intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sinh lý: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)

Chia sẻ: Lôi Vô Kiệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:155

9
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Sinh lý tiếp tục cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: sinh lý hệ sinh dục; sinh lý hệ nội tiết; chuyển hóa năng lượng và điều nhiệt; sinh lý hệ thần kinh; sinh lý hệ cơ; sinh lý cảm giác;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sinh lý: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)

  1. CHƢƠNG VI SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT 1.1. Thông tin chung 1.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về thành phần, hoạt động và chức năng của hệ nội tiết. 1.1.2. Mục tiêu học tập 1. Trình bày được các khái niệm về hormon, mô đích, receptor. 2. Phân loại hormon và nêu được các đặc điểm chung trong quá trình sinh tổng hợp, bài tiết, vận chuyển hormon. 3. Phân tích được hai cơ chế tác dụng của hormon. 4. Trình bày được các cơ chế điều hòa hoạt động hệ nội tiết. 1.1.3. Chuẩn đầu ra Nắm được kiến thức sinh lý hệ nội tiết 1.1.4. Tài liệu giảng dạy 1.1.4.1 Giáo trình sinh lý – Trường Đh Võ Trường Toản 1.1.4.2 Tài liệu tham khảo : 9. PGS. Trịnh Bỉnh Duy (2006), Sinh lý học Tập 1, NXB Y học. 10.Trịnh Hữu Bằng, Đỗ Công Huỳnh (2001), Sinh lý người và động vật, NXB Khoa học kỷ thuật. 11.Bộ môn sinh lý học ĐH Y Dược Tp Hồ Chí Minh, Sinh lý học Y khoa, (1991) 1.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trƣớc, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. 136
  2. 1.2. Nội dung chính 1.3. Nội dung thảo luận và hƣớng dẫn tự học 1.3.1. Nội dung thảo luận 1.3.2. Nội dung ôn tập và vận dụng thực hành Ôn tập các kiến thức nền tảng cần thiết từ bài học và chủ động vận dụng các kiến thức, chuẩn bị đầy đủ các kỹ năng trong quá trình thực hành lâm sàng. 1.3.3. Nội dung hƣớng dẫn tự học và tự nghiên cứu Đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung học tập, nghiên cứu thêm các ứng dụng bài học trong thực tế lâm sàng. SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT Có hai hệ thống chính điều hòa các chức năng cơ thể là hệ thần kinh thông qua cơ chế thần kinh và hệ nội tiết thông qua cơ chế thể dịch. Hệ nội tiết bao gồm các tuyến nội tiết nhỏ, nằm rải rác, không liên quan về mặt giải phẫu nhưng lại liên quan rất chặt chẽ về mặt chức năng. Bên cạnh đó, có thể nói tất cả các cơ quan và tế bào trong cơ thể đều làm nhiệm vụ nội tiết. Về mặt mô học, tuyến nội tiết là những tuyến không có ống dẫn, sản phẩm bài tiết (hormon) được đổ th ng vào máu. Cấu tạo của tuyến nội tiết gồm hai phần: phần chế tiết tạo thành từng đám tế bào có nhiệm vụ tổng hợp và phóng thích hormon, lưới mao mạch phong phú bao bọc xung quanh các tế bào chế tiết có nhiệm vụ tiếp nhận hormon đưa vào hệ thống tuần hoàn. Các tuyến nội tiết chính trong cơ thể gồm: vùng hạ đồi, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến tụy, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục. ĐẠI CƢƠNG VỀ HORMON 1. KHÁI NIỆM VỀ HORMON, MÔ ĐÍCH VÀ RECEPTOR 1.1. Khái niệm về hormon 137
  3. - Quan niệm trước đây: hormon là một chất trung gian hóa học, được bài tiết bởi các tế bào chuyên biệt nằm trong các tuyến nội tiết và được chuyên chở trong máu đến các tế bào đáp ứng với nó (tế bào đích) nhằm điều hòa quá trình chuyển hóa của các tế bào này. - Quan niệm hiện nay: hormon có thể là một trong ba chất sau: + Hormon chung (general hormone): là những hormon theo quan niệm cổ điển. Ví dụ: các hormon của vùng hạ đồi, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến tụy, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục. + Hoạt chất sinh học: là những chất trung gian hóa học do các cơ quan không phải là tuyến nội tiết chế tiết, được dòng máu phân phối và có tác dụng sinh học trên mô đích. Ví dụ: gan tiết angiotensinogen (angiotensin I - angiotensin II); thận tiết renin, erythropoietin, 1,25dihydroxycholecalciferol; tim tiết atrial natriuretic peptid. + Hormon địa phương (local hormone): là những chất trung gian hóa học do các tế bào chế tiết vào dịch gian bào và có tác dụng sinh học tại chỗ. Hormon địa phương có thể tác động theo một trong hai phương thức là cận tiết (paracrine) và tự tiết (autocrine). Ví dụ: thần kinh phó giao cảm tiết acetylcholin, tế bào S niêm mạc tá tràng tiết secretin, tế bào T niêm mạc tá - hỗng tràng tiết cholecystokinin. 1.2. Khái niệm về mô đích (target tissues) Mô đích là mô chịu sự tác động của hormon một cách đặc hiệu. Những trường hợp đặc biệt: - Có những hormon mà mô đích của nó là tất cả hoặc hầu như tất cả các tế bào của cơ thể, ví dụ: somatomedin (gan), T3, T4 (tuyến giáp). - Có thể tuyến nội tiết này lại là mô đích cho hormon của tuyến nội tiết khác, ví dụ: tuyến giáp là mô đích của hormon TSH do tuyến yên tiết ra. 1.3. Khái niệm về receptor chuyên biệt (specific receptor) Receptor là chất tiếp nhận hormon ở mô đích. Mỗi receptor có tính đặc hiệu cao đối với một loại hormon. Bản chất của receptor là protein, đôi khi là 138
  4. glycoprotein. Mỗi tế bào có khoảng 2.000-100.000 receptor. Vị trí của các receptor: + Receptor nằm trong màng hoặc trên bề mặt màng bào tương tế bào đích: tiếp nhận hormon peptid và catecholamin. + Receptor nằm trong bào tương tế bào đích: tiếp nhận hormon steroid. + Receptor nằm trong nhân tế bào đích: tiếp nhận hormon T3, T4. 2. PHÂN LOẠI VÀ CÁC Đ C ĐIỂM CỦA HORMON TRONG QUÁ TRÌNH SINH TỔNG HỢP, BÀI TIẾT VÀ V N CHUYỂN 2.1. Phân loại hormon Hormon có thể chia thành hai loại tan trong nước và tan trong dầu, tuy nhiên người ta thường chia thành 3 loại theo theo bản chất hóa học: * Hormon peptid, là các hormon có bản chất là peptid hoặc protein. Các hormon này có thể chỉ là một chuỗi peptid hoặc nhiều chuỗi peptid được liên kết nhau bằng cầu nối disulfur (-S-S-). Một số hormon có thêm gốc carbohydrat tạo thành glycoprotein (như: FSH, TSH, LH, HCG). Hormon peptid gồm: - Hormon vùng hạ đồi: như TRH là một tripeptid. - Hormon tuyến yên: + Thùy trước: protein hoặc polypeptid. + Thùy sau: ADH và oxytocin là những peptid có 9 acid amin. - Hormon tuyến cận giáp: parathormon là một polypeptid. - Hormon tuyến tụy: insulin, glucagon là những polypeptid. * Hormon acid amin, là các dẫn xuất của acid amin như: - Dẫn xuất của acid amin tyrosin: hormon tuyến giáp (T3, T4), hormon tủy thượng thận (catecholamin: epinephrin và norepinephrin). - Dẫn xuất của acid amin tryptophan như melatonin, serotonin. - Dẫn xuất của acid amin histidin như histamin. - Dẫn xuất của acid amin glutamic như GABA. * Hormon lipid, là các dẫn xuất của lipid như: 139
  5. - Hormon là dẫn xuất của acid béo, thường là các hormon địa phương. Ví dụ: hormon của tuyến tiền liệt, của các tế bào ruột, gan (như các prostaglandin). - Hormon steroid là các dẫn xuất của lipid có nhân steroid. Ví dụ: hormon vỏ thượng thận (mineralocorticoid, glucocorticoid, androgen), hormon sinh dục (buồng trứng, nhau thai: estrogen, progesteron, tinh hoàn: testosteron), hormon của da - gan - thận (vitamin D3). 2.2. Sinh tổng hợp, bài tiết và vận chuyển hormon trong máu 2.2.1. Sinh tổng hợp và bài tiết hormon * Hormon peptid : Hormon peptid được tổng hợp thông qua quá trình sinh tổng hợp protein với nguyên liệu là các acid amin. Quá trình này diễn ra trong nhân (sao mã), ribosom (dịch mã), sản phẩm tạo thành là preprohormon sẽ được đưa vào mạng lưới nội bào tương có hạt. Tại đây, preprohormon được chuyển thành prohormon và đưa đến bộ golgi. Tại bộ golgi, dạng hoạt động của hormon được hình thành và dự trữ sẵn đủ để đáp ứng nhanh chóng cho các kích thích gây bài tiết. Các kích thích này cũng đồng thời xúc tiến việc tạo hormon mới. * Hormon acid amin: Được tổng hợp trong bào tương các tế bào chế tiết dưới tác động của các enzym. - Hormon tủy thượng thận (catecholamin) và melatonin: là những amin được tạo thành trong tế bào chế tiết từ sự chuyển hóa acid amin. Sau khi tổng hợp sẽ được hấp thu vào các túi có sẵn trong bào tương dự trữ đến khi bài tiết. Kích thích gây bài tiết hormon cũng đồng thời kích hoạt các enzym trong chuỗi phản ứng tạo các hormon mới. - Hormon giáp trạng (T3, T4): đầu tiên được tạo thành trong tế bào nang giáp. Sau đó đưa vào trong lòng nang đến gắn lên một phân tử protein lớn gọi là thyroglobulin và được dự trữ ở đó. Khi bài tiết, những hệ thống enzym chuyên biệt trong tế bào chế tiết sẽ phân cắt thyroglobulin tạo ra hormon và bài tiết vào máu. 140
  6. * Hormon steroid: Nguyên liệu để tổng hợp là cholesterol được cung cấp chủ yếu từ LDL (low density lipoprotein) trong máu và một lượng nhỏ từ acetyl coenzym A trong tế bào. Quá trình tổng hợp diễn ra tại mạng lưới nội bào tương trơn. Dạng hoạt động được tạo thành và dự trữ với số lượng rất ít mà chủ yếu là các phân tử tiền chất hiện diện trong tế bào chế tiết. Khi có một kích thích thích hợp, các enzym trong vòng vài phút sẽ tạo các phản ứng hóa học cần thiết biến dạng tiền chất thành dạng hoạt động và sau đó bài tiết ra ngoài. 2.2.2. Vận chuyển hormon trong máu - 2 dạng vận chuyển: dạng kết hợp chất vận chuyển và dạng tự do. + Hormon peptid: dạng tự do. + Hormon acid amin: catecholamin: 1/2 dạng kết hợp, 1/2 dạng tự do. T 3, T4: phần lớn ở dạng kết hợp. + Hormon steroid: phần lớn ở dạng kết hợp. - Dạng kết hợp là một phức chất dễ phân ly. Đây là dạng dự trữ hormon. Khi cần phức chất sẽ giải phóng hormon tự do (dạng tác dụng). 3. CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA HORMON 3.1. Cơ chế tác dụng thông qua chất truyền tin thứ II * Đ c điểm: - Các hormon tác dụng theo cơ chế này là hormon peptid và catecholamin. Các hormon này có tính chất tan trong nước, không tan trong lipid nên không qua được lớp lipid kép của màng tế bào, do vậy cần có chất truyền tin thứ hai trong tế bào. Receptor đặc hiệu nằm ở màng bào tương tế bào đích. - Khi hormon (chất truyền tin thứ I) gắn với receptor đặc hiệu tạo thành phức hợp hormon-receptor sẽ dẫn đến sự xuất hiện chất truyền tin thứ II. Chất truyền tin thứ II có nhiệm vụ hoạt hóa các enzym nội bào tạo ra một dòng thác phản ứng (cascade of reactions) mà mỗi phản ứng sau ảnh hưởng tác động lại 141
  7. được khuếch đại lớn hơn phản ứng trước. Kết quả là từ một lượng rất ít hormon ban đầu đã tạo được đáp ứng sinh lý to lớn cuối cùng. - Các hormon khác nhau cùng tác động thông qua trung gian một loại chất truyền tin thứ II nhưng lại gây được đáp ứng chuyên biệt vì bản chất và số lượng khác nhau của hệ thống enzym trong tế bào. Các đáp ứng sinh lý (hưng phấn hoặc ức chế) có thể là thay đổi tính thấm của màng tế bào, co hoặc giãn cơ, tổng hợp protein, kích thích tế bào bài tiết chất. - Đáp ứng sinh lý thường xảy ra nhanh nhưng ngắn. * Các chất truyền tin thứ II: - AMPc (cyclic 3’, 5’-adenosine monophosphate) (phổ biến) hoặc GMPc (cyclic 3’, 5’-guanosine monophosphate) ATP 5'-AMP (+) (+) Hormon-Receptor Hormon-Receptor Adenyl cyclase Adenyl cyclase Phosphodiesterase Phosphodiesterase AMPc (+) (+) Protein kinase A Protein kinase A Phosphoryl hóa Phosphoryl hóa Phospho+Protein Phospho+Protein Phosphoprotein Phosphoprotein Đáp ứng sinh lý Đáp ứng sinh lý Sơ đồ 9.1. Cơ chế hình thành và tác dụng của MPc Ví dụ: ACTH tác dụng lên tế bào tuyến giáp gây tổng hợp và bài tiết T 3, T4; histamin tác dụng lên tế bào viền ở dạ dày gây bài tiết HCl; ADH tác dụng lên tế bào ống thận gây tăng tái hấp thu nước. Tất cả các tác dụng này đều thông qua trung gian AMPc. - Ca++-calmodulin: Hormon đến gắn lên receptor làm mở cổng kênh Ca++. Ca++ từ ngoài sẽ khuếch tán vào trong tế bào và kết hợp với calmodulin. Calmodulin là một phân 142
  8. tử protein có ái lực cao với Ca++. Khi có từ 3 đến 4 ion Ca++ gắn kết, calmodulin sẽ thay đổi cấu hình và trở lên hoạt hóa. Sự kích hoạt này sẽ dẫn đến hoạt hóa các enzym nội bào, gây đáp ứng sinh lý. Ví dụ: Ca++- Calmodulin hoạt hóa enzym myosin kinase gây co cơ trơn. - Inositol triphosphat (IP3) và diacylglycerol 143
  9. CHƢƠNG VII SINH LÝ MÁU-TẠO MÁU 1.1. Thông tin chung 1.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về thành phần, hoạt động và chức năng của các tế bào tạo máu và tế bào máu. 1.1.2. Mục tiêu học tập 1. Trình bày về các vị trí tạo máu trong điều kiện bình thường và bệnh lý. 2.Phân loại các tế bào tạo máu. 3. Trình bày về các dòng tế bào máu. 4. Mô tả hình dạng và thành phần cấu tạo của hồng cầu. 5. Nêu số lượnghồng cầu ở người Việt Nam bình thường và trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu. 6. Phân tích các chức năng của hồng cầu. 7. Trình bày vế các chất cần thiết tạo hồng cầu. 8.Trình bày điều hòa tạo hồng cầu. 9. Phân loại nhóm máu hệ BO và hệ Rh. 10. Trình bày s thành lập kháng thể hệ BO và hệ Rh. 11. Trình bày phương pháp xác địn h nhóm máu hệ BO. 12. Trình bày nguyên tắc truyền máu. 13. Nêu các phản ứng truyền máu. 14. Liệt kê và nêu vai trò của các hệ thống nhóm máu khác. 15. Nêu số lượng và công thức bạch cầu ở người Việt Nam bình thường và phân tích công thức bạch cầu. 16. Trình bày các đặc tính của bạch cầu. 17. Trình bày chức năng của từng loại bạch cầu. 18. Mô tả hình dạng và trình bày cầu trúc tiểu cầu. 19. Nêu số lượng tiều cầu ở người Việt Nam bình thường. 20. Trình bày chức năng của tiểu cầu. 144
  10. 21. Nêu được các yếu tố chính tham gia vào các giai đoạn của quá trình đông cầm máu. 22. Giải thích cơ chế cầm máu ban đầu. 23. Giải thích cơ chế đông máu huyết tương. 24. Trình bày về điều hòa đông máu. 1.1.3. Chuẩn đầu ra Nắm được kiến thức sinh lý máu và tạo máu 1.1.4. Tài liệu giảng dạy 1.1.4.1 Giáo trình sinh lý – Trường Đh Võ Trường Toản 1.1.4.2 Tài liệu tham khảo : 12.PGS. Trịnh Bỉnh Duy (2006), Sinh lý học Tập 1, NXB Y học. 13.Trịnh Hữu Bằng, Đỗ Công Huỳnh (2001), Sinh lý người và động vật, NXB Khoa học kỷ thuật. 14.Bộ môn sinh lý học ĐH Y Dược Tp Hồ Chí Minh, Sinh lý học Y khoa, (1991) 1.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trƣớc, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. 1.2. Nội dung chính 1.3. Nội dung thảo luận và hƣớng dẫn tự học 1.3.1. Nội dung thảo luận 1.3.2. Nội dung ôn tập và vận dụng thực hành Ôn tập các kiến thức nền tảng cần thiết từ bài học và chủ động vận dụng các kiến thức, chuẩn bị đầy đủ các kỹ năng trong quá trình thực hành lâm sàng. 1.3.3. Nội dung hƣớng dẫn tự học và tự nghiên cứu Đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung học tập, nghiên cứu thêm các ứng dụng bài học trong thực tế lâm sàng. 145
  11. SINH LÝ MÁU-TẠO MÁU Tạo máu là sự sinh sản của tế bào “m ” sinh máu, tế bào này được duy trì bởi tế bào gốc tạo máu và khả năng biệt hóa thành các tế bào trưởng thành. 1. VỊ TRÍ TẠO MÁU. Vị trí tạo máu phụ thuộc vào giai đoạn phát triển cá thể: thời kỳ phôi thai, trẻ, già và hiện trạng của bệnh tạo máu. 1.1. Trong điều kiện bình thƣờng. Sự tạo máu phụ thuộc vào các điều kiện khác nhau của cơ thể. Nhìn chung tất cả các tế bào máu đều bắt nguồn từ tủy xương, phân chia và biệt hóa tại đây. Riêng lympho B và T thì quá trình biệt hóa và phát triển thành tế bào hoàn chỉnh lại diễn ra ở các vị trí ngoài tủy. Dựa trên cơ sở phát triển cá thể, có thể chia quá trình tạo máu làm 2 thời kỳ: 1.1.1 Thời kỳ phôi thai. Túi noãn hoàng: các tế bào đầu tiên xuất hiện khoảng 3 – 12 ngày sau khi có thai. Gan: là cơ quan tạo máu đầu tiên, khoảng từ tuần lễ thứ 5 hoặc 6 của phôi thai đã có thể tìm thấy các tế bào máu trong gan, cho tới tuần lễ thứ 10 hầu như tổ chức gan chứa tế bào máu, rất ít tế bào gan. Đỉnh cao của tạo máu ở gan phôi là tuần lễ thứ 10 – 25, sau thời kỳ này tế bào và tổ chức gan phát triển thay dần tổ chức tạo máu. Tạo máu của gan còn kéo dài sau sinh 1 – 2 tuần. Lách: tuần thứ 10 lách bắt đầu sinh máu và chủ yếu là sinh hồng cầu rồi bạch cầu hạt, đến tuần 13 thì sinh lympho, đến tháng thứ 5 thì lách chỉ sinh lympho. Tủy ƣơng: tủy xương hoạt động tạo máu từ tháng thứ 5 của thai và trở thành vị trí hàng đầu tạo máu ở thai từ tháng thứ 7, kéo dài tới sau đẻ và thời kỳ trưởng thành. 146
  12. Hạch: từ tháng thứ 3 đã hình thành mầm lympho trong ống ngực. Sự sinh máu ở hạch đầu tiên là sinh hồng cầu rồi bạch cầu và cuối cùng sinh lympho, khả năng sinh lympho ở hạch là chức năng tuyệt đối. Tuyến ức: sinh máu ở tuyến ức không đặc hiệu, lúc đầu sinh hồng cầu, bạch cầu hạt, cuối cùng là lympho. Tuy nhiên, sự sinh máu ở tuyến ức chỉ trong thời gian rất ngắn, không quan trọng trong việc sinh máu. Như vậy, đặc điểm sinh máu ở bào thai là một quá trình biệt hóa không ngừng và mạnh mẽ. Lúc đầu sinh máu lan tỏa: ở đâu có mảnh trung mô là ở đó có sinh máu, về sau khu trú dần: tủy xương, lách, hạch và tủy xương chiếm vị trí hàng đầu. Mỗi cơ quan sinh máu cũng tiến hóa rõ rệt, lúc đầu sinh máu cả 3 dòng, về sau chỉ sinh máu 1 dòng như lách, hạch chỉ sinh lympho. 1.1.2 Thời kỳ sau sinh Thời kỳ sơ sinh, tạo máu được thực hiện ở tủy xương và phấn rất nhỏ của gan. Trong thời kỳ này và thời kỳ trẻ em tất cả các xương đều tạo máu. Tuy nhiên, từ 5 tuổi trở đi, khả năng tạo máu giảm dần ở các xương chi, đến 20 tuổi các xương dài không còn khả năng tạo máu; chỉ còn lại các xương chính của khung xương như xương chậu, xương ức, xương sống, xương sườn, xương sọ tiếp tục tạo máu và duy trì cho đến tuổi già. Hạch sinh các lympho khoảng 5%. Hạch là nơi dừng chân của tế bào máu từ tủy xương ra hoặc từ ngoại vi đến. Ở thời kỳ sau đẻ, cùng với những thay đổi về vị trí còn có các thay đổi về hình thái và cấu trúc của tủy. Tủy có hai phần rõ rệt:  Tủy đỏ: phần tạo máu, gồm nhiều trung tâm tạo máu có màu đỏ. Vùng này có rất nhiều tế bào nguồn tạo máu và tế bào máu đang biệt hóa hoặc trưởng thành. 147
  13.  Tủy vàng: vùng chứa tế bào mỡ, tế bào mỡ xâm lấn vùng tạo máu và hạn chế khả năng sinh máu của tủy có thể gặp trong trường hợp bệnh lý tủy hoặc tuổi già. Về hình thái, là tổ chức mỡ nên có màu vàng. 1.2 . Trong điều kiện bệnh lý Khi tủy xương bị bệnh thì vị trí tạo máu có thể thay đổi: - Có thể trở lại tạo máu ở thời kỳ bào thai (gan, lách) trong các bệnh tăng sinh tủy. - Có thể thay đổi tạo máu ở tủy xương ở thời kỳ sau sinh như giảm hoặc tăng khả năng tạo máu của tất cả các xương kể cả các xương đã ngừng sản xuất. 2. ĐẶC ĐIỂM CÁC DÕNG TẾ BÀO MÁU 2.1 Phân loại các tế bào tạo máu Sự phát triển của các dòng tế bào tạo máu được chia làm 3 lớp khác nhau: - Lớp tế bào gốc. - Lớp các tế bào tăng sinh và biệt hóa. - Lớp các tế bào thực hiện chức năng. 2.1.1 Lớp tế bào gốc: có 3 loại tế bào gốc: - Tế bào gốc vạn năng. - Tế bào gốc định hướng sinh lympho và sinh tủy. - Tế bào gốc tiền thân đơn dòng. Sự chuyển biến từ tế bào gốc vạn năng thành tế bào gốc định hướng và thành tế bào tiền thân đơn dòng là những chuyển biến không hồi phục. 2.1.2 Lớp các tế bào tăng sinh và biệt h a Lớp các tế bào này là các tế bào tăng sinh (tăng số lượng) và biệt hóa (trưởng thành về chất lượng) rất mạnh. Tế bào muốn tăng số lượng thì phải phân chia và quá trình phân chia theo nguyên nhiễm. Người ta dùng chỉ số phân bào để đánh giá sự phân chia tế bào 148
  14. và khả năng tăng sinh của lớp tế bào này giảm dần theo mức độ trưởng thành của tế bào sinh máu. Sự trưởng thành về mặt chất lượng là một quá trình biệt hóa lớn lên về chất, tế bào càng ngày càng hoàn thiện hơn. Ví dụ quá trình biệt hóa của dòng bạch cầu là quá trình tích lũy về men… hoặc của dòng hồng cầu là quá trình tổng hợp huyết sắc tố. Lớp tế bào này khu trú chủ yếu ở xương, hạch và lách. 2.1.3 Lớp tế bào thực hiện chức năng Đây là những tế bào trưởng thành của các dòng tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu chia múi, monocyte, tiểu cầu, plasmocyte. Lớp tế bào này tập trung ở máu ngoại vi, khu vực dự trữ (các xoang gan và lách, tủy xương và hạch). Hầu hết lớp tế bào này không phân chia, tuy nhiên có một số lymphocyte và monocyte có thể trở lại lymphoblast, monoblast khi có điều kiện kích thích, từ đó mới phân chia. Nhƣ vậy, sự phát triển tế bào máu là một quá trình phát triển liên tục từ tế bào gốc vạn năng đến tế bào trưởng thành. Trong quá trình phát triển luôn có sự tăng sinh để đảm bảo đủ số lượng và cũng luôn có sự biệt hóa để trưởng thành về chất lượng. Nếu có rối loạn tăng sinh hay biệt hóa hoặc cả tăng sinh và biệt hóa thì sẽ dẫn đến rối loạn của hoạt động sinh máu bình thường gây tình trạng bệnh lý của hệ thống sinh máu. 2.2 Các d ng tế bào máu 2.2.1. Dòng hồng cầu Tiền nguyên hồng cầu (NHC)  NHC ưa base  NHC đa sắc  NHC ưa acid  hồng cầu lưới (HCL)  hồng cầu trưởng thành. Quá trình này có sự thay đổi về nhân, bào tương với sự hình thành và thay thế vào đó là hemoglobin. 149
  15. Hồng cầu non là những tế bào có nhân, dần dần các nhân đông đặc và teo lại. Đến giai đoạn nguyên hồng cầu ưa acid, nhân lệch về một phía rồi bị đẩy ra ngoài, tế bào trở thành hồng cầu với mạng lưới nội bào bắt màu kiềm. Hồng cầu lưới xuyên mạch ra máu ngoại vi, sau 24 giờ mạng lưới biến mất hồng cầu trở thành hồng cầu trưởng thành. Tỷ lệ hồng cầu lưới trong máu ngoại vi khoảng 0,7 – 0,9% tổng số hồng cầu. Sự tổng hợp Hb bắt đầu từ giai đoạn nguyên hồng cầu ưa kiềm và ngày càng tăng dần. Đến giai đoạn nguyên hồng cầu ưa acid, nồng độ Hb trong hồng cầu đạt mức bão hòa (34%). 2.2.2. Dòng bạch cầu hạt. Có hai thay đổi lớn về hình thái: thay đổi nhân, từ một nhân lớn, cấu trúc đồng nhất thay đổi dần để trở thành nhân có dạng nhiều múi (đoạn, thùy). Đồng thời với các thay đổi về nhân là sự hình thành các hạt đặc hiệu trong bào tương. Bắt đầu từ tiền tủy bào, các hạt này khi nhuộm giemsa cho 3 màu: trung tính, toan tính và kiềm tính. Tiền Tủy bào trung tính (N) Hậu tủy bào N BC đũa N N Nguyên tủy Hậu tủy bào E BC đũa E Tuỷ bào ưa acid (E) E tủy bào bào Tuỷ bào ưa base (B) Hậu tủy bào B BC đũa B B 2.2.3. Dòng monocyte. Về hình thái dòng này phát triển chia hai bậc: tiền đơn nhân, đơn nhân. Nguyên bào đơn nhân Tiền đơn nhân đơn nhân Đại thực bào 2.2.4. Dòng lymphocyte. Tế bào ”m ” (tế bào gốc định hướng sinh lympho) của lympho chung được phát triển từ tế bào gốc vạn năng, từ đây chúng lại phân chia thành hai nhóm chính: tế bào gốc tiền thân dòng lympho B và lympho T. Các tế bào này tiếp tục biệt hóa thành T lympho (qua tuyến ức) và B lympho (ở tủy hoặc vỏ lách và hạch lympho). Ở các cơ quan ngọai vi (lách và hạch), B và T lympho có vị trí 150
  16. khác nhau: B lympho tập trung ở trung tâm mầm của hạch và vùng tủy đỏ của lách; T lympho tập trung ở vùng cận vỏ của hạch và vùng tủy trắng của lách. Quá trình thay đổi về hình thái diễn tiến đơn giản qua 2 bậc: lympho non và lympho chín như sau: Tế bào tiền lympho B Lympho B chín Nguyên bào lympho Tế bào tiền lympho T Lympho T chín 2.2.5. Dòng tiểu cầu Về hình thái phát triển thành hai bậc: mẫu tiểu cầu và tiểu cầu. Nguyên mẫu tiểu cầu Mẫu tiểu cầu Tiểu cầu Nguyên mẫu tiểu cầu được sinh ra, trưởng thành từ tế bào gốc tạo máu. Tế bào này sẽ thay đổi về nhân, xuất hiện các hạt bào tương, hình thành các bọc nhỏ trong bào tương, các bọc này sẽ liên hợp lại với nhau thành màng tiểu cầu. Thời gian từ khi tách ra khỏi tế bào gốc tạo máu và biệt hóa thành tiểu cầu mất khoảng 10 ngày. SINH LÝ HỒNG CẦU 1. HÌNH DẠNG, THÀNH PHẦN CẤU TẠO VÀ S LƯỢNG HỒNG CẦU 1.1 Hình dạng Hồng cầu là những tế bào không nhân, hình đĩa, lõm hai mặt. Đường kính của hồng cầu khoảng 7 – 8 m. Chiều dày tế bào ở trung tâm là 1m và ở ngoại vi là 2 –3 m. Hình đĩa lõm hai mặt thích hợp với khả năng vận chuyển khí của hồng cầu vì: - Nó làm tăng diện tích tiếp xúc của hồng cầu. - Làm tăng tốc độ khuếch tán khí. - Làm cho hồng cầu có thể biến dạng dễ dàng khi xuyên qua các mao mạch có đường kính rất nhỏ. 151
  17. 1.2 . Thành phần cấu tạo Hồng cầu có màng bán thấm bao quanh. - Màng hồng cầu không cho chất keo thấm qua (protein, lipid). - Các ion, muối khoáng: tính thấm của màng cũng không đồng đều: các ion H+, OH-, HCO3- và một số ion hữu cơ thấm qua dễ dàng, các ion K +, Na+, Ca++ thấm qua rất ít và chậm, hoặc không qua được (Ca++, Mg++). Hồng cầu không thay đổi hình dạng khi đặt trong dung dịch đ ng trương. Trong dung dịch ưu trương nước trong hồng cầu thấm ra ngoài, làm hồng cầu teo lại. Trong dung dịch nhược trương, nước từ ngoài thấm vào hồng cầu làm hồng cầu trương to lên và cuối cùng vỡ ra gây tan máu. Hồng cầu bắt đầu vỡ Hồng cầu vỡ hoàn toàn (sức bền tối thiểu) (sức bền tối đa) Máu toàn phần NaCl 4,6o/oo NaCl 3,4o/oo Hồng cầu rửa NaCl 4,8o/oo NaCl 3,6o/oo Hồng cầu trong máu động mạch có độ bền cao hơn trong máu tĩnh mạch. Bào tương hồng cầu chứa rất ít các bào quan, chủ yếu chứa hemoglobin (Hb). Hemoglobin chiếm khoảng 32 – 34% trọng lượng tươi và trên 90% trọng lượng khô của hồng cầu. Màng hồng cầu gồm 3 lớp * Lớp ngoài là glycoprotein, glycolipid và acid sialic, có nhiều lỗ nhỏ có đường kính khoảng 3 – 4 A0. Trong trường hợp số lỗ tăng (hồng cầu hình liềm) trao đổi chất tăng, làm mất nhiều năng lượng nên hồng cầu dễ bị bể. Màng hồng cầu đưa ra ngoài các phân tử acid sialic tích điện âm, các hồng cầu không dính vào nhau. Trong một số trường hợp bệnh lý về cấu tạo màng, hoặc do dùng một số thuốc có khả năng kết hợp với acid sialic, làm mất điện tích âm của một số hồng cầu nên hồng cầu dính vào nhau làm thay đổi tốc độ lắng máu. Tốc độ máu lắng bình thường ở người trưởng thành sau 1 giờ: Nam : < 15mm 152
  18. Nữ : < 20mm * Lớp lipid gồm: - Phospholipid chiếm 65%. - Cholesterol: 25%. - Glycolipid: 10%. Lớp lipid giữ nguyên hình dạng hồng cầu. * Lớp trong cùng là những sợi vi thể, những ống vi thể và những phân tử calmodulin, protein gắn hemoglobin. Các phân tử calmodulin điều hòa hoạt động các enzyme ở màng. Ngoài ra, trong hồng cầu còn có G6PD, anhydrase carbonic (carbonic anhydrase). 1.3 . Số lƣợng hồng cầu Ở người trưởng thành bình thường, số lượng hồng trong máu ngoại vi: Nam : 5,4 M  0,8/mm3 máu Nữ : 4,8 M  0,6/mm3 máu Ở người Việt Nam: ♂: 5,11 M  0,30 /mm3 máu ♀ : 4,6 M  0,25 /mm3 máu Số lượng hồng cầu trong hệ tuần hoàn luôn được điều hòa một cách thích hợp để cung cấp đủ lượng oxy cho mô. Số lượng hồng cầu phụ thuộc vào lượng oxy đến mô, mức độ hoạt động, lứa tuổi, sự bài tiết erythropoietin. Số lượng hồng cầu cũng thay đổi trong các trường hợp bệnh lý: tăng trong đa hồng cầu, ngạt, mất nước nhiều; giảm trong thiếu máu, xuất huyết. Ngoài ra, trong nhiều bệnh lý của hệ tuần hoàn gây thiếu oxy ở mô, do đó sẽ tăng sản xuất hồng cầu để đàm bảo hô hấp. 2. CHỨC NĂNG CỦA HỒNG CẦU. 2.1 Chức năng hô hấp của hồng cầu. 153
  19. Chức năng hô hấp là chức năng chính của hồng cầu, được thực hiện nhờ huyết sắc tố chứa trong hồng cầu (hemoglobin). 2.1.1 Số lƣợng hemoglobin trong hồng cầu. Nồng độ hemoglobin bình thường trung bình từ 14 –16 g/100ml máu Mỗi hồng cầu có chứa khoảng 34 – 36g hemoglobin. Hemoglobin được màng hồng cầu bảo vệ. Trong những trường hợp bệnh lý (nọc độc rắn, bệnh bẩm sinh…) sức bền màng hồng cầu giảm, hồng cầu dễ bị vỡ trong mạch máu, hemoglobin giải phóng vào huyết tương, không còn bảo đảm được chức năng vận chuyển khí. 2.1.2 Sự thành lập hemoglobin Hemoglobin là một protein màu có trọng lượng phân tử 68.000, có khả năng chuyên chở chất khí. Hemoglobin gồm hai thành phần globin và heme. Cấu trúc Hb thay đổi tùy theo loài. Heme là một sắc tố đỏ giống nhau ở tất cả các loài. Hb được tổng hợp chính từ acid acetic và glycin Acid acetic được biến đổi trong chu trình Krebs thành succinyl CoA và hai phân tử chất này sẽ kết hợp với hai phân tử glycin để thành lập hợp chất pyrrole. Sau đó, từ 4 phân tử pyrole sẽ kết hợp lại thành protoporphyrin, một trong những hợp chất protoporphyrin được đặt tên là protoporphyrin IX được kết hợp với sắt để tạo thành phân tử heme. Mỗi heme kết hợp với chuỗi polypeptid để tạo chuỗi Hb ( hay ). Sau đó 2 chuỗi  kết hợp với 2 chuỗi  để tạo thành HbA. Trong sự thành lập hemoglobin, ngoài các chất cần thiết như acid amin, sắt, còn có một số chất phụ khác như đồng, B 6, hoặc cobalt, nickel… làm vai trò chất xúc tác. 2.1.3 Chức năng hô hấp của hemoglobin: 2.1.3.1 Hemoglobin vận chuyển o y từ phổi đến các mô: Hemoglobin được gắn với oxy tạo thành oxyhemoglobin (HbO 2). Oxy được gắn với Fe++ trong thành phần heme. 154
  20. Một phân tử Hb có thể gắn với 4 phân tử O2, sự gắn với một phân tử O2 đầu tiên vào Hb làm tăng ái lực của Hb với phân tử O 2 tiếp theo. Lƣu ý: đây là phản ứng kết hợp O2 vào nguyên tử Fe, không phải là phản ứng oxy hóa , nên Fe vẫn có hóa trị 2 (Fe++). Vì một phân tử Hb gắn tối đa 4 phân tử O2 nên 1 gam Hb gắn được 1,34 ml O2. Như vậy, trung bình 100ml máu, có 14 – 16g Hb, gắn được tối đa khoảng 20ml O2. Sự tạo thành và phân ly oxyHb xảy ra rất nhanh ở hồng cầu, tùy thuộc vào phân áp oxy. Trong trường hợp máu tiếp xúc với nhiều loại thuốc khác nhau, và nhiều tác nhân oxy hoá khác nhau, ion Fe++ trở thành Fe+++, khi đó Hb sẽ chuyển thành metHb không có khả năng vận chuyển O2 nữa. MetHb có màu sậm và chất này có nhiều trong tuần hoàn sẽ gây ra triệu chứng xanh tím (cyanosis). Các yếu tố ảnh hưởng lên ái lực của Hb và O2: (1) Nhiệt độ tăng làm giảm ái lực đối với O2, Hb giao O2 cho mô dễ dàng hơn. (2) pH làm Hb giảm ái lực đối với O2 (ví dụ khi CO2 trong mô tăng). (3) Chất 2,3 – DPG (2,3 – diphosphoglycerate) có nhiều trong hồng cầu làm tăng sự nhả O2 từ HbO2 (2,3 – DPG tăng khi lên vùng cao, khi hoạt động). (4) Hợp chất phosphat thải ra lúc họat động làm Hb giảm ái lực với O2. (5) Phân áp O2 tăng làm tăng phân ly HbO2. 2.1.3.2 Hemoglobin vận chuyển CO2: Một phần nhỏ, khoảng 20% CO2 trong máu được kết hợp Hb để tạo carbaminhemoglobin. CO2 kết hợp vào Hb qua các nhóm amin (NH2) của globin. Đây là phản ứng thuận nghịch còn gọi là phản ứng carbamin. (1) Hb + CO2 HbCO2 (2) 155
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2