![](images/graphics/blank.gif)
Bài giảng Sức khỏe trường học - Bài 4: Những vấn đề cơ bản về vệ sinh trường học
lượt xem 55
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Nội dung bài giảng trình bày được các yêu cầu vệ sinh trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng trường học, phòng học; các yêu cầu vệ sinh đối với thiết bị học tập; các yêu cầu vệ sinh đối với nhà ăn, các công trình vệ sinh, cung cấp nước sạch và xử lý chất thải trong trường học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Sức khỏe trường học - Bài 4: Những vấn đề cơ bản về vệ sinh trường học
- BÀI 4 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỆ SINH TRƯỜNG HỌC TS. BS. Đặng Anh Ngọc Khoa Vệ sinh & Sức khỏe trường học Viện Y học lao động & Vệ sinh môi trường
- MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được các yêu cầu vệ sinh trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng trường học, phòng học • Trình bày được các yêu cầu vệ sinh đối với thiết bị học tập • Trình bày được các yêu cầu vệ sinh đối với nhà ăn, các công trình vệ sinh, cung cấp nước sạch và xử lý chất thải trong trường học • Trình bày được các yêu cầu vệ sinh đối với chế độ học tập • Sử dụng được một số trang thiết bị để đánh giá điều kiện vệ sinh trường học (máy đo ánh sáng, tiếng ồn, vi
- CÂU HỎI THẢO LUẬN • Các yêu cầu vệ sinh trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng trường học gồm những nội dung chính nào? • Ý nghĩa của các yêu cầu vệ sinh?. • Trong các yêu cầu vệ sinh trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng trường học thì theo anh chị, yêu cầu nào khả thi và nội dung nào chưa thật sự khả thi.
- 1. Yêu cầu vệ sinh trong quy hoạch, xây dựng trường học – Vị trí xây dựng trường Việc lựa chọn vị trí xây dựng trường học có ý nghĩa vệ sinh rất quan trọng. • Trường học phải được xây dựng ở nơi cao ráo, sạch sẽ, không bị úng lụt vào mùa mưa, xa các nguồn ô nhiễm. • Phạm vi phục vụ của trường phụ thuộc vào cấp học, đặc điểm khu dân cư, điều kiện địa hình và được tính toán sao cho học sinh đi bộ từ nhà đến trường không quá 2030 phút. Độ dài từ nhà đến trường ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, khu tái định cư theo từng cấp học
- 1. Yêu cầu vệ sinh trong quy hoạch, xây dựng trường học – Diện tích trường • Diện tích trường được xác định trên cơ sở số học sinh, số lớp và đặc điểm vùng miền với bình quân tối thiểu 10 m2 cho một học sinh đối với khu vực nông thôn, miền núi, 6 m2 cho một học sinh đối với khu vực thành phố, thị xã • Đối với trường học 2 buổi trong ngày được tăng thêm diện tích để phục vụ các hoạt động giáo dục toàn diện
- 1. Yêu cầu vệ sinh trong quy hoạch, xây dựng trường học – Khuôn viên của trường • Khuôn viên của trường phải có hàng rào bảo vệ (tường xây hoặc hàng rào cây xanh) cao tối thiểu 1,5m. Cổng trường và hàng rào bảo vệ phải đảm bảo yêu cầu an toàn, thẩm mỹ • Mặt bằng của nhà trường được chia thành 3 khu vực chính là: khu vực trồng cây xanh, khu vực sân chơi, bãi tập và khu vực xây dựng các công trình • Khu vực trồng cây xanh chiếm tỷ lệ từ 2040%, sân chơi bãi tập 4050%, diện tích xây dựng 2030% tổng diện tích
- 1. Yêu cầu vệ sinh trong quy hoạch, xây dựng trường học – Cơ cấu khối công trình • Khối phòng học, phòng bộ môn: số phòng được xây dựng tương ứng với số lớp học của trường và đảm bảo mỗi lớp có một phòng học riêng • Khối phòng phục vụ học tập: Phòng giáo dục rèn luyện thể chất hoặc nhà đa năng; Phòng giáo dục nghệ thuật; Thư viện; Phòng thiết bị giáo dục; Phòng truyền thống và hoạt động Đội; Phòng hỗ trợ giáo dục học sinh tàn tật, khuyết tật học hoà nhập • Khu nhà ăn, nhà nghỉ đảm bảo điều kiện sức khoẻ cho học sinh học bán trú (nếu có) • Khu để xe cho học sinh, giáo viên và nhân viên
- 1. Yêu cầu vệ sinh trong quy hoạch, xây dựng trường học – Tòa nhà bố trí phòng học • Toà nhà bố trí phòng học cho học sinh được ưu tiên xây dựng ở vị trí tốt nhất, đảm bảo cho hướng lấy ánh sáng chính vào các phòng học là hướng nam hoặc đông nam. • Các phòng học chính chỉ nên bố trí cao nhất là tầng 3. • Mỗi tòa nhà nên có từ 3 4 lối đi để học sinh dễ ra vào trong thời gian giải lao, nhanh chóng thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn hoặc sử dụng trong trường hợp cách ly khi có dịch.
- Yêu cầu vệ sinh trong xây dựng, quy hoạch trường học, phòng học
- CÂU HỎI THẢO LUẬN • Các yêu cầu vệ sinh trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng phòng học gồm những nội dung chính nào? • Ý nghĩa của các yêu cầu vệ sinh?. • Trong các yêu cầu vệ sinh trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng phòng học thì theo anh chị, yêu cầu nào khả thi và nội dung nào chưa thật sự khả thi.
- 2. Yêu cầu vệ sinh đối với phòng học • Kích thước phòng học: chiều dài ½ độ rộng phòng. Có cửa kính, chớp ... • Màu sơn của phòng học nên có mầu sáng để đảm bảo phạn xạ ánh sáng • Thông khí phòng học (CO2
- 2. Yêu cầu vệ sinh đối với phòng học a. Vi khí hậu trong phòng học – Nhiệt độ. (0C) = ([0F] 32) x 5/9 (0C) = (K) – 273,15 – Độ ẩm [độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại (bão hòa) và độ ẩm tương đối]. Trong VSTH sử dụng độ ẩm tương đối (%) – Vận tốc chuyển động của không khí (m/s) – Tác động tổng hợp của các yếu tố vi khí hậu (sinh nhiệt & tỏa nhiệtbức xạ nhiệt; dẫn nhiệt; bay hơi mồ hôi)
- b. Tiếng ồn trong phòng học • Tiếng ồn phòng học: Tiếng ồn là những âm thanh mà người ta không mong muốn. Chủ yếu những âm thanh trở nên kích thích và không mong muốn khi nó có cường độ lớn và kéo dài. • Quy định hiện nay về mức ồn nền trong lớp là 50 dBA • Ảnh hưởng của tiếng ồn trong học tập: Giảm sự tập trung, sự chú ý của học sinh Giảm khả năng nghe rõ lời giảng của thầy, cô giáo. Để có thể phân biệt rõ lời thầy, cô đòi hỏi phải có sự chênh lệch âm lời nói và âm nền > 15 dBA.
- Yêu cầu vệ sinh mức âm nền trong phòng học
- c. Chiếu sáng trong phòng học Yêu cầu chung: Chiếu sáng trong phòng học cần phải đầy đủ, ổn định (300 lux) và đảm bảo tính đồng đều Chiếu sáng tự nhiên – các yếu tố ảnh hưởng đến độ rọi chiếu sáng tự nhiên • Vị trí địa lý • Thời gian trong năm và trong ngày • Thời tiết • Hướng lấy ánh sáng của toà nhà, của phòng học, • Bóng của các toà nhà và cây to cạnh nhà • Diện tích cửa lấy sáng (cửa sổ, cửa ra vào ...) • Hình dáng phòng học • Màu sơn của phòng học
- c. Chiếu sáng trong phòng học (tiếp) – Yêu cầu vệ sinh đối với tổ chức chiếu sáng tự nhiên • Hướng lấy ánh sáng chính: Nam, đông nam và đông • Hệ số che chắn, được khuyến cáo là không lớn hơn 1/2, tốt nhất là 1/5 • Hệ số chiếu (ánh) sáng ≥ 1/5 • Hệ số chiều sâu ≥ 1/2 • Hệ số độ rọi tự nhiên ≥ 3,0 • Màu sơn - trần và khung cửa sơn màu trắng » - tường sơn màu vàng nhạt
- Chiếu sáng nhân tạo • Ánh sáng nhân tạo được bổ sung nhờ bố trí hệ thống đèn điện chiếu sáng (thường dùng bóng đèn huỳnh quang và nên lắp đặt song song với tường lấy ánh sáng và cách tường là 1,2 và 1,5 m) • Bóng đèn huỳnh quang cho mỗi phòng học là 10 -12 bóng 38 W. – Đèn lắp ở trần, dưới quạt cách bàn học sinh 2,8 m – Bóng đèn bảng được lắp song song với bảng, cao hơn bảng 30cm và cách tường treo bảng 60cm • Tỷ lệ tối ưu giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo là 2:1
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lập kế hoạch chương trình GDSK - Ds. Trương Trần Nguyên Thảo
37 p |
1232 |
205
-
Bài giảng Một số mô hình lí thuyết về hành vi sức khoẻ - Trương Quang Tiến
22 p |
548 |
75
-
Khái niệm, vị trí, vai trò của giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe
5 p |
622 |
64
-
BÀI GIẢNG CẤP CỨU Y TẾ TRONG THẢM HỌA (Kỳ 5)
7 p |
311 |
46
-
Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp - Trường ĐH Y tế công cộng
15 p |
253 |
43
-
Bài giảng Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp: Bài 5 - ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh
25 p |
197 |
32
-
Bài giảng Nâng cao sức khoẻ tại các cơ sở/địa điểm
48 p |
167 |
30
-
Bài giảng Sức khỏe trường học - Bài 2: Quản lý sức khỏe tại nhà trường và phòng chống một số bệnh thường gặp ở học sinh
49 p |
161 |
27
-
Bài giảng Sức khỏe thanh thiếu niên - BS. Trương Ngọc Phước
18 p |
165 |
23
-
Bài giảng Sức khỏe môi trường cơ bản: Giới thiệu về sức khỏe môi trường - Nguyễn Đỗ Quốc Thống
19 p |
153 |
19
-
Bài giảng Xác định vấn đề và đánh giá nguy cơ sức khỏe môi trường - nghề nghiệp
34 p |
146 |
15
-
Bài giảng Phòng bệnh thông qua môi trường - PGS.TS Lê Hoàng Ninh
10 p |
92 |
7
-
Bài giảng Dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong nhi khoa - BS. Trương Ngọc Phước
9 p |
94 |
3
-
Bài giảng Dân số và sức khỏe - ThS. La Đức Phương
43 p |
7 |
2
-
Bài giảng Sức khỏe môi trường: Mối quan hệ giữa sức khỏe và môi trường - Ths. Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng
38 p |
3 |
1
-
Giảng dạy theo phương pháp học tập dựa trên tình huống (Case based learning - CBL) trong đào tạo sinh viên khối ngành Khoa học sức khỏe
14 p |
5 |
1
-
Bài giảng Tư vấn vấn đề sức khỏe trong y học gia đình - ThS.BS. Nguyễn Bá Hợp
74 p |
2 |
0
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)