án chỉ làm việc quản lí thực hiện dự án. Chủ đầu tư không phải là người thực hiện dự án nhưng phải báo cáo về tình hình thực hiện đầu tư, xây dựng cho các cấp quản lí. Có sự tách bạch vai trò quản lí dự án trong các vấn đề: mục tiêu, vốn, thực hiện, báo cáo dự án. 12/30/2004 9 - Qlda CNTT ở Việt Nam 17
  18. Đặc điểm của quản lí đầu tư VN Việc quản lí đầu tư và xây dựng hiện nay không đề cập tới vai trò một người quản lí dự án toàn diện từ đầu tới cuối. Toàn bộ dự án đầu tư xây dựng thường bị chia thành các khâu biệt lập chịu sự quản lí riêng: – Quản lí về quyết định đầu tư – Quản lí về nguồn vốn đầu tư – Quản lí về thực hiện đầu tư – Quản lí về thực hiện xây dựng Các qui định về quản lí đầu tư xây dựng theo chu trình đề nghị, thẩm định, xét duyệt, thực hiện, quyết toán. Qui định nhiều tầng quản lí: tầng quản lí nhà nước, tầng quản lí dự án, tầng quản lí kĩ thuật, chất lượng 12/30/2004 9 - Qlda CNTT ở Việt Nam 18
  19. Qui định theo Qui chế đtxd 1. Lập kế hoạch, thẩm định 2. Chuẩn bị đầu tư 3. Thực hiện đầu tư 4. Kết thúc xây dựng 5. Hình thức quản lí thực hiện dự án 6. Chi phí xây dựng 7. Thanh tra, kiểm tra xử lí vi phạm 8. Điều khoản thi hành 12/30/2004 9 - Qlda CNTT ở Việt Nam 19
  20. Các yêu cầu theo Qui chế đtxd Ban quản lí dự án cần thực hiện các điều khoản được qui định trong Qui chế về đầu tư xây dựng Về bản chất, việc quản lí dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam chỉ tập trung vào khâu thực hiện đầu tư – kết thúc xây dựng, vẫn mang nghĩa của quản lí dự án chung cho khâu này. Điểm khác biệt là sự không liên tục của quá trình quản lí từ xác định mục tiêu tới kết quả cuối cùng Trong thực tế có phát sinh khác biệt và khó khăn hơn vì: – Khó chủ động được nguồn vốn – Khó chủ động giải phóng mặt bằng – Quan hệ với các nhà thầu và việc quản lí nhà thầu chưa đi vào qui trình 12/30/2004 9 - Qlda CNTT ở Việt Nam 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2