intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản lý xây dựng: Chương 1

Chia sẻ: ViNatri2711 ViNatri2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

60
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Quản lý xây dựng: Chương 1 trình bày các nội dung chính sau: Định mức đơn giá - dự toán, định mức kỹ thuật trong xây dựng cơ bản, đơn giá và dự toán trong xây dựng cơ bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản lý xây dựng: Chương 1

  1. ĐỊNH MỨC ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Khoa K Bộ môn: Quản lý xây dựng
  2. NỘI DUNG MÔN HỌC  Số tiết: 30 tiết  Nhiệm vụ môn học: Trang bị các kiến thức cơ bản về về định mức, đơn giá, dự toán xây dựng Giới thiệu các phương pháp lập định mức, đơn giá, dự toán xây dựng công trình Biết vận dụng những kiến thức của môn học và các môn liên quan vào công tác lập định mức, lập đơn giá và xác định dự toán xây dựng và tổng mức đầu tư. 3/18/2019
  3. NỘI DUNG MÔN HỌC  Giáo trình: Định mức Kinh tế - kỹ thuật và Định giá trong xây dựng, Đỗ Văn Quang, Nguyễn Trọng Hoan, 2018  Kiểm tra, đánh giá:  Điểm quá trình: 30% - Kiểm tra + Bài tập + Điểm danh  Thi cuối kỳ: 70% - Trắc nghiệm + Bài tập  Liên hệ:  Bộ môn Quản lý Xây dựng, Khoa Kinh tế và Quản lý – 211 Nhà A5 – ĐHTL 3/18/2019
  4. ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Phần 1: Định mức kỹ thuật trong xây dựng cơ bản Phần 2: Đơn giá và dự toán trong xây dựng cơ bản QLXD
  5. ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Chương 1: Các khái niệm cơ bản và nội dung định mức kỹ thuật trong XD 1.1. Những khái niệm cơ bản và phân loại định mức kỹ thuật 1.2. Vai trò, nhiệm vụ của định mức kỹ thuật lao động 1.3. Quá trình xây dựng, sản phẩm xây dựng QLXD
  6. ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN 1.1. Những khái niệm cơ bản và phân loại định mức kỹ thuật 1.1.1. Những khái niệm cơ bản về định mức kỹ thuật • Mức hao phí các yếu tố sản xuất trong xây dựng Số lượng hao phí từng yếu tố sản xuất để tạo ra một đơn vị sản phẩm (vật liệu, nhân công, máy thi công,..) • Định mức Là mức được quy định, nó được xác định bằng cách tính trung bình tiên tiến của nhiều người sản xuất trong một phạm vi xác định cho từng loại sản phẩm cho từng doanh nghiệp. QLXD
  7. ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Các định nghĩa khác nhau về định mức kinh tế kỹ thuật: Được lập trên cơ sở Là tiêu chuẩn do Nhà Xác định được chia quá trình sản nước, địa phương, chính xác hao xuất thành các bộ doanh nghiệp hoặc công phí thời gian lao phận, loại bỏ những trường quy định, nó động, thời gian phần thừa và hợp lý phản ánh trình độ sản sử dụng máy, hoá các bước công xuất của các ngành nghề khối lượng vật việc, biến quá trình trong từng giai đoạn liệu cần thiết để sản xuất thành tiêu nhất định. Định mức kỹ hoàn thành một chuẩn, dùng các thuật trong xây dựng sản phẩm xây phương pháp khoa dùng để khống chế việc dựng nào đó, gọi học kỹ thuật để thu sử dụng tiền vốn, vật tư, là định mức kỹ thập số liệu, xử lý và thiết bị, máy móc, nhân thuật. xác định tính hợp lý lực một cách hợp lý. của nó. QLXD
  8. ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Text 1.1.2. Phân loại định mức kỹ thuật Theo hình thức trình bày Theo yếu tố chi phí Có 4 cách phân loại Theo phạm vi ứng dụng Theo mục đích phục vụ cho công tác quản lý QLXD
  9. ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN a) Phân theo yếu tố chi phí - Định mức lao động: Định mức lao động là mức quy định lượng lao động cần thiết để hoàn thành một đơn vị công tác xây lắp nào đó - Định mức thời gian: Định mức thời gian là mức quy định thời gian làm việc cần thiết để hoàn thành một đơn vị công tác xây lắp nào đó - Định mức tiêu dùng vật liệu: Định mức vật liệu là mức hao phí vật liệu quy định cần thiết để hoàn thành một đơn vị công tác xây lắp nào đó. QLXD
  10. ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN b) Phân theo hình thức trình bày - Định mức lao động: - Định mức sản lượng: là mức quy định lượng sản phẩm đạt chất lượng, hợp quy cách được tạo thành bởi quá trình sản xuất sau một đơn vị tgian làm việc. c) Phân theo mục đích phục vụ cho công tác quản lý - Định mức sản xuất (định mức thi công): là định mức phục vụ cho công tác quản lý, điều hành trong quá trình thi công. - Định mức dự toán xây dựng cơ bản: là định mức dùng để lập đơn giá dự toán xây dựng cơ bản, phục vụ công tác quản lý đầu tư xây dựng. d) Phân theo phạm vi ứng dụng - Định mức thống nhất: được áp dụng chung cho cả nước. - Định mức ngành: chỉ được áp dụng riêng cho từng ngành. - Định mức khu vực: theo tỉnh, thành phố…. - Định mức nội bộ: chỉ áp dụng trong nội bộ Công ty, Xí nghiệp.. QLXD
  11. ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN 1.2. Vai trò, nhiệm vụ của định mức kỹ thuật lao động Vai trò của định mức kỹ thuật lao động trong việc tổ chức lao động và kế hoạch hóa sản xuất Định mức kỹ thuật lao động Là cơ sở của sự hoàn thiện tổ Có ý nghĩa đặc chức lao động biệt đối với kế trong các doanh hoạch hoá sản nghiệp và trong xuất của doanh toàn bộ nền kinh nghiệp. tế quốc dân. QLXD
  12. ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN 1.3. Quá trình xây dựng, sản phẩm xây dựng 1.3.1. Quá trình xây dựng và cơ cấu của quá trình xây dựng a. Phân loại quá trình xây dựng * Tuỳ thuộc vào loại sản phẩm xây dựng và vật liệu, chi tiết sử dụng trong quá trình chế tạo ra nó, các quá trình xây dựng có thể phân loại như sau: + Quá trình phục vụ: Là quá trình thực hiện những công tác tổ chức phục vụ cho nơi làm việc, cung cấp đầy đủ, kịp thời nguyên vật liệu, bán thành phẩm, các công cụ, dụng cụ lao động, nhằm đảm bảo cho quá trình xây dựng được liên tục. Quá trình phục vụ chia làm 2 loại: . Phục vụ công nghệ: Chế tạo, sửa chữa các công cụ, dụng cụ, cung cấp đến nơi làm việc. . Chuẩn bị vật liệu và bán thành phẩm, cung cấp điện, nước, chất đốt ... QLXD
  13. ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN + Quá trình vận tải: + Quá trình xây lắp: là quá trình trực tiếp xây dựng và lắp đặt các kết cấu bộ phận công trình hay hoàn thành các công tác riêng biệt. Quá trình xây lắp được chia thành: . Quá trình xây dựng . Quá trình lắp đặt + Quá trình hoàn thiện: là những quá trình để hình thành lớp bảo vệ kết cấu và tạo dáng kiến trúc bề mặt sản phẩm. Ví dụ : Quá trình trát tường, quá trình trồng cỏ mái đập ... QLXD
  14. ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN * Tuỳ theo ý nghĩa thực hiện quá trình xây dựng có thể phân loại như sau: + Quá trình chính: là quá trình trực tiếp tạo ra sản phẩm chính. Ví dụ: quá trình bê tông cống, quá trình xây tường cánh, quá trình xây đá tường chắn ... + Quá trình phụ: là quá trình không trực tiếp tạo ra sản phẩm chính mà chỉ có tác dụng phục vụ, hỗ trợ cho việc hoàn thành quá trình chính. Ví dụ: quá trình đào kênh dẫn dòng, quá trình tiêu nước hố móng, quá trình lắp giàn giáo, quá trình làm đường thi công ... + Quá trình chuẩn bị: là quá trình liên quan đến việc tổ chức các điều kiện cần thiết để hoàn thành các công tác chính và phụ. Ví dụ: chuẩn bị mặt bằng xây dựng, lấy mốc cắm tuyến, tập kết thiết bị máy móc, vật liệu đến công trường ... QLXD
  15. ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN * Tuỳ theo sự diễn biến của quá trình người ta phân quá trình xây dựng như sau: + Quá trình chu kỳ: Ví dụ: quá trình đào hố móng bằng máy xúc một gầu, các phần tử chu kỳ là lấy đất vào gầu, nâng gầu, quay gầu về vị trí đổ, đổ đất, quay gầu và hạ gầu về vị trí đào, còn phần tử không chu kỳ là việc di chuyển máy xúc trong hố móng. + Quá trình không chu kỳ: là quá trình mà khi thực hiện tất cả các phần tử của quá trình không lặp lại sau một thời gian và trình tự nhất định, sản phẩm hoàn thành thường không bằng nhau. QLXD
  16. ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN * Tuỳ theo biện pháp thi công quá trình xây dựng được phân như sau: + Quá trình thủ công: + Quá trình bán cơ giới hoá: VD: quá trình đổ bê tông tại chỗ trộn và đầm bằng máy, quá trình lắp ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn bằng cần cẩu ... + Quá trình cơ giới hoá: là quá trình mà tất cả các bước công việc của chúng đều do máy thực hiện, công nhân chỉ làm nhiệm vụ điều khiển máy hoạt động theo đúng quy trình công nghệ thi công. + Quá trình tự động hoá: là quá trình mà tất cả các bước công việc do một hay một số máy thực hiện không có sự tham gia của công nhân. Quá trình được thực hiện theo một chương trình đã lập sẵn với quy trình công nghệ và cả về mặt tổ chức. QLXD
  17. ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN * Tuỳ theo hình thức tổ chức lao động quá trình xây dựng được phân loại như sau: + Quá trình đơn lẻ: là một quá trình do một công nhân thực hiện. Ví dụ: quá trình hàn điện. + Quá trình tập thể (tổ, đội): là quá trình do một số công nhân thực hiện. Ví dụ: Quá trình xây tường, quá trình lắp gép cấu kiện bê tông đúc sẵn ... QLXD
  18. ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN b. Cơ cấu của quá trình xây dựng: Việc nghiên cứu quá trình xây dựng được tiến hành bằng cách phân chia quá trình xây dựng thành những bộ phận cấu thành nó. - Quá trình tổng hợp: bao gồm một số quá trình giản đơn nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng. - Quá trình đơn giản: là một bộ phận của quá trình tổng hợp bao gồm một số phần việc có liên quan chặt chẽ trong công nghệ và tổ chức thi công. - Phần việc: Không phân chia về mặt tổ chức thi công, Chỉ có thể cơ cấu về mặt lao động - Thao tác: - Động tác: - Cử động: QLXD
  19. ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN - Cốt thép (kg) Sản phẩm cuối cùng m3 - Ván khuôn (m2) BTCT thành phẩm) - Đổ bê tông (m3) Ví dụ về quá trình xây dựng QLXD
  20. ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN 1.3.2 Sản phẩm xây dựng - Sản phẩm ban đầu: là kết quả hoàn thành của một phần việc. Sản phẩm ban đầu có thể tính bằng đơn vị đo hiện vật hoặc đo bằng số lượng phần việc đã hoàn thành. - Sản phẩm hoàn thành: là kết quả của việc hoàn thành một quá trình xây dựng đơn giản. Sản phẩm được tính bằng đơn vị đo hiện vật. Ví dụ : quá trình xây tường 22cm - sản phẩm hoàn thành là m3 tường xây. - Sản phẩm cuối cùng: là kết quả hoàn thành của một quá trình tổng hợp. Khái niệm sản phẩm cuối cùng thường liên quan với việc hoàn thành một bộ phận kết cấu hay một phần của công trình. QLXD
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2