intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quy trình thông tin thuốc cho cán bộ y tế - Vũ Đình Hoà

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Quy trình thông tin thuốc cho cán bộ y tế, được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn sinh viên có thể trình bày được quy trình thông tin thuốc chủ động cung cấp cho cán bộ y tế; Phân tích được các bước trong quy trình thông tin thuốc thụ động để trả lời câu hỏi thông tin thuốc từ cán bộ y tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quy trình thông tin thuốc cho cán bộ y tế - Vũ Đình Hoà

  1. QUY TRÌNH THÔNG TIN THUỐC CHO CÁN BỘ Y TẾ Vũ Đình Hoà Bộ môn Dược lâm sàng Trung tâm DI&ADR Quốc gia, Trường Đại học Dược Hà Nội
  2. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Trình bày được quy trình thông tin thuốc chủ động cung cấp cho cán bộ y tế. 2. Phân tích được các bước trong quy trình thông tin thuốc thụ động để trả lời câu hỏi thông tin thuốc từ cán bộ y tế.
  3. TÀI LIỆU HỌC TẬP VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO Patrick M. Malone (2014). Management Sciences for Drug information: A guide Health (2012). MDS-3: for pharmacists, 5th Edition Managing Access to Medicines and other Health Technologies, 3rd Edition
  4. Vai trò của Thông tin thuốc Các thuốc mới liên tục xuất hiện trên thị trường. Kiến thức về thuốc luôn luôn được cập nhật. à CBYT luôn cần cập nhật các thông tin mới về thuốc. Khoảng ½ kiến thức bạn học trong trường Y sẽ bị lạc hậu hoặc dẫn đến sai lầm chết người sau 5 năm bạn ra trường. Vấn đề là bạn không biết ½ đó là ở chỗ THUỐC = SẢN PHẨM + THÔNG TIN nào. Dr. David Sackett
  5. Các hoạt động chính của một đơn vị Thông tin thuốc 1. Cung cấp TTT, trả lời câu hỏi về sử dụng thuốc trong điều trị: chức năng chính 2. Đánh giá sử dụng thuốc 3. Tư vấn điều trị: Về hiệu quả, liều dùng tối ưu, tương tác thuốc, phản ứng có hại, cách dùng của thuốc; ảnh hưởng của các tình trạng bệnh khác lên việc điều trị và chiến lược để nâng cao tuân thủ điều trị trong các bệnh mạn tính. 4. Tư vấn về thuốc: Về tính sẵn có, dạng bào chế, giá thành, bảo quản & độ ổn định của thuốc. 5. Tư vấn xây dựng hướng dẫn điều trị, chính sách y tế, phân tích ảnh hưởng kinh tế và lâm sàng trong sử dụng thuốc, xây dựng các tài liệu chuyên môn trong sử dụng thuốc 6. Giáo dục và đào tạo (cho CBYT và người sử dụng thuốc) 7. Tuyên truyền về thông tin thuốc: Newsletters, bản tin, website, posters, tờ rơi … 8. Nghiên cứu dịch tễ dược học 9. Các hoạt động khác có liên quan: Cảnh giác dược và an toàn thuốc FIP Pharmacy Information Section. Requirement for Drug information Centres. 2015
  6. Triển khai hoạt động thông tin thuốc Có hai cách tiếp cận: • Chủ động cung cấp thông tin thuốc, không có yêu cầu thông tin => Quy trình thông tin thuốc chủ động • Tiếp nhận câu hỏi thông tin thuốc và trả lời cho người yêu cầu thông tin => Quy trình thông tin thuốc thụ động
  7. Quy trình thông tin thuốc chủ động Cập nhật thông tin Xử lý sơ bộ (sàng lọc, phân loại) Xử lý chi tiết • Tra cứu thêm thông tin • Đánh giá thông tin Cảnh báo, truyền thông
  8. CẬP NHẬT THÔNG TIN Vấn đề tại đơn vị điều trị Vấn đề thông tin thuốc có thể xuất phát từ chính đơn vị điều trị nơi dược sĩ thông tin thuốc đang công tác. Vấn đề từ ngoài đơn vị điều trị Trong nước: Từ Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Trung tâm DI&ADR Quốc gia Nước ngoài: Cơ quan quản lý Dược ở Châu Âu, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Úc, Canada
  9. CẬP NHẬT THÔNG TIN Vấn đề tại đơn vị điều trị: • Phản ứng có hại của thuốc • Vấn đề chất lượng thuốc • Sai sót trong sử dụng thuốc • Sử dụng thuốc không hợp lý • Nhu cầu cập nhật hướng dẫn điều trị mới. • Và các vấn đề khác có thể phát sinh?
  10. CẬP NHẬT THÔNG TIN Vấn đề từ ngoài đơn vị điều trị: Công văn từ cơ quan quản lý cấp trên
  11. CẬP NHẬT THÔNG TIN Vấn đề từ ngoài đơn vị điều trị: Từ các cơ quan quản lý trên thế giới Website của CQQL Bản 8n Dược phẩm Cảnh giác dược • EMA (Châu Âu) • TT DI & ADR • FDA (Hoa Kỳ) • Drug safety update (MHRA) • MHRA (Anh) • Medicines safety update (TGA) • ANSM (Pháp) • Canadian Adverse Reaction • TGA (Australia) Newsletter (Canada) • HealthCanda (Canada) • Adverse Drug Reaction News Bulletin • HAS (Singapore) (HSA) • WHO Pharmaceutials Newsletter
  12. CẬP NHẬT THÔNG TIN Cập nhật từ các cơ quan quản lý trên thế giới CQQL Dược Châu Âu (EMA) http://www.ema.europa.eu Vào mục News and Press Releases CQQL Dược phẩm và Thực phẩm http://www.fda.gov Vào mục MedWatch: Safety Alerts Hoa Kỳ (US.FDA) CQQL Dược phẩm và Sản phẩm y https://www.gov.uk/government/orga Vào mục Drug and device alerts tế Anh (MHRA) nisations/medicines-and-healthcare- products-regulatory-agency CQQL Dược phẩm và Sản phẩm y http://ansm.sante.fr/ Vào mục S'informer → Points d'information tế Pháp (ANSM) CQQL Dược phẩm và Sản phẩm y http://www.tga.gov.au Vào mục Safety information → Health tế Úc (TGA) professionals → Recall actions, alerts and monitoring communications → Alerts → Current year alerts CQQL Y tế Canada (Health http://www.hc-sc.gc.ca/ Vào mục Drugs and Health Products → Canada) Advisories, Warnings and Recalls CQQL Dược phẩm và Sản phẩm y http://www.hsa.gov.sg/ / Vào mục Health Products Regulation → tế Singapore (HSA) Safety Information and Product recalls
  13. CẬP NHẬT THÔNG TIN Cập nhật từ các cơ quan quản lý trên thế giới Bản tin Cảnh giác dược http://magazine.canhgiacduoc.org.vn 3 tháng/lần WHO Pharmaceuticals http://www.who.int/medicines/publications/newslette 2 tháng/lần Newsletter r/en// Drug Safety Update (MHRA) http://www.mhra.gov.uk/, vào mục Safety 1 tháng/lần information → Drug Safety Update Canadian Adverse Reaction http://www.hc-sc.gc.ca/, vào mục Drugs & Health 3 tháng/lần Newsletter (HealthCanada) Products → MedEffect Canada → Canadian Adverse Reaction Newsletter (CARN) Medicines Safety Update http://www.tga.gov.au/, vào mục Health 2 tháng/lần (TGA) professionals → Health professional information & education Adverse Drug Reaction News http://www.hsa.gov.sg/, vào mục Publications → 4 tháng/lần Bulletin (HSA) Adverse Drug Reaction News Bulletin
  14. XỬ LÝ SƠ BỘ Các vấn đề thông tin thuốc xuất phát từ đơn vị điều trị Sàng lọc phân loại vấn đề thông tin thuốc, tiến hành thu thập tối đa các thông tin liên quan đến tình huống thông tin thuốc. Ví dụ trong trường hợp một ADR nghiêm trọng: • Khai thác các thông tin về người bệnh (tiền sử, thuốc dùng kèm), thuốc sử dụng (liều dùng, số lô, nhà sản xuất), quy trình sử dụng thuốc cho bệnh nhân (đường dùng, tốc độ tiêm truyền…) • Rà soát các trường hợp tương tự tại khoa, trong bệnh viện, các bệnh viện khác (hoặc liên lạc với mạng lưới cảnh giác dược, gọi cho Trung tâm DI&ADR Quốc gia). • Gửi báo cáo ADR sớm nếu cần. Cân nhắc các bước xử lý tiếp theo nếu có
  15. XỬ LÝ SƠ BỘ Vấn đề từ ngoài đơn vị điều trị Cần tiến hành sàng lọc xem tình huống thông tin thuốc có liên quan đến đơn vị mình không: • Với các thông tin từ các nguồn trên thế giới, cần rà soát xem thuốc có lưu hành tại Việt Nam không (dựa vào tra cứu thông tin trên danh mục thuốc của Cục quản lý dược. Cung cấp thông tin sử dụng thuốc http://drugbank.vn) Cung cấp danh sách các thuốc đang lưu hành: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbogiathuoc/index • Rà soát xem thuốc có trong danh mục của bệnh viện không ?
  16. XỬ LÝ SƠ BỘ Trường hợp dụng cụ tiêm ZomaJet Cơ quan quản lý dược của Pháp thu hồi bộ dụng cụ tiêm Zomajet dùng để đưa thuốc Zomacton (hoạt chất somatropin)
  17. XỬ LÝ SƠ BỘ Trường hợp dụng cụ tiêm ZomaJet Tra cứu trên Drugbank.vn
  18. XỬ LÝ SƠ BỘ Trường hợp dụng cụ tiêm ZomaJet Thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng
  19. XỬ LÝ SƠ BỘ Trường hợp dụng cụ tiêm ZomaJet Với vị trí của Trung tâm DI&ADR Quốc gia, Cần làm gì? A. Chuẩn bị công văn báo cáo cho Cục QLD B. Gửi thông báo cho công ty Ferring. C. Chờ thêm thông tin từ các cơ quan quản lý khác. D. Không cần làm gì vì chế phẩm không lưu hành ở Việt Nam Với vị trí của Dược sĩ tại một bệnh viện, cần làm gì?
  20. XỬ LÝ CHI TIẾT Các vấn đề thông tin thuốc xuất phát từ đơn vị điều trị Báo cáo lãnh đạo đơn vị để có quyết định Tra cứu thêm thông tin • Website cơ quan quản lý: điểm tin, bản tin tạp chí (tham khảo phần trước) • Sách tra cứu thông tin chung và sách chuyên khảo. • Tờ thông tin sản phẩm được các CQQL dược phẩm trên thế giới phê duyệt • Các nghiên cứu khoa học. Đánh giá thông tin • Ví dụ: Mối liên quan giữa việc sử dụng thuốc và phản ứng có hại xảy ra; Mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1