Bài giảng Sinh học 11: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
lượt xem 4
download
Bài giảng "Sinh học 11: Sinh trưởng và phát triển ở động vật" thông tin đến các khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật; phát triển không qua biến thái; phát triển qua biến thái.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Sinh học 11: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
- A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRÒ CHƠI TRÚC XANH 1 01 2 3 4 5 02 03 04 05
- Câu 1: Ở người, đầu của thai nhi 2 – 3 tháng tuổi dài bằng 1/2 cơ thể, đến 5 tháng tuổi bằng 1/3, khi sinh bằng 1/4 và đến tuổi 16 – 18 chỉ còn bằng 1/7 cơ thể. Đây là quá trình gì ở con người mà em biết? Trả lời: Quá trình sinh trưởng (tế bào lớn lên).
- Câu 2: Ở người, hợp tử trải qua 8 ngày phát triển thành phôi vị làm tổ trong dạ con người mẹ với các tế bào khác nhau, sau đó phát triển thành phôi thần kinh với mầm các cơ quan và qua 9 tháng 10 ngày phát triển thành cơ thể em bé với tất cả cơ quan khác nhau về cấu tạo và chức năng, đến tuổi dậy thì (13 14 tuổi) phát triển cơ thể trưởng thành có khả năng sinh sản. Đây là quá trình gì ở con người mà em biết? Trả lời: Quá trình hình thành nên các cơ quan của cơ thể người để lớn lên (quá trình phát triển).
- Câu 3: Lợn, bò, trâu, gà, vịt, cá chép, con người thuộc loại động vật có xương sống hay không xương sống? Quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng có điều gì đặc biệt? Trả lời: Là ĐVCXS. Quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng không thay đổi về hình thái bên ngoài mà kích thước cơ thể lớn dần theo thời gian.
- Câu 4: Bươm bướm, ếch, bọ cánh cứng, bọ rùa, nhái, cóc có quá trình sinh trưởng và phát triển từ giai đoạn còn non đến trưởng thành như thế nào? Trả lời: Quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng từ giai đoạn còn non đến trưởng thành có sự thay đổi về hình thái.
- Câu 5: Bọ ngựa, cào cào, châu chấu, gián, ve sầu, có giai đoạn ấu trùng đã giống con trưởng thành nhưng để trở thành cơ thể trưởng thành chúng phải trải qua nhiều lần lột xác. Trong nhiều lần lột xác đó, các động vật này có thay đổi hình thái hay không? Đây là quá trình gì của các động vật được kể tên? Trả lời: Không. Quá trình lột xác để cơ thể lớn lên.
- Chủ đề: sinh trưởng và phát triển ở động vật Bài: sinh trưởng và phát triển ở động vật
- I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT 1. Khái niệm sinh trưởng Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào. Sinh trưởng ở Ví dụ: động vật là gì? Ở người, đầu của thai nhi 2 – 3 tháng tuổi dài bằng 1/2 cơ thể, đến 5 tháng tuổi bằng 1/3, khi sinh bằng 1/4 và đến tuổi 16 – 18 chỉ còn bằng 1/7 cơ thể.
- I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT 2. Khái niệm phát triển Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa (biệt hóa) tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ Phát triển ở thể. Ví dụ: Ở người, hợp tử trải qua 8 động vật là gì? ngày phát triển thành phôi vị, sau đó phát triển thành phôi thần kinh với mầm các cơ quan và qua 9 tháng 10 ngày phát triển thành cơ thể em bé, phát triển cơ thể trưởng thành có khả năng sinh sản.
- I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT 3. Khái niệm biến thái Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra. Dựa vào biến thái, người ta chia phát triển thành: Phát triển không qua biến thái. Phát triển qua biến thái: + Phát triển qua biến thái hoàn toàn. + Phát triển qua biến thái không hoàn toàn.
- II. PHÁT TRIỂN KHÔNG QUA BIẾN THÁI Đa số động vật có xương sống và rất nhiều loài động vật không xương sống phát triển không qua biến thái. Quá trình phát triển không qua biến thái ở người gồm hai giai đoạn: giai đoạn phôi thai và giai đoạn sau sinh. Quan sát hình 37.1 và 37.2, hãy trình bày các diễn biến trong 2 giai đoạn phát triển không qua biến thái ở người.
- II. PHÁT TRIỂN KHÔNG QUA BIẾN THÁI
- II. PHÁT TRIỂN KHÔNG QUA BIẾN THÁI 1. Giai đoạn phôi thai Diễn ra trong tử cung của người mẹ. Hợp tử phân chia nhiều lần hình thành phôi. Sau đó các tế bào của phôi phân hóa tạo các cơ quan, kết quả là hình thành thai nhi. 2. Giai đoạn sau sinh Giai đoạn sau sinh ra ở người không có biến thái, con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự như ở người trưởng thành. Phát triển ở động vật không qua biến thái là gì ?
- II. PHÁT TRIỂN KHÔNG QUA BIẾN THÁI Phát triển ở động vật không qua biến thái là gì ? => Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.
- III. PHÁT TRIỂN QUA BIẾN THÁI 1. Phát triển qua biến thái hoàn toàn Phát triển qua biến thái hoàn toàn có ở đa số các loài côn trùng ( bướm, ruồi, ong,…) và lưỡng cư. Quá trình phát triển của bướm gồm hai giai đoạn: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi: Quan sát đoạn clip và hình ảnh về quá trình phát triển qua biến thái hoàn toàn của bướm. Trình bày các diễn biến của quá trình này ?
- III. PHÁT TRIỂN QUA BIẾN THÁI
- III. PHÁT TRIỂN QUA BIẾN THÁI 1. Phát triển qua biến thái hoàn toàn
- III. PHÁT TRIỂN QUA BIẾN THÁI 1. Phát triển qua biến thái hoàn toàn 1.1. Giai đoạn phôi Diễn ra trong trứng đã thụ tinh. Hợp tử phân chia nhiều lần hình thành phôi. Các tế bào của phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan của sâu bướm. Sâu bướm chui ra từ trứng.
- III. PHÁT TRIỂN QUA BIẾN THÁI 1. Phát triển qua biến thái hoàn toàn 1.2. Giai đoạn hậu phôi Xảy ra biến thái từ sâu bướm thành nhộng và sau đó thành bướm.
- III. PHÁT TRIỂN QUA BIẾN THÁI 1. Phát triển qua biến thái hoàn toàn Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là gì ? Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian (ở côn trùng là nhộng) ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Sinh học 11 bài 15: Tiêu hóa ở động vật
44 p | 1160 | 210
-
Bài giảng Sinh học 11 bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)
40 p | 1114 | 204
-
Bài giảng Sinh học 11 bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)
31 p | 1262 | 183
-
Bài giảng Sinh học 11 bài 20: Cân bằng nội môi
25 p | 1056 | 158
-
Bài giảng Sinh học 11 bài 18: Tuần hoàn máu
34 p | 941 | 141
-
Bài giảng Sinh học 11 bài 12: Hô hấp ở thực vật
27 p | 1027 | 133
-
Bài giảng Sinh học 11 bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
28 p | 891 | 132
-
Bài giảng Sinh học 11 bài 17: Hô hấp ở động vật
22 p | 673 | 112
-
Bài giảng Sinh học 11 bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng
25 p | 813 | 107
-
Bài giảng Sinh học 11 bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
21 p | 673 | 73
-
Bài giảng Sinh học 11 bài 3: Thoát hơi nước
29 p | 663 | 60
-
Bài giảng Sinh học 11 bài 22: Ôn tập chương 1
27 p | 550 | 57
-
Bài giảng Sinh học 11 bài 2: Vận chuyển các chất trong cây
20 p | 567 | 49
-
Bài giảng Sinh học 11 bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
22 p | 619 | 49
-
Bài giảng Sinh học 11 bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
21 p | 733 | 48
-
Bài giảng Sinh học 11 bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo)
29 p | 734 | 43
-
Bài giảng Sinh học 11 bài 21: Thực hành đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người
31 p | 409 | 30
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn