intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sinh học 10 bài 9: Tế bào nhân thực (tiếp theo)

Chia sẻ: Trần Việt Phúc | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:17

670
lượt xem
81
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô giáo và các bạn học sinh cùng tham khảo Bài giảng Sinh học 10 bài 9: Tế bào nhân thực (tiếp theo) thiết kế bằng Powerpoint chuyên ghiệp giúp nâng cao kĩ năng và kiến thức trong việc soạn bài giảng điện tử giảng dạy và học tập. Bài giảng Sinh học 10 bài 9: Tế bào nhân thực (tiếp theo) trình bày bằng Slide rất sống động với các hình ảnh minh họa giúp các em học sinh dễ dàng hiểu được bài giảng và nhanh chóng năm bắt các nội dung chính bài học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sinh học 10 bài 9: Tế bào nhân thực (tiếp theo)

  1. Bài 9: TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp theo)
  2. V- TI THỂ: 1. Cấu trúc: - Bên ngoài là lớp màng kép + Màng ngoài trơn + màng trong gấp nếp thành các mào trên đó có chứa nhiều enzim tham gia vào quá trình hô hấp TB. - Bên trong là chất nền chứa ADN và Ribôxôm Quan sát hình và mô tả cấu trúc của ti thể ?
  3. Tế bào nào sau đây có chứa nhiều ti thể nhất ? A Tế bào cơ tim B Tế bào cơ C Tế bào xương Ví dụ : D Tế bào biểu bì -TB gan có 2500 ti thể -TB cơ ngực của các loài chim bay cao bay xa có 2800 ti thể ? Em có kết luận gì về số lượng ti thể ở các loại tế bào khác nhau? Có liên hệ gì đến chức năng của ti thể?
  4. V- TI THỂ: Tại sao nói ti thể là nhà máy năng lượng của tế bào ? 2. Chức năng: Cung cấp nguồn năng lượng chính cho tế bào dưới dạng các phân tử ATP
  5. VI- LỤC LẠP 1. Cấu trúc: - Bên ngoài là lớp màng kép - Bên trong gồm 2 thành phần: + Chất nền Strôma không màu, có chứa ADN và Ribôxôm. + Grana là hệ thống các Tilacoit xếp chồng lên nhau. . Tilacoit là hệ thống túi dẹt . Màng Tilacoit chứa diệp lục và enzim quang hợp + Các Grana nối với nhau Quan sát hình và mô tả cấu trúc bằng hệ thống màng của lục lạp?
  6. VI- LỤC LẠP • Tại sao lá cây có màu xanh? Và mặt trên lá có màu xanh sẫm hơn mặt dưới? • Do có chứa chất diệp lục • Diệp lục hình thành ngoài ánh sáng nên mặt trên được chiếu nhiều ánh sáng có nhiều diệp lục được hình thành
  7. VI- LỤC LẠP 2. Chức năng: - Lục lạp là nơi thực hiện chức năng quang hợp của tế bào thực vật. - Lục lạp chứa chất diệp lục có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học. Lục lạp chỉ có ở tế bào thực vật. Vậy Lục lạp có chức năng gì?
  8. VII- MỘT SỐ BÀO QUAN KHÁC 1) Không bào:
  9. Dịch bào Màng • Hãy mô tả cấu trúc của không bào? • Phía ngoài có một lớp màng bao bọc. • Trong là dịch bào chứa chất hữu cơ và ion khoáng tạo áp suất thẩm thấu.
  10. • Chức năng của không bào? • Chức năng: Tuỳ loại TB và tuỳ loài. - Dự trữ chất dinh dưỡng, chứa chất phế thải. - Giúp TB hút nước. - Chứa sắc tố thu hút côn trùng. - Ở động vật nguyên sinh có không bào tiêu hoá và không bào co bóp phát triển.
  11. • Vì sao TB thực vật lúc còn non có nhiều không bào? • Vì sao không bào phổ biến ở Tb thực vật trưởng thành còn ở TB động vật hầu như không có?
  12. 2) Lizôxôm: Cấu trúc của lizôxôm ?
  13. • Cấu trúc: - Dạng túi nhỏ có một lớp màng bao bọc. - Chứa enzim thuỷ phân. Trong các loại Tb sau TB nào có nhiều lizôxôm nhất? Vì sao? A TB cơ B TB bạch cầu C TB hồng cầu D TB thần kinh
  14. Đúng
  15. Sai
  16. • Điều gì xảy ra nếu lizôxôm của TB bị vỡ ra? - Nếu vỡ ra các enzim thuỷ phân tràn ra TB chất ảnh hưởng tới TB.
  17. Chức năng của Lizôxôm? • Chức năng: - Tham gia phân huỷ các TB già, các TB bị tổn thương không còn khả năng phục hồi, bào quan già. - Góp phần tiêu hoá nội bào.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2