Chương II.2. HỆ THỤ CẢM<br />
<br />
1<br />
<br />
HỆ THỤ CẢM<br />
I. Khái niệm hệ thụ cảm II. Cơ quan cảm giác da và nội tạng III. Cơ quan phân tích vị giác IV. Cơ quan phân tích khứu giác V. Cơ quan phân tích thị giác VI. Cơ quan phân tích thính giác<br />
2<br />
<br />
Khái niệm hệ thụ cảm<br />
<br />
<br />
Hệ thụ cảm còn được gọi là cơ quan cảm giác. Là các cơ quan chuyên trách gồm những tế bào đã được biệt hóa để tiếp nhận mọi dạng kích thích từ môi trường bên ngoài và bên trong đối với cơ thể. Là bộ phận đầu tiên của một quá trình thần kinh phức tạp. Nhờ hệ thụ cảm mà người và động vật tiếp thu được mọi tín hiệu từ môi trường.<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
<br />
Con đường cảm giác<br />
Một con đường cảm giác điển hình thường có 3 bộ phận chính: Bộ phận ngoại biên: gồm những tế bào cảm giác chuyên biệt với những kích thích khác nhau của môi trường (Receptors). Bộ phận dẫn truyền: các dây thần kinh làm nhiệm vụ dẫn truyền thông tin (dẫn truyền hướng tâm Afferent neuron). Bộ phận trung ương: các cấu trúc tương ứng trong hệ thần kinh trung ương.<br />
<br />
4<br />
<br />
Phân loại cơ quan cảm giác<br />
Cơ quan phân tích xúc giác: da Cơ quan phân tích vị giác: lưỡi Cơ quan phân tích khứu giác: mũi Cơ quan phân tích thị giác: mắt Cơ quan phân tích thính giác và thăng bằng: tai<br />
5<br />
<br />