Bài giảng "Tài chính tiền tệ - Chương 2: Ngân hàng trung ương" cug cấp cho người học các kiến thức: Quá trình ra đời và bản chất của ngân hàng trung ương, mô hình tổ chức của ngân hàng trung ương, chức năng của ngân hàng trung ương,... Mời các bạn cùng tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bài giảng Tài chính tiền tệ: Chương 2 - ThS. Nguyễn Phúc Khoa
- NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
I. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ BẢN CHẤT
CỦA NHTW:
1. Quá trình ra đời:
- Giai đoạn 1: giai đoạn ra đời của ngân hàng
phát hành độc quyền.
- Giai đoạn 2: giai đoạn NH phát hành độc
quyền phát triển thành NHTW.
C6: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
- 2. Bản chất của NHTW:
Về bản chất, NHTW là NH phát hành công quản,
có thể biệt lập hoặc phụ thuộc chính phủ, vừa
thực hiện chức năng độc quyền phát hành giấy
bạc NH vào lưu thông, vừa thực hiện quản lý nhà
nước trên lĩnh vực tiền tệ-tín dụng-ngân hàng.
Trong hoạt động, nó không giao dịch với công
chúng mà chỉ giao dịch với kho bạc và các ngân
hàng trung gian.
C6: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
- II. MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NHTW:
1. NHTW độc lập với chính phủ:
Theo mô hình này, chính phủ không có quyền
can thiệp vào hoạt động của NHTW, đặc biệt là
trong việc xây dựng và thực thi chính sách tiền
tệ.
Vd: hệ thống dự trữ liên bang Hoa Kỳ, NH dự
trữ liên bang Đức.
C6: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
- 2. NHTW trực thuộc chính phủ:
Theo mô hình này, chính phủ có ảnh hưởng rất
lớn đối với NHTW thông qua việc bổ nhiệm các
thành viên của bộ máy quản trị và điều hành
NHTW. Thậm chí chính phủ còn can thiệp trực
tiếp vào việc xây dựng và thực thi CSTT.
Vd: Nhật Bản, Anh, Việt Nam…
C6: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
- III. CHỨC NĂNG CỦA NHTW:
NHTW có chức năng quản lý vĩ mô về lĩnh vực
tiền tệ-tín dụng-ngân hàng và thanh toán, được
thể hiện trên các khía cạnh:
1. Độc quyền phát hành giấy bạc NH và điều
tiết khối tiền cung ứng.
Việc phát hành giấy bạc NH của NHTW phải
đảm bảo phù hợp với nhu cầu của nền KT . Căn
cứ vào:
- Tốc độ tăng trưởng KT
C6: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
- - Tỷ lệ lạm phát
- Tình trạng của cán cân TTQT và NSNN
- Chính sách phát triển KT-XH của nhà nước
trong từng giai đoạn.
2. NHTW LÀ NH CỦA CÁC NH:
- NHTW mở tài khoản và nhận tiền gửi của các
NH trung gian: tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền
gửi thanh toán.
C5: TÀI CHÍNH VÀ HỆ THỐNG
TÀI CHÍNH
- - NHTW cấp tín dụng cho các NH trung gian.
- NHTW thực hiện quản lý nhà nước đối với hệ
thống NH.
+ Thẩm định, cấp giấy chứng nhận hoạt động.
+ Điều tiết hoạt động của các NH trung gian
+ Thanh tra và kiểm soát thường xuyên và
toàn diện.
3. NHTW là NH của nhà nước
+ NHTW thuộc sở hữu nhà nước
C6: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
- - NHTW tham gia xây dựng chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, soạn thảo CSTT, kiểm tra
và kiểm soát việc thực hiện CSTT.
- NHTW nhận tiền gửi của kho bạc nhà nước, tổ
chức thanh toán giữa kho bạc với NH trung
gian, làm đại lý phát hành trái phiếu nhà nước,
quản lý dự trữ quốc gia và cho CP vay để cân
bằng thu-chi ngân sách.
C6: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
- IV. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CÔNG CỤ
THỰC THI CSTT:
1. Khái niệm CSTT:
CSTT là tổng hòa những phương thức mà
NHTW thông qua các hoạt động của mình tác
động đến khối lượng tiền trong lưu thông, nhằm
phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu KT-XH
của đất nước trong 1 thời kỳ nhất định.
C6: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
- 2. Mục tiêu của CSTT:
- Phát triển kinh tế, gia tăng sản lượng
- Tạo công ăn việc làm.
- Kiểm soát lạm phát.
3. Các kênh truyền dẫn của CSTT:
- Kênh lãi suất
- Kênh giá cả tài sản:
+ Tỷ giá hối đoái,
+ Giá cả chứng khoán: tác động đến đầu tư,
bảng cân đối của cty, mức giàu có của hộ GĐ.
C6: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
- + Giá cả bất động sản: tác động đến chi
tiêu nhà ở, mức giàu có của hộ gia đình, bảng
cân đối tài sản của ngân hàng.
4. Những công cụ thực thi CSTT:
- Dự trữ bắt buộc
- Lãi suất: lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay,
sàn lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay, lãi
suất cơ bản cộng với biên độ giao dịch.
- Thị trường mở.
- Tỷ giá hối đoái.
- Hạn mức tín dụng.
C6: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG