intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÀI GIẢNG CẤP CỨU Y TẾ TRONG THẢM HỌA (Kỳ 5)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

311
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần B: Công tác y tế trong phòng chống thảm họa 2-Nhiệm vụ Ngành y tế -Ngành y tế luôn sẵn sàng đối phó với thảm họa nhằm mục đích giảm nhẹ tổn thất về sinh mạng con người trong lúc thảm họa xảy ra; phục hồi sức khỏe, giảm thiểu di chứng cho nạn nhân; phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường sau khi thảm họa xảy ra. -Xây dựng kế hoạch y tế phục vụ phòng chống thảm họa cụ thể qua 4 giai đoạn như đã nêu trong chiến lược phòng chống thảm họa: Ngăn ngừa,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÀI GIẢNG CẤP CỨU Y TẾ TRONG THẢM HỌA (Kỳ 5)

  1. CẤP CỨU Y TẾ TRONG THẢM HỌA (Kỳ 5) BSCK I ĐỖ CÔNG TÂM Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp BV Cấp Cứu Trưng Vương Phần B: Công tác y tế trong phòng chống thảm họa
  2. 2-Nhiệm vụ Ngành y tế -Ngành y tế luôn sẵn sàng đối phó với thảm họa nhằm mục đích giảm nhẹ tổn thất về sinh mạng con người trong lúc thảm họa xảy ra; phục hồi sức khỏe, giảm thiểu di chứng cho nạn nhân; phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường sau khi thảm họa xảy ra. -Xây dựng kế hoạch y tế phục vụ phòng chống thảm họa cụ thể qua 4 giai đoạn như đã nêu trong chiến lược phòng chống thảm họa: Ngăn ngừa, giảm nhẹ- Chuẩn bị- Đối phó- Phục hồi. -Các tuyến y tế từ trung ương đến cơ sở đều phải sẵn sàng tham gia và đáp ứng yêu cầu phục vụ y tế. -Cán bộ y tế phải nắm vững quy trình Kiểm soát cấp cứu thương vong hàng loạt trong thảm họa. -Đảm bảo đáp ứng đủ nguồn nhân lực y tế, thiết bị, dụng cụ tế, xe cứu thương, dịch truyền, máu,thuốc phục vụ cứu chữa nạn nhân thảm họa. 3) Tổ chức thực hiện: - Vai trò của Bộ Y tế: đề ra chiến lược phòng chống thảm họa, tổ chức hệ thống y tế phòng chống thảm họa trong cả nước. - Vai trò Sở Y tế các tỉnh thành: Thực hiện chiến lược của Bộ Y tế, đề ra kế hoạch thực hiện phù hợp với đặc điểm tình hình, các nguy cơ thảm họa có thể xảy ra ở địa phương. - Vai trò điều hành, điều phối của Trung tâm cấp cứu 115 tại các tỉnh thành: Có kế hoạch đối phó kịp thời với thảm họa, tổ chức các đội cấp cứu thường trực, điều hành, điều phối mạng lưới cấp cứu của tỉnh thành phố.
  3. - Vai trò của các đơn vị y tế: Tổ chức các đội cấp cứu, có kế hoạch đáp ứng kịp thời khi được huy động tham gia cấp cứu, sẵn sàng tiếp nhận nạn nhân cấp cứu hàng loạt. 4) Chỉ đạo điều hành các đơn vị y tế tại hiện trường: a- Các thành phần đơn vị y tế tại hiện trường: - Chỉ huy và điều hành các đơn vị y tế: Tùy mức độ nghiêm trọng của tai nạn hàng loạt, người điều hành, chỉ huy các đơn vị y tế có thể là: + Lãnh đạo Bộ Y tế + Lãnh đạo Sở Y tế. + Lãnh đạo TT Cấp cứu 115 + Lãnh đạo y tế địa phương - Các đội cấp cứu, các xe cứu thương: Vai trò của Đội trưởng cấp cứu, vai trò điều hành, điều phối của TT Cấp cứu 115 các tỉnh thành. - Các đơn vị y tế hỗ trợ: TT Y tế dự phòng, TT Sức khỏe Lao động& Môi trường, TT Pháp y… - Hội Chữ thập đỏ - Các đơn vị tự nguyện: taxi và các phương tiện vận chuyển công cộng. b- Mục tiêu: Thực hiện 6 nhiệm vụ của cấp cứu ngoại viện, theo biểu tượng cấp cứu quốc tế ( star of life):
  4. -Phát hiện sớm -Báo cáo nhanh -Đáp ứng kịp thời -Chăm sóc tại hiện trường -Chăm sóc trên đường vận chuyển -Chuyển nạn nhân đến bệnh viện 5- Quy trình nghiệp vụ: Thảm họa dù do thiên nhiên hay do con người thì việc đáp ứng y tế cho khắc phục thảm họa cũng đều bao hàm các nội dung sau đây: a)Phát tín hiệu cấp cứu: -Do người dân, cơ quan, xí nghiệp tại chỗ gọi cấp cứu. -Do cơ quan hữu trách phát tín hiệu: Công an, Cứu hỏa … -Do Lãnh đạo Ngành y tế điều động. Công việc này giữ vai trò quan trọng trong việc cứu thoát nạn nhân: việc phát hiện sớm thảm họa, phát tín hiệu cấp cứu kịp thời, cung cấp thông tin chính xác về mức độ thảm họa, số lượng nạn nhân… b) Tiếp nhận tín hiệu cấp cứu:
  5. -Trung tâm Cấp Cứu các tỉnh thành: Tiếp nhận qua cuộc gọi điện thoại 115 - Hoặc các cuộc điện thoại gọi đến các cơ sở y tế, sau đó chuyển tiếp về TT Cấp cứu Có nhiệm vụ ghi nhận chính xác và đầy đủ các thông tin ban đầu của thảm họa: thời gian, địa điểm, mức độ, số lượng nạn nhân… c) Xử lý thông tin cấp cứu -Tại TT Cấp cứu: Tùy theo đánh giá mức độ thảm họa để có các biện pháp: + Điều Đội cấp cứu gần hiện trường nhất hoặc điều các đội trung tâm. + Điều động một số lớn các đội của các cụm cấp cứu gần hiện trường. + Báo cáo Lãnh đạo Sở Y tế Thành phố huy động toàn ngành. -Tại các cơ sở y tế địa phương: + Hoặc trực tiếp đáp ứng. + Hoặc vừa đáp ứng vừa báo cáo khẩn cấp về TT Cấp cứu 115 để xin chi viện. Cần lưu ý: Y tế địa phương là đơn vị đầu tiên tham gia cấp cứu tại hiện trường. -Lãnh đạo Sở Y tế hoặc Lãnh đạo y tế địa phương: khi tiếp nhận báo cáo cần có các quyết định chính xác và kịp thời về kế hoạch y tế khắc phục thảm họa, báo cáo Lãnh đạo chính quyền để có hướng chỉ đạo.
  6. d)Đáp ứng yêu cầu cấp cứu và huy động cấp cứu -Các Đội cấp cứu nhanh chóng đến hiện trường. -Chỉ huy hiện trường: Phải xác định ai là người chỉ huy cao nhất, chỉ huy từng lãnh vực chuyên môn khi tại hiện trường thảm họa có nhiều lực lượng tham gia (y tế, công an, cứu hỏa… ). + Chỉ huy cao nhất: Lãnh đạo chính quyền địa phương hoặc thành phố, thiết lập chốt chỉ huy tại hiện trường. + Chỉ huy lực lượng công an, cứu hỏa, cứu hộ. + Chỉ huy y tế: Đứng ở khu vực nhất định: chốt y tế (xe chỉ huy y tế có cờ y tế làm ký hiệu ) để các lực lượng khác dễ gặp và trao đổi phương án tác chiến. e)Kiểm soát cấp cứu thương vong hàng loạt: - Tại hiện trường: Tiếp cận – Giải thoát- Phân loại – Sơ cấp cứu – Vận chuyển cấp cứu về cơ sở điều trị.
  7. - Tại cơ sở điều trị tuyến sau: Tiếp nhận hàng loạt nạn nhân nhập viện- Phân loại nạn nhân- Điều trị cấp cứu. (trình bày ở phần sau)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2