intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÀI GIẢNG CẤP CỨU Y TẾ TRONG THẢM HỌA (Kỳ 8)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

232
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

8) Vận chuyển nạn nhân: Cần lưu ý rằng: tại hiện trường cấp cứu tai nạn hàng loạt, có 3 thứ tự ưu tiên cần thực hiện thì vận chuyển nạn nhân giữ vai trò thứ ba trong nguyên tắc 3 T : phân loại ( triage)- điều trị ( treatment)- vận chuyển ( transport). a- Nguyên tắc: - Ưu tiên cho việc vận chuyển nạn nhân bằng cách tận dụng hiệu quả phương tiện vận chuyển. - Dựa trên phân loại bệnh nhân để có thứ tự ưu tiên trong vận chuyển. - Đảm bảo nguyên tắc cứu chữa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÀI GIẢNG CẤP CỨU Y TẾ TRONG THẢM HỌA (Kỳ 8)

  1. CẤP CỨU Y TẾ TRONG THẢM HỌA (Kỳ 8) BSCK I ĐỖ CÔNG TÂM Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp BV Cấp Cứu Trưng Vương 8) Vận chuyển nạn nhân: Cần lưu ý rằng: tại hiện trường cấp cứu tai nạn hàng loạt, có 3 thứ tự ưu tiên cần thực hiện thì vận chuyển nạn nhân giữ vai trò thứ ba trong nguyên tắc 3 T : phân loại ( triage)- điều trị ( treatment)- vận chuyển ( transport). a- Nguyên tắc: - Ưu tiên cho việc vận chuyển nạn nhân bằng cách tận dụng hiệu quả phương tiện vận chuyển. - Dựa trên phân loại bệnh nhân để có thứ tự ưu tiên trong vận chuyển. - Đảm bảo nguyên tắc cứu chữa liên tục: vừa vận chuyển nạn nhân vừa tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo đảm tình trạng nạn nhân không xấu thêm trên đường vận chuyển, bảo đảm tính mạng của nạn nhân. - Theo dõi và phát hiện các dấu hiệu nặng có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển bệnh để xử trí kịp thời. b- Cần lưu ý các điểm sau: + Nạn nhân phải được sơ cấp cứu ổn định trước khi vận chuyển. + Nếu nạn nhân còn tỉnh: cần giải thích cho nạn nhân để có sự phối hợp tốt. + Cần chú ý các tư thế bệnh nhân trên xe sao cho phù hợp với tình trạng bệnh lý của nạn nhân. + Trong quá trình chuyển bệnh cấp cứu:
  2. - Hỏi chuyện bệnh nhân nếu bệnh nhân tỉnh. - Theo dõi : tri giác, màu sắc da, HA, M, nhịp thở, SpO2. - Phát hiện các dấu hiệu bệnh nặng: ngưng tim ngưng thở, ngạt thở, co giật, tiếp tục chảy máu, tụt huyết áp... để xử trí kịp thời. + Những điều Không nên làm: - Để bệnh nhân nằm một mình không có nhân viên y tế bên cạnh chăm sóc và theo dõi. - Xoay trở, bế xốc bệnh nhân thô bạo. - Giữ chặt bệnh nhân xuống băng ca với lý do cần chuyển gấp trong khi bệnh nhân đang ói, ngạt thở, vùng vẫy.. + Chuyển đến bệnh viện nào? Chỉ huy y tế tại hiện trường phải báo trước cho các Đội trưởng cấp cứu, báo trước cho các cơ sở điều trị tuyến sau biết để có kế hoạch chuẩn bị tiếp nhận. + Đảm bảo vận chuyển an toàn cho nạn nhân: thời gian vàng, an toàn với tốc độ vận chuyển, y lệnh thuốc và các thủ thuật cho bệnh nhân trên xe. c- Tổ chức và phương thức vận chuyển: c-1- Vận chuyển nạn nhân từ hiện trường đến các phương tiện vận chuyển Nhân viên cấp cứu cần nắm vững các kỹ thuật vận chuyển bệnh nhân từ hiện trường ( sau khi phân loại) đến các phương tiện vận chuyển: -Khiêng chuyển bệnh nhân bằng tay ( trường hợp có 1 người, trường hợp có 2 người). -Khiêng chuyển bệnh nhân bằng ghế khiêng (hay xe lăn) -Khiêng chuyển bệnh nhân bằng cáng: - Khiêng cáng với 2 người, 4 người, 3 người - Khiêng cáng lên dốc thoai thoải hoặc vượt dốc cao - Khiêng cáng từ nơi cao xuống chỗ thấp - Khiêng cáng qua cửa quá thấp, thấp, cửa hẹp - Khiêng cáng lên cầu thang - Khiêng cáng xuống cầu thang
  3. - Khiêng cáng qua hố rộng - Khiêng cáng vượt qua chướng ngại vật c-2- Tổ chức công tác vận chuyển tại hiện trường: - Tổ chức chiều di chuyển cho xe vào / ra khỏi hiện trường: - Vận chuyển nạn nhân dựa trên phân loại:
  4. c-3- Các phương tiện vận chuyển: - Xe cứu thương: là phương tiện chủ yếu trong vận chuyển bệnh nhân do cơ động, thuận lợi trong các điều kiện của môi trường thảm họa. - Xe máy cấp cứu ( môtô cấp cứu): trường hợp tại những nơi xe cứu thương khó tiếp cận hoặc kẹt xe, có thể tạm thời điều 1 mô tô cấp cứu gồm 1 bác sĩ, 1 điều dưỡng, trang bị vali cấp cứu để đến sơ cứu bệnh nhân; Sau đó, tùy tình hình bệnh lý mà xử trí hoặc điều thêm xe cứu thương. - Ca nô cấp cứu, ghe: Tại những vùng sông nước cần trang bị canô cấp cứu, ghe để có thể đến những nơi không có đường bộ hoặc có đường bộ nhưng canô là loại đến nhanh nhất . Số lượng canô: Từ 2 đến 5 chiếc , trang bị cho các Đội cấp cứu của các quận huyện có đường sông . Mỗi chiếc có: 1 Bác sĩ, 1 điều dưỡng, 1 nhân viên lái ca nô
  5. Trang bị (thứ tự ưu tiên): Va li cấp cứu, bình ôxy, máy hút xách tay, máy phá rung tim, máy giúp thở, xông khí dung. - Xe lửa - Trực thăng cấp cứu: -Tại Việt Nam, việc trang bị trực thăng chỉ phù hợp với những nơi có bãi đáp rộng ( sân thượng tòa nhà cao tầng, hoặc các bệnh viện có đất rộng ) -Bao gồm:1 Bác sĩ, 1 Điều dưỡng và phi hành đoàn . -Trang bị: như trên -Trong điều kiện mặt bằng hiện tại của các thành phố ,trực thăng chỉ có thể phát huy vai trò của một phương tiện trong trung chuyển nạn nhân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0