Bài giảng Sức khỏe trường học - Bài 2: Quản lý sức khỏe tại nhà trường và phòng chống một số bệnh thường gặp ở học sinh
lượt xem 27
download
Nội dung bài giảng trình bày cách phân loại sức khoẻ học sinh theo từng lứa tuổi, giới; cách xác định được vấn đề sức khoẻ, các bệnh thường gặp và các yếu tố nguy cơ cần quan tâm, khảo sát tại mỗi trường/vùng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Sức khỏe trường học - Bài 2: Quản lý sức khỏe tại nhà trường và phòng chống một số bệnh thường gặp ở học sinh
- BÀI 2 QUẢN LÝ SỨC KHỎE TẠI NHÀ TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẬP Ở HỌC SINH TS. BS. Đặng Anh Ngọc Khoa Vệ sinh – Sức khỏe trường học Viện Y học lao động & Vệ sinh môi trường
- MỤC TIÊU • Thực hiện được việc tính tuổi, phân loại phát triển thể lực và trình bày được cách phân loại sức khoẻ học sinh theo từng lứa tuổi, giới • Xác định được vấn đề sức khoẻ, các bệnh thường gặp và các yếu tố nguy cơ cần quan tâm, khảo sát tại mỗi trường/vùng • Trình bày được các nguyên tắc dự phòng các bệnh thường gặp và đề xuất được các biện pháp can thiệp nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ học sinh cho mỗi trường/vùng.
- ĐẶT VẤN ĐỀ Chăm sóc sức khoẻ học sinh là một công tác có ý nghĩa hết sức quan trọng vì thế hệ tuổi trẻ hôm nay là tương lai của đất nước. "Các chương trình sức khoẻ nhà trường có thể cùng một lúc làm giảm các vấn đề y tế chung, làm tăng hiệu quả của hệ thống giáo dục và sự phát triển của xã hội, kinh tế trong tất cả các quốc gia" (LLoyd Koble 1996)
- ĐẶT VẤN ĐỀ • Kế hoạch hành động chương trình sức khoẻ cho mọi người đến năm 2000, đã được chấp nhận của hội nghị cấp cao về trẻ em ngày 3091990, đã nêu rõ: " Vì trẻ em hôm nay là những công dân của thế giới ngày mai, sự tồn tại, được bảo vệ và phát triển của các em là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của nhân loại .« • " Việc trao cho thế hệ trẻ các kiến thức, các nguồn đáp ứng với nhu cầu cơ bản của con người để phát triển đầy đủ tiềm năng của các em phải là một mục tiêu phát triển của quốc gia"
- ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Định nghĩa về sức khỏe Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới: Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần, xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật
- 1.2. Vai trò của y tế trường học trong quản lý sức khỏe và phòng chống một số bệnh thường gặp ở học sinh – Các vấn đề bất lợi về sức khỏe không chỉ gây ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe về thể chất mà còn gây ảnh hưởng tới khả năng học tập và các hoạt động trong chương trình chính khóa của học sinh – Các hoạt động chăm sóc sức khỏe của nhà trường đóng vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc, phòng chống các bệnh thường gặp và tăng cường, nâng cao sức khỏe cho các em
- CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE CỦA HỌC SINH Đặc điểm phát triển cơ thể theo lứa tuổi của học sinh –Mỗi một giai đoạn, một lứa tuổi có sự phát triển về thể lực, tinh thần, cũng như sự hoàn thiện chức năng của các cơ quan trong cơ thể. –Lứa tuổi học đường là độ tuổi trọng yếu trong sự phát triển con người, là giai đoạn phát triển và hoàn thiện cơ thể về mặt thể chất và tâm thần, –Cơ thể trẻ em không phải là hình ảnh của người lớn thu nhỏ mà có những đặc điểm riêng vì đang trong quá trình phát triển về mặt hình thái và hoàn thiện về mặt chức năng
- Phân loại bệnh theo nguyên nhân Bệnh không Bệnh truyền nhiễm truyền nhiễm Lây truyền qua Bệnh do di truyền, da, niêm mạc bẩm sinh Lây qua đường Bệnh do thoái hóa tiêu hóa Lây qua đường Bệnh do NN, hô hấp MT & lối sống Lây qua đường Bệnh do dinh dưỡng máu và dịch tiết chế độ dinh dưỡng Lây qua đường sinh dục
- Bệnh truyền nhiễm Các bệnh truyền nhiễm là do vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm, các bệnh có thể lây lan trực tiếp hoặc gián tiếp, từ người sang người. Những bệnh động vật truyền sang người là những bệnh nhiễm khuẩn của động vật mà có thể truyền và gây bệnh cho người
- Bệnh truyền nhiễm 1. Bệnh lây truyền qua da và niêm mạc: bao gồm như chấy, chốc lở, đau mắt đỏ, ghẻ, và bệnh nấm ngoài da… mầm bệnh lây lan qua 2 phương thức: • Tiếp xúc trực tiếp da/niêm mạc – da/niêm mạc • Tiếp xúc gián tiếp qua các vật dụng. 2. Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa bao gồm Giardia, campylobacteria, viêm gan A, viêm gan E, các loại KST đường ruột, rotavirus, salmonella, và Shigella … • Đường trực tiếp « phân » – tay – miệng • Đường gián tiếp thông qua vật phẩm, thực phẩm bị ô nhiễm
- 3. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp thường gặp là thủy đậu, bệnh cúm, bệnh sởi, vi khuẩn viêm màng não, bệnh lao, và ho gà… lây truyền có thể qua • Trực tiếp qua hoạt động tiếp xúc, do hít phải các hạt dịch tiết có mầm bệnh. • Gián tiếp qua tay hoặc các vật dụng bị ô nhiễm bởi dịch tiết có mầm bệnh. 4. Bệnh lây truyền qua đường máu và dịch tiết: như HIV, viêm gan B, D, C; sốt xuất huyết, sốt rét … • Trực tiếp do tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết • Gián tiếp qua sử dụng chung bơm kim tiêm và một số bệnh lây lan do côn trùng 5. Bệnh lây truyền qua đường tình dục là các bệnh lây lan qua việc tiếp xúc của hoạt động tình dục.
- Bệnh không truyền nhiễm Các bệnh không truyền nhiễm là những bệnh mà nguyên nhân sinh bệnh thường không do sinh vật gây bệnh và không có khả năng truyền bệnh từ người này sang người khác, mặc dù một số loại bệnh có thể được truyền lại cho trẻ em theo phương thức thừa kế di truyền
- Bệnh không truyền nhiễm 1. Các bệnh di truyền và bẩm sinh Đây là các bệnh, các rối loạn có từ khi mới sinh. – Các bệnh bẩm sinh phát sinh ngay từ khi còn là bào thai trong tử cung ví dụ, bệnh mắc phải do mẹ bị mắc một số bệnh truyền nhiễm khi mang thai, như bệnh rubella, có thể dẫn đến một số thiếu sót về tim, chậm phát triển trí tuệ hoặc một số dị tật khác khi trẻ được sinh ra. – Các bệnh di truyền: nguyên nhân do sai sót trong thông tin di truyền bao gồm: + Sự thay đổi trong số nhiễm sắc thể, như hội chứng Down + Khiếm khuyết ở một gen duy nhất gây ra do đột biến. + Rối loạn dẫn đến sự sắp xếp lại các thông tin di truyền.
- 2. Các bệnh do thoái hóa Là các bệnh liên quan đến quá trình thoái hóa của các cơ quan và tổ chức. – Bệnh thường gặp chủ yếu ở người trưởng thành và người cao tuổi. Như các bệnh tim mạch, khớp, Alzheimer …. –Cũng có thể phát sinh ở người trẻ tuổi. Ví dụ bệnh thoái hóa khớp có thể xảy ra ở những vận động viên chuyên nghiệp.
- 3. Các bệnh do nghề nghiệp và yếu tố môi trường, lối sống • Bệnh liên quan đến nghề nghiệp + Bệnh nghề nghiệp + Bệnh liên quan đến nghề nghiệp hoặc bệnh có tính chất nghề nghiệp • Bệnh liên quan đến yếu tố môi trường • Bệnh liên quan đến lối sống 4. Các bệnh do thiếu dinh dưỡng và chế độ dinh dưỡng • Bệnh do thiếu dinh dưỡng • Bệnh do chế độ dinh dưỡng bất hợp lý
- Một số bệnh thường gặp ở học sinh Sinh viên tự đọc và nghiên cứu
- Một số bệnh thường gặp cần đi sâu Trên quan điểm của YTTH, trong các bệnh thường gặp ở học sinh có thể chia làm 3 nhóm bệnh: -Bệnh học đường: Cận thị, Cong vẹo cột sống, Rối nhiễu tâm trí. -Bệnh liên quan đến lứa tuổi: Bệnh răng miệng, bệnh thấp khớp/ tim, suy dinh dưỡng, béo phì … -Bệnh liên quan đến cộng đồng và môi trường địa lý vùng/miền: Sốt rét, bướu cổ đơn thuần …
- Cận thị • Về phương diện quang học mắt như một chiếc máy ảnh. • Để nhìn rõ một vật đòi hỏi mắt phải điều tiết để hình ảnh rơi đúng trên võng mạc.. • Khi mắt có tình trạng mất cân bằng giữa lực hội tụ của mắt và trục nhãn cầu, làm hình ảnh của vật không rơi đúng võng mạc, đây là những khiếm khuyết về quang học và được gọi là tật khúc xạ. • Tật khúc xạ được chia làm 2 loại là tật khúc xạ hình cầu và tật khúc xạ không phải hình cầu
- 1. Tật khúc xạ hình cầu: • Cận thị: là tình trạng mà hình ảnh của vật được hội tụ ở phía trước võng mạc, muốn nhìn rõ vật phải đưa vật lại gần mắt. • Viễn thị: là tình trạng mà hình ảnh của vật được hội tụ ở phía sau võng mạc, muốn nhìn rõ vật phải đưa vật ra xa mắt. 2. TKX không phải hình cầu • Loạn thị: là tình trạng hệ quang học của mắt có công suất khúc xạ không đồng đều trên các kinh tuyến khác nhau, hình ảnh của vật không hội tụ ở một điểm.
- • Cận thị: Cận thị là một tật khúc xạ thường gặp ở học sinh và là một trong những bệnh được xếp vào nhóm bệnh học đường. Cận thị trên phương diện lâm sàng được chia làm 2 loại: • Cận thị đơn thuần: hay còn gọi là tật cận thị, ở loại này chỉ có biểu hiện về tật khúc xạ nhưng cấu trúc nhãn cầu vẫn bình thường trên lâm sàng mức cận thị thường < 6 D • Cận thị bệnh: ở loại này ngoài biểu hiện của tật khúc xạ, nhãn cầu đã có những biến đổi về mặt cấu trúc. Trên lâm sàng mức độ cận thị thường > 6 D.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lập kế hoạch chương trình GDSK - Ds. Trương Trần Nguyên Thảo
37 p | 1221 | 205
-
Bài giảng Một số mô hình lí thuyết về hành vi sức khoẻ - Trương Quang Tiến
22 p | 532 | 75
-
Bài giảng Sức khỏe trường học - Bài 4: Những vấn đề cơ bản về vệ sinh trường học
64 p | 301 | 55
-
BÀI GIẢNG CẤP CỨU Y TẾ TRONG THẢM HỌA (Kỳ 5)
7 p | 304 | 46
-
Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp - Trường ĐH Y tế công cộng
15 p | 247 | 43
-
Bài giảng Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp: Bài 5 - ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh
25 p | 192 | 32
-
Bài giảng Sức khỏe thanh thiếu niên - BS. Trương Ngọc Phước
18 p | 159 | 23
-
Bài giảng Sức khỏe môi trường cơ bản: Giới thiệu về sức khỏe môi trường - Nguyễn Đỗ Quốc Thống
19 p | 149 | 19
-
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp giáo dục sức khỏe (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai
93 p | 82 | 15
-
Bài giảng Sức khỏe sinh sản - Trường Trung học Y tế Lào Cai
169 p | 56 | 7
-
Bài giảng Sức khỏe trẻ em - Trường Trung học Y tế Lào Cai
230 p | 41 | 5
-
Bài giảng Thực tập Cộng đồng 1: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2020)
56 p | 12 | 5
-
Bài giảng Thực tập Cộng đồng 1: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
50 p | 21 | 5
-
Bài giảng Thực tập Cộng đồng 2: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2018)
58 p | 9 | 5
-
Bài giảng Truyền thông - Giáo dục sức khỏe: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
58 p | 23 | 3
-
Bài giảng Giáo dục dinh dưỡng - Trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum
74 p | 7 | 3
-
Bài giảng Dân số và sức khỏe - ThS. La Đức Phương
43 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn