Bài giảng SPSS: Xử lý và phân tích dữ liệu - TS. Nguyễn Duy Thục
lượt xem 80
download
Dữ liệu thống kê, tóm tắt và trình bày dữ liệu thống kê, một số phân tích cơ bản của thống kê dùng SPSS là những nội dung chính trong 3 phần của bài giảng "SPSS - Xử lý và phân tích dữ liệu". Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng SPSS: Xử lý và phân tích dữ liệu - TS. Nguyễn Duy Thục
- SPSS XỬ LÝ & PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TS. Nguyễn Duy Thục Đại học Sài Gòn 1
- Giới thiệu SPSS 16: SPSS: Statistical Package for Social Sciences Sách, giáo trình ◦ Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS 1 & 2 – Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc ◦ Dự báo và phân tích dữ liệu trong kinh tế và tài chính – Nguyễn Trọng Hoài, Phùng Thanh Bình, Nguyễn Khánh Duy 2
- Phần I: DỮ LIỆU THỐNG KÊ
- Nghiên cứu và phân tích dữ liệu Một nghiên cứu định lượng vấn đề kinh tế xã hội thường bao gồm các bước cơ bản sau: ◦ Xác định vấn đề nghiên cứu ◦ Thu thập dữ liệu ◦ Xử lý dữ liệu ◦ Phân tích dữ liệu ◦ Báo cáo kết quả 4
- Phân loại dữ liệu Chia làm hai loại ◦ Dữ liệu định lượng: loại dữ liệu này phản ánh mức độ, mức độ hơn kém, tính được các giá trị đặc trưng. Nó thể hiện bằng con số thu thập được Thang đo khoảng cách Thang đo tỉ lệ ◦ Dữ liệu định tính: loại dữ liệu này phản ánh tính chất, sự hơn kém, ta không tính được các giá trị trung bình, độ biến động của loại này Thanh đo định danh(nominal) Thang đo thứ bậc(ordinal) 5
- Ví dụ 1. Loại điện thoại di động mà bạn sử dụng chính? Nokia Samsung Iphones Khác 2. Mức độ hài lòng chung của bạn khi sử dụng loại điện thoại trên? Rất không hài lòng 1 2 3 4 5 Rất hài lòng 3. Chi tiêu trung bình một tháng cho việc gọi điện thoại di động ……….ngàn đ 4. Bạn theo dõi thông tin về các loại điện thoại mới như thế nào? Không bao giờ Ít khi Thỉnh thoảng Thường xuyên 5. Bạn thường sử dụng tính năng nào Nghe - gọi Tin nhắn Nghe nhạc Quay phim, chụp hình Games Khác 6. Giới tính: Nam Nữ 6
- Các thang đo cơ bản Thang đo định danh: Là loại thang đo dùng mã số để phân loại các đối tượng, chúng không mang ý nghĩa nào khác. ◦ Ví dụ: Hãy cho biết tình trạng hôn nhân của anh chị hiện nay: Độc thân 1 Đang có gia đình 2 Ly thân hoặc ly dị 3 Goá 4 Thang đo thứ bậc: Thường được sử dụng cho các tiêu thức thuộc tính và cũng được áp dụng nhiều cho tiêu thức số lượng. trong thang đo này giữa các biểu hiện của tiêu thức có quan hệ thứ bậc hơn kém. Sự chênh lệch giữa các biểu hiện không nhất thiết là bằng 7
- Ví dụ: bạn đo lường cảm nhận của một người về môi trường sống xung quanh Tốt 1 Bình thường 2 Không hài lòng 3 Thang đo khoảng: là dạng đặc biệt của thang đo thứ bậc vì nó cho biết được khoảng cách giữa các thứ bậc. Thông thường của thang đo này có dạng là một dãy các chữ số liên tục và đề đặn từ 1 đến 5, 7 hoặc 10. dãy số này có hai cực ở hai đầu đối lập nhau 8
- ◦ Bạn nhận thấy dịch vụ điện hoa nhân ngày Valentine như thế nào: Rất hài lòng 1 Hài lòng 2 Bình thường 3 Không hài lòng 4 Rất không hài lòng 5 Thang đo tỉ lệ: có tất cả các đặc tính khoảng cách và thứ tự của thang đo khoảng, ngoài ra điểm 0 trong đang đo này là có thật nên ta có thể thực hiện được phép toán chia 9
- Nguyên tắc mã hoá và nhập liệu Nguyên tắc này được mô tả tóm tắt trong bảng STT Loại hình DN Số lao động Lĩnh vực kinh sau: doand 1 TNHH 300 Gỗ 2 Cổ phần 500 Gạch 3 Hợp danh 450 Thuỷ sản … n TNHH 470 Dệt may Với mục tiêu nhập dữ liệu để phân tích và tính toán thì chúng ta cần mã hoá các biến định tính. Với một ma trận dữ liệu mỗi cột cho 1 biến, mỗi 10 hàng là thông tin từng người.
- Dữ liệu được mã hoá có thể là như sau: STT Loại hình DN Số lao động Lĩnh vực kinh doand 1 2 300 10 2 3 500 5 3 1 450 9 … n 2 470 8 Trong phần lớn trường hợp thì mỗi biến tương ứng với một câu hỏi. Nếu câu hỏi mà chỉ có một câu trả lời thì chỉ cần một biến. Còn với câu hỏi cần nhiều câu trả lời thì cần nhiều biến số. 11
- Giới tính Tuổi Nghề nghiệp 1 2 23 10 2 2 21 3 3 1 32 11 … … … .. n 1 42 14 1-nam, 2-nữ, Thông thường mỗi biến tương ứng với một câu hỏi điều tra. Nếu câu hỏi có nhiều trả lời:2 cách mã hóa. 12
- Câu 1: Giới tính của bạn là gì: Nam 1 Nữ 2 Câu 2: Trong vòng 2 năm qua bạn đã đi du lịch ở những nơi nào sau đây: Đà lạt Nha trang Vũng tàu Cần thơ Bà nà Huế Nơi khác 13
- Đặt biến số từ câu hỏi có nhiều câu trả lời ◦ Cách 1: đặt theo từng cặp C2a: Bạn đi du lịch ở Đà Lạt Đã đi 1 Chưa đi 0 C2b: Bạn đi du lịch ở Nha trang Đã đi 1 Chưa đi 0 C2c: Bạn đi du lịch ở Vũng tàu Đã đi 1 Chưa đi 0 …… 14
- ◦ Cách 2: mã hoá các phạm trù và đặt biến dựa theo số lượng phạm trù nhiều nhất Đà lạt 1 Nha trang 2 Vũng tàu 3 Cần thơ 4 Bà nà 5 Huế 6 Nơi khác 7 ◦ Các biến sẽ là: C2a: Bạn đã từng đi du lịch ở nơi nào trong 2 năm qua. C2b: Bạn đã từng đi du lịch ở nơi nào trong 2 năm qua 15
- Ví dụ: Trong việc lựa chọn các điểm tham quan: nhiều nhất có 3 sự lựa chọn ta có 3 biến như trên: Cách vào số liệu: Người 1 chọn: Nha Trang, Cần Thơ, Huế Người 2 chọn: Cần thơ, Nơi khác Người 3 chọn: Đà Lạt STT c2a c2b c2c 1 2 4 6 2 4 7 3 1 16
- Cửa sổ làm việc của SPSS 17
- Cửa số làm việc của SPSS File:Tạo mới, mở file, lưu, in, thoát… Edit: undo, cắt/dán, tìm kiếm/thay thế… View: hiện dòng trạng thái, thanh công cụ, chọn font chữ, …. Data: các lựa chọn cho dữ liệu Transform: Chuyển đổi, tính toán, mã hóa dự liệu.. Analyze: Thực hiện các thủ tục thống kê. Graphs:tạo đồ thị Utilities: tìm hiểu thông tin về các biến Windows: sắp xếp các cửa sổ của SPSS 18
- Tạo tập tin dữ liệu trong SPSS Nhập số liệu trong Excel rồi copy sang SPSS Nhập trực tiếp từ SPSS 19
- Định dạng các biến được khai báo ◦ Trong phần Variable View có các lựa chọn sau đây: Name: tên biến, không quá 8 kí tự, không có kí tự đặc biệt và không được bắt đầu bằng kí tự số Type: Kiểu biến, mặc định là chọn kiểu định lượng Numeric Label: đặt nhãn cho biến, nhãn này nên ngắn gọn và có tính giải thích cao. (có thể gõ tiếng Việt) Value: trong hộp này khai báo những nội dung liên quan đến việc mã hoá biến định tính. Mising: khai báo các giá trị khuyết, các giá trị không có câu trả lời (chọn một số khác hẳn so với các số ta đã mã hoá ở Value). Ví dụ quy ước 77 là “Không trả lời” ở phần Value thì ở đây ta nhập 77 cho biến đó. Ngoài ra còn có System missing, đó là giá trị khuyết của hệ thống, nó được tự động đặt dấu (.). Giá trị này là vô hình đối với các lệnh xử lý. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích và xử lý số liệu bằng SPSS - Phần 3
17 p | 292 | 131
-
Bài giảng Xử lý thống kê với phần mềm SPSS - Bài 5: Phân tích hồi quy
23 p | 103 | 27
-
Bài giảng Xử lý thống kê với phần mềm SPSS - Bài 2: Ước lượng và kiểm định giá trị trung bình của một biến chuẩn
12 p | 173 | 27
-
Bài giảng Xử lý thống kê với phần mềm SPSS - Bài 3: Phân tích phương sai một nhân tố
20 p | 233 | 25
-
Bài giảng Xử lý thống kê với phần mềm SPSS - Bài 1: Nhật đồ và thống kê
9 p | 123 | 23
-
Bài giảng Tin học đại cương - Chương 3: SPSS (Statistical Products for the Social Sevices)
16 p | 269 | 22
-
Bài giảng Xử lý thống kê với phần mềm SPSS - Bài 4: Thí nghiệm hai nhân tố
26 p | 99 | 21
-
Bài giảng Xử lý thống kê với phần mềm SPSS - Bài 8: Thống kê nhiều chiều
4 p | 198 | 21
-
Bài giảng Xử lý thống kê với phần mềm SPSS - Bài 6: Kiêm định một phân phối và bảng tương liên
7 p | 116 | 19
-
Bài giảng Xử lý thống kê với phần mềm SPSS - Bài 7: Thống kê phi tham số
9 p | 88 | 19
-
Bài giảng Tin học ứng dụng - Bài 4: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS - Các phép biến đổi dữ liệu
15 p | 106 | 13
-
Bài giảng Tin đại cương - Chương 6: SPSS (Statistical Products for the Social Sevices)
78 p | 82 | 7
-
Bài giảng Hướng dẫn sử dụng SPSS trong nghiên cứu marketing: Xử lý và phân tích dữ liệu - Ngô Thái Hưng
42 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn