intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp: Bài 3 - ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh

Chia sẻ: Hgfch Hgfch | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:33

166
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài 3 An toàn và tai nạn thương tích nghề nghiệp thuộc bài giảng sức khỏe và an toàn nghề nghiệp nhằm giúp học viên trình bày được một số khái niệm cơ bản về ATNN, TNLĐ, CTLD, vùng nguy hiểm, phân tích được nguyên nhân gây TNLĐ và các yếu tố nguy cơ, phân tích được hệ thống giám sát về TNLĐ hiện nay ở Việt Nam, đưa ra được một số giải pháp can thiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp: Bài 3 - ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh

  1. An toàn và tai nạn thương tích nghề nghiệp Ths.Nguyễn Thúy Quỳnh Bộ môn Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp Đại học Y tế công cộng
  2. Mục tiêu bài học 1. Trình bày được một số khái niệm cơ bản về ATNN, TNLĐ, CTLD, vung nguy hiem. 2. Phân tích được nguyên nhân gây TNLĐ và các yếu tố nguy cơ. 3. Phân tích được hệ thống giám sát về TNLĐ hiện nay ở Việt Nam. 4. Đưa ra được một số giải pháp can thiệp.
  3. Một số khái niệm  An toàn nghề nghiệp  ATNN là sự bảo đảm những điều kiện để những yếu tố nguy hiểm và có hại trong quá trình lao động không gây ra ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động.
  4. Một số khái niệm (tiếp)  Tai nạn lao động- Theo thông tư số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH - BYT-TLĐLĐVN)  TNLĐ là tai nạn xảy ra do tác động của yếu tố nguy hiểm, độc hại trong LĐ gõy tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người hoặc gây tử vong xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (trong thời gian làm việc, chuẩn bị hoặc thu dọn sau khi làm việc).
  5. Một số khái niệm(tiếp)  Được coi là tai nạn lao động:  Các trường hợp TN xảy ra chết hoặc bị thương phải can thiệp y tế xảy ra khi:  Đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc khi đi từ nơi làm việc về nơi ở  Khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết mà Luật LĐ và nội qui LĐ của cơ sở cho phép (nghỉ giải lao, ăn cơm giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh)  Những trường hợp trên phải được thực hiện ở địa điểm và thời gian hợp lý.
  6. Một số khái niệm(tiếp)  Phân loại tai nạn lao động  TNLĐ chết người:  Chết người tại chỗ,trên đường đi cấp cứu, trên đường đi điều trị, tái phát vết thương  TNLĐ nặng  TNLĐ nhẹ (không thuộc 2 loại trên) (Thông tư liên tịch Theo thông tư số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH - BYT-TLĐLĐVN).
  7. Một số chỉ số đánh giá TNLĐ  Hệ số tần suất TNLĐ trong một năm  Đo lường TNLĐ theo:  Thời gian, địa điểm(8)  Mức nặng nhẹ và vị trí tổn thương(10)  theo nguyên nhân, nhóm ngành ngh ề, tuổi nghề (27)  Thiệt hại về người, ngày công lao động, vật chất (5)  Các hoạt động phòng chống (5)
  8. Yếu tố nguy hiểm gây TNLĐ 1. Yếu tố cơ học:chuyển động quay tốc độ lớn, các mảnh văng,trơn trượt ngã... 2. Yêu tố về điện: Điện giật, bỏng, cháy nổ do điện... 3. Yếu tố hóa học: Các chất gây nhiễm độc CO, hóa chất BVTV… 4. Yếu tố gây nổ: nổ cháy xăng dầu, khí đốt, nồi hơi... 5. Yếu tố về nhiệt:tia lửa, vật nung nóng, hơi khí xả nóng...
  9. Vùng nguy hiểm  Vùng nguy hiểm là vùng tiếp xúc, làm việc của người lao động tại đó tồn tại các yếu tố nguy hiểm.  Vùng nguy hiểm được chia thành 5 loại theo 5 nhóm yếu tố nguy hiểm nói trên.  Xác định vùng nguy hiểm để đánh giá phạm vi ảnh hưởng và tác động của các yếu tố nguy hiểm.
  10. Nguyên nhân gây TNLĐ  Nhóm nguyên nhân thiết bị, máy móc  Kết cấu máy móc không phù hợp nhân trắc  Thiếu các thiết bị, cơ cấu che chắn  Thiếu các cơ cấu phòng ngừa quá tải: phanh, khoá, van…  Máy móc thiết bị nghiêm ngặt về an toàn không được đăng kiểm định kỳ
  11. Nguyên nhân gây TNLĐ(tiếp)  Nhóm nguyên vệ sinh công nghiệp  Thiếu các thiết bị khử độc lọc bụi trước khi phát thải  Rò rỉ các thiết bị bình chứa, đường ống truyền dẫn  Bố trí các nguồn phát sinh bụi, hơi khí độc đầu hướng gió chính, hoặc ở tầng dưới.
  12. Nguyên nhân gây TNLĐ(tiếp)  Nhóm nguyên nhân về tổ chức lao động  Máy móc thiết bị sắp đặt không đúng nguyên tắc an toàn, khi một máy xảy ra sự cố ảnh hưởng tới máy khác.  Bảo quản thành phẩm không đúng nguyên tắc an toàn: để lẫn các hoá chất dễ gây phản ứng, dễ cháy  Thiếu biển báo an toàn
  13. Đặc điểm lực lượng lao động của Việt Nam  Nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, mang đặc thù nền công nghiệp của các nước đang phát triển:  Nhiều ngành công nghiệp mới ra đời  Tăng nhanh số lượng các khu công nghiệp và các doanh nghiệp: 80.000 doanh nghiệp trong đó 90% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.  Cơ giới hoá trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp (Nguồn: Bộ LĐ-TBXH)
  14. Đặc điểm lực lượng lao động của Việt Nam  Dự báo đến năm 2020 dân số VN sẽ là 96,3 triệu người, trong đó có 61,515 triệu người trong độ tuổi lao động.  Nhu cầu về lao động giản đơn; nhu cầu lao động kỹ thuật trong nông, lâm và thủy sản tiếp tục tăng.  Các khu công nghiệp đang được thành lập với tốc độ nhanh:  Hiện nay có 260 KCN được thành l ập tăng g ần g ấp 4 l ần so v ới năm 2010.  Kèm theo sự phát triển nhanh c ủa các khu công nghi ệp là s ự gia tăng số lượng người lao động.  (Nguồn: Bộ lao động thương binh xã hội; Bộ công thương )
  15. Bài học kinh nghiệm từ các nước trong quá trình công nghiệp hoá  Chỉ chú ý đến tăng trưởng kinh tế trước mắt, chưa chú ý đến các chính sách đảm bảo an toàn cho người lao động.  Người lao động chưa đáp ứng được với nền công nghiệp hoá cả về kiến thức & kỹ năng nghề nghiệp, tâm lý và sức khoẻ.  Xảy ra những hậu quả lớn về vật chất và con người
  16. Nguồn cung cấp số liệu về chấn thương/TNLĐ hiện nay của Việt nam  Tổng hợp báo cáo của một số ngành:  Bộ LĐTBXH  Tổng liên đoàn lao động Việt Nam  Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y t ế quân Y  Trung tâm y tế của các bộ ngành.  Từ các nghiên cứu nhỏ, chưa có điều tra mang tính quốc gia hoặc ngành.
  17. Tình hình chấn thương/TNLĐ  Số liệu thống kê chưa phản ánh được thực tế tình hình TNLĐ :  Chỉ có 10% các doanh nghiệp thực hiện báo cáo với các cơ quan chức năng  Tai nạn lao động trong sản xuất nông nghiệp và khu vực kinh tế tư nhân hầu như chưa được thống kê
  18. Tình hình chấn thương/TNLĐ  Theo ước tính của ILO cứ 1 người chết vì TNLĐ có 10 người bị thương nặng và có 100 người bị thương.  Nếu cho rằng số người bị chết do TNLĐ của Việt Nam là chính xác thì hàng năm chúng ta có khoảng 40.000 người bị chấn thương do lao động
  19. Hệ thống giám sát chấn thương/TNLĐ Nguyên tắc khai báo và điều tra  Các vụ tai nạn chết người và tai nạn nghiêm trọng phải khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định  Tất cả các vụ TNLĐ đều phải được điều tra theo mẫu quy định  Tất cả các cơ sở khi xảy ra TNLĐ chết người, TNLĐ nặng phải được khai báo nhanh nhất với cơ quan thanh tra nhà nước về ATLĐ, Liên đoàn lao động và cơ quan công an gần nhất.
  20. Hệ thống giám sát chấn thương/TNLĐ Nguyên tắc khai báo và điều tra  Các cơ sở thuộc lực lượng vũ trang khai báo các vụ TNLĐ theo quy định của Bộ quốc phòng, Bộ nội vụ đồng thời khai báo với Thanh tra nhà nước về ATLĐ tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương.  TNLĐ ở địa phương nào thi khai báo, điều tra ở địa phương đó.  Trường hợp người của cơ sở A nhưng lại bị TN ở cơ sở B thì cơ sở B phải khai báo như trường hợp người của cơ sở mình bị TNLĐ đồng thời báo cho cơ sở A hoặc thân nhân người bị n ạn biết. Việc điều tra tiến hành như quy định. Cơ sở A phải phối hợp với cơ sở B trong việc giải quyết hậu quả trên cơ sở kết quả điều tra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2